Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú và tiếp thu bài học lịch sử hiệu quả hơn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú và tiếp thu bài học lịch sử hiệu quả hơn

Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì dạy - học là hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả phụ thuộc vào chủ thể nhận thức là người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm.và các yếu tố khách quan như: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập,. Ở đây tôi xin được quan niệm sự hứng thú trong học tập như là hệ quả của các yếu tố tương tác đó. Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, tăng năng suất làm việc ở mỗi người. Trong hoạt động học tập hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn học nào đó, học sinh sẽ say mê trong nghiên cứu, học tập việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn và ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú học tập, nhờ đó kết quả học tập của họ ngày càng được nâng cao, phát triển một cách tích cực. Như đại văn hào Macxim Goocki khái quát: “tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với công việc”. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú học tập cho người học là một trong những yêu cầu nhất thiết đối với việc dạy học.

doc 26 trang haihuy29 14/08/2023 4261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú và tiếp thu bài học lịch sử hiệu quả hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN 
TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ TIẾP THU BÀI HỌC LỊCH SỬ HIỆU QUẢ HƠN.
A .PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì dạy - học là hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả phụ thuộc vào chủ thể nhận thức là người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm.và các yếu tố khách quan như: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập,. Ở đây tôi xin được quan niệm sự hứng thú trong học tập như là hệ quả của các yếu tố tương tác đó. Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, tăng năng suất làm việc ở mỗi người. Trong hoạt động học tập hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn học nào đó, học sinh sẽ say mê trong nghiên cứu, học tập việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn và ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú học tập, nhờ đó kết quả học tập của họ ngày càng được nâng cao, phát triển một cách tích cực. Như đại văn hào Macxim Goocki khái quát: “tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với công việc”. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú học tập cho người học là một trong những yêu cầu nhất thiết đối với việc dạy học.
 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Tình trạng nhiều học sinh phổ thông thờ ơ với việc học môn Lịch Sử không phải là chuyện mới.
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này trong đó có lỗi từ nội dung chương trình, sách giáo khoa nặng nề, hàn lâm và thiếu tính thực tiễn, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử nào giáo viên cũng bắt buộc. Thực trạng hiện nay đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn Lịch Sử. Song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa, dẫn đến học sinh nhàm chán không muốn nghe thầy giảng mà còn nói chuyện riêng hoặc làm bài môn học khác  Hiện nay trong giờ học, một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, nên cho các em ghi bài quá nhiều sự kiện lịch sử ,làm cho học sinh phải nhớ một khối 
lượng tin quá lớn, học sinh không nhớ nỗi rồi dẫn đến chán học. Là một giáo viên 
dạy Lịch Sử, bản thân tôi nhận thấy việc tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch Sử 
trong nhà trường hiện nay là một vấn đề mang tính cấp thiết.Nghiên cứu vấn đề 
này vừa là nhu cầu hứng thú của bản thân tôi. Hơn nữa, là giáo viên dạy Lịch Sử, 
tôi nhận thấy đây cũng là một vấn đề phù hợp với đặc trưng bộ môn mà tôi đang 
giảng dạy.
 II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tạo được hứng thú cho học sinh với những kiến thức tương đối “khô khan”, vừa rèn cho học sinh tinh thần học tập chủ động. Giúp các em yêu thích học Lịch Sử hơn, từ đó tiếp thu bài học một cách chủ động và hiệu quả hơn. Giúp giờ học thoải mái nhẹ nhàng hơn.
 - Với việc sử dụng nguồn tư liệu khác ngoài sách giáo khoa có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ, giúp khắc phục được hiện tượng “hiện đại hóa” lịch sử hoặc “hư cấu” sai sự thật, vừa tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh, thông qua đó còn lồng ghép giáo dục tư tưởng và giáo dục môi trường một cách hiệu quả.
III.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Học sinh khối 6 và 7 trường THCS Kim Đồng qua các năm học từ 2009 đến 2014.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/Các hoạt động nhằm thực hiện sáng kiến:
 Trong nhiều năm qua, tôi đã được phân công giảng dạy Lịch Sử lớp 6 và 7. Chuẩn bị cho mỗi tiết dạy, chúng tôi đã tiến hành họp nhóm, thống nhất những kiến thức kĩ năng cơ bản của bài học, đồng thời trao đổi những phương pháp để tiến hành tiết dạy một cách dễ hiểu nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi đã áp dụng các phương pháp:
* Sử dụng nguồn tư liệu từ văn học dân gian.
* Dùng hình ảnh minh họa từ “Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh” 
* Kể chuyện lịch sử.
* Vận dụng kiến thức liên môn Văn-Nhạc-Địa-Sử
Sau mỗi tiết dạy có áp dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành khảo sát ở mỗi lớp với 3 đối tượng học sinh: giỏi- trung bình và yếu, sau đó trao đổi với nhau về hiệu quả của phương pháp giảng dạy đã sử dụng và trên cơ sở đó phát huy phương pháp có hiệu quả hay kịp thời bổ sung những thiếu sót, thay đổi cách thức tiến hành sao cho phù hợp trong những tiết dạy còn lại
2.Các bước tiến hành:
Đối với giáo viên: 
Sưu tầm và tìm hiểu các câu chuyện, truyền thuyết có liên quan đến nội dung chương trình ; chọn lọc các tư liệu , mẫu chuyện kể cần sử dụng trong mỗi tiết dạy.
Sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho tiết dạy, giúp truyền tải kiến thức có hiệu quả.
Soạn bài, xác định những tư liệu cần thiết đưa vào bài giảng, những phần kiến thức có thể tích hợp giáo dục môi trường ,giáo dục tư tưởng.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới.
Đối với học sinh:
Đọc SGK , tìm hiểu trước bài mới theo yêu cầu của giáo viên
II/PHẦN NỘI DUNG:
1./ Sử dụng nguồn tư liệu từ văn học dân gian :
 Chương trình Lịch Sử lớp 6 mở đầu cho việc dạy và học bộ môn Lịch Sử ở cấp trung học cơ sở. Chương trình này cũng mở đầu cho quá trình học tập Lịch Sử với tư cách là một môn khoa học của học sinh phổ thông.
 Học sinh tiểu học mới vào lớp 6 còn non yếu về khả năng tiếp thu những kiến thức khoa học, vừa chưa quen với cách học tập một cách khoa học ở cấp trung học cơ sở. Do vậy, chắc chắn các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong nhận thức. Trong khi đó, yêu cầu cải cách giáo dục đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải “nâng cao tính chủ động, phát huy khả năng tư duy của học sinh trong quá trình dạy và học” càng làm phức tạp thên những khó khăn nói trên. 
 Trong khi đó, phần đầu của lịch sử dân tộc là những kiến thức của thời kì lịch sử xa xưa, rất dài, thậm chí còn nhiều vấn đề vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát hiện. Sách giáo khoa thì hạn chế về hình ảnh minh họa, chỉ thiên về trình bày kiến thức, sự kiện, số liệu. Nếu trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa thì bài học trở nên khô khan, khó tiếp thu, khó lôi cuốn được học sinh. Thực tế cho thấy hiện nay nhiều học sinh không thích học lịch sử, kết quả học tập của môn Lịch Sử chưa caoĐối với giai đoạn lịch sử xa xưa thì nguồn tư liệu hiện vật, thành văn không nhiều nhưng lại tương đối phong phú về tư liệu truyền miệng (những câu chuyện truyền thuyết,cổ tích)..
 1.1. Ưu điểm: khi khai thác nguồn tư liệu này: 
 + Nếu gạt bỏ đi yếu tố thần thánh đây vẫn là loại tư liệu có giá trị, phản ánh nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là giai đoạn đầu dựng nước và giữ nước. 
 + Những câu chuyện truyền thuyết cổ tích không chỉ góp phần minh họa cho những sự kiện lịch sử, mà với cốt truyện có nội dung hay, những nhân vật có khả năng tạo ấn tượng, dễ nhớ, sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử của sự kiện đang học, tạo được sự thích thú cho học sinh.
 + Ở lớp 6, song song với chương trình lịch sử ,trong môn Ngữ văn học sinh được tìm hiểu về nhiều truyền thuyết, chuyện cổ tích có liên quan đến giai đoạn lịch sử đang học như : Âu Cơ- Lạc Long Quân; Thánh Gióng, Bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Mỵ Châu - Trọng Thủy.v.v. Đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên lịch sử khi tích hợp nguồn tư liệu văn học này vào bài giảng.
1.2.Hạn chế: 
 + Truyền thuyết, cổ tích phản ánh không hoàn toàn chính xác nội dung lịch sử, trong khi khai thác GV cần chắt lọc, gạt bỏ yếu tố thần thánh.
 + Nếu đi sâu sa đà có thể biến tiết học lịch sử thành tiết văn học hay kể chuyện truyền thuyết.
 2/ Dùng hình ảnh minh họa từ “Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh” 
 Một vấn đề khác là trong nội dung lịch sử ở lớp 6,7 nhiều bài không có tranh ảnh minh họa khiến cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên khó khăn, bài học khô khan không hấp dẫn. Những câu chuyện lịch sử đã xảy ra cách đây hàng nghìn năm, những cuộc kháng chiến chỉ còn ghi trong sử sách mà không còn lại bất kì dấu tích nào. Liệu chỉ với mô tả của GV và các lược đồ khô khan học sinh có dễ tiếp thu, có khắc sâu được kiến thức?!
 Chắc chắn mỗi thầy cô giáo đều có những cách riêng để bài dạy của mình hiệu quả . Bên cạnh việc khai thác các câu chuyện lịch sử với phương pháp kể chuyện, thuyết trình để tạo sự hấp dẫn, tôi đã sử dụng thêm một số hình hình từ “Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh” của nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh.Chịu trách nhiệm xuất bản: Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt. Bộ sách xuyên suốt lịch sử Việt nam từ thời đồ đá , đồ đồng đến thời Hùng Vương dựng nước; trải hàng ngàn năm Bắc thuộc đến thời kỳ độc lập tự chủ của nhà Đinh-Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn.
2.1. Ưu điểm:
 + Bộ sách gồm nhiều tập, mỗi tập phản ánh một thòi kì hay một vấn đề, nhân vật tiêu biểu của thời kì đó.Trong quá trình biên soạn các tác giả đã dựa vào các nguồn sử liệu đáng tin cậy như “ Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí.v.v.” 
 + Chú ý thể hiện đến các đặc điểm văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, tiêu biểu của từng thời kì lịch sử.
 + Cuối mỗi cuốn sách này còn có phụ lục về các hiện vật lịch sử, các công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu của từng thời kì.GV có thể sử dụng đưa vào làm hình ảnh minh họa cho bài dạy, hoặc sử dụng như phần tài liệu tham khảo.
 + Đặc biệt khi GV vận dụng các câu chuyện truyền thuyết, chắc chắn những hình ảnh minh họa trong Bộ lịch sử Việt Nam bằng tranh sẽ giúp lịch sử trở nên sống động và gần gũi hơn.
 + Học sinh tỏ ra hào hứng khi có hình ảnh minh họa, dễ nhớ kiến thức hơn. Nhiều em tìm đọc truyện tranh lịch sử, cũng là một cách học sử hiệu quả.
2.2. Hạn chế:
- Với những bài dạy có sử dụng tranh ảnh minh họa do GV sưu tầm như trên thì chỉ có thể tiến hành với bài giảng điện tử.
- Tốn kém: tiền bạc (mua sách, scan hình ảnh) và thời gian ( chọn lọc tư liệu, soạn bài giảng điện tử)
- Việc chọn lọc hình ảnh đưa vào bài giảng phải kĩ càng, nếu không sẽ biến thành một tiết xem hoạt hình , loãng nội dung bài học.
3/ Kể chuyện lịch sử:
- Song song với việc khai thác nguồn sử liệu từ văn học dân gian và tranh ảnh từ bộ truyện tranh “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”, học sinh rất hứng thú khi được nghe kể chuyện về các danh nhân, nhân vật lịch sử, các biến cố lịch sửỞ đây, tôi đã khai thác nguồn tư liệu từ “Những mẫu chuyện lịch sử”; “Việt sử giai thoại”, “ Thần đồng xưa của nước ta” ;“Chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn” .v.v. 
 3.1. Ưu điểm: 
 + “Những mẫu chuyện lịch sử” viết theo lối kể chuyện hấp dẫn ,giúp GV có tư liệu minh họa bài giảng, giúp HS yêu thích môn Lịch Sử và hiểu sâu hơn kiến thức trong SGK.Bên cạnh đó còn giúp nâng cao khả năng giáo dục tư tưởng của môn Lịch Sử về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 + Bản thân “Việt sử giai thoại” được biên soạn chắt lọc dựa theo hai bộ chính sử lớn của nước ta là Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục nên đảm bảo tính khoa học .Mỗi triều đại phong kiến ở Việt nam đều có rất nhiều giai thoại hay mà trong giới hạn chương trình ở sách giáo khoa không đưa vào.Những mẫu chuyện giàu chất triết lí và giá trị đạo lí có nguồn gốc từ chính sử xưa của tổ tiên, cùng với phần lời bàn hết sức sâu sắc của tác giả chắc hẳn sẽ giúp chúng ta ít nhiều trong giáo dục tư tưởng và đạo đức cho học sinh.
 + “Thần đồng xưa của nước ta” giới thiệu về những nhân vật lịch sử nổi tiếng được sử sách ca ngợi là thần đồng.Những câu chuyện về ý chí trong học tập, rèn luyện bản thân, nhân cách cao đẹp và tài năng xuất chúng, ắt hẳn sẽ thu hút học sinh, và ít nhiều chắc chắc cũng có tác dụng tốt đối với việc giáo dục các em.
3.2. Hạn chế:
 + Như đã nói,ở mỗi vương triều có rất nhiều mẫu chuyện về nhiều nhân vật, nhiều sự kiện. Giáo viên cần phải chọn lựa những mẫu chuyện phù hợp với nội dung bài dạy, chắt lọc lại cho ngắn gọn, xác định rõ ràng mục đích khi kể mẫu chuyện ấy là gì, giáo dục cho học sinh điều gì.Hiệu quả câu chuyện còn phụ thuộc rất nhiều vào giọng kể và biểu cảm của giáo viên.
 + Cái gì “quá” thì cũng không tốt, vì vậy không nên tham lam khi đưa các giai thoại phức tạp, dài, hoặc ít liên quan đến bài học, hoặc sẽ gây phức tạp cho bài học.v.v. 
Một số câu chuyện có thể sử dụng trong các chủ đề:
Chủ đề
Tư liệu sử dụng
Nội dung giáo dục tích hợp
1.Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh chống Bắc thuộc.
- Mẫu chuyện về Hai Bà Trưng
 - Nữ tướng Lê Chân .
- Chiếc cột đồng của Mã Viện.
- Một số mẫu chuyện về Bà Triệu, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền
GD ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
GD môi trường: cha ông đã biết lợi dụng “địa lợi” trong đấu tranh.
GD ý thức bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử.
Lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc.
2. Buổi đầu độclập thời Ngô-Đinh-Tiền Lê.
- Chuyện cậu bé chăn trâu và trò đánh trận giả.(Bài 8 mục 3: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước)
- Chuyện đón tiếp sứ nhà Tống của Lê Hòan và Đỗ Thuận.( Bài 9 II mục 2 Đời sống xã hội và văn hóa)
Yêu cầu đấu tranh thống nhất đất nước để phát triển vững mạnh.
Ý thức độc lập, tự chủ.Khuyến khích học tập để thành nhân tài giúp nước.
Lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc.
3. Nước Đại Việt thời Lý
- Chuyện về Lê Ngọa Triều (Bài 10, mục 1: Sự thành lập nhà Lý)
- Thần đồng xưa của nước ta: Lý Công Uẩn. (Bài 10, mục 1: Sự thành lập nhà Lý)
- Chuyện về việc đúc chuông Quy Điền và tháp Báo Thiên, xây chùa Diên Hựu.
Triều Tiền Lê suy thoái , cần phải có một triều đại mới tiến bộ hơn thay thế.Tài năng của vị Vua đầu triều Lýà Lý Công Uẩn được suy tôn lên ngôi, nhà Lý thành lập thay cho triều Tiền Lê là hoàn toàn phù hợp.
GD tài năng lao động sáng tạo của cha ông ta. Ý thức bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử.
4.Nước Đại Việt thời Trần
- Chuyện thái sư Trần Thủ Độ.
- Một số mẫu chuyện về ba lần chống quân Mông- Nguyên:
* Lê Tần.
* Trần Quốc Toản.
* Trần Quốc Tuấn
* Trần Bình Trọng
Tài năng của các vị anh hùng dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm hy sinh để góp phần bảo về nền độc lập nước nhà.
GD môi trường: cha ông đã biết lợi dụng “địa lợi” trong đấu tranh chống ngoại xâm, phát huy lợi thế của điều kiện tự nhiên để đánh giặc.
GD ý thức bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử.
Lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc.
5. Khởi nghĩa Lam Sơn
- Chuyện hai vợ chồng già cứu Lê Lợi thoát chết.
- Cô gái làng Đào Đặng.
- Bà Lương thành Cổ Lộng.
Lòng yêu nước và biết ơn đối với những người đã hy sinh vì đất nước.
.v.v.
v.v.
.v.v
4.Vận dụng kiến thức liên môn:
4.1 Ưu điểm: Vận dụng kiến thức liên môn giúp HS hiểu sâu sắc về các vấn đề lịch sử, củng cố thêm hiểu biết của mình về các môn học khác, giúp các em thực sự làm chủ được kiến thức.Mặt khác giúp bài học Lịch Sử không còn khô cứng, tản mạn, rời rạc.Làm cho HS hứng thú và say mê hơn với môn Lịch Sử.
4.2. Lưu ý: Khi vận dụng kiến thức liên môn, người giáo viên bên cạnh phải nắm vững nội dung kiến thức môn Lịch Sử, còn phải có kiến thức cơ bản về bộ môn vận dụng tích hợp.Tích hợp nhẹ nhàng, đúng địa chỉ, tránh biến tiết Lịch Sử thành tiết Ngữ văn hay các môn học khác.
III. GIÁO ÁN MINH HỌA: - Dưới đây tôi xin đưa ra một vài giáo án minh họa cụ thể việc áp dụng các phương pháp nhằm tạo hứng thú và giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn.
 Lịch Sử 6:
 Tiết17- Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo).
Sử dụng truyền thuyết “Nỏ thần” và “Mị Châu - Trọng Thủy” . 
Nội dung tích hợp: giáo dục môi trường và lòng yêu nước.
Vào bài: Đầu chương trình lịch sử 6, HS đã được phân biệt 3 loại tư liệu lịch sử (hiện vật, truyền miệng và chữ viết), và các em cũng đã biết tư liệu truyền miệng chỉ có giá trị tham khảo chứ không hoàn toàn phản ánh chính xác hiện thực lịch sử. Nên ở phần mở bài GV liên hệ ngay đến hai câu chuyện truyền thuyết mà các em đã được học , đưa HS vào tình huống có vấn đề: “ Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kì thú của dân tộc Việt. Các em đã từng nghe truyền thuyết “Nỏ thần “ và “Mị Châu - Trọng Thủy” chưa? Nếu đã nghe hẳn các em đã biết về việc An Dương Vương định đô,xây thành,về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng vạn tên giặc, về mối tình bi thương Trọng Thủy-Mị Châu và kết cục của nước Âu Lạc. Nhưng đó chỉ là trong truyền thuyết còn sự thật lịch sử thì như thế nào?”
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành Cổ Loa
GV : liên hệ bài trước( mục 1 và 2) hỏi HS về Kinh đô của nước Âu Lạc (Phong Khê). àBài học chống quân xâm lược còn nóng hổi,với ý thức cảnh giác nên việc đầu tiên An Dương Vương bắt tay làm là định đô, xây dựng kinh thành mới để bảo vệ đất nước: đó là thành Cổ Loa.
GV : tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu về khu thành này.
? Cổ Loa được xây dựng ở đâu, vào thời gian nào?
GV: Trước đây có tên Khả Lũ hay Chạ ChủàTK XV xuất hiện tên gọi Cổ Loa.
? Vì sao khu thành có tên gọi là Cổ Loa hay Loa Thành?
- Thành có nhiều lớp quanh co như hình xoáy trôn ốc. 
 GV dùng sơ đồ khu thành Cổ Loa và nhắc HS xem SGK.
GV: gọi học sinh lên bảng, dùng câu hỏi gợi mở hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ mô tả cấu trúc của thành Cổ Loa ?
( ? Chất liệu chính để xây thành? Có mấy vòng thành? Tổng chiều dài các vòng thành? Chiều cao,chiều rộng của thành? Ngoài lũy đất bên ngoài mỗi vòng thành còn có đặc điểm gì?)
*HS trình bày cấu trúc thành theo sơ đồ, GV sử dụng sơ đồ và phương pháp đàm thoại gợi mở để làm rõ cấu trúc độc đáo lợi hại của Loa thành :
* Giáo dục môi trường: Ba vòng thành khép kín dài 16 kmà phải đào đắp một lượng đất đá rất lớn, thế nhưng cha ông ta đã biết dựa vào thiên nhiên, hai vòng thành ngoài nhân dân ta lợi dụng những gò đất cao có sẵn trong tự nhiên rồi nối chúng với nhau nên không đúng một dạng hình học nào cả à không đúng hình xoáy trôn ốc
*GV dùng sơ đồ mặt cắt dọc một vòng thành :
Lớp gốm vỡ.
Lớp đá tảng
Trung bình 10 m
Mặt thành
Chiều cao
Khoảng 5 m à 10 m
HÀO NƯỚC
Rộng 10 m à 30 m
Đất
Chân thành
Rộng 10 m à 20 m
*Liên hệ chuyện Nỏ thần: Em còn nhớ theo truyền thuyết thì quá trình xây dựng thành Cổ Loa diễn ra như thế nào?
HS: Ròng rã hơn 18 năm vì cứ xây lên lại đổ...Sau nhờ thần Rùa Vàng giúp sức mới xây xong.
*Giáo dục môi trường: chất liệu chính để xây thành là đất nên thành xây xong lại đổ ( nước ta khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lại có một mùa lũ lụt), nhiều lần như thế nhân dân ta sáng tạo ra cách cho thêm vào giữa lớp đất những lớp gốm vỡ, chân thành sử dụng lớp đá tảng làm móng. Chân thành rộng, hẹp dần lên đến mặt thànhàchắc chắn 
- Cấu trúc của lũy thành kiên cố, vững chắc có hào sâu bao quanh.
* Sử dụng sơ đồ cấu trúc trình bày về hệ thống hào nước: Hào rộng ,sâu, nối liền với nhau và nối với Đầm Cả vừa nối với sông Hoàng.
? Vai trò của hệ thống hào nước?
HS: bảo vệ cho kinh thành, nơi luyệ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hung.doc