SKKN Nâng cao chất lượng dạy học phần “Quang hình học” Vật Lí 11 THPT với sự hổ trợ của phần mềm Physics 2.1

SKKN Nâng cao chất lượng dạy học phần “Quang hình học” Vật Lí 11 THPT với sự hổ trợ của phần mềm Physics 2.1

Nhằm đáp ứng những yêu cầu của xã hội về con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nhà trường phải đổi mới giáo dục toàn diện để đào tạo những học sinh, những công dân của đất nước sau khi rời ghế nhà trường phải có năng lực về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng tự học, tự sáng tạo.

Đổi mới giáo dục là đổi mới về chương trình, nội dung và cả phương pháp giảng dạy. Với tư tưởng phát huy tính tự lực, chủ động trong nhận thức của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học. Do đó đòi hỏi người giáo viên không những biết khai thác những mặt mạnh của phương pháp dạy học truyền thống, vận dụng tốt những phương pháp dạy học hiện đại mà còn phải ứng dụng được CNTT vào đổi mới PPDH trong đó có các phần mềm dạy học.

 Xuất phát từ đặc trưng riêng của Bộ môn Vật Lý, ở các trường THPT phòng bộ môn chưa có hoặc đã có thì việc sắp xếp, quản lí và bảo quản các trang thiết bị - đồ đùng dạy học chưa hợp lí và khoa học. Có những thí nghiệm biểu diễn, chứng minh về chất lượng và số lượng chưa đủ để đảm bảo tốt (thời lượng, hiệu quả ) trong quá trình dạy học. Có những thí nghiệm khó thực hiện thành công vì nhiều điều kiện như do thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm, thiết kế dụng cụ khá phức tạp, nặng, cồng kềnh, hoặc quá nhỏ khó quan sát, nguồn điện không ổn định, hiện tượng không rõ rệt, độ chính xác chưa cao. hoặc có những thí nghiệm không thực hiện được ở điều kiện thường

 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, với chiếc laptop và máy chiếu Projector. Việc thiết kế, sử dụng các thí nghiệm ảo, chứng minh, mô phỏng các hiện tượng Vật Lí đã và đang đem lại hiệu quả cao trong dạy học Vật Lí. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học phần “Quang hình học” Vật Lí 11 THPT với sự hổ trợ của phần mềm Physics 2.1”.

 

doc 21 trang thuychi01 10661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng dạy học phần “Quang hình học” Vật Lí 11 THPT với sự hổ trợ của phần mềm Physics 2.1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I/. MỞ ĐẦU
 Trang
Lý do chọn đề tài ................... 1 
Mục đích nghiên cứu .................... 1
Đối tượng nghiên cứu .................... 1
Phương pháp nghiên cứu .................... 1
II/. NỘI DUNG
	1. Cơ sở lí luận
1. 1. Tổng quan về Physics 2.1 (Part II) .................... 2 
1. 1. 1. Download và cài đặt .................... 2
1. 1. 2. Giao diện của Physics 2.1 (Part II) .................... 2
1. 1. 3. Chức năng - nội dung. .................... 2
1. 2. Khai thác thí nghiệm phần Quanh hình học .................... 3
1. 2. 1. Hiện tượng phản xạ, khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần. ... ........ 3
1. 2. 2. Thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ. .................... 5
1. 2. 3. Mắt, sự điều tiết của mắt. Các tật của mắt và cách sửa ................... 7
1. 2. 4. Kính hiển vi .................... 8
1. 2. 5. Kính thiên văn ..................... 8
	 2. Thiết kế bài học với sự hỗ trợ của phần mềm Physics 2.1 (Part II) ... 9
	Giáo án 1: 	BÀI 27. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN ...............9
	Giáo án 2: 	BÀI 29. THẤU KÍNH MỎNG ............13
 III/. KẾT LUẬN .............. 19 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhằm đáp ứng những yêu cầu của xã hội về con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nhà trường phải đổi mới giáo dục toàn diện để đào tạo những học sinh, những công dân của đất nước sau khi rời ghế nhà trường phải có năng lực về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng tự học, tự sáng tạo.
Đổi mới giáo dục là đổi mới về chương trình, nội dung và cả phương pháp giảng dạy. Với tư tưởng phát huy tính tự lực, chủ động trong nhận thức của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học. Do đó đòi hỏi người giáo viên không những biết khai thác những mặt mạnh của phương pháp dạy học truyền thống, vận dụng tốt những phương pháp dạy học hiện đại mà còn phải ứng dụng được CNTT vào đổi mới PPDH trong đó có các phần mềm dạy học.
	Xuất phát từ đặc trưng riêng của Bộ môn Vật Lý, ở các trường THPT phòng bộ môn chưa có hoặc đã có thì việc sắp xếp, quản lí và bảo quản các trang thiết bị - đồ đùng dạy học chưa hợp lí và khoa học. Có những thí nghiệm biểu diễn, chứng minh về chất lượng và số lượng chưa đủ để đảm bảo tốt (thời lượng, hiệu quả) trong quá trình dạy học. Có những thí nghiệm khó thực hiện thành công vì nhiều điều kiện như do thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm, thiết kế dụng cụ khá phức tạp, nặng, cồng kềnh, hoặc quá nhỏ khó quan sát, nguồn điện không ổn định, hiện tượng không rõ rệt, độ chính xác chưa cao... hoặc có những thí nghiệm không thực hiện được ở điều kiện thường
	Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, với chiếc laptop và máy chiếu Projector. Việc thiết kế, sử dụng các thí nghiệm ảo, chứng minh, mô phỏng các hiện tượng Vật Lí đã và đang đem lại hiệu quả cao trong dạy học Vật Lí. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học phần “Quang hình học” Vật Lí 11 THPT với sự hổ trợ của phần mềm Physics 2.1”. 
2. Mục đích nghiên cứu
	Khai thác và sử dụng phần mềm Physics 2.1 (Part II) để thiết kế các thí nghiệm mô phỏng các hiện tượng phần “Quang hình học” Vật Lí 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật Lí.
3. Đối tượng nghiên cứu
	- Nội dung, phương pháp giảng dạy Vật lý THPT.
 	- Phần mềm Physics 2.1 
 	- Học sinh lớp 11 THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
	- Xây dựng và phân tích thí nghiệm ảo ứng dụng vào một số bài học ở Chương trình Vật Lí 11.
	- Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Nông Cống 1. 
	- Điều tra, thu nhập thông tin tìm hiểu hứng thú của học sinh đối với việc sử dụng MVT nói chung, phần mềm Physics 2.1 nói riêng trong dạy học Vật lí.
II/. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận
1. 1. Tổng quan về Physics 2.1 (Part II)
1. 1. 1. Download và cài đặt.
	Vào website  hoặc  để tải chương trình hoặc mua đĩa “Các thí nghiệm chứng minh Cơ, nhiệt, điện, quang ở THPT” 
	Thuộc dạng “tự chạy”, chạy một trong những file sau: 
1. 1. 2. Giao diện của Physics 2.1 (Part II)
1. 1. 3. Chức năng - nội dung.
Đây là một phần mềm vi tính thiết kế các thí nghiệm ảo biểu diễn, chứng minh, mô phỏng các hiện tượng Vật Lí về điện, từ trường, quang học và vật lí hiện đại. Có thể nghiệm lại được một số bài toán. Trong mỗi bài có lý thuyết kèm theo để người đọc tham khảo và bài tập áp dụng lí thuyết.
1. 2. Khai thác thí nghiệm phần Quanh hình học
Nội dung này có phần trùng lặp ở lớp 12(Chương trình CCGG) và lớp 11( chương trình mới).
Vấn đề đặt ra: Những khó khăn trong quá trình dạy học thông thường là thí nghiệm khó thực hiện thành công, tia sáng khó thấy, đồ dùng đắt tiền, dễ vỡ, kồng kềnh, nặng...
Giải quyết vấn đề: 
- Vẽ hình minh hoạ trên bảng (hoặc vẽ sẵn trên bảng phụ) : trực quan, HS dễ dàng tiếp thu nội dung bài học. Nhưng việc này mắc nhược điểm là độ chính xác không cao và mất nhiều thời gian.
- Minh hoạ bằng Physics 2.1(Part II): ưu điểm vượt trội.
1. 2. 1. Hiện tượng phản xạ, khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần.
Thông qua TNMP HS thấy được sự tạo ảnh qua gương phẳng, góc khúc xạ thay đổi theo góc tới như thế nào. Sử dụng TNMP này HS tính được chiết suất tỉ đối để từ đó xây dựng định luật khúc xạ ánh sáng. GV có thể sử dụng TNMP này để dạy bài "Khúc xạ ánh sáng", tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần và làm các bài tập liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 
1. Lý thuyết tham khảo
2. Hiện tượng khúc xạ và phản xạ toàn phần
1. 2. 2. Thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ.
Sử dụng TNMP này HS hiểu được Sự tạo ảnh bởi thấu kính phân kì, hội tụ. Hiểu được đặc điểm trục chính, quang tâm, tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ. Nếu di chuyển vật thì ảnh sẽ như thế nào? Nghiệm lại công thức thấu kính. Kiểm tra đáp án bài toán.
Phần lý thuyết tham khảo.
2. Thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ
1. 2. 3. Mắt, sự điều tiết của mắt. Các tật của mắt và cách sửa.
Thông thường khi trình bày cấu tạo của mắt, GV thường sử dụng tranh vẽ cấu tạo của mắt. Tuy nhiên, việc làm này chỉ giúp HS hiểu được về mặt cấu tạo chứ không thấy được sự tạo ảnh của mắt. GV có thể sử dụng TNMP này để giảng dạy bài về mắt và các tật của mắt.
1. 2. 4. Kính hiển vi 
1. 2. 5. Kính thiên văn 
2. Thiết kế bài học với sự hỗ trợ của phần mềm Physics 2.1 (Part II)
Trong khuôn khổ của SKKN tôi đưa vào 2 giáo án bài "Phản xạ toàn phần”, “Thấu kính mỏng” và “Kính thiên văn”.
Giáo án 1:	Phản xạ toàn phần
Giáo án 2:	Thấu kính mỏng
Giáo án 1: 	BÀI 27. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
Mục tiêu
Về Kiến thức
Học sinh cần phải:	
Hiểu được thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần thông qua việc quan sát các thí nghiệm.
Nêu được những điều kiện để có phản xạ toàn phần.
Hiểu được biểu thức tính góc giới hạn (igh).
Hiểu được ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần trong kỹ thuật và trong đời sống.
Về Kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh biết vận dụng các công thức đã học để làm được các bài tập liên quan
3. Về thái độ
Học sinh cần phải:
Nhiệt tình, cẩn thận và có tinh thần đoàn kết trong quá trình học tập.
Tập trung, nghiêm túc và chính xác trong khi quan sát TNPM để đưa ra các nhận xét, kết luận. Có ý thức trách nhiệm trong quá trình làm việc theo nhóm.
Hứng thú, yêu thích môn học và tinh thần ham hiểu biết đối với các sự vật, hiện tượng thực tế có liên quan.
Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Chuẩn bị phần mềm Physics 2.1 (Part II) và các TNPM liên quan đến nội dung của bài dạy học.
Học sinh:
- ¤n l¹i ®Þnh luËt ph¶n x¹ ¸nh s¸ng vµ ®Þnh luËt khóc x¹ ¸nh s¸ng. 
- ¤n l¹i kh¸i niÖm vÒ chiÕt suÊt cña c¸c m«i tr­êng. 
Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ 
Chiếu ánh sáng từ thuỷ tinh vào khômg khí dưới góc tới 
00
300
450
Tìm góc khúc xạ tương ứng, vẽ hình?
Giáo viên: Tại sao không vẽ được tia khúc xạ trong câu (c)? Vậy trong TH này ánh sáng truyền như thế nào? Học sinh thảo luận sôi nổi.
Giáo viên: Sau đây ta làm thí nghiệm ảo với sự hổ trợ của phần mềm Physics 2.1
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu sự truyền ánh sáng từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Bố trí thí nghiệm hình 27.1.
(H.1: i nhỏ)
- Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
- Thay đổi độ nghiêng chùm tia tới.
(H.2: i = igh)
- Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
- Yêu cầu học sinh nêu kết quả.
- Yêu cầu học sinh so sánh i và r. Từ CT:
- Tiếp tục thí nghiệm với i = igh.
- Yêu cầu học sinh rút ra công thức tính igh.
 - Thí nghiệm cho học sinh quan sát hiện tượng xảy ra khi i > igh.
 - Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Quan sát cách bố trí thí nghiệm.
- Thực hiện C1.
- Quan sát thí nghiệm.
(H.3: i > igh)
- Thực hiện C2.
-Nêu kết quả thí nghiệm.
- So sánh i và r.
- Quan sát thí nghiệm, nhận xét.
-Rút ra công thức tính igh.
- Quan sát và rút ra nhận xét.
I. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn
1. Thí nghiệm
Kết quả
Góc tới	Chùm tia khúc xạ	Chùm tia phản xạ 
i nhỏ	r > i
Rất sáng	
Rất mờ
i = igh	r » 900
Rất mờ	
Rất sáng
i > igh	Không còn	Rất sáng
2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần
+ Vì n1 > n2 => r > i.
+ Khi i tăng thì r cũng tăng (r > i). Khi r đạt giá trị cực đại 900 thì i đạt giá trị igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần.
+ Ta có: sinigh = .
+ Với i > igh thì không tìm thấy r, nghĩa là không có tia khúc xạ, toàn bộ tia sáng bị phản xạ ở mặt phân cách. Đó là hiện tượng phản xạ toàn phần.
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Yêu cầu HS cho biết hiện tượng phản xạ toàn phần có xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất brs sang môi trường có chiết suất lớn hơn
- Làm Thí nghiệm
- GV kết luận ĐK cần:
- Vì sao ở câu (c) Bài tập đầu tiết ta không tìm được góc khúc xạ (xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần) 
 - Nêu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
- HS trả lời có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
- HS quan sát thấy không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. 
- HS trả lời được vì tính ra sinr > 1. 
- Từ định luật khúc xạ:
Suy ra: sini > sinigh
II. Hiện tượng phản xạ toàn phần
1. Định nghĩa 
 Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
2. Điều kiện để có phản xạ toàn phần
+ Anh sáng truyền từ một môi trường tới một môi trường chiết quang kém hơn.
+ i ³ igh.
Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: Cáp quang.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Yêu cầu học sinh thử nêu một vài ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
 - Giới thiệu đèn trang trí có nhiều sợi nhựa dẫn sáng. 
 - Giới thiệu cấu tạo cáp quang.
- Giới thiệu công dụng của cáp quang trong việc truyền tải thông tin.
 - Giới thiệu công dụng của cáp quang trong việc nọi soi. 
 - Nếu vài nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.
 - Quan sát Đèn trang trí có nhiều sợi nhựa dẫn sáng.
 - Ghi nhận cấu tạo cáp quang.
- Ghi nhận công dụng của cáp quang trong việc truyền tải thông tin.
 - Ghi nhận công dụng của cáp quang trong việc nội soi.
III. Cáp quang
1. Cấu tạo
 Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một sợi dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần.
 Sợi quang gồm hai phần chính:
+ Phần lỏi trong suốt bằng thủy tinh siêu sach có chiết suất lớn (n1).
+ Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất n2 < n1.
 Ngoài cùng là một lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp có độ bền và độ dai cơ học.
2. Công dụng
 Cáp quang được ứng dụng vào việc truyền thông tin với các ưu điểm:
+ Dung lượng tín hiệu lớn.
+ Không bị nhiễu bở các bức xạ điện từ bên ngoài.
+ Không có rủi ro cháy (vì không có dòng điện).
 Cáp quang còn được dùng để nội soi trong y học.
Hoạt động 5 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 172, 173 sgk và 25.7, 25.8 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................
Giáo án 2: 	BÀI 29. THẤU KÍNH MỎNG
Mục tiêu
Về Kiến thức
Học sinh cần phải:
	- Nêu được cấu tạo và phân loại của thấu kính.
	- Trình bày được các khái niệm về: quang tâm, trục, tiêu điểm, tiêu cự, độ tụ của thấu kính mỏng.
	- Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính và nêu được đặc điểm của ảnh.
	- Viết và vận dụng được các công thức của thấu kính.
	- Nêu được một số công dụng quan trong của thấu kính.	
Về Kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh biết vận dụng các công thức đã học để làm được các bài tập liên quan
3. Về thái độ
Học sinh cần phải:
-	Nhiệt tình, cẩn thận và có tinh thần đoàn kết trong quá trình học tập.
- Tập trung, nghiêm túc và chính xác trong khi quan sát TNPM để đưa ra các nhận xét, kết luận. Có ý thức trách nhiệm trong quá trình làm việc theo nhóm.
- Hứng thú, yêu thích môn học và tinh thần ham hiểu biết đối với các sự vật, hiện tượng thực tế có liên quan.
Chuẩn bị
1. Giáo viên:
	- Các loại thấu kính hay mô hình thấu kính để giới thiệu với học sinh.
- Các sơ đồ, tranh ảnh về đường truyền tia sáng qua thấu kính và một số quang cụ có thấu kính.
- Chuẩn bị phần mềm Physics 2.1 (Part II) và các TNPM liên quan đến nội dung của bài dạy học.
Học sinh:
	- Ôn lại kiến thức về thấu kính đã học ở lớp 9.
- Ôn lại các kết quả đã học về khúc xạ ánh sáng và lăng kính. 
III.	Tổ chức hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Có mấy loại thấu kính ? Nêu sự khác nhau giữa chúng.
Hoạt động 2 (10 phút) : Tìm hiểu thấu kính và phân loại thấu kính.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Giới thiệu định nghĩa thấu kính.
 - Nêu cách phân loại thấu kính.
 - Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
- Ghi nhận khái niệm.
 - Ghi nhận cách phân loại thấu kính.
- Thực hiện C1.
I. Thấu kính. Phân loại thấu kính 
+ Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẵng.
+ Phân loại:
- Thấu kính lồi (rìa mỏng) là thấu kính hội tụ.
- Thấu kính lỏm (rìa dày) là thấu kính phân kì.
Hoạt động 3 (15 phút) : Tìm hiểu thấu kính hội tụ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Vẽ hình 29.3.
 - Giới thiệu quang tâm, trục chính, trục phụ của thấu kính.
 - Yêu cầu học sinh cho biết có bao nhiêu trục chính và bao nhiêu trục phụ.
 Vẽ hình 29.4.
 - Giới thiệu các tiêu điểm chính của thấu kính.
 - Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
 Vẽ hình 29.5.
 - Giới thiệu các tiêu điểm phụ.
 - Giới thiệu khái niệm tiêu diện của thấu kính.
 Vẽ hình 29.6.
 - Giới thiệu các khái niệm tiêu cự và độ tụ của thấu kính.
 - Giới thiêu đơn vị của độ tụ.
 - Nêu qui ước dấu cho f và D.
 Vẽ hình.
 - Ghi nhận các khái niệm.
- Cho biết có bao nhiêu trục chính và bao nhiêu trục phụ.
Vẽ hình.
- Ghi nhận các khái niệm.
 - Thực hiện C2.
Vẽ hình.
 - Ghi nhận khái niệm.
 - Ghi nhận khái niệm.
Vẽ hình.
- Ghi nhận các khái niệm.
 - Ghi nhận đơn vị của độ tụ.
 - Ghi nhận qui ước dấu.
II. Khảo sát thấu kính hội tụ
1. Quang tâm. Tiêu điểm. Tiêu diện
a) Quang tâm
+ Điểm O chính giữa của thấu kính mà mọi tia sáng tới truyền qua O đều truyền thẳng gọi là quang tâm của thấu kính.
+ Đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính là trục chính của thấu kính.
+ Các đường thẳng qua quang tâm O là trục phụ của thấu kính.
b) Tiêu điểm. Tiêu diện
+ Chùm tia sáng song song với trục chính sau khi qua thấu kính sẽ hội tụ tại một điểm trên trục chính. Điểm đó là tiêu điểm chính của thấu kính.
 Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm chính F (tiêu điểm vật) và F’ (tiêu điểm ảnh) đối xứng với nhau qua quang tâm.
+ Chùm tia sáng song song với một trục phụ sau khi qua thấu kính sẽ hội tụ tại một điểm trên trục phụ đó. Điểm đó là tiêu điểm phụ của thấu kính.
 Mỗi thấu kính có vô số các tiêu điểm phụ vật Fn và các tiêu điểm phụ ảnh Fn’.
+ Tập hợp tất cả các tiêu điểm tạo thành tiêu diện. Mỗi thấu kính có hai tiêu diện: tiêu diện vật và tiêu diện ảnh.
 Có thể coi tiêu diện là mặt phẵng vuông góc với trục chính qua tiêu điểm chính.
2. Tiêu cự. Độ tụ
Tiêu cự: f = . Độ tụ: D = .
 Đơn vị của độ tụ là điôp (dp): 1dp = 
Qui ước: Thấu kính hội tụ: f > 0 ; D > 0.
Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu thấu kính phân kì.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Vẽ hình 29.7.
 - Giới thiệu thấu kính phân kì.
- Nêu sự khác biệt giữa thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
 - Yêu cầu học sinh thực hiện C3.
- Giới thiệu qui ước dấu cho f và D
 Vẽ hình.
 - Ghi nhận các khái niệm.
 - Phân biệt được sự khác nhau giữa thấu kính hội tụ phân kì.
- Thực hiện C3.
- Ghi nhân qui ước dấu.
II. Khảo sát thấu kính phân kì
+ Quang tâm của thấu kính phân kì củng có tính chất như quang tâm của thấu kính hội tụ.
+ Các tiêu điểm và tiêu diện của thấu kính phân kì cũng được xác định tương tự như đối với thấu kính hội tụ. Điểm khác biệt là chúng đều ảo, được xác định bởi đường kéo dài của các tia sáng.
Qui ước: Thấu kính phân kì: f < 0 ; D < 0.
Tiết 2
Hoạt động 5 (25 phút) : Tìm hiểu sự tạo ảnh bởi thấu kính.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Vẽ hình 29.10 và 29.11.
 - Giới thiệu ảnh điểm, ảnh điểm thật và ảnh điểm ảo,
 - Giới thiệu vật điểm, vật điểm thất và vật điểm ảo.
- Giới thiệu cách sử dụng các tia đặc biệt để vẽ ảnh qua thấu kính.
 Vẽ hình minh họa.
 - Yêu cầu học sinh thực hiện C4.
- Giới thiệu tranh vẽ ảnh của vật trong từng trường hợp cho học sinh quan sát và rút ra các kết luận.
 Vẽ hình.
- Ghi nhận các khái niệm về ảnh điểm.
- Ghi nhận các khái niệm về vật điểm.
- Ghi nhận cách vẽ các tia đặc biệt qua thấu kính.
Vẽ hình.
 - Thực hiện C4.
- Quan sát, rút ra các kết luận.
IV. Sự tạo ảnh bởi thấu kính
1. Khái niệm ảnh và vật trong quang học
+ Anh điểm là điểm đồng qui của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng,
+ Anh điểm là thật nếu chùm tia ló là chùm hội tụ, là ảo nếu chùm tia ló là chùm phân kì.
+ Vật điểm là điểm đồng qui của chùm tia tới hoặc đường kéo dài của chúng.
+ Vật điểm là thật nếu chùm tia tới là chùm phân kì, là ảo nếu chùm tia tới là chùm hội tụ.
2. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính 
 Sử dụng hai trong 4 tia sau:
- Tia tới qua quang tâm -Tia ló đi thẳng.
- Tia tới song song trục chính -Tia ló qua tiêu điểm ảnh chính F’.
- Tia tới qua tiêu điểm vật chính F -Tia ló song song trục chính.
- Tia tới song song trục phụ -Tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ F’n.
3. Các trường hợp ảnh tạo bởi thấu kính 
 Xét vật thật với d là khoảng cách từ vật đến thấu kính:
a) Thấu kính hội tụ
+ d > 2f: ảnh thật, nhỏ hơn vật.
+ d = 2f: ảnh thật, bằng vật.
+ 2f > d > f: ảnh thật lớn hơn vật.
+ d = f: ảnh rất lớn, ở vô cực.
+ f > d: ảnh ảo, lớn hơn vật.
b) Thấu kính phân kì
 Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Hoạt động 6 (10 phút) : Tìm hiểu các công thức của thấu kính.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Giới thiệu các công thức của thấu kính.
 - Giải thích các đại lượng trong các công thức.
 -Giới thiệu qui ước dấu cho các trường hợp.
- Ghi nhận các công thức của thấu kính.
 - Nắm vững các đại lượng trong các công thức.
 -Ghi nhận các qui ước dấu.
V. Các công thức của thấu kính 
+ Công thức xác định vị trí ảnh:
= 
+ Công thức xác định số phóng đại:
k = = -
+ Qui ước dấu:
	Vật thật: d > 0. Vật ảo: d 0. Ảnh ảo: d’ < 0.
	k > 0: ảnh và vật cùng chiều ; k < 0: ảnh và vật ngược chiều.
Hoạt động 7 (5 phút) : Tìm hiểu công dụng của thấu kính.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Cho học sinh thử kể và công dụng của

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_quang_hinh_hoc_vat_li.doc