SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - Kỹ thuật - Lịch sử 9

SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - Kỹ thuật - Lịch sử 9

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã tạo một luồng sinh khí mới trong dạy và học các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn các môn học như Lịch sử - Địa lý - Ngữ văn - Giáo dục công dân, Hóa - Lý, .giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong bài.

Vì vậy, chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức, nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng được mục tiêu mới của giáo dục đề ra.

 

doc 30 trang thuychi01 9862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - Kỹ thuật - Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC	
STT
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
1
I
MỞ ĐẦU.
1
2
1
Lí do chọn đề tài.
1
3
2
Mục đích nghiên cứu.
3
4
3
Đối tượng nghiên cứu.
3
5
4
Phương pháp nghiên cứu.
3
6
II
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
3
7
1
Cơ sở lí luận
3
8
2
Thực trạng vấn đề.
5
9
3
Giải pháp thực hiện.
6
10
4
Hiệu quả.
20
11
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
21
12
1
Kết luận
21
13
2
Kiến nghị
22
	 I. MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã tạo một luồng sinh khí mới trong dạy và học các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn các môn học như Lịch sử - Địa lý - Ngữ văn - Giáo dục công dân, Hóa - Lý, .....giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong bài. 
Vì vậy, chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức, nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng được mục tiêu mới của giáo dục đề ra.
 Lịch sử là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Bộ môn Lịch sử có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Qua đó học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên cơ sở nền tảng kiến thức môn học, lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, nhằm góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vì vậy các giáo viên giảng dạy lịch sử cần có phương pháp giảng dạy hợp lý nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức lịch sử. 
Do yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: Cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và
 lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Vì vậy việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đối với môn Lịch sử lớp 9, giai đoạn này rất gần với chúng ta, các em đã được học qua 3 năm lớp 6,7,8. Tuy nhiên khả năng tiếp thu kiến thức khoa học của các em chưa phải là tốt. Hơn nữa yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng “Nâng cao tính chủ động, phát huy khả năng tư duy của học sinh trong học tập” cũng còn khó khăn, bỡ ngỡ cho học sinh, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cố gắng nhiều hơn.
Từ xuất phát điểm trên đây, nói về yêu cầu kiến thức của Giao viên THCS, tại thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS là: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn. 
Nói chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõ tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ môn của mình. Với bộ môn Lịch sử việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại kết quả, các giờ Lịch sử trở nên sống động hơn. Vì thế các sự kiện trong môn Lịch sử được cụ thể hóa sinh động, trực quan qua những hình ảnh mà học sinh được quan sát. Từ đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn Lịch sử ở nhiều khía cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực hơn, có nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp.
Bài “ Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật” được giảng dạy trong chương trình Lịch sử lớp 9. Với mục tiêu là giáo dục cho học sinh nhận thấy rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Từ đó giúp học sinh nhận thức: Cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên, bởi ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Vì vậy, để đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng.
 Từ sự phân tích trên, là giáo viên dạy môn Lịch sử, trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình, cùng với đồng chí, đồng nghiệp tìm ra giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Để thấy được rõ hơn về mục đích và ý nghĩa của Dạy học tích hợp - liên môn. Từ đó, cả giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa của sự cần thiết phải tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình dạy học và cả trong cuộc sống.
Rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân và làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp... trong quá trình giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong bài trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9. 
4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu như:
 - Sưu tầm và tham khảo tài liệu.
 - Quan sát, đàm thoại.
 - Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 - Thực nghiệm giáo dục thực tế.
 - Phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động.
 Đây là kết quả của một quá trình tìm tòi, vận dụng, tích lũy cả về lý thuyết lẫn thực hành khi dạy học.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung giáo dục công dân vào môn Lịch sử; nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Giáo dục công dân Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. Ví như sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Sinh học, Hóa học, hay Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí nghiệm sinh học.
So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không có nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học, vì cho dù dạy học liên môn hay đơn môn đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt động dạy học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối với việc dạy học một chủ đề thì liên môn hay đơn môn đều cần phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy nó bao gồm cả ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Sự khác biệt chủ yếu là chỉ ở nội dung của chủ đề Dạy học đơn môn, đề cập đến kiến thức thuộc một môn học, dạy học liên môn đề cập đến kiến thức thuộc nhiều môn học “liên quan”, do vậy nếu ở các  nội dung có tiềm năng dạy học tích hợp liên môn mà chúng ta tổ chức dạy học tích hợp liên môn hợp lý thì cả học sinh và giáo viên đều có thể dễ dàng tiếp cận  và thực hiện có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục theo xu thế giáo dục hiện đại. 
Lịch sử bắt đầu từ khi xã hội và con người xuất hiện. Những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, bối cảnh lịch sử, sự phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ rất cần cho việc học tập lịch sử. Sử dụng kiến thức địa lý để học lịch sử là điều rất cần thiết. 
Ph. Ăng ghen cho rằng: Lịch sử bắt đầu từ đâu thì qua trình tư duy cũng bắt đầu từ đấy. Nhận thức của con người về quê hương, tổ tiên và bản thân được phản ánh qua các hình thức văn hóa dân gian, các tác phẩm văn học. Các tài liệu văn học dân gian và tác phẩm văn học là tư liệu lịch sử rấ quý. Tuy nhiên do chức năng, nội dung, đặc trưng của văn học, khi sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử cần đảm bảo chính xác, khoa học.
Khoa học lịch sử và giáo dục lịch sử ỏ nhà trường ra đời trong xã hội có giai cấp, chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các quan điểm của giai cấp thống trị. Cuộc đấu tranh giai cấp cũng diễn ra gay gắt, sôi nổi trên lĩnh vực này. Vì vậy trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử phải đứng vững trên một lập trường, quan điểm chính trị nhất định. Kiến thức về giáo dục công dân cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết cho việc học tập lịch sử. Những quan điểm cơ bản về vai trò của quần chúng nhân dân, của cá nhân trong lịch sử, về những cơ sở, động lực của sự phát triển lịch sử... được hình thành qua môn Giáo dục công dân là cơ sở không thể thiếu trong học tập lịch sử.
Ngoài ra do nguyên tắc xây dựng chương trình lịch sử một cách toàn diện, nghĩa là phải tìm hiểu mọi lĩnh vực của đời sống xã hội - kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, giáo dục, tư tưởng..., nên khóa trình lịch sử dân tộc và thế giới ở cấp THCS có liên quan đến các giáo trình về khoa học tự nhiên, âm nhạc, mỹ thuật. Những kiến thức của các môn học này hỗ trợ rất nhiều cho việc hiểu biết lịch sử một cách vững chắc, sâu sắc.
Cũng chính vì lý do đó, tôi đã tìm hiểu và quyết định thực hiện việc tích hợp các môn Hóa học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Công nghệ, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Giáo dục bảo vệ môi trường và Hiểu biết xã hội vào giảng dạy bài “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9” một cách thành công, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9” để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy môn môn Lịch sử nói chung và dạy ở trường trung học cơ sở A nói riêng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
2. Thực trạng vấn đề 
Trong thực tế hiện nay việc học Lịch sử đối với một bộ phận học sinh là quá khó và nhàm chán. Do hàng ngày các em chỉ thụ động tiếp thu những kiến thức có trong sách giáo khoa. Dẫn đến các em chán học, lười học, chất lượng học không cao. Đặc biệt là đối với môn Lịch sử lớp 9, nhiều em học sinh còn xem đây là môn phụ nên còn sao nhãng trong việc học. 
Khi phát phiếu điều tra về mức độ hứng thú học ở lớp 9A, 9B đầu năm cho thấy kết quả như sau :
Lớp
Tổng số HS
Số HS có hứng thú
Số HS không có hứng thú
SL
%
SL
%
9A
37
10
 27,1%
27
72,9%
9B
36
9
25,0%
27
75,0%
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
Lớp
Tổng Số HS
Khá-giỏi
Trung bình
Yếu-kém
SL
%
SL
%
SL
%
9A
37
9
24,3%
21
56,8%
7
18,9%
9B
36
8
22,2%
22
61,1%
6
16,7%
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp các môn học không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh phát triển năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống hiện đại. 
Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Lịch sử làm cho học sinh hứng thú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức khác nhau, kết hợp hài hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Vì vậy, với bài “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật - Lịch sử 9”, việc dạy học theo hướng tích hợp các bộ môn Hóa học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Công nghệ, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Giáo dục bảo vệ môi trường và Hiểu biết xã hội đã giúp học sinh tích cực chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tâp. Các em hào hứng, hăng say nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn. Rèn được các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào trong thực tiễn, nâng cao khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Đồng thời, hình thành thái độ rõ ràng, tích cực trong học tập. Từ đó, học sinh có thói quen tự học, tự rèn luyện . Các em biết xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. 
3. Giải pháp thực hiện.
3.1. Xác định rõ ràng, tổng thể về mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài học từ đó thiết kế phạm vi tích hợp liên môn trong dạy học:
Bài “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật” được giảng dạy trong chương trình Lịch sử lớp 9. Với mục tiêu là giáo dục cho học sinh nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Từ đó giúp học sinh nhận thức: Cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên, bởi ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Vì vậy, để đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó, phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng. 
Sau khi học xong bài học sinh cần nắm được:
Kiến thức
- Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kỹ thuật.
- Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học- kỹ thuật.
Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy, phân tích và liên hệ, so sánh.
 Thái độ
- Giáo dục cho học sinh nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Từ đó giúp học sinh nhận thức: cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên, bởi ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Học sinh có hứng thú hơn trong học tập.
 Về phát triển năng lực của học sinh:
- Phát triển năng lực tự học
- Sáng tạo say mê nghiên cứu khoa học
- Năng lực hợp tác làm bài tập nhóm
- Sử dụng các thuật ngữ khoa học
- Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực giao tiếp.
Nội dung các môn học cần thực hiện dạy tích hợp trong bài bao gồm:
* Môn Địa lý: Với kiến thức địa lí, bước đầu giúp học sinh biết được nguồn gốc cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai khởi đầu ở nước Mỹ.
* Môn Sinh học: Giúp học sinh biết được những thành tựu về công nghệ gen. Bằng phương pháp sinh sản vô tính từ tế bào lấy ở tuyến vú của một con cừu đang có thai. Con cừu này được đặt tên là Đô-li. Không lâu sau, con người đạt được một thành tựu khoa học có ý nghĩa đặc biệt to lơn là “bản đồ gen người”. Với thành tựu khoa học này trong tương lai gần người ta có thể chữa trị được những căn bệnh nan y. Từ đó, rèn cho học sinh kỹ năng biết vận dụng kiến thức vào thực tế, say mê nghiên cứu khoa học. Biết quý trọng gìn giữ thành quả mà ông cha để lại.
	* Môn Công nghệ: Áp dụng các thành tựu công nghệ kĩ thuật vào tính toán và nâng cao năng suất lao động.
	* Môn Vật lý: Giúp học sinh biết được con người đã tìm ra các nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều
	* Môn Hóa học: Để học sinh biết được những thành tựu về công nghệ sáng chế những vật liệu mới như chất pô- li- me (chất dẻo) đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người. Giúp các em biết được các vật liệu này đã được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày.
	* Tích hợp môi trường: Học sinh biết được bên cạnh những thành tựu to lớn thì vẫn còn mặt trái từ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đưa lại đó là: Vũ khí hạt nhân, chất thải, ô nhiễm môi trường, các loại thuốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe của con người 
	* Tích hợp với hiểu biết xã hội: Qua tài liệu tham khảo, các thông tin từ ti-vi, Internet  học sinh ngưỡng mộ các thành tựu khoa học- kĩ thuật của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng. Từ đó, khi đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh biết chăm chỉ học tập, say mê nghiên cứu khoa học. Sau này lớn lên góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ta. 
	* Tích hợp với môn Giáo dục công dân: Qua bài học các em yêu thích môn Lịch sử, có hứng thú với các phát minh khoa học- kĩ thuật, có ý thức bảo vệ môi trường, xử lý rác thải công nghiệp
	*Tích hơp với môn Mĩ thuật: Dựa vào kiến thức môn Mỹ thuật đã học trong nhà trường, học sinh biết cách vẽ và phối màu cho bản đồ tư duy.
	* Mục đích, ý nghĩa: Nhằm bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình, hợp lý và có kết quả cao trong quá trình tích hợp liên môn giữa các môn học để từ đó phân chia thời lượng một cách hợp lý trong tiết học; truyền cảm hứng phấn khởi, vui vẻ và hào hứng trong quá trình dạy học, chủ động, tích cực học tập của học sinhtừ đó có cơ sở chuẩn bị đầy đủ và hợp lý về thiết bị và học liệu cho tiết dạy học.
3.2. Chuẩn bị đầy đủ, hợp lý về thiết bị dạy học, học liệu tro

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_trong_bai_nhung_th.doc