SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 9

SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 9

Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay ngại học văn. Số em “có tố chất văn” cũng tỏ ra ngại ngùng hoặc không ngần ngại khi quyết định chuyển sang khối khác không có văn. Sau mỗi kì thi không thiếu những bài văn “cười ra nước mắt” được biết đến qua phương tiện thông tin đại chúng. Để tránh thực trạng trên, mỗi giáo viên cần khơi gợi trong các em sự yêu thích, say mê đối với môn học mang tính nhân văn này. Với kiểu bài nghị luận xã hội, dung lượng của một bài làm không quá dài so với các kiểu bài khác sẽ không làm học sinh ngại học, ngại viết.

 Mặt khác, đổi mới dạy học là việc lấy học sinh làm trung tâm. Việc học thực sự phát huy hiệu quả khi học sinh hứng thú học. Các em biết chủ động, sáng tạo, biến kiến thức thành của mình. Môn Ngữ văn so với các môn học khác có đặc trưng riêng: “ Văn ôn, võ luyện”. Vậy làm cách nào để đem lại hứng thú khi học sinh làm bài nghị luận xã hội ?

 “ Văn học là nhân học” nên dạy văn, học văn là học cách làm người. Học tốt, làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội chính là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường và có những suy nghĩ đúng đắn trước các sự việc, hiện tượng đang diễn ra xung quanh. Từ đó có hành động thiết thực, tốt đẹp tô điểm cho cuộc đời.

 

doc 15 trang thuychi01 15365
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
 	Có thể nói, xã hội ngày càng phát triển thì tính chất phức tạp và đa chiều càng thể hiện rõ nét. Nhiều hiện tượng đời sống xã hội khá phức tạp có sự đan xen cả mặt tốt và mặt xấu. Vì vậy, giúp học sinh nhận ra sự việc, hiện tượng hay định hướng cho các em một tư tưởng, đạo lí thật thấu đáo quả không dễ.
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay ngại học văn. Số em “có tố chất văn” cũng tỏ ra ngại ngùng hoặc không ngần ngại khi quyết định chuyển sang khối khác không có văn. Sau mỗi kì thi không thiếu những bài văn “cười ra nước mắt” được biết đến qua phương tiện thông tin đại chúng. Để tránh thực trạng trên, mỗi giáo viên cần khơi gợi trong các em sự yêu thích, say mê đối với môn học mang tính nhân văn này. Với kiểu bài nghị luận xã hội, dung lượng của một bài làm không quá dài so với các kiểu bài khác sẽ không làm học sinh ngại học, ngại viết.
	Mặt khác, đổi mới dạy học là việc lấy học sinh làm trung tâm. Việc học thực sự phát huy hiệu quả khi học sinh hứng thú học. Các em biết chủ động, sáng tạo, biến kiến thức thành của mình. Môn Ngữ văn so với các môn học khác có đặc trưng riêng: “ Văn ôn, võ luyện”. Vậy làm cách nào để đem lại hứng thú khi học sinh làm bài nghị luận xã hội ? 
	“ Văn học là nhân học” nên dạy văn, học văn là học cách làm người. Học tốt, làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội chính là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường và có những suy nghĩ đúng đắn trước các sự việc, hiện tượng đang diễn ra xung quanh. Từ đó có hành động thiết thực, tốt đẹp tô điểm cho cuộc đời. 
Hơn nữa, từ năm 2009 (năm đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình SGK mới), trong các đề thi dành cho chương trình phân ban thí nghiệm đã có câu làm văn nghị luận xã hội. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT đã qui định có câu làm văn nghị luận xã hội chiếm 3.0 điểm trong thang điểm 10 của toàn bài thi. Với kì thi vào 10 của học sinh cấp THCS, những năm gần đây, dạng đề này cũng đã được đưa vào cấu trúc đề thi. 
	Một mùa thi sắp đến gần, với hi vọng sẽ nâng cao một phần chất lượng bài làm của học sinh khi làm văn nghị luận xã hội, cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm và thực tế đang trực tiếp giảng dạy, tôi mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một vài kinh nghiệm trong việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 9”. 
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội nhằm góp phần đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học Ngữ văn bậc THCS, giúp các em tạo được hứng thú trong học tập đạt được kĩ năng, khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tạo điều kiện để học sinh được bày tỏ quan điểm, nhận thức, thái độ, tình cảm của bản thân trước những sự việc, hiện tượng, trước những vấn đề tư tưởng, đạo lí. Từ đó, đưa ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề của cá nhân, của xã hội cũng như cuộc sống hàng ngày.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	
 Nhận thức được tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 gắn liền với việc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và thi lên THPT. Trong phạm vi đề tài, tôi đã nghiên cứu sâu về vấn đề dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong giới hạn là chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (Chương trình chuẩn hiện hành) và chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 9 tại trường THCS Thành Công nhằm nâng cao chất lượng môn học. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm:
 - Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin lấy ý kiến của 44 học sinh khối lớp 9 tại trường đầu năm học 2015 – 2016.
 - Phương pháp thực nghiệm, đối chứng. 
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết dựa trên kinh nghiệm bản thân, cơ sở những thực trạng và các kết quả mang tính khả thi của đề tài sau khi hoàn thành. 
 B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
	Căn cứ vào nội dung nghị luận thì văn nghị luận được chia thành 2 loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nếu như bài văn nghị luận văn học yêu cầu người viết phải trình bày ý kiến, nhận xét về một vấn đề trong các tác phẩm văn học (nhân vật, cuộc đời) thì bài nghị luận xã hội lại bàn đến các vấn đề của đời sống xã hội. Như vậy, giới hạn đề tài mà kiểu bài nghị luận xã hội đề cập đến là phạm vi rất rộng, trừu tượng như phạm trù đạo đức con người, lẽ sốnghọc sinh dễ có tâm lí ngại khi đề cập đến những vấn đề đó. Bằng nghiệp vụ sư phạm của mình, giáo viên truyền niềm đam mê, sự hứng thú đến với học sinh.
 Văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội nói riêng, tâm lí học sinh thường cảm thấy ngại học, ngại viết. Nhất là trong thiên hướng học lệch của học sinh hiện nay, các em chỉ quan tâm đến những môn học tự nhiên, ngại học văn, chưa chịu khó khám phá “chất văn” trong mỗi bài văn. Vì vậy, khi giáo viên giao đề văn làm thì các em đã vội vàng giở văn mẫu để chép dẫn đến tình trạng bài văn không mang dấu ấn riêng của người viết. Đọc bài nào người chấm cũng thấy sự na ná trong cấu tứ rất nhàm chán. Văn nghị luận xã hội đề cập đến những vấn đề có tính “ thời sự” đang diễn ra, sẽ giúp các em thoát li khuôn mẫu, có cách viết, cách nghĩ chủ động. Từ đó rèn cho các em sự năng động, sáng tạo trong cuộc sống- một phẩm chất rất cần có của mỗi học sinh nhất là trong giai đoạn phát triển của nước ta hiện nay. 
 Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, dạng đề này được đưa vào cấu trúc thi tốt nghiệp THPT và vào 10 cấp THCS. Vì vậy, giáo viên và học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến văn nghị luận xã hội. Học tốt, làm tốt kiểu bài này các em sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong các kì thi quan trọng. Văn nghị luận xã hội giúp các em có cách nhìn, cách đánh giá chuẩn mực hơn, từ đó định hướng cho các em có những suy nghĩ và hành động tốt đẹp trong cuộc sống. Mỗi bài học đạo đức, triết lí sống về cuộc đời không tuyên truyền, giáo huấn khô khan như những câu khẩu hiệu mà được cụ thể hoá bằng những câu chuyện “ quà tặng cuộc sống” hay những thông điệp giàu tính nhân văn “những tấm lòng cao cả”. Không chỉ vậy, văn nghị luận xã hội còn giúp các em tự tin hơn khi trình bày, thể hiện cách đánh giá của mình. Đồng thời là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trườngtừ đó hình thành thói quen, ý thức quan tâm hơn đến cộng đồng, tránh bệnh vô cảm mà hiện nay một bộ phận học sinh đang mắc phải. 
Không chỉ thế, học tốt làm tốt văn nghị luận xã hội còn giúp cho tâm hồn chúng ta phong phú hơn. Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Từ suy nghĩ đúng đắn sẽ là những hành động tích cực, giúp các em sống có trách nhiệm hơn với chính mình, với gia đình và toàn xã hội. Xác định được điều này, tin rằng bài văn nghị luận của các em sẽ thể hiện được tính chủ quan, điểm nhìn của chính người viết. Văn nghị luận xã hội không khó và có nhiều tác dụng tích cực tới việc rèn luyện ý thức đạo đức cũng như nhân cách con người. Giáo viên và học sinh cần quan tâm hơn nữa tới dạng văn này để đạt hiệu quả như mong muốn. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng của vấn đề
 Văn nghị luận xã hội chưa có sự đầu tư thích đáng ở phía giáo viên và cả học sinh. Bởi thang điểm của kiểu bài này còn ít (cao nhất trong tổng chung của bài thi cũng chỉ đạt đến 3.0 điểm, dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh ôn chưa sâu) mà mới chuyên sâu vào dạng nghị luận văn học.
 1.1. Đối với giáo viên: 
 - Theo phân phối chương trình, số tiết dành cho kiểu bài nghị luận xã hội còn quá ít:
 +Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 +Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 +Tiết 109: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 +Tiết 113, 114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Giáo viên chưa thực sự hiểu bản chất của kiểu bài.
Nhiều giáo viên chưa nắm bắt kịp thời các vấn đề xã hội nóng bỏng.
 1.2. Đối với học sinh: 
 - Vốn sống ít, đặc biệt đối với học sinh Trường THCS Thành Công, các em có suy nghĩ đơn giản trước các vấn đề trong cuộc sống, không có thói quen lật lại vấn đề.
 - Không hiểu bản chất kiểu bài: không chỉ sao chép lại sự việc, hiện tượng một cách đơn giản mà cần phải đưa những vấn đề ra để phân tích, đánh giá.
 - Đối với nghị luận văn học, học sinh thường bám vào các luận điểm quan trọng có sẵn, trong khi kiểu bài nghị luận xã hội học sinh phải tự tìm luận điểm trong khi khả năng tư duy, đánh giá còn hạn chế.
 2. Kết quả của thực trạng
Thực tế cho thấy, giáo viên ngại đổi mới trong phương pháp dạy học sẽ dẫn đến việc học chưa có hiệu quả như mong muốn. Qua khảo sát đầu học kì II năm học 2014- 2015 kết quả thu được như sau:
Khối 9
Giỏi (%)
Khá (%)
Trung bình (%)
Yếu (%)
44 học sinh
2 (4,5)
7 (15,9)
 15 (34,1)
20 (45,5)
	Từ thực trạng trên cho thấy kết quả kiểm tra phần nghị luận xã hội của học sinh trường THCS Thành Công chưa cao nên tôi thấy rất cần thiết phải áp dụng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn nghị luận xã hội. 
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực
 1.1. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong đó tôi sử dụng có hiệu quả phương pháp thuyết trình. 
Trong kiểu bài nghị luận xã hội, để việc dạy học đạt hiệu quả và sản phẩm cuối cùng là bài viết của học sinh như mong muốn. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải chú ý tới hiệu quả của ngôn ngữ nói. Lời thuyết trình dễ hiểu và đi sâu vào lòng người nghe là lời tâm tình chân thành. Trong các tiết học thực hành cách làm văn nghị luận xã hội, giáo viên cần khéo léo đưa ra một vài kinh nghiệm để làm tốt bài nghị luận xã hội, tránh nêu lí lẽ giáo huấn khô khan. Thuyết trình muốn có hiệu quả trước hết giáo viên nên chân thành chia sẻ một vài kinh nghiệm làm văn nghị luận xã hội với các em như cách đặt hệ thống câu hỏi. Sau đó linh hoạt kể chuyện hay đọc những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ phù hợp với tâm sinh lí học sinh. 
 Ví dụ: Dạy tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ( Ngữ văn 9-tập 2) tôi hướng dẫn các em tự đặt các câu hỏi để tìm ra dàn ý bài làm:
 Mở bài viết gì ?
 + Hệ thống chung: Thân bài chia thành mấy đoạn văn? Tương 
 ứng với những luận điểm nào?
 Kết bài có nhiệm vụ gì?
 Sự việc, hiện tượng cần nghị luận là gì ?
+ Hệ thống riêng: Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp 
 khắc phục của sự việc, hiện tượng đó?
 Em có suy nghĩ gì về sự việc, hiện tượng trên?
 Với tiết học này, giáo viên có thể lựa chọn vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm để đặt các câu hỏi:
 Câu hỏi 1: Em hãy nêu thực trạng của vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay?
 Câu hỏi 2: Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng nói trên là gì?
 Câu hỏi 3: Từ hâu quả đó, theo em cần có những giải pháp nào?
 Khi tôi đặt những câu hỏi trên, học sinh trường tôi đã có những câu trả lời như sau:
- Thực trạng: Thực phẩm bẩn là hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu
- Nguyên nhân: + Thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm.
 + Tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ của người dân.
- Hậu quả: + Gây nên những bệnh tật nguy hiểm như ung thư,
 + Gây tâm lí hoang mang cho xã hội.
- Giải pháp: + Nâng cao ý thức tự giác trong việc cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho mình và người khác.
 + Lên án những kẻ chạy theo lợi ích trước mắt mà xem thường sức khỏe, tính mạng của người khác.
 Vậy việc hướng dẫn học sinh tìm ra câu trả lời chính là giáo viên đang hướng dẫn học sinh tìm ra các luận điểm chính của bài viết. 
Dạy tiết 113, 114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. (Ngữ văn 9-tập 2) tôi hướng dẫn các em đặt câu hỏi để tìm ra dàn ý bài làm:
 Mở bài viết gì ?
+Hệ thống chung: Thân bài chia thành mấy đoạn văn? Tương 
 ứng với những luận điểm nào?
 Kết bài có nhiệm vụ gì?
 Tư tưởng, đạo lí cần nghị luận là gì ?
+Hệ thống riêng: Tư tưởng, đạo lí đó hiểu như thế nào? Có biểu 
 hiện ra sao? Giá trị của nó hiện nay?
 Em có suy nghĩ gì về tư tưởng, đạo lí ấy?
 Sau khi nêu hệ thống câu hỏi, giáo viên lồng ghép kể một câu chuyện nhỏ cảm động, chắc chắn các em sẽ rất hứng thú. Chẳng hạn như tiết học trên, giáo viên có thể lựa chọn câu chuyện kể về một cậu bé 9 tuổi ở Nhật sống sót sau cơn sóng thần khủng khiếp đã từ chối nhận xuất lương khô sớm hơn mọi người, kiên nhẫn đợi xếp hàng đến lượt mình theo đúng thứ tựGiáo viên khéo léo ngừng mạch kể bằng câu hỏi: Vậy em có suy nghĩ gì về việc làm của cậu bé ? 
 Khi tôi đặt câu hỏi trên, các em học sinh lớp 9A trường tôi đã có những câu trả lời như sau:
 - Đồng cảm, chia sẻ với những thiệt hại, mất mát to lớn của gia đình cậu bé nói riêng và nhân dân, đất nước Nhật Bản nói chung do thảm hoạ động đất, sóng thần gây ra gần đây.
 - Cảm phục, xúc động trước những cử chỉ, hành động, việc làm cao đẹp của cậu bé.
 - Rút ra bài học về thái độ bình tĩnh, nhẫn nại, về tinh thần nhường cơm xẻ áo, chấp nhận hi sinh cho người khác.
 - Trong mọi hoàn cảnh, nhất là hoàn cảnh khó khăn, vẻ đẹp của tình người vẫn toả sáng lấp lánh. Đó chính là “cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.”
 Vậy việc hướng dẫn học sinh tìm ra câu trả lời chính là giáo viên đang hướng dẫn học sinh tìm ra các luận điểm chính của bài viết. 
 1.2. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong đó tôi sử dụng có hiệu quả phương pháp chia nhóm.
 Nếu như phương pháp dạy học “ thuyết trình hiệu quả” thiên về lí lẽ nhiều thì việc vận dụng chia nhóm lại mang tính thực hành. Kiểu bài nghị luận xã hội có phạm vi rộng là các vấn đề trong thực tế đời sống. Chia nhóm giúp các em có cơ hội chia sẻ thông tin cho nhau. Thâm nhập thực tế bằng những trải nghiệm của bản thân sẽ giúp các em có sự hiểu biết sâu rộng hơn về các vấn đề của xã hội.
 Chia nhóm học tập, giáo viên phân công công việc cụ thể cho mỗi nhóm bằng cách dành thời gian thích đáng (5 đến 7 phút) trong phần hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Ví dụ: Để học tốt, làm bài tốt phần nghị luận xã hội, giáo viên chia nhóm như sau: (Tuỳ vào số học sinh trong một lớp để chia nhóm cho phù hợp)
 + Nhóm 1: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn liên quan đến bài học làm người. Mỗi em trình bày suy nghĩ về câu em tâm đắc nhất ?
 + Nhóm 2: Hiện tượng nổi bật nhất trong giới học sinh tuần qua trên các phương tiện thông tin đại chúng. Em có suy nghĩ gì về vấn đề đó ?
 + Nhóm 3: Sưu tầm, thi kể trong nhóm về những câu chuyện mang tính nhân văn trong cuốn: “ quà tặng cuộc sống”, “ những tấm lòng cao cả”, "tinh hoa xử thế”... Thông điệp trong câu chuyện em yêu thích nhất ?
 + Nhóm 4: Sưu tầm dẫn chứng về những nhân vật thành danh nhờ nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Em có suy nghĩ gì về tấm gương đáng để học sinh chúng ta noi theo ?
 Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh chính là bồi thêm kĩ năng sống để các em viết bài nghị luận xã hội tốt hơn.
 2. Dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh
 Trong một lớp học, mức độ học sinh có sự tiếp thu khác nhau. Giáo viên cần chia nhỏ đối tượng để bổ sung cho các em những kiến thức phù hợp: đối tượng học sinh yếu, học sinh trung bình, học sinh khá giỏi. Chẳng hạn khi dạy nghị luận xã hội tôi đã chia thành các nhóm học sinh như sau, mỗi nhóm lượng kiến thức tương ứng với khả năng tiếp thu của các em:
 2.1. Đối tượng học sinh yếu:
Cần có những kiến thức cơ bản, dễ nhớ, dễ áp dụng với đối tượng học sinh này. Các em nắm được bản chất của văn nghị luận xã hội (trình bày suy nghĩ, phân tích, chứng minh, bình luậnmột vấn đề có ý nghĩa xã hội). Cách làm các dạng bài nghị luận xã hội được tôi mô hình hoá bằng những sơ đồ sau:
Kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng:
Mở bài: 
Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
Dàn bài chung:
Kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Thực trạng
Thân bài: 
-Liên hệ thực tế
-Phân tích các mặt.
-Đánh giá 
-Nhận định
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp
Kết bài:
Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Mở bài: 
Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Dàn bài chung: 
Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Thân bài: 
-Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.
-Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
Giải thích
Phân tích
Mở rộng
Kết bài:
Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
 Hiện nay, việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học thực sự đem lại hiệu quả. Học sinh dễ nắm bắt kiến thức. Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật dạy học thực sự thiết thực cho mọi đối tượng học sinh nhất là với học sinh còn yếu.
 2.2. Đối tượng học sinh trung bình:
Cần cho các em luyện các thao tác làm bài hoàn chỉnh theo từng đoạn kết hợp với chia nhóm. Ví dụ nhóm 1: luyện viết đoạn văn nêu thực trạng của hiện tượng học sinh đam mê điện tử. Nhóm 2: luyện viết đoạn văn nêu nguyên nhân của hiện tượng học sinh đam mê điện tử. Nhóm 3: luyện viết đoạn văn trình bày hậu quả của hiện tượng học sinh đam mê điện tử. Nhóm 4: luyện viết đoạn văn nêu giải pháp khắc phục hiện tượng học sinh đam mê điện tử. Từ cách viết đoạn văn lưu ý các em cách viết, liên kết câu, đoạn. 
 2.3. Đối tượng học sinh khá, giỏi:
 Cần hướng các em tới việc đưa chất văn vào bài văn nghị luận xã hội. Một bài văn nghị luận xã hội được xem là có chất văn khi bên cạnh hệ thống ý mạch lạc, sắc sảo, người viết còn thể hiện lòng nhiệt tình trong cách thể hiện chính kiến, quan điểm của cá nhân về vấn đề đưa ra bàn luận. Lòng nhiệt tình ấy thể hiện ở thái độ nghiêm túc xem xét vấn đề một cách thấu đáo. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, truyền cảm, cách diễn đạt giàu hình ảnhlà những yếu tố quan trọng để bài văn đạt hiệu quả, giàu tính thuyết phục. Vậy làm cách nào để tạo chất văn trong bài làm của học sinh? Hình thành ý tưởng và xác định thái độ là bước đầu tiên. Ý tưởng chính là những ý cần triển khai trong bài viết, phải có thái độ đúng đối với vấn đề đặt ra (khen hay chê, đồng tình hay phản bác). Khi đã có ý tưởng, giáo viên định hướng cho các em lập dàn ý sát với từng dạng đề. (Dàn ý đã trình bày ở phần trên). Sau đó, tổ chức điểm nhìn ( kết hợp cả khách quan và chủ quan để vấn đề bàn luận được xem xét thấu đáo hơn) và sử dụng lời văn. Lời văn trong văn nghị luận xã hội phải chặt chẽ, chính xác, có sức lay động tới người đọc. Vì vậy cần kết hợp linh hoạt kiểu câu và một số phương pháp lập luận trong bài.
	Tóm lại, dù đối tượng học sinh nào các em cũng cần thiết nắm được bố cục của một bài nghị luận xã hội. Khi viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn hay một đoạn văn cũng phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của một bài làm. Việc dạy học phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh có thể bổ sung kịp thời chỗ kiến thức còn thiếu hụt của các em, cũng là một cách khơi gợi sự hứng thú khi làm bài văn nghị luận xã hội của học sinh.
 3. Tạo môi trường học tập thân thiện tích cực
 3.1. Tổ chức cho các em:“học mà chơi, chơi mà học”. 
 Việc học căng thẳng, những bài học triết lí, khô khan, xa rời thực tế sẽ khiến các em nhàm chán. Giáo viên là người biến một giờ học căng thẳng thành những phút giây thư giãn đáng mong đợi ở các em.Tổ chức cho các em được nhập vai tình huống, kể lại tình huống hay câu chuyện sẽ giúp các em thích thú hơn. Chẳng hạn để giải quyết đề:
“ Có một người cha trước khi chết gọi ba người con trai đến bên giường, đưa cho họ một bó tên và bảo: “ Các con thử bẻ bó tên này xem ai có thể bẻ gãy được. Cả ba người con đều lấy hết sức bình sinh để bẻ nhưng bó tên vẫn không gãy một chiếc nào. Người cha cầm lấy bó tên tháo ra và lần lượt bẻ từng chiếc một. Trong phút chốc bó tên đã bị bẻ gãy”
(Truyện ngụ ngôn Người cha và bó tên)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tình đoàn kết trong gia đình và cộng đồng.
Học sinh được đóng vai hay kể lại, nghĩa là các em đang được trải nghiệm. Điều đó sẽ giúp các em có những suy nghĩ sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
 3.2. Tổ chức cho các em hoà nhập vào các hoạt động tập thể bổ ích một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Các hoạt động tập thể là cơ hội tốt để các em rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó giúp các em tự

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_trong_viec_day_kieu_bai_nghi_luan_x.doc