SKKN Một vài kinh nghiệm tổ chức tham quan học tập tại quần thể di tích lịch sử - Cách mạng xã xuân minh, huyện thọ xuân trong dạy học Lịch sử địa phương giai đoạn 1930 - 1945 lớp 12 thpt Lam Kinh

SKKN Một vài kinh nghiệm tổ chức tham quan học tập tại quần thể di tích lịch sử - Cách mạng xã xuân minh, huyện thọ xuân trong dạy học Lịch sử địa phương giai đoạn 1930 - 1945 lớp 12 thpt Lam Kinh

Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, dần hình thành thị trường toàn thế giới. Khoa học- kỹ thuật phát triển như vũ bão không chỉ cuốn mọi người vào guồng quay hối hả của nó, tạo ra những khả năng to lớn để con người có thể phát triển những năng lực sáng tạo của mình mà còn làm cho sự giao lưu và trao đổi văn hóa - xã hội giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng phát triển. Tất cả những nhân tố thúc đẩy đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố tiến bộ, những dòng văn hóa độc hại cũng tràn vào, làm xói mòn, đầu độc tư tưởng của con người nhất là tầng lớp thanh niên. Thế nên, phải “bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Phải đào tạo được những lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học công nghệ ” [1]

Muốn thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trong việc đào tạo con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu của thời đại thì nội dung giáo dục phải toàn diện: không chỉ có kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên mà còn phải hiểu biết cả về văn học, nghệ thuật nhất là về lịch sử dân tộc. Bởi vì, bất kỳ dân tộc nào dù phát triển đến đâu, một con người dù rất thành đạt mà không am hiểu lịch sử dân tộc mình, không mang trong mình những giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất thì con người đó không được giáo dục ý thức dân tộc, ý thức công dân

 

doc 22 trang thuychi01 6491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm tổ chức tham quan học tập tại quần thể di tích lịch sử - Cách mạng xã xuân minh, huyện thọ xuân trong dạy học Lịch sử địa phương giai đoạn 1930 - 1945 lớp 12 thpt Lam Kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, dần hình thành thị trường toàn thế giới. Khoa học- kỹ thuật phát triển như vũ bão không chỉ cuốn mọi người vào guồng quay hối hả của nó, tạo ra những khả năng to lớn để con người có thể phát triển những năng lực sáng tạo của mình mà còn làm cho sự giao lưu và trao đổi văn hóa - xã hội giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng phát triển. Tất cả những nhân tố thúc đẩy đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố tiến bộ, những dòng văn hóa độc hại cũng tràn vào, làm xói mòn, đầu độc tư tưởng của con người nhất là tầng lớp thanh niên. Thế nên, phải “bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Phải đào tạo được những lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học công nghệ” [1]
Muốn thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trong việc đào tạo con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu của thời đại thì nội dung giáo dục phải toàn diện: không chỉ có kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên mà còn phải hiểu biết cả về văn học, nghệ thuật nhất là về lịch sử dân tộc. Bởi vì, bất kỳ dân tộc nào dù phát triển đến đâu, một con người dù rất thành đạt mà không am hiểu lịch sử dân tộc mình, không mang trong mình những giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất thì con người đó không được giáo dục ý thức dân tộc, ý thức công dân
Như vậy, trong các môn học ở trường THPT thì môn Lịch sử có ưu thế và ý nghĩa rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục
của Đảng. Mặc dù bộ môn Lịch sử có vị trí quan trọng như thế, nhưng thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông vẫn còn nhiều điều bất cập. Một vấn đề lớn còn tồn tại hiện nay trong giáo dục là chậm đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, chưa biết chọn lọc kiến thức cơ bản, thiết thực và giàu tính thuyết phục, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, còn lúng túng trong việc xử lý mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp dạy học bộ môn. Vì vậy, nhìn chung, kết quả dạy học chưa cao. Nhiều học sinh, do tác động, ảnh hưởng khách quan và suy nghĩ chủ quan nên quan niệm rằng môn Lịch sử chỉ là môn phụ, các em chưa có hứng thú học tập; còn miễn cưỡng, đối phó.
Để nâng cao chất lượng bộ môn, khắc phục tình trạng trên, việc cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bộ môn trở thành vấn đề cấp thiết. Quá trình đổi mới dạy học phải tiến hành thường xuyên, đồng bộ trong đó việc tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan có vai trò quan trọng, nhất là khi những phương tiện này đang rất thiếu thốn và lạc hậu. Một trong những loại phương tiện dạy học có thể sử dụng tốt là các di tích lịch sử ở địa phương. Di tích lịch sử không chỉ là một loại tài liệu vật chất quý hiếm, một bằng chứng khoa học, trung thực về sự tồn tại của quá khứ mà còn là phương tiện dạy học có hiệu quả sư phạm cao. Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước. 
Thọ Xuân là một trong những địa phương có số lượng di tích lịch sử - cách mạng phong phú và đa dạng; đặc biệt là cụm di tích lịch sử - cách mạng xã Xuân Minh là những di tích về giai đoạn lịch sử 1930- 1945 chiếm một số lượng lớn. Đây là nguồn tư liệu rất phong phú, là phương tiện trực quan rất có giá trị để cụ thể hóa, minh chứng cho những sự kiện, những chiến công oanh liệt của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sử dụng cụm di tích lịch sử - cách mạng xã Xuân Minh để dạy học lịch sử địa phương thời kỳ 1930 - 1945 không chỉ giúp học sinh có được những biểu tượng cụ thể, sinh động về cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng không kém phần hào hùng của dân tộc ta mà còn bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của quê hương Thọ Xuân, giúp các em nhận thức đúng đắn những đóng góp to lớn của Thọ Xuân trong tiến trình lịch sử dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước đã đi qua, nhưng những di tích cách mạng và kháng chiến ở Thọ Xuân vẫn còn in đậm và sáng ngời mãi những chiến công của dân tộc. Hiểu rõ các di tích này, học sinh sẽ hiểu hơn tiến trình lịch sử đang học, càng thêm yêu Thọ Xuân, tự hào quê hương của mình.
Tuy nhiên thực tế thì trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay cũng chỉ có một vài tài liệu viết về các di sản lịch sử - cách mạng Thọ Xuân, giáo viên trên địa bàn cũng chưa có sáng kiến kinh nghiệm nào biết tận dụng những di tích lịch sử - cách mạng của xã Xuân Minh trong việc dạy học môn lịch sử.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “ MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THAM QUAN HỌC TẬP TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ - CÁCH MẠNG XÃ XUÂN MINH, HUYỆN THỌ XUÂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 1930 -1945 LỚP 12 THPT LAM KINH”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Khẳng định vai trò và ý nghĩa của hoạt động tham quan học tập, từ đó đưa ra một vài biện pháp tổ chức hoạt động tham quan học tập tại cụm di tích lịch sử - cách mạng xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa cho học sinh lớp 12 trường THPT Lam Kinh sau khi học xong phần Lịch sử địa phương giai đoạn 1930 -1945.
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là một vài cách thức tổ chức hoạt động tham quan học tập tại cụm di tích lịch sử - cách mạng xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân trong dạy học Lịch sử địa phương giai đoạn 1930 -1945 cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Lam Kinh. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu tài liệu: đọc, sưu tầm và phân tích những tài liệu từ sách báo, tạp chí, Internet về lý luận phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là lý luận về phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử trong đó có sử dụng di tích lịch sử - cách mạng .
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tiến hành quan sát, điều tra bằng phiếu đối với giáo viên và học sinh, trải nghiệm thực tế tại địa bàn, đối chiếu với kết quả điều tra. Tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng, về thái độ của học sinh với môn học và nguyên nhân ảnh hưởng đến thái độ học tập môn Lịch sử.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Quan niệm về di tích và di tích lịch sử- cách mạng.
Về tên gọi chung, hiểu theo ý nghĩa ban đầu thì di tích là những “dấu vết, mảnh vụn” còn sót lại của các thời đại trước gắn liền với những nhân vật, sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử. Ta cũng dễ dàng nhận thấy, từ xa xưa nhiều nước trên thế giới đã đặt tên chung cho di tích lịch sử là dấu tích, dấu vết còn lại. Tiếng Pháp viết vestiges, tiếng Anh cũng viết vestiges,tiếng Nga viết pomiatnik, tiếng Trung Quốc viết cổ tích. Quá trình nghiên cứu di tích đã được các nhà sử học quan tâm từ rất lâu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau:
Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (Xuất bản năm 2006 thì: “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc
trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”.
Còn theo luật di sản văn hóa của nước ta, Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/
6/ 2001 quy định “ di tích là công trình được xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học” . Gọi chung là di tích lịch sử-văn hóa vì chúng do con người (tập thể hoặc cá nhân ) hoạt động sáng tạo lịch sử,con người hoạt động văn hóa mà hình thành nên. Văn hóa ở đây bao gồm cả văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần .
Di tích cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.
2.1.2. Cơ sở xuất phát điểm của vấn đề sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 
2.1.2.1. Mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông.
 Mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thể hiện tập trung ở việc quán triệt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, thông qua chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng, nội dung của môn học và tình hình, nhiệm vụ cụ thể của đất nước trong những điều kiện cụ thể.
Mục tiêu giáo dục trường phổ thông quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đối với giáo dục.
Luật giáo dục được Quốc hội thông qua năm 2005 đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
2.1.2.2. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
Lịch sử mang tính quá khứ, bao gồm những sự kiện, hiện tượng đã xảy
ra, nó tuân thủ theo tiến trình thời gian. Chúng ta phải tiếp nhận lịch sử một
cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại. Việc nhận thức lịch sử đối
với học sinh có những nét đặc trưng, học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử thông
qua việc cung cấp các sự kiện tạo biểu tượng lịch sử của giáo viên trong mỗi
giờ giảng mà không thể cho học sinh “trực quan sinh động” những sự kiện
xảy ra.
Bên cạnh đó, lịch sử mang tính không lặp lại về không gian và thời
gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong một không gian và thời
gian nhất định, chỉ xảy ra một lần duy nhất. Không có một sự kiện, hiện tượng
lịch sử nào hoàn toàn giống nhau, dù có điểm giống nhau, lặp lại mà là sự kế thừa “lặp lại trên cơ sở không lặp lại”. Chính điều đó đã gây nên những trở ngại trong việc giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh nhớ sự kiện lịch sử.
Lịch sử có tính cụ thể, nên khi trình bày các sự kiện lịch sử rất cần phải cụ thể, sinh động. 
Để thực hiện được yêu cầu này, người giáo viên lịch sử phải vận dụng nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học, trong đó đồ dùng trực quan nhất là các đồ dùng trực quan hiện vật (các di tích lịch sử-cách mạng) góp một phần
không nhỏ quyết định thành bại việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Nó
giúp các em không chỉ “biết” mà còn hiểu lịch sử đã diễn ra nhƣ thế nào một
cách chân thực nhất, sống động nhất.
2.1.2.3. Đặc điểm tâm lý và nhận thức lịch sử của học sinh THPT (lớp 12)
- Đặc điểm nhận thức lịch sử của học sinh
Đặc trưng của bộ môn lịch sử không cho phép học sinh được quan sát trực tiếp các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chủ yếu là nhận thức gián tiếp thông qua quan sát, tri giác các tài liệu, hiện vật được lưu lại. Vậy, trong “trực quan sinh động” thì tài liệu đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự quan sát, tri giác của học sinh.
Thông thường, ở trường phổ thông, “tài liệu” giúp học sinh tri giác sự kiện,
hiện tượng lịch sử là lời giảng của thày, đồ dùng trực quan và sách giáo khoa.
Đây là các “tài liệu” có tính chất nền tảng cho tri giác của học sinh. Di tích lịch sử- cách mạng là một trong những bộ phận của nguồn sử liệu vật chất chân xác nhất. Nó là một loại phương tiện trực quan có giá trị góp phần tạo biểu tượng cụ thể, chân thực cho học sinh.
Hơn nữa, việc sử dụng các di tích lịch sử-cách mạng trong học tập lịch sử sẽ rèn luyện khả năng quan sát, trí tưởng tượng, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Để có thể hiểu được nội dung của những địa điểm đã xảy ra các sự kiện lịch sử, học sinh phải quan sát các sự vật, hiện tượng, rồi giải thích, đánh giá đi đến rút ra những nét khái quát về bẩn chất các sự vật và hiện tượng đó Công việc làm thường xuyên như vậy làm cho các thao tác tư duy của học sinh được phát triển.
- Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 12 THPT trong học tập lịch sử
Theo tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm thì học sinh ở cấp THPT(vào độ tuổi 16- 18) đang trong thời kỳ phát triển hết sức sôi động và
toàn diện về mặt tâm sinh lý và hoạt động xã hội. Học sinh có sự phát triển
nhanh về thể lực, trong đó hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu
trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển nên các
em có trình độ hiểu biết hơn hẳn lứa tuổi học sinh THCS, có khả năng tư duy
lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sang tạo. Tư duy của các em chặt
chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy
cũng phát triển. [9]
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 12 THPT cho phép người viết có thể sử dụng những biện pháp thích hợp hướng dẫn học sinh sử dụng các di tích lịch sử cách mạng và tưliệu về di tích lịch sử cách mạng tốt nhất để đạt được mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của bộ môn.
2.1.2.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử
Việc đổi mới chương trình SGK hiện nay đặt ra yêu cầu bức thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Qua tìm hiểu, so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, mặt bằng kiến thức ở trường phổ thông của chúng ta không thua kém gì họ, thậm chí còn hơi nặng và học sinh ta khi đua tài chất xám trong các kỳ thi quốc tế cũng khẳng định được thứ hạng cao. Nhưng chúng ta lại thua họ ở kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức khoa học và năng lực hoạt động độc lập. 
Đặc biệt nhiều giáo viên lịch sử chƣa hiểu hết nội dung kênh hình, nên bỏ qua hoặc hiệu quả sử dụng chƣa cao Những hạn chế đó không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới về phƣơng pháp dạy học hiện nay, cũng nhƣ không hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu bức thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng việc đổi mới về nội dung và mục tiêu giáo dục đặt ra. 
2.2. Một số di tích lịch sử- cách mạng ở xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân cần khai thác, sử dụng trong dạy học Lịch sử địa phương từ 1930 đến 1945 lớp 12 THPT.
- Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Xuân Thúy.
- Di tích lịch sử đồn Phong Cốc.
- Di tích lịch sử nhà ông Đỗ Huy Trinh.
- Di tích lịch sử đồng Mã Nung.
- Di tích lịch sử đình làng Xá Lê.
- Di tích lịch sử đình làng Phong Cốc.
- Di tích lịch sử nhà thờ Cố Thủy.
- Di tích lịch sử nhà ông Đỗ Huy Trai.
- Di tích lịch sử địa điểm Vườn Trầu.
- Di tích lịch sử nhà ông Trịnh Văn Phan.
- Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Văn Hồ.
- Di tích lịch sử nhà ông Đỗ Huy Kính.
- Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Xuân Oanh.
2.3. Thực trạng vấn đề.
2.3.1. Thực trạng về di tích lịch sử Thọ Xuân nói chung và di tích lịch sử- cách mạng thời kỳ 1930- 1945 nói riêng ở Xuân Minh. 
Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hiến, núi sông cẩm tú, con người cần cù, giản dị, giàu lòng yêu nước. Thọ Xuân là đất thang mộc của hai vương triều hiển hách (Tiền Lê và Hậu Lê ) để lại những dấu son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Đất Thọ Xuân đã sinh ra những vị anh hùng mở nước, giải phóng dân tộc.Từ Lê Đại Hành hoàng đế (Lê Hoàn) đến Thái tổ cao hoàng đế (Lê Lợi), Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) - nhân vật của mọi thời đại đã làm cho Thọ Xuân trở thành vùng đất được mọi người dân Việt Nam và thế giới hướng về với tấm lòng ngưỡng mộ.
Huyện Thọ Xuân khá phong phú về tiềm năng du lịch cả về cảnh quan, văn hóa, di tích lịch sử, là một huyện có bề dày lịch sử, văn hóa cách mạng với 56 di tích được xếp hạng, trong đó có 1 Di tích Quốc gia đặc biệt, 12 Di tích Quốc gia và 43 Di tích cấp tỉnh.
Xuân Minh là một xã thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nằm ở phía Bắc, Đông Bắc huyện Thị trấn Thọ Xuân. Phía Bắc giáp huyện Yên Định(có con sông cầu chày làm giới hạn). Cách trung tâm huyện Thọ Xuân 4 km. Xuân Minh là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng bậc nhất của tỉnh Thanh Hóa, là cái nôi cách mạng của Tỉnh, là địa chỉ tin cậy của cách mạng Tỉnh mà đỉnh cao là thời kỳ 1930- 1945. Xã Xuân Minh được Đảng, nhà nước trao tặng danh hiệu xã Anh hùng cách mạng thời kỳ chống Pháp, xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
Về mặt di tích: Quần thể di tích lịch sử cách mạng xã Xuân Minh huyện Thọ Xuân đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2010.
Những di tích cách mạng ở Thọ Xuân nói chung, Xuân Minh nói riêng mãi mãi là những tượng đài trong trái tim của người Thọ Xuân và đồng bào cả nước, là sức mạnh truyền thống để thế hệ sau luôn cảm thấy tự hào về những thành quả mà cha ông ta đã gây dựng lên. Đồng thời với khối lượng di tích cách mạng như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi cho các giáo viên không chỉ riêng ở Thọ Xuân mà giáo viên các tỉnh khác cũng có thể khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Nhưng cũng giống như nhiều nước ở trên thế giới, các di tích lịch sử -
cách mạng ở Thọ Xuân đã và đang trải qua nhiều hiểm họa, bị phá hủy do thời gian ngày càng lùi xa, thiên nhiên khắc nghiệt và bản thân con người. Một số di tích cách mạng đã được tỉnh đầu tư kinh phí ngân sách để tu bổ, nâng cấp, phục hồi, tu bổ, tôn tạo và đặt bia di tích tại khu di tích lịch sử quốc gia.
Nhưng nhìn chung, công tác bảo vệ và sử dụng các di tích cách mạng ở Thọ Xuâ nói chung và di tích phản ánh giai đoạn 1930 – 1945 ở Xuân Minh nói riêng đã và đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Điều đó có những tác động không tốt đến việc giáo dục học sinh THPTnhư học sinh ít có cơ hội tiếp xúc, khai thác những nội dung lịch sử khoa học đƣợc phản ánh trong di tích. Nhiều lúc lại bị “hiện đại hóa” các di tích lịch sử-cách mạng do việc tôn tạo di tích không đúng nguyên trạng. Từ đó, ý nghĩa giáo dục truyền thống đạo đức ít được phát huy trong các dịp tham quan.
2.3.2. Thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng địa phương trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT Thọ Xuân.
Để hiểu đƣợc thực tiễn việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học bộ môn lịch sử ở trƣờng THPT huyện Thọ Xuân, tôi đã tiến hành phát
phiếu điều tra 15 giáo viên của 6 trường THPT trong huyện. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1.1: Kết quả xin ý kiến giáo viên
Câu hỏi
Số GV được hỏi
Kết quả trả lời
Nội dung câu trả lời
Số GV
trả lời
%
Câu 1: Theo các thầy(cô) có cần thiết phải sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc ở trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang không?
15
Rất cần thiết 
8
53,3
Cần thiết 
5
33,4
Không cần thiết 
2
13,3
Ý kiến khác
0
0
Câu 2: Thầy (cô) đã sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng trong đó có di tích lịch sử cách mạng ở Tuyên Quang trong các bài lịch sử dân tộc có liên quan chƣa?
15
Thƣờng xuyên sử dụng
0
0
Chƣa sử dụng
8
53,3
Sử dụng một vài lần
5
33,4
Không để ý
2
13,3
Câu 3: Thầy (cô) đã sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 theo hình thức dạy học nào dƣới đây?
15 
Trong bài lịch sử nội khóa
10
66,7
Trong hoạt động ngoại khóa lịch sử
2
13,3
Hƣớng dẫn học sinh tự học ở nhà
3
20
Câu 4: Sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954. Thầy (cô) gặp những trở ngại
nào?
15
Thời gian tiết học ít, học sinh không hứng thú học tập
6
40
Tài liệu tham khảo thiếu, lâu nay chƣa đƣợc sử dụng
2
13,3
Lúng túng trong việc vận dụng phƣơng pháp dạy
học
0
0
Tất cả các ý kiến trên
7
46,7
Câu 5: Việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở địa phƣơng trong dạy học lịch sử Việt Nam, theo thầy (cô) có tác dụng?
15
Tạo đƣợc hứng thú cho học sinh
0
0
Hiệu quả 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_to_chuc_tham_quan_hoc_tap_tai_quan.doc
  • docMuc luc - bia.doc