SKKN Một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần thông qua công tác chủ nhiệm tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai
Trải qua bao thập kỉ Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”[1] “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”[2].Vì vậy cả xã hội đang nổ lực cho kết quả giáo dục. Các trường học thi nhau đổi mới tìm ra mọi biện pháp, tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như: hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiêp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ.tất cả đã góp phần quan trọng vào chất lượng giáo dục.
Trường Trung học phổ thông Lê Lai là ngôi trường nằm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc- một huyên miền núi, học sinh đa số là dân tộc, đời sống khó khăn, nhà cách trường khá xa đi lại vất vả vì vậy hầu như các em không có thời gian để học bài ở nhà cộng với hiệu ứng lười học, mê các trò chơi vô bổ đang “hoành hành” trong giới học sinh. Vậy làm thế nào để đưa các em về với môi trường học tập quả là câu hỏi không dễ trả lời. Nhà trường THPT Lê Lai cũng đang không ngừng đổi mới về mọi mặt, cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu, ban chuyên môn, đoàn trường, rất nhiều các hoạt động được tổ chức nhằm khơi dậy tinh thần hăng say học tập của các em học sinh. Sinh hoạt cuối tuần chưa bao giờ lại được quan tâm nhiều đến thế bởi có lẽ đó là tiết học duy nhất giáo viên chủ nhiệm được tự lựa chọn nội dung, được tự cân nhắc cái được, cái chưa được của lớp mình để kịp thời uốn nắn, bổ sung. Có lẽ đối với nhiều học sinh thậm chí cả giáo viên chủ nhiệm quan niệm rằng tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết đệm, là tiết học tự do, là tiết học không cần học, vì vậy tiết sinh hoạt cuối tuần bỗng biến thành khoảng thời gian để các em nói chuyện phím, để giáo viên chủ nhiệm đốc thu và xử phạt các em học sinh hay vi phạm hoặc nếu có sinh hoạt cũng chỉ là hình thức đối phó để không bị trừ điểm thi đua. Ở một góc độ nào đó thì đúng là đó là tiết để cô trò nhận xét, đánh giá, xử phạt và tuyên dương nhưng chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn điều đó rất nhiều nếu chúng ta thực sự tâm huyết, thực sự có trách nhiệm đối với học sinh. Tôi với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp 10 A5 tôi cảm thấy tiếc khoảng thời gian quý báu này trong khi các học trò của tôi vẫn còn nhiều em chưa học bài cũ, lực học yếu, kĩ năng sống nghèo nàn, hiểu biết xã hội hạn chế. Vì vậy tôi muốn sử dụng quỹ thời gian này nhằm phần nào khắc phục những hạn chế mà các em đang gặp phải. Tôi đã mạnh dạn đưa “Một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần thông qua công tác chủ nhiệm tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai” và kết quả thật là khả quan vì vậy tôi xin ghi lại những kinh nghiệm này nhằm chia sẻ với các đồng nghiệp mong rằng góp được phần nào đó cho tiết sinh hoạt cuối tuần thực sự là một tiết học hiệu quả và xa hơn nữa là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trải qua bao thập kỉ Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”[1] “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”[2].Vì vậy cả xã hội đang nổ lực cho kết quả giáo dục. Các trường học thi nhau đổi mới tìm ra mọi biện pháp, tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như: hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiêp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ....tất cả đã góp phần quan trọng vào chất lượng giáo dục. Trường Trung học phổ thông Lê Lai là ngôi trường nằm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc- một huyên miền núi, học sinh đa số là dân tộc, đời sống khó khăn, nhà cách trường khá xa đi lại vất vả vì vậy hầu như các em không có thời gian để học bài ở nhà cộng với hiệu ứng lười học, mê các trò chơi vô bổ đang “hoành hành” trong giới học sinh. Vậy làm thế nào để đưa các em về với môi trường học tập quả là câu hỏi không dễ trả lời. Nhà trường THPT Lê Lai cũng đang không ngừng đổi mới về mọi mặt, cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu, ban chuyên môn, đoàn trường, rất nhiều các hoạt động được tổ chức nhằm khơi dậy tinh thần hăng say học tập của các em học sinh. Sinh hoạt cuối tuần chưa bao giờ lại được quan tâm nhiều đến thế bởi có lẽ đó là tiết học duy nhất giáo viên chủ nhiệm được tự lựa chọn nội dung, được tự cân nhắc cái được, cái chưa được của lớp mình để kịp thời uốn nắn, bổ sung. Có lẽ đối với nhiều học sinh thậm chí cả giáo viên chủ nhiệm quan niệm rằng tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết đệm, là tiết học tự do, là tiết học không cần học, vì vậy tiết sinh hoạt cuối tuần bỗng biến thành khoảng thời gian để các em nói chuyện phím, để giáo viên chủ nhiệm đốc thu và xử phạt các em học sinh hay vi phạm hoặc nếu có sinh hoạt cũng chỉ là hình thức đối phó để không bị trừ điểm thi đua. Ở một góc độ nào đó thì đúng là đó là tiết để cô trò nhận xét, đánh giá, xử phạt và tuyên dương nhưng chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn điều đó rất nhiều nếu chúng ta thực sự tâm huyết, thực sự có trách nhiệm đối với học sinh. Tôi với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp 10 A5 tôi cảm thấy tiếc khoảng thời gian quý báu này trong khi các học trò của tôi vẫn còn nhiều em chưa học bài cũ, lực học yếu, kĩ năng sống nghèo nàn, hiểu biết xã hội hạn chế... Vì vậy tôi muốn sử dụng quỹ thời gian này nhằm phần nào khắc phục những hạn chế mà các em đang gặp phải. Tôi đã mạnh dạn đưa “Một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần thông qua công tác chủ nhiệm tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai” và kết quả thật là khả quan vì vậy tôi xin ghi lại những kinh nghiệm này nhằm chia sẻ với các đồng nghiệp mong rằng góp được phần nào đó cho tiết sinh hoạt cuối tuần thực sự là một tiết học hiệu quả và xa hơn nữa là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tôi viết sáng kiến này với mục đích: - Đưa ra những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp một tiếng nói cho việc nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt tập thể, góp phần trong việc giáo dục, đào tạo học sinh - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí của nhà trường, từ ban giám khảo của Sở Giáo Dục và Đào tạo và từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, để từng bước nâng cao nghiệp vụ giáo dục cho bản thân. - Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học tập theo kịp sự tiến bộ của thời đại. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Tiết sinh hoạt tập thể phút đầu giờ là gì? Mục đích của việc tổ tiết sinh hoạt tập thể. - Thực trang tổ chức học tiết sinh hoạt tập thể tại trường THPT Lê Lai và lớp 10A5 - Hoạt động trong tiết sinh hoạt tập thể tại lớp 10A5 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tiếp cận lý luận khoa học. - Phương pháp quan sát thực tế. - Phương pháp điều tra - đánh giá. - Phương pháp đàm thoại. Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu tôi đã áp dụng trong đề tài này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “Một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần thông qua công tác chủ nhiệm tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai”. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Sinh hoạt cuối tuần là một hoạt động khá quen thuộc với học sinh ở mọi cấp, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông(THPT). Nó cũng đã được quy định rõ ràng trong chương trình giáo dục của Bộ Giáo Dục. Với thời lượng 1 tiết trên 1 tuần, như vậy chúng ta có 36,37 tiết trong một năm học- số tiết này tương đương với số tiết của một số môn học: như giáo dục công dân, Địa, Sử,Nói như vậy để thấy rằng tiết sinh hoạt lớp cũng thật là quan trọng. Có thể nội dung sinh hoạt, hình thức sinh hoạt ở mỗi cấp, mỗi trường có khác nhau nhưng nó phải được xem như là một tiết học- một hình thức sinh hoạt tập thể- không thể thiếu trong hoạt động giáo dục của trường học. Tuy nhiên đây là tiết học mà nội dung không được quy định rõ ràng trong chương trình giáo dục nên đa số các trường, các lớp, các giáo viên chủ nhiệm không coi trọng, xem đó như một tiết học đệm, 1 tiết để xả hơi. Vì vậy xét ở một góc độ nào đó phải thật là tâm huyết mới có thể đưa ra được một chương trình hoạt động mang tính quy mô và mang lại hiệu quả cao,từ đó góp phần cho việc nâng cao chất lượng về mọi mặt. Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, rất nhiều các hoạt động tập đã được đưa vào nhà trường như những công cụ đắc lực nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đạt được kết quả giáo dục, và sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt tập thể cũng là một hoạt động không thể thiếu trong chuỗi hoạt động này. Không ít trường đã rất chú tâm và tổ chức thành công, có chất lượng hoạt động này. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường, nhiều giáo viên đang còn lúng túng trong việc tổ chức, lựa chọn hoạt động cho 45 phút quý báu này, trong đó có trường THPT Lê Lai của chúng tôi. Cùng với hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao....trường THPT Lê Lai cũng đã quan tâm nhiều đến tiết sinh hoạt cuối tuần( không cắt xén thời gian, yêu cầu GVCN phải có mặt để tổ chức sinh hoạt lớp..). Tuy nhiên việc sinh hoạt ở mỗi chi đoàn còn mang tính hình thức, rập khuôn- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết tuần vừa qua, phổ biến kế hoạch cho tuần tới thời gian còn lại là hoạt động tự do- chưa thực sự đổi mới về nội dung và cách thức tiến hành, việc giám sát mới dừng lại ở mặt số lượng vì vậy dẫn đến hiện tượng việc ai nấy làm, học sinh tự do làm việc riêng miễn là không làm ồn và đương nhiên là không có chất lượng. Thấy tiếc khoảng thời gian này tôi đã thử làm một vài biện pháp mới, hoạt động mới cho lớp chủ nhiệm và kết quả thật là khả quan. Vì vậy tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp nhằm giúp cho tiết sinh hoạt mang lại kết quả cao hơn. 2.2. Thực trạng của việc tổ chức tiết sinh tại trường THPT Lê Lai và lớp 10A5 năm học 2018-2019 2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường 2.2.1.1. Thuận lợi: - Năm học 2018-2019 trường có 58 giáo viên trong đó 55 giáo viên chính thức và 3 giáo viên hợp đồng. Tất cả giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn giáo viên còn rất trẻ, tất cả đều nhiệt tình, tâm huyết, năng động và luôn quan tâm giúp đỡ học sinh. - Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu không khí đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, đây là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể giáo viên trong trường yên tâm công tác và càng bám trường bám lớp. - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và hội phụ huynh học sinh. - Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư mới theo định hướng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, có phòng máy chiếu, phòng máy tính cho học sinh, nhà thể chất, sân vận động, trường có đủ phòng học một ca, khuôn viên nhà trường rộng rãi và rất đẹp. 2.2.1.2. Khó khăn: - Là ngôi trường có tuổi đời chưa cao, nằm trên địa bàn một huyện miền núi nên đa số học sinh là con em dân tộc đời sống còn cơ cực vất vả, thời gian giành cho học tập hầu như không có.Hơn nữa bố mẹ sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên hầu như không có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình. Mặt khác, trình độ dân trí chưa cao, nên mức hiểu biết còn hạn chế, mọi vấn đề liên quan đến học tập đều trông chờ vào giáo viên, vào nhà trường. Chính vì vậy vai trò của giáo viên đứng lớp nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng còn rất vất vả. - Đầu vào rất thấp chủ yếu là con em dân tộc nên tinh thần tự giác ,tính năng động trong các em còn nhiều hạn chế vì vậy ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh nhà trường còn chú trọng cả đến việc dạy kỉ năng sống cho các em và mọi sinh hoạt tập thể đều hướng tới mục đích này. 2.2.2. Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm Lớp 10A5 có 46 học sinh, đa số các em nhà cách trường trên dưới chục cây số, có rất nhiều em phải ở trọ, bố mẹ làm nghề nông vì vậy cuộc sống của các em có phần cơ cực. Thời gian ôn bài ở nhà hầu như các em không có phải phụ giúp bố mẹ, vả lại với quảng đường dài hàng chục km về đến nhà các em đã mệt mỏi vì vậy việc ôn bài quả là xa vời, việc tìm tòi những kiến thức xã hội cũng thật khó khăn và kết quả là buổi học nào lớp cũng có nhiều em không học bài cũ, lực học tương đối yếu .Vì vậy, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm tôi đang cố gắng tận dụng triệt để nhất quỹ thời gian nhàn rỗi ở lớpđể giúp các em phần nào giải quyết được vấn đề này. Mặt khác là học sinh của một huyện miền núi, đa số các em là con em dân tộc vì vậy kĩ năng sống của các em rất hạn chế, hoạt động tập thể đối với các em còn xa lạ.Các em còn rất rụt rè nhút nhát trước đấm đông chưa biết cách để đưa ra một vấn đề, hiểu được sự thiệt thòi và thua kém của các em- những học sinh nghèo miền núi , tôi không giám tham vọng giúp các em lĩnh hội được tất cả chỉ phần nào chia sẻ với các em những thiếu hụt này thông qua giờ sinh hoạt tập thể mỗi tuần. Kết quả học tập của lớp 10A5 nửa học kì 1 Thời gian Sĩ số lớp Hạnh kiểm Học lực Tốt Khá T.bình Yếu Giỏi Khá T.bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Đầu HK1 46 20 43,48 19 41,28 2 4,34 6 10,9 0 0 2 4,34 28 67,36 12 21,8 3 6,5% 2.2.3.Thực trạng tiết sinh hoạt cuối tuần của trường THPT lê Lai năm học 2018-2019 Cùng với những hoạt động tập thể như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp., tiết sinh hoạt cũng được nhà trường quan tâm, vì vậy Ban giám hiệu đã quán triệt GVCN phải xem đó như là một tiết học thực sự. Tuy nhiên chưa có hình thức đánh giá, kiểm tra , đôn đốc cụ thể hoặc nếu có thì việc giám sát mới dừng lại ở việc giáo viên chủ nhiệm có lên lớp không, chi đoàn đó có sinh hoạt hay không, có làm ồn không còn chất lượng sau mỗi buổi sinh hoạt là gì vẫn chưa được quan tâm. Tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ về sự hài lòng của học sinh về tiết sinh hoạt cuối tuần của học sinh 4 lớp 12C5,12C9,11B1 và 11 B2 và kết quả như sau: Thời gian Tổng số học sinh rất hài lòng hài lòng bình thường không hài lòng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Giữa HK I 165 30 18,2 40 24 25 15,2 70 42,4 Từ bảng thống kê điều tra cho thấy rằng số học sinh không hài lòng chiếm con số khá cao (trên 42 %) ,con số biết nói này cũng cho ta thấy một thực tế rằng các tiết sinh hoạt thật sự chưa hiệu quả, chưa lôi cuốn được được học sinh. Rất ít giờ sinh hoạt tập thể được thực hiện theo đúng dung lượng và đúng nhiệm vụ của nó.Với HS là khoảng thời gian tranh thủ trao đổi về nhiều vấn đề mà các em quan tâm hoặc nói chuyện phiếm.Với GVCN là thời gian để giải quyết hồ sơ sổ sách và các tổ chức khác trong nhà trường nó là giờ để kiểm tra nề nếp, tác phong, lập biên bản, triển khai các kế hoạch của nhà trường, đốc thu tiền, xử phạt học sinh... Và một nguyên nhân nữa mà tôi đã trực tiếp hỏi các em về độ hài lòng của các em trong giờ sinh hoạt, đa số các em đều trả lời là nhàm chán, hình thức. Có lẽ cần một sự đổi mới về phương thức hoạt động, cách thức tổ chức, nội dung sinh hoạt để tận dụng được khoảng thời gian quý báu này. 2.2.4. Thực trạng trong tiết sinh hoạt của lớp chủ nhiệm 10A5 đầu năm học 2018-2019. Cũng giống như các lớp khác trong trường, lớp 10A5 cũng sinh họat theo lịch mà nhà trường đã đưa ra song theo quan sát của tôi tiết sinh hoạt của lớp chủ nhiệm các em còn thụ động, hoạt động chưa hiệu quả. Sau khi GVCN nhận xét, nhắc nhở và phổ biến kế hoạch cho tuần sau là khoảng thời gian chết chờ trống hết giờ. Chỉ một hai em đem sách vở ra học còn đa số các em ngồi nói chuyện phiếm, nghịch ngợm, chạy lung tung trong lớp đến GVCN cũng không thể quản nỗi. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi nếu không có một hoạt động nào lôi cuốn các em, yêu cầu các em thực hiện, không nội dung, không mục đích thì việc bắt các em ngồi yên lặng là một điều thật vô lí. Tôi cũng đã làm phiếu điều tra về sự hài lòng của các em trong lớp chủ nhiệm 10A5, và đây là kết quả Thời gian sĩ số rất hài lòng hài lòng bình thường Không hài lòng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Giữa HK I 46 0 0 8 17,2 10 22 28 60,8 Như vậy bảng thống kê đã chỉ ra một thực tế là có rất nhiều học sinh không hài lòng với giờ sinh hoạt (28/46 học sinh) và học sinh có tư tưởng trung lập –hầu hết những học sinh này là những đối tượng ít quan tâm đến mọi việc, tới con số là 10/46 học sinh, vậy nguyên nhân là do đâu? 2.2.5.Nguyên nhân - Đa số các em học sinh mặc định rằng đây là tiết nghỉ, không cần làm gì - Chưa tìm ra được một phương pháp, một cách thức tổ chức nào phù hợp với mỗi hoạt động - Việc sinh hoạt mới chỉ mang tính chất hình thức không nội dung, ít mục đích, mạnh ai nấy làm ( vài em nói chuyện riêng, vài em học bài cũ, vài em ngồi hát thầm) - Đoàn trường chưa đưa ra được một khung chương trình hoạt động cho tất cả các chi đoàn, mà tùy vào GVCN - Chưa có một buổi tập huấn nào cho công tác tổ chức học tập tiết sinh hoạt . - Sự kiểm tra của nhà trường mới dừng lại ở việc có sinh hoạt hay không, có GVCN trên lớp hay không chưa chú trọng về nội dung và kết quả của mỗi buổi sinh hoạt. - Giành quá nhiều thời gian cho việc ổn định tổ chức lớp. - Các em là học sinh lớp 10 mới vào trường nên còn nhiều bỡ ngỡ chưa quen với kiểu sinh hoạt mới. 2.2.6. Hậu quả: -Tiết sinh hoạt vào thứ 7 hàng tuần là một tiết học bình thường như bao tiết học khác, nó cũng đủ thời lượng 45 phút nhưng đa số học sinh và cả giáo viên chủ hiệm xem nó như một tiết đệm- học cũng được không học cũng được, vì vậy đa số các chi đoàn đều tự do hoạt động mà hình thứ phổ biến là sau khi GVCN tổng kết, nhắc nhở khoảng 10,15 phút là học sinh ngồi chơi, GVCN làm hồ sơ sổ sách. Điều này ngoài việc mất đi một tiết học của các em còn tạo ra cho học sinh những hệ lụy sau đó. - Tạo một thói quen xấu cho học sinh, các em xem như đó là khoảng thời gian tự do và thoải mái nhất trong buổi học, trong khi các em còn thiếu hụt rất nhiều về cả kiến thức lẫn kĩ năng sống. - Không tạo ra được không khí học tập cho các em học sinh. - Không tận dụng hết được thời gian giành cho giáo dục của giáo viên và học tập của học sinh. Tất cả mọi hoạt động tập thể của nhà trường đều nhằm tới một mục đích cao cả đó là nâng cao chất lượng giáo dục, là tạo ra những sản phẩm phát triển toàn diện về mọi mặt, tiết sinh hoạt tập thể cũng không nằm ngoài mục đích đó. Song từ thực tại cho thấy rằng tiết sinh hoạt tập thể của trường THPT Lê Lai nói chung và của lớp 10A5 nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của nó. Sinh hoạt còn mang tính hình thức, không hiệu quả , 45 phút trôi qua trong tẻ nhạt, trong sự hờ hững của học sinh. 2.3. Một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Lai. Chúng ta cũng biết rằng một tiết trên một tuần – khoảng thời gian không phải là quá nhiều để chúng ta ôm đồm được mọi thứ nhưng cũng không phải là quá ít để chúng ta không làm được gì, thật là có lỗi khi để 45 phút quý báu đó trôi qua trong vô bổ. Theo quan sát của tôi thì đa số giáo viên chủ nhiệm sử dụng quỹ thời gian này để phổ biến kế hoạch của nhà trường, của đoàn trường hay đốc thu. Tôi tự hỏi chúng ta có sinh hoạt 15 phút mỗi buổi học, có nhiều cách để thực hiện những việc này vậy thì tại sao chúng ta không dùng tiết sinh hoạt cuối tuần này vào việc khác nhỉ? Bổ sung kiến thức, khơi dậy tinh thần đam mê học tập hay tăng cường kĩ năng sống cho các em? Ở lớp 10A5 tôi đã làm một bảng phụ treo cuối lớp và mọi hoạt động của chi đoàn, của lớp đều được thông báo qua tấm bảng phụ này. Lớp 10A5 là lớp có lực học tương đối yếu, ngoài sự tác động của ngoại cảnh là nhà xa ít có thời gian giành cho học tập còn có một yếu tố chủ quan là sự lười học, hầu như lớp hôm nào cũng có vài em không thuộc bài cũ . Đương nhiên nói như vậy không phải tất cả các em đều không học bài cũ mà nó chỉ tập trung ở một số đối tượng và cứ thế lặp đi , lặp lại. Bản thân là con vùng dân tộc nên kĩ năng sống của các em khá hạn chế, hiểu biết xã hội cũng không cao vì vậy các giải pháp mà tôi đưa ra tâp trung vào giải quyết hai vấn đề cơ bản đó là khơi lên niềm đam mê học tập trong các em từ đó nâng cao chất lượng và năng cao kĩ năng sống cho các em. 2.3.1. Lên lịch cụ thể cho từng tuần trong tháng Bất cứ một việc gì để đi đến thành công chúng ta đều phải có kế hoạch rõ ràng, vì vậy để tránh việc sinh hoạt một cách à uôm không chủ đề, nội dung hời hợt không ai chịu trách nhiệm tôi đã lên lịch cụ thể cho lớp chủ nhiệm 10A5và phân công từng người đảm nhiệm. 2.3.1.1.Một vài lưu ý khi lên lịch cho tiết sinh hoạt tập thể - Lịch phải được lên và xem xét muộn nhất là vào tuần 4 của tháng liền trước (một, hai tháng đầu là giáo viên chủ nhiệm lên lịch sau khi cán sự lớp quen việc các em sẽ chủ động lên lịch) - Căn cứ vào tính thời sự của các thông tin diễn ra xung quanh để có định hướng hoạt động cho tuần - Cụ thể nhóm các em học sinh chịu trách nhiệm nội dung cho từng tuần - Vai trò của GVCN là không thể thiếu 2.3.1.2.Ví dụ lịch hoạt động tiết sinh hoạt cuối tuần tháng 3 của lớp 10A5 Tuần Nội dung Người thực hiện Tuần 1 Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc hiểu kiến thức xã hội - Tìm hiểu vấn đề bạo lực học đường –việc nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên GVCN + ban cán sự lớp Tuần 2 Giải quyết các thắc mắc về những nội dung, những bài học mà các bạn còn chưa hiểu. tìm hiểu thêm những điều lí thú trong các môn học GVCN, lớp trưởng, lớp phó văn thể mỹ ( Hiền, Linh ) Tuần 3 Tổng dọn vệ sinh lớp học và khuôn viên đã được ban lao động giao Lớp phó lao động và tổ trưởng ( Tuyền, Đào) Tuần4 Tổng kết , xếp hạnh kiểm tháng, phổ biến kế hoạch, công việc tháng tiếp theo GVCN, tổ trưởng 4 tổ và lớp trưởng, bí thư 2.3.2. Tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng bảng phụ Mặc dù đã có rất nhiều thời gian phù hợp để GVCN nhắc nhở, phổ biến kế hoạch, nội dung hoạt động của nhà trường ,của đoàn trường hay nhắc nhở thưởng phạt các em, tuy nhiên vẫn không ít giáo viên chủ nhiệm đã dùng cả tiết sinh hoạt cuối tuần này để làm điều đó, và thời gian đầu tôi cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tôi thấy thật là lãng phí vì vậy tôi đã thiết kế một tấm bảng phụ treo cuối lớp và tất cả mọi hoạt động của lớp trong tuần đều được thể hiện trong tấm bảng này.Các em đến lớp chỉ cần xem qua tấm bảng này là biết mọi việc cần phải làm. Như vậy thời gian của tiết sinh hoạt thậm chí cả thời gian sinh hoạt 15 của mỗi buổi học tôi hoàn toàn giành cho các việc mà tôi đã lên lịch 2.3.3.Giáo dục kĩ năng sống thông qua các tình huống cụ thể trong xã hội.( tuần 1 của tháng) 2.3.3.1. Vai trò của kĩ năng sống Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, giáo dục kỹ năng sống hay nói cách khác trang bị kiến thức xã hội cho các em học sinh ngày càng trở nên cấp thiết bởi vì: - Xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho các em phát triển tốt về thể chất . - Thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng công đồng, xã hội lành mạnh. - Giúp các em sẽ thể th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_tiet_sinh_hoat.doc