SKKN Một vài kinh nghiệm giúp làm tốt bài văn tả người qua một số thao tác và khai thác môn học khác đối với học sinh lớp 5
Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy tập làm văn tả người có liên quan đến“Một vài kinh nghiệm giúp làm tốt bài văn tả người qua một số thao tác và khai thác môn học khác đối với học sinh lớp 5” bản thân tôi nhận thấy:
Từ xa xưa đất nước Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học. Bao tấm gương hiếu học và đã trở thành những nhà bác học thiên tài trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay truyền thống đó ngày càng được phát triển và nhân rộng thêm. Việc học tập để lĩnh hội tri thức mới giúp cho thế hệ trẻ tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật của nhân loại, vững vàng hội nhập quốc tế là vấn đề cấp bách đang được toàn đảng toàn dân quan tâm hàng đầu. Để đáp ứng được vấn đề này hệ thống giáo dục là vấn đề cốt lõi. Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục bậc Tiểu học là rất quan trọng. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần thành hình thành con người Việt Nam trong thời kì đổi mới.
Phßng gi¸o dôc Vµ ®µo t¹o CHÂU PHÚ Trêng tiÓu häc “B”MỸ PHÚ BÁO CÁO THỰC HIỆN SÁNG KIẾN “MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP LÀM TỐT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI QUA MỘT SỐ THAO TÁC VÀ KHAI THÁC MÔN HỌC KHÁC ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 5 ” Người thực hiện :Nguyễn Văn Tới Năm học : 2022- 2023 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I .Sơ lược lý lịch tác giả. 4 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Tên sáng kiến. Lĩnh vực . 4 III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 3. Nội dung sáng kiến 5 5 6 7-18 IV. Hiệu quả đạt được 18 V. Mức độ ảnh hưởng: 1. Khả năng ứng dụng triển khai. 2. Những điều kiện cần thiết để sử dụng các mảnh ghép thời gian , sự kiện và nhân vật lich sử vào học môn lịch sử lớp 5. 19 19 19-20 . VI. Kết luận 20 Lời kết 21 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. Giáo viên chủ nhiệm : GVCN 2. Học sinh : HS 3. Kiến thức, kĩ năng: KT-KN 4. Năng lực, phẩm chất: NL-PC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC B MỸ PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mỹ Phú ngày 9 tháng 12 năm 2022 BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP LÀM TỐT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI QUA MỘT SỐ THAO TÁC VÀ KHAI THÁC MÔN HỌC KHÁC ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 5 ” I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Văn Tới Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 11/7/1975 - Nơi thường trú: Thị trấn Vĩnh Thạnh Trung – Châu Phú – An Giang - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Mỹ Phú - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học - Lĩnh vực công tác: Giáo viên Tiểu học. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Đặc điểm tình hình: - Trường tiểu học B Mỹ Phú được thành lập từ năm 1992. Trường có 03 điểm trường tọa lạc ở 03 Ấp: ấp Mỹ Trung, ấp Mỹ An và ấp Mỹ Phước nằm dọc trục lộ giao thông liên xã thuộc địa bàn nông thôn, huy động học sinh 4 ấp trong địa bàn xã Mỹ Phú như: (Ấp Mỹ Trung, ấp Mỹ Thuận, ấp Mỹ An và ấp Mỹ Phước ), ngoài ra còn thu thêm học sinh các xã lân cận như xã Ô Long vĩ, xã Vĩnh Thạnh Trung... - Toàn trường có 35 viên chức và người lao động với 609 học sinh gồm 24 lớp. Hằng năm đều được công nhận công tác PCGD-ĐĐT. Người dân đa số sống bằng nghề nông, một số ít nghề nuôi cá và buôn bán nhỏ. Trình độ dân trí của người dân còn thấp so với mặt bằng chung toàn huyện. 2 . Số liệu năm học 2022-2023 2.1. Học sinh: - Tổng số: 24 lớp; 609/298 nữ Chia ra: Khối Số lớp Số học sinh Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Nữ Tỷ lệ 1 5 5 113 122 63 107,96 2 4 4 115 96 39 83,47 3 5 5 129 131 65 101,55 4 5 5 126 124 60 98,41 5 5 5 138 136 71 97,84 Tổng cộng 24 24 621 609 298 98,07 - Bình quân số HS/lớp: 25,37 em/lớp (Phụ lục danh sách HS các lớp) 2.2. Số liệu Cán bô, giáo viên, nhân viên - Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 35/17 nữ ; Trong đó: + CBQL: 02 + Giáo viên chủ nhiệm: 23 + Giáo viên dạy Thể dục 02; giáo viên dạy tiếng Anh: 01; giáo viên dạy Mỹ thuật: 01; giáo viên dạy Âm nhạc: 01; Cán bộ TV-TB: 01.; Nhân viên KT-YTHĐ: 01; Giáo viên TPT Đội: 01) Bình quân GV/lớp: 1,2 (Phụ lục bảng phân công CBGVNV) - Người lao động: 02 3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Tổng số lớp: 24 lớp; tổng số phòng: 22 phòng - Tỷ lệ phòng học/lớp: 0,92 ; Văn phòng: 01, ; phòng TV-TB: 01 (Phụ lục Sơ đồ bố trí phòng học, phòng chức năng) - Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định 1 bộ/ lớp, làm đồ dùng dạy học ít nhất 1 sản phẩm / 01GV/ 01 học kỳ. 3. Thuận lợi, khó khăn 3.1 Những thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục Đào tạo Châu Phú, cùng các loại văn bản hướng dẫn của sở, phòng GDĐT Châu Phú trong việc thực hiện công tác giáo dục. - Trường tiểu học B Mỹ Phú trong nhiều năm liền duy trì trường đạt danh hiệu “Trường học văn hóa”, “Trường học thân thiện học sinh tích cực”, Nề nếp giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh dần đi vào ổn định. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư từng bước làm cho cảnh quan sư phạm nhà trường thêm khang trang so với các năm về trước. - Đội ngũ GV có tinh thần xây dựng, đoàn kết thống nhất cao, một số Giáo viên vững về nghiệp vụ sư phạm. Trình độ chuyên môn của GV hằng năm được nâng dần từ Trung học sư phạm; Cao đẳng lên Đại học, hiện nay GV đạt chuẩn chuyên môn 28/30 giáo viên đạt chuẩn, đạt tỉ lệ: 93,33% giáo viên đạt chuẩn. - Đời sống kinh tế của gia đình học sinh từng bước ổn định; phần đông nhận thức, thái độ quan điểm của quần chúng nhân dân trong việc chăm lo cho sự nghiệp GD được từng bước nâng lên. - Chính quyền địa phương đã quan tâm hỗ trợ đúng mức. Công tác XHHGD được cộng đồng quan tâm thực hiện có hiệu quả trong đó việc chăm lo phát triển CSVC tạo vẽ mỹ quan trường học được đặt lên hàng đầu. - Ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm chăm lo đến CSVC, dụng cụ học tập của học sinh, nhất là học sinh nghèo; cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Lực lương cốt cán của trường vững vàng về tinh thần thái độ và trách nhiệm trong công tác. Tận tụy đoàn kết nhất trí, thống nhất về quan điểm làm việc. 3.2 Những khó khăn, vướng mắc: - Phòng học chưa đáp ứng yêu cầu theo tỉ lệ 1/1. - Một vài giáo viên lớn tuổi khả năng tiếp cận công nghệ thông tin đưa vào công tác soạn giảng có phần còn hạn chế nên ảnh hưởng một phần đến việc đầu tư giảng dạy. - Một bộ phận học sinh gia đình nghèo, phải phụ tiếp gia đình nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập. - Thiết bị dạy học còn thiếu nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới (đèn chiếu). - Đời sống kinh tế của một bộ phận cha mẹ học sinh học còn khó khăn phải đi làm thuê, mướn khỏi địa phương gửi con cho ông bà chăm sóc nên việc quan tâm việc học của các em chưa thật sự chu đáo. Tư tưởng còn khoán trắng học tập con em cho nhà trường. - Tình hình các dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, trong đó dịch bệnh Covid-19. .Tên sáng kiến: Sử dụng“Một vài kinh nghiệm giúp làm tốt bài văn tả người qua một số thao tác và khai thác môn học khác đối với học sinh lớp 5 ” . Lĩnh vực: Tập làm văn Tiểu học. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy tập làm văn tả người có liên quan đến“Một vài kinh nghiệm giúp làm tốt bài văn tả người qua một số thao tác và khai thác môn học khác đối với học sinh lớp 5” bản thân tôi nhận thấy: Từ xa xưa đất nước Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học. Bao tấm gương hiếu học và đã trở thành những nhà bác học thiên tài trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay truyền thống đó ngày càng được phát triển và nhân rộng thêm. Việc học tập để lĩnh hội tri thức mới giúp cho thế hệ trẻ tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật của nhân loại, vững vàng hội nhập quốc tế là vấn đề cấp bách đang được toàn đảng toàn dân quan tâm hàng đầu. Để đáp ứng được vấn đề này hệ thống giáo dục là vấn đề cốt lõi. Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục bậc Tiểu học là rất quan trọng. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần thành hình thành con người Việt Nam trong thời kì đổi mới. Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn. Tập làm văn là phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó không chỉ giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe , nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt. Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương trình tập làm văn 5 là văn miêu tả nó có hệ thống xây dựng lí thuyết riêng cho từng thể loại như: Tả người, tả cảnh vật, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật... và ở từng thể loại đòi hỏi giáo viên phải có những cách rèn khác nhau để đạt được những kĩ năng cần thiết. Một bài văn hay, có giá trị không phải chỉ ở chỗ trình bày mạch lạc, dễ hiểu mà quan trọng hơn đó là sức truyền cảm. Để viết được bài văn hay các em cần rèn luyện năng lực quan sát, năng lực thu thập thông tin, năng lực tưởng tượng, năng lực phân tích tổng hợp và các khả năng biểu đạt, bố cục, tạo phong cách. Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả là cả một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục. Trong thực tế giảng dạy tập làm văn phần Tả người, bản thân người giáo viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy còn lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài hay, có hình ảnh, có cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như văn mẫu lại chỉ có các bài văn đã viết sẵn mà không có một sự hướng dẫn nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh. Do vậy tôi luôn luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để cho học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Để nâng cao chất lượng bài dạy và giúp các em rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản, tạo điều kiện cho học sinh tự tìm và tự thể hiện những ý kiến, suy nghĩ của mình một cách độc lập, chủ động không máy móc, rập khuôn. Để bạn bè và đồng nghiệp cùng tham khảo và suy nghĩ, tôi mạnh dạn đề xuất: “Một vài kinh nghiệm giúp làm tốt bài văn tả người qua một số thao tác và khai thác môn học khác đối với học sinh lớp 5 ” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và suy nghĩ. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến mới. Trong thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, tôi đưa ra “Một vài kinh nghiệm giúp làm tốt bài văn tả người qua một số thao tác và khai thác môn học khác đối với học sinh lớp 5 ” nhằm mục đích sau: - Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. - Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả. - Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn Tả người nói riêng. IV. Nội dung sáng kiến: 1. Tiến trình và thời gian thực hiện: Sau những năm giảng dạy chương trình lớp 5, qua các đợt kiểm tra bài viết của học sinh, qua dự giờ thăm lớp khối 5 tôi thấy thực trạng dạy Tập làm văn tả người lớp 5 như sau: 1.1.Về giáo viên: a. Thực trạng dạy những kiến thức thể loại văn Tả người ở lớp 5: - Giáo viên chỉ có một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về lí thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm văn...Phần lớn giáo viên lấy sách giá khoa, sách giáo viên làm chuẩn để dạy. Trong khi đó các lí thuyết về thể loại nhiều khi chưa được sách giáo khoa, sách giáo viên đề cập đến. Bên cạnh đó cũng có những giáo viên thông hiểu về các thể loại bài văn thế nhưng vì phải đảm bảo nội dung, yêu cầu của tiết học (tìm ý, làm dàn bài hay viết một đoạn) cho một đề bài cụ thể nên họ chưa chú trọng đến việc dạy lí thuyết này. Hầu hết các giáo viên mới chỉ nói qua về các yêu cầu đối với thể loại, kiểu bài đang học chứ chưa chú ý đến việc dạy cho học sinh có những hiểu biết khái quát về thể loại, kiểu bài tập làm văn, so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thể loại, mối liên quan giữa các kiểu bài đang học với các kiểu bài đã học. Do không được dạy kĩ về lí thuyết nên nhiều em còn nhầm lẫn giữa các kiểu bài như Tả người với Kể về một người. b. Thực trạng dạy tiết tìm ý và lập dàn ý: Hoạt động của giáo viên bằng lời nói là chủ yếu. Thao tác hoạt động của giáo viên nhiều: Ghi bảng, gọi học sinh nhận xét. Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên phụ thuộc vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy, trung thành với các tài liệu này nên ít có biện pháp sáng tạo. Ví dụ: Khi dạy văn tả người: Tả cụ già, giáo viên chưa tạo điều kiện để học sinh nắm bắt từ thực tế, nhiều giáo viên còn dạy chay, không hướng dẫn học sinh quan sát thực tế nên có nhiều trường hợp học sinh trình bày sự quan sát của mình qua tưởng tượng, dẫn đến sự vô lí không đáng có trong bài văn. Do cách dạy vậy mà học sinh đã tả cụ già như: Bà em đã già lắm rồi, răng đã rụng hết nhưng bà em vẫn bỏm bẻm nhai trầu. Mắt bà em sáng rực, tròn như hai hòn bi ve... c. Thực trạng tiết tập làm văn viết: Sau khi học xong tiết Tập làm văn miệng hay lập dàn ý. Giáo viên dặn học sinh về nhà hoàn thiện dàn bài và viết thành bài văn hoàn chỉnh để giờ sau học tiết Tập làm văn viết và như thế, trong tiết Tập làm văn viết, học sinh chỉ làm nhiệm vụ chép lại bài đã chuẩn bị vào giấy kiểm tra hoặc vở Tập làm văn và đem nộp, thậm chí có em còn nộp luôn bài đã viết ở nhà. d. Thực trạng tiết trả bài viết: Mặc dù trong chương trình quy định mỗi đề bài Tập làm văn viết đều có tiết trả bài riêng nhưng thực tế việc trả bài không được dạy thành tiết (đủ 40 phút). Ở tiết này giáo viên trả bài cho các em và nêu 1 số lỗi, chữa bài qua loa. Hầu như học sinh không rút được kinh nghiệm làm bài. e. Thực trang của việc dạy Tập làm văn trong các phân môn khác. Việc dạy phân môn Tiếng việt khác như: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu... thì ngoài mục đích giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của từng phân môn còn hướng cho các em biết vận dụng các kiến thức đó vào Tập làm văn. Nhìn chung giáo viên đã ý thức được vấn đề này nên biết kết hợp việc dạy Tập làm văn qua các phân môn trên. Tuy vậy, một số giáo viên vẫn chưa chú ý sâu đến điều đó, dạy tiết nào biết tiết ấy nên đã bỏ qua nhiều kiến thức cũng như kĩ năng bổ ích, thiết thực cho học sinh trong Tập làm văn. Tôi đã trực tiếp dạy lớp 5 nhiều năm cùng với việc đi sâu dự giờ thăm lớp môn Tập làm văn nói chung và văn Tả người lớp 5 nói riêng tôi nhận thấy rằng: - Giáo viên chưa nắm vững ý đồ, nội dung các bài tập đưa ra trong tiết tập làm văn tả người. - Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, rập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn. - Giáo viên chưa làm rõ các bước cần thiết của 1 tiết học, chỉ quan tâm đến việc học sinh làm được, viết được đoạn, được bài theo ý cô sao cho nhanh để giải quyết các bài tập đưa ra trong tiết học. Từ đó học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. - Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến sửa câu, cách dùng từ trong câu, dùng từ sai của học sinh. - Chưa tạo được khí thế cho học sinh mở rộng tầm nhìn, liên hệ sâu sắc trong thực tế hoàn cảnh làm việc, hành động của người được tả để bài viết thêm phong phú, sinh động. 1.2.Về phía học sinh: Do hạn chế của chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy của giáo viên như đã nói ở trên, cùng với sự lơ là trong học tập của các em đã dẫn việc dạy và học Tập làm văn chưa đạt đến kết quả cao. Phần lớn các em chưa thực sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, do đó càng ít có sự sáng tạo. Nhiều khi chưa nắm vững được các kĩ năng cơ bản để làm bài (tìm hiểu đề, quan sát lập dàn ý, lập dàn bài, triển khai ý, liên kết ý, liên kết đoạn...) dẫn đến nhiều em còn làm bài lạc đề, sắp xếp ý lộn xộn, rời rạc. Đặc biệt là có những em chưa phân tích kĩ đề bài nên chưa làm đúng yêu cầu của đề và chưa có thái độ, tình cảm như đề bài yêu cầu. Ví dụ: Trong bài văn Tả người thân của em, học sinh chỉ viết được bài văn bằng trình độ của học sinh lớp 2 và thiên về văn kể: "Bố em là thợ xây, bố em rất cao. Bố em có nước da ngăm đen, tóc xoăn. Em rất yêu bố.” Hay: "Mẹ có cái tai rất to để nghe em nói cho rõ. Mẹ còn có cái mũi dài để ngửi. Cái miệng hay cười. Trông mẹ em rất xinh”. Hệ thống ý trong bài văn của các em còn nghèo nàn. Chỉ rập khuôn theo sách giáo khoa, theo vở luyện, ít có sáng tạo của bản thân. Số học sinh tìm được ý diễn đạt mới mẻ là rất hiếm. Khi miêu tả, học sinh chưa biết chọn lọc những nét tiêu biểu để tả nên đã biến bài văn thành bài kể lan man và cũng ít biết lồng tình cảm, cảm xúc của mình vào bài. Bài văn của các em đa phần là dùng những câu đơn để diễn đạt nên còn rời rạc, nặng nề về liệt kê, kể lể. Bài làm còn nhiều nét sơ lược, các chất để làm văn có hồn thì thật là hãn hữu vì các em chưa thực sự rung động trước đối tượng tả. Một thực trạng rất phổ biến và dễ thấy ở các em là chưa biết tự lập dàn bài trước khi viết thành bài văn. Do vậy mà thường thiếu sót, các ý sắp xếp lộn xộn, lủng củng. Ví dụ: Khi viết bài văn Tả cô giáo (thầy giáo), học sinh viết: "Cô giáo em rất đẹp, hằng ngày cô giảng bài rất hay, viết chữ rất nhanh, rất đep, rất yêu quý em. Vậy qua quá trình tìm hiểu thực trạng dạy Tập làm văn lớp 5 tôi thấy có một số vấn đề đáng lưu ý như sau: - Tập làm văn là phân môn có tính chất tổng hợp: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chỉnh tả, Kể chuyện; được thể hiện tập trung ở bài Tập làm văn.. - Việc dạy văn mẫu chưa được chú ý và chưa có phương pháp dạy thích hợp nên học sinh còn chép văn mẫu. - Tiết trả bài chưa được giáo viên nhìn nhận với vai trò xứng đáng của nó, dẫn đến việc nhiều giáo viên còn dạy qua loa tiết này, nên chưa hình thành cho học sinh thói quen rút kinh nghiệm bài làm. 2.Chương trình tập làm văn lớp 5 và Thời gian thực hiện. Chương trình tập làm văn lớp 5 được thiết kế như sau: Loại văn bản Học kì I ( Số tiết) Học kì II (Số tiết) cẢ NĂM (Số tiết) Kể chuyện (ôn tập) 0 3 3 Miêu tả: - Miêu tả đồ vật (ôn tập) - Miêu tả cây cối (Ôn tập) - Miêu tả con vật (Ôn tập) - Miêu tả cảnh - Miêu tả người 0 0 0 14 8 4 3 3 4 7 4 3 3 18 15 Các văn bản khác: - Báo cáo thống kê - Đơn - Thuyết trình, tranh luận - Biên bản - Chương trình hoạt động - Chuyển đoạn văn thành kich. 2 3 2 3 0 0 3 3 2 3 2 3 3 3 Tổng cộng số tiết 32 30 62 Vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các phân môn khác. Vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học Tập làm văn. Vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết. Vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn. - Năm học 2018 – 2019 Học sinh lớp 5D trường Tiểu học B Mỹ Phú ; đầu năm học khảo sát, điều tra thực trạng giảng dạy và học tập. - Cuối năm 2018 – 2019 đến năm học 2019 - 2020 tìm hiểu và đề ra những biện pháp khắc phục và áp dụng vào thực tế giảng dạy. - Cuối kì I năm học 2020 – 2021 tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm. - Việc nghiên cứu tìm ra “Một vài kinh nghiệm giúp làm tốt bài văn tả người qua một số thao tác và khai thác môn học khác đối với học sinh lớp 5” được hoàn thành vào cuối học kì I năm học 2021 – 2022 (Cảnh giáo viên hướng dẫn học sinh trong giờ tập làm văn) 3. Biện pháp tổ chức tiến hành sáng kiến. 3.1 .Mục tiêucủa đề tài Từ những thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, việc đưa ra “Một vài kinh nghiệm giúp làm tốt bài văn tả người qua một số thao tác và khai thác môn học khác đối với học sinh lớp 5” nhằm mục đích sau: - Tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. - Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả. - Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn Tả người nói riêng. 3.2. Mô tả giải pháp của đề tài (những vấn đề cần giải quyết) Đứng trước thực trạng dạy và học hiện nay yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại miêu tả một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. Tôi đi sâu vào giải quyết những vấn đề sau: Vấn đề 1:
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_giup_lam_tot_bai_van_ta_nguoi_qua_m.docx