Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm văn - Dạng đề so sánh

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm văn - Dạng đề so sánh

Chương trình ngữ văn trung học phổ thông hiện hành, phần làm văn chủ yếu trang bị cho học sinh phương pháp làm văn nghị luận(Nghị luận xã hội và nghị luận văn học). Phần này thường chiếm tới 70% tổng số điểm bài thi ở kì thi trung học phổ thông quốc gia (trong đó, nghị luận văn học là 50%). Về nghị luận văn học, những năm gần đây cùng với các kiểu bài như: nghị luận về một đoạn thơ, một đoạn trích văn xuôi, nghị luận về nhân vật, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. thì xuất hiện kiểu bài so sánh

Kiểu bài so sánh là một kiểu bài tương đối mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình ngữ văn bậc trung học phổ thông, chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp làm bài trong sách giáo khoa. Đây là một dạng bài khó đối với học sinh hiện nay,bởi với dạng đề này yêu cầu học sinh không chỉ cần có kiến thức văn học mà còn phải có các kỹ năng nghị luận thì mới làm bài tốt được. Trong đó kỹ năng tìm hiểu đề và kỹ năng lập dàn ý là các kĩ năng có tính chất định hướng,tạo nên khung nền vững chắc giúp cho người viết không bị " lệch pha".

Vì vậy, tôi chọn đề tài "Rèn luyện kỹ năng làm văn- dạng đề so sánh” để nghiên cứu. Mong rằng sẽ giúp cho các em học sinh thành thục được các kỹ năng cơ bản để có thể tự tin khi đối mặt với kiểu bài so sánh.

 

doc 21 trang thuychi01 11360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm văn - Dạng đề so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần
Tên mục
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
3
1.1. Văn nghị luận và đặc trưng của văn nghị luận
3
1.2. Dạng đề so sánh trong văn nghị luận
3
1.3. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý - Dạng đề so sánh
4
2. Thực trạng vấn đề ttrước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
3.1. Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức
5
3.2. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho dạng bài so sánh
6
3.2.1. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề
6
3.2.2. Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý
8
3.3. Giáo án thực nghiệm
15
4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
20
2. Kiến nghị
20
3. Lời cảm ơn
20
* Tài liệu tham khảo
21
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
Chương trình ngữ văn trung học phổ thông hiện hành, phần làm văn chủ yếu trang bị cho học sinh phương pháp làm văn nghị luận(Nghị luận xã hội và nghị luận văn học). Phần này thường chiếm tới 70% tổng số điểm bài thi ở kì thi trung học phổ thông quốc gia (trong đó, nghị luận văn học là 50%). Về nghị luận văn học, những năm gần đây cùng với các kiểu bài như: nghị luận về một đoạn thơ, một đoạn trích văn xuôi, nghị luận về nhân vật, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học... thì xuất hiện kiểu bài so sánh
Kiểu bài so sánh là một kiểu bài tương đối mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình ngữ văn bậc trung học phổ thông, chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp làm bài trong sách giáo khoa. Đây là một dạng bài khó đối với học sinh hiện nay,bởi với dạng đề này yêu cầu học sinh không chỉ cần có kiến thức văn học mà còn phải có các kỹ năng nghị luận thì mới làm bài tốt được. Trong đó kỹ năng tìm hiểu đề và kỹ năng lập dàn ý là các kĩ năng có tính chất định hướng,tạo nên khung nền vững chắc giúp cho người viết không bị " lệch pha".
Vì vậy, tôi chọn đề tài "Rèn luyện kỹ năng làm văn- dạng đề so sánh” để nghiên cứu. Mong rằng sẽ giúp cho các em học sinh thành thục được các kỹ năng cơ bản để có thể tự tin khi đối mặt với kiểu bài so sánh.
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Tổng hợp những kinh nghiệm cá nhân để tiếp tục áp dụng trong thực tế giảng dạy.
 - Rèn luyện cho học sinh thói quen tìm hiểu đề, lập dàn ý trước khi viết bài để bài viết có tính khoa khọc và đạt được kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý đối với dạng đề so sánh .
- Học sinh khối 11 và khối 12 các khóa mà tôi được phân công giảng dạy, đó là: 
 + Lớp 12a, 12b,11a năm học: 2016-2017 (TTGDTX)
 + Lớp 11a2; 11a3; 11a4, năm học: 2017-2018 (THPT Nông Cống 1)
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực nghiệm: Hướng dẫn học sinh, giao bài tập cho học sinh qua thực tế dạy học
- Phương pháp tích hợp: Làm văn với đọc hiểu và lí luận văn học
- Phương pháp điều tra số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
1.1.Văn nghị luận và đặc trưng của văn nghị luận
 a.Văn nghị luận 
- Văn nghị luận là dùng lí lẽ, lập luận của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó, khiến họ hiểu và tin vào vấn đề.
- Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải xác định đúng vấn đề nghị luận, bố cục, cách lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, hấp dẫn, sáng tạo.
- Những thao tác chính của văn nghị luận: Phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh... Trong bài văn nghị luận phải biết kết hợp một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác lập luận đó.
b. Các dạng bài nghị luận thường gặp thường trong nhà trường
- Nghị luận văn học: Là một dạng nghị luận mà vấn đề đưa ra là bàn luận về văn học (tác giả, tác phẩm, thời đại, nhân vật ...)
- Nghị luận xã hội: Là một dạng nghị luận mà vấn đề đưa ra bàn luận là một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng trong đời sống.
1.2. Dạng đề so sánh trong văn nghị luận
Khái niệm so sánh có nhiều cách hiểu: So sánh là một biện pháp tu từ; so sánh là một thao tác lập luận trong văn nghị luận . Thao tác lập luận so sánh thực chất là đối chiếu các đối tượng, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trên những bình diện nào đó theo yêu cầu của kiểu bài nghị luận. Ở đây so sánh được dùng như một thao tác lập luận quan trọng và là một kiểu bài nghị luận văn học.
 Kiểu bài nghị luận so sánh văn học trước kia chủ yếu dùng cho học sinh giỏi. Trong những năm gần đây kiểu bài nghị luận này chính thức được đưa vào đề thi đại học môn ngữ văn và gần đây là kì thi trung học phổ thông quốc gia.
Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh phải chỉ ra được điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm, hai tác giả Từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm, sự đa dạng muôn màu trong phong cách nhà văn chứ không phải tìm ra tác phẩm nào hay hơn thành công hơn. Kiểu bài này cũng góp phần hình thành kỹ năng lí giải nguyên nhân làm nên sự khác biệt giữa các hiện tượng văn học.
Và "Phân tích đề", "lập dàn ý" là một trong những kỹ năng đưa các em đến với thành công khi gặp các dạng đề nghị luận nói chung và dạng đề so sánh nói riêng.
1.3. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý - Dạng đề so sánh
Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thành thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức và kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Như vậy rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý chính là giúp học sinh thực hiện thành thục hai bước quan trọng có tính chất “định hướng” và “tạo khung” cho bài làm nhằm đạt được điểm cao trong các kì thi.
“Tìm hiểu đề” là bước đầu tiên khi tiến hành làm một bài văn. Đây là bước có tính chất định hướng cho người viết, tránh lạc đề, nhầm kiểu loại - ảnh hưởng xấu đến kết quả bài viết. Còn “lập dàn ý” là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.Việc lập dàn ý có tác dụng giúp cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận... nhờ đó mà tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sót ý hoặc triển khai các ý không cân xứng. Hơn nữa, lập dàn ý người viết sẽ phân phối thời gian làm bài một cách hợp lí, không rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Về phía giáo viên: 
Do sức ép về thời gian và phân phối chương trình nên đa số giáo viên chủ yếu coi trọng việc dạy tác phẩm văn học mà ít chú ý đến rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận nói chung, kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý cho kiểu bài so sánh nói riêng. 
2.2. Về phía học sinh: 
Trong nhiều năm giảng dạy, trực tiếp tham gia chấm bài thi của học sinh ở các kì thi: học kì, thi khối, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi ...Tôi nhận thấy đa số học trò thường mắc phải một số lỗi khi làm bài nghị luận nói chung và kiểu bài so sánh nói riêng như sau:
- Học sinh không xác định chính xác được dạng đề, luận điểm, luận cứ của bài văn nghị luận. Các em thường viết theo cảm tính, nghĩ gì viết đó không cần biết có đúng yêu cầu không, có những bài văn học trò viết rất dài, giáo viên chấm đọc mãi mà không hiểu học trò mình viết gì, muốn thể hiện điều gì.
- Không phân chia đều bố cục bài, chẳng hạn sa vào đối tượng cần so sánh thứ nhất mà bỏ quên đối tượng thứ hai, đến khi sắp hết thời gian viết sơ sài về đối tượng thứ hai dẫn đến kết cấu mất cân đối "đầu voi đuôi chuột”.
- Không xác định được kiểu bài so sánh, sa vào kiểu bài phân tích, bình giảng.
Để khắc phục những lỗi cơ bản trên, ngoài việc học sinh tự trang bị cho mình kiến thức nền cần thiết thì còn phải thành thục kỹ năng làm bài. Đặc biệt là phải rèn luyện kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết bài, dù chỉ là vạch những ý cơ bản nhất ra giấy nháp. Ngoài ra cũng cần phân chia thời gian hợp lí cho mỗi phần của bài thi. Việc đầu tư cho mỗi phần trong bài làm quyết định không nhỏ đến chất lượng và điểm số của bài thi.
3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1 Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức.
Để làm tốt các bài nghị luận văn học nói chung và kiểu bài so sánh nói riêng đòi hỏi các em trước hết phải có kiến thức văn học. Kiến thức là nền tảng, là "chìa khóa" để mở ra cánh cửa thành công. Nên bước đầu tiên tôi hướng dẫn các em phải biết tích lũy kiến thức.
a. Yêu cầu về kiến thức:
 - Kiến thức phải đảm bảo lấy trong tác phẩm văn học, yêu cầu phải chính xác, chọn lọc.
 - Kiến thức phục vụ cho kiểu bài so sánh rất rộng. Đó không chỉ là kiến thức về tác phẩm mà còn là những kiến thức có liên quan như: Tác giả, hoàn cảnh mà tác phẩm ra đời, phong cách nhà văn...
b) Nguồn hình thành kiến thức.
* Đối với các tác phẩm văn học được học trong chương trình, tôi hướng dẫn học sinh cách đọc -hiểu văn bản. Hình thành kỹ năng đọc cho học sinh.
- Đọc phần tiểu dẫn cần nắm được:
+ Vị trí, phong cách của tác giả
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Đọc văn bản cần chú ý :
+ Đọc chậm để hiểu thông suốt toàn văn bản
+ Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật
+ Đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả
+ Đọc hiểu để thưởng thức văn học
- Bên cạnh việc đọc hiểu, tôi khuyến khích học sinh đọc phải có thói quen ghi chép những vấn đề trọng tâm, bằng cách này học sinh sẽ nhớ kiến thức cơ bản nhanh và lâu (hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ, bản đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức trọng tâm). 
Ngoài việc ghi nhớ kiến thức trọng tâm, tôi còn lưu ý các em ghi nhớ:
+ Những chi tiết, hình ảnh chọn lọc
+ Những câu văn, câu thơ hay, những hình ảnh ấn tượng
+ Có những nhận xét, đánh giá ban đầu về tác phẩm văn học đó
 3.2. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý 
Muốn thành thục bước tìm hiểu đề, lập dàn ý không có cách nào khác là các em cần thực hành nhiều. Vì vậy, tôi chú trọng rèn luyện cho các em thực hành thông qua các đề bài cụ thể. Trước khi hướng dẫn học sinh thực hành, tôi yêu cầu các em ôn lại những đơn vị kiến thức lí thuyết có liên quan sau đó đưa ra các dạng đề để các em thực hành.
 3.2.1. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề
 a) Về lí thuyết
 * Tầm quan trọng: Đây là bước đầu tiên trong quá trình làm văn nghị luận. Là bước có tính chất định hướng.
 * Cách thực hiện: Để thực hiện tốt, học sinh cần đọc kĩ đề, tìm và gạch chân những từ ngữ quan trọng. Ở bước này học sinh cần xác định được các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận
- Yêu cầu về hình thức: Thuộc kiểu bài nào
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Có thể lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn học nào.
Với kiểu đề so sánh, đề bài thường dùng từ “cảm nhận” về hai nhân vật hay hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạn văn hoặc “cảm nhận” về một nhân vật nào đó rồi liên hệ với nhân vật khác hay có thể là từ một ý kiến về sự khác nhau trong phong cách của các nhà văn và yêu cầu lấy dẫn chứng ở một số nhà văn để chứng minh chứ không dùng từ “so sánh” Vì vậy học sinh phải tinh ý để phát hiện ra đây chính là kiểu bài so sánh.
b) Thực hành:
* Cách làm
- Tôi đưa ra một số kiểu đề thường gặp trong dạng đề so sánh và yêu cầu học sinh thực hành bước tìm hiểu đề. Ở phần này, tôi đặc biệt chú trọng việc chọn đề bài cho học sinh thực hành- mỗi đề là một kiểu mang tính“đại diện”.Làm theo cách này học sinh sẽ nắm được các kiểu bài ở dạng chung nhất, cơ bản nhất, khi đi thi các em sẽ không mất nhiều thời gian vào bước này mà vẫn đảm bảo tính đúng đắn và chính xác.
- Tôi chia nhóm học sinh, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, sau đó cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét chéo,cuối cùng tôi nhận xét và chốt lại.
*Các đề thực hành:
Ví dụ1:
 Cảm nhận của anh (chị ) về hai đoạn thơ sau:
 " Gió theo lối gió mây đường mây
 	Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
 	Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
 	Có chở trăng về kịp tối nay "
 	( Trích"Đây thôn Vĩ Dạ"- Hàn Mặc Tử, ngữ văn 11)
 " Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà "
( Trích "Tràng Giang" của Huy Cận, ngữ văn 11)
Với đề bài này, học sinh cần xác định được:
+ Kiểu bài nghị luận: So sánh hai đoạn thơ
+ Vấn đề cần nghị luận: Giá trị nội dung và nghệ thuật của từng đoạn; chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ trên phương diện đó; lí giải nguyên nhân dẫn tới sự tương đồng và khác biệt
+ Phạm vi dẫn chứng: Hai đoạn thơ
Ví dụ 2: Cảm nhận về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng(Vợ Nhặt -Kim Lân, Ngữ văn12, tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, 2016 ). Từ đó liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo(Chí Phèo - Nam Cao, ngữ văn11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 ) để nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.
Với đề bài này, học sinh cần xác định được:
+ Kiểu bài: So sánh
+ Vấn đề cần nghị luận: Khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng, liên hệ với khát vọng được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo.
+ Phạm vi dẫn chứng: Trong tác phẩm "Vợ Nhặt" và tác phẩm “Chí Phèo”. 
Ví dụ 3: Có ý kiến cho rằng: “ Mỗi nhà văn là một thế giới, nhà văn này không thể thay thế cho nhà văn kia. Cho nên mỗi nhà văn bằng tài năng và cá tính sáng tạo của mình đều có thể trực tiếp đóng góp cho sự phong phú và đa dạng của một nền văn học".
Anh chị hiểu gì về ý kiến trên? lấy dẫn chứng minh họa từ truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao
Với đề bài này, học sinh cần xác định được:
+ Kiểu bài: So sánh 
+Vấn đề cần nghị luận: Sự tương đồng và khác biệt trong phong cách hai nhà văn
+ Phạm vi dẫn chứng: Truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao
3.2.2. Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý
a) Về lý thuyết
a.1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc lập dàn ý
 - Khái niệm : Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản
- Tầm quan trọng : Lập dàn ý là một khâu quan trọng trong làm văn nghị luận. Dàn ý giúp người viết không bỏ sót những ý cơ bản, trọng tâm đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết, phân bố thời gian một cách hợp lí. 
a.2. Bố cục của bài văn và nhiệm vụ của từng phần trong bài: 
* Mở bài : - Dẫn dắt ( có thể trực tiếp hoặc gián tiếp )
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
* Thân bài: ( còn gọi là giải quyết vấn đề )
 Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là một luận điểm. Các luận điểm đều tập trung làm nổi bật luận đề ở phần mở bài
* Kết bài: ( còn gọi là kết thúc vấn đề )
 - Đánh giá khái quát vấn đề đã nghị luận
 - Gợi mở, liên hệ ...
Từ mô hình tổng quát đó, tôi hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý cho kiểu bài so sánh.
a.3. Dàn ý chung cho dạng đề so sánh: Ở phần này tôi giới thiệu và cung cấp cho các em, cách lập dàn ý đối với dạng đề so sánh.
 Dạng đề so sánh thường có hai cách làm:
* Cách một: Phân tích tuần tự hai đối tượng rồi từ đó rút ra những điểm tương
 đồng và khác biệt, sau đó lí giải nguyên nhân làm nên dẫn đến sự tương đồng và khác biệt đó. Đây còn gọi là so sánh nối tiếp. Tôi chỉ cho các em thấy rõ ưu và nhược trong cách làm này
- Ưu điểm: Dễ làm
- Nhược điểm: Nếu không có kĩ năng vững vàng thì rất dễ tập trung vào phân tích hai đối tượng, phần so sánh bị mờ nhạt do không đầu tư đúng mức trong khi đó phần này mới là phần trọng yếu của bài.
Dàn ý cụ thể của cách này như sau:
- Mở bài : + Dẫn dắt
 + Giới thiệu các đối tượng so sánh )
- Thân bài
+ Luận điểm 1: Giớí thiệu chung
+ Luận điểm 2: Cảm nhận, phân tích các đối tượng so sánh
 Làm rõ đối tượng thứ nhất cần so sánh (kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác phân tích )
Làm sáng rõ đối tượng thứ hai cần so sánh ( kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác phân tích )
+ Luận điểm 3. So sánh:
Nét tương đồng : + Nội dung
 + Nghệ thuật
Nét khác biệt : + Nội dung
 + Nghệ thuật
(Ở bước này học sinh kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận so sánh)
+ Luận điểm 4: Lí giải sự khác biệt .
 Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện (bối cảnh xã hội, văn hóa mà đối tượng từng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học...)
- Kết bài:
 + Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
 + Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ...
* Cách hai: Thực hiện so sánh trực tiếp hai đối tượng. Nghĩa là không đi phân tích cụ thể từng đối tượng như cách một mà tiến hành so sánh ngay. Cách làm này hay nhưng khó, yêu cầu người viết phải có khả năng tổng hợp kiến thức tốt, tư duy sáng rõ, linh hoạt, thường phù hợp với học sinh khá, giỏi. Cách làm này tránh được nhược điểm của cách làm thứ nhất. 
Có thể hình dung cách lập dàn ý ở cách làm này như sau: 
- Mở bài: + Dẫn dắt
 + Giới thiệu hai đối tượng cần so sánh 
- Thân bài: 
+ Luận điểm 1: Thực hiện so sánh hai đối tượng 
 . Tương đồng: Về nội dung và nghệ thuật
Lưu ý: Chỉ ra điểm tương đồng, người viết cần chú ý không sa đà vào phân tích vì khi phân tích ra thì nó sẽ là điểm riêng trong từng đối tượng, thuộc phần khác biệt. Phần này viết thật ngắn gọn, đơn giản chỉ là liệt kê những nét tương đồng.
 Khác biệt: Về nội dung và nghệ thuật
+ Luận điểm 2: Lí giải nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt
+ Luận điểm 3: Đánh giá 
 Làm tương tự như cách một 
- Kết bài: + Khái quát lại những nét tương đồng và khác biệt.
 + Nâng cao, lưu cảm nghĩ của người viết
Cách làm thứ hai, tôi chỉ giới thiệu để học sinh tham khảo, phần thực hành chỉ tập trung lập dàn ý theo cách thứ nhất.Vì cách làm này phù hợp với đa số đối tượng học sinh.
b) Thực hành 
* Cách làm: 
- Ở phần này, tôi chọn ba kiểu đề trong dạng đề so sánh để học sinh thực hành lập dàn ý: 
+ So sánh hai chi tiết
+ So sánh hai nhân vật (ở một khía cạnh nào đó)
+ So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ
Ví dụ 1: Đề so sánh về hai chi tiết trong hai tác phẩm 
 Đề bài: Cảm nhận của anh(chị) về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí phèo - Nam Cao) và chi tiết "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bổi hổi" mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A phủ của nhà văn Tô Hoài )
Lập dàn ý cho đề bài trên theo cách thứ nhất
* Mở bài:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu hai chi tiết
* Thân bài
- Luận điểm 1: Giới thiệu chung
+ Giới thiệu khái quát về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn " chí Phèo 
+Giới thiệu khái quát về nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ "
- Luận điểm 2: Cảm nhận, phân tích hai chi tiết
+Về chi tiết"tiếng chim hót ngoài khi vui vẻ quá" trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Nội dung: Âm thanh Chí nghe được vào buổi sáng sau lần gặp Thị Nở đã tác động vào tâm thức Chí, giúp Chí nhận ra hiện tại và nhớ về quá khứ đồng thời khơi dậy ở Chí một khát vọng sống.
Nghệ thuật: Miêu tả tâm âm thanh và diễn tả tâm lí nhân vật
+ Về chi tiết "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bổi hổi" trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ " của nhà vănTô Hoài
Nội dung: Tiếng sáo góp phần khơi gợi sức sống và khát vọng sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị.
Nghệ thuật: Miêt tả nội tâm nhân vật
- Luận điểm 3: So sánh hai chi tiết
+ Sự tương đồng:
Đó là những âm thanh hết sức kì lạ, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khao khát sống mãnh liệt Đấy cũng là những chi tiết góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm
+ Sự khác biệt:
Ở tác phẩm “Chí Phèo” là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm nào cũng có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hôm nay Chí Phèo mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới trở lại hoạt động bình thường.
Ở chi tiết trong “Vợ chồng A Phủ” là âm thanh của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân,âm thanh đó là tác nhân quan trọng đã giúp cho Mị từ một con người tê dại, vô cảm về tâm hồn đã muốn đi chơi. Nghĩa là muốn nổi loạn để quên đi thực tại phủ phàng nghiệt ngã, quay về với những tháng ngày xưa êm đềm, hạnh phú của tuổi trẻ và tình yêu.
- Luận điểm 4: Lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt 
+ Nguyên nhân của sự tương đồng:
Nam Cao và Tô Hoài cùng một mối quan tâm. Đó là quan tâm đến những người 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_lam_van_dang_de_so_s.doc
  • docHang_Bia SKKN.doc