SKKN Một thứ quà của lúa non: Cốm

SKKN Một thứ quà của lúa non: Cốm

Trong quá trình tiếp nhận văn chương, năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng là một năng lực quan trọng. trong đó năng lực liên tưởng và tưởng tượng luôn phát triển theo chiều sâu với hai hướng: liên tưởng dọc và liên tưởng ngang. Liên tưởng theo chiều ngang sau này sẽ là cơ sở của hoặt động so sánh- một trong hững bí quyết thành công của dạy học văn. Pautopxki đã nói “ Liên tưởng của người đọc bắt gặp liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu”. Mỗi người đọc là cả một thế giới liên tưởng tàng ẩn, chỉ còn chờ cơ hội là bùng phát. Năng lực này rất cần được chú trọng trong dạy học văn nói chung và dạy thể loại tác phẩm trữ tình nói chung và dạy thể loại tác phẩm trữ tình nói riêng vì đây là thể loại giàu tính hình tượng và cảm xúc.

doc 20 trang thuychi01 9442
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một thứ quà của lúa non: Cốm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.1.1 Trong quá trình tiếp nhận văn chương, năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng là một năng lực quan trọng. trong đó năng lực liên tưởng và tưởng tượng luôn phát triển theo chiều sâu với hai hướng: liên tưởng dọc và liên tưởng ngang. Liên tưởng theo chiều ngang sau này sẽ là cơ sở của hoặt động so sánh- một trong hững bí quyết thành công của dạy học văn. Pautopxki đã nói “ Liên tưởng của người đọc bắt gặp liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu”. Mỗi người đọc là cả một thế giới liên tưởng tàng ẩn, chỉ còn chờ cơ hội là bùng phát. Năng lực này rất cần được chú trọng trong dạy học văn nói chung và dạy thể loại tác phẩm trữ tình nói chung và dạy thể loại tác phẩm trữ tình nói riêng vì đây là thể loại giàu tính hình tượng và cảm xúc.
1.1.2. Nhắc đến việc dạy tác phẩm trữ tình ta không thể không nhắc đến các tác phẩm của Thạch Lam. Sau lần thay đổi SGK ( 2003- 2004), các nhà biên soạn sách đã lựa chọn cân nhắc để học sinh THCS, khối lớp 7 được tiếp nhận phong cách của Thạch Lam qua văn bản tùy bút “ Một thứ quà của lúa non: cốm”, trích “ Hà Nội băm sáu phố phường” ( 1943) thay thế cho truyện “ Gió lạnh đầu mùa” trước đây. Ở THPT, học sinh lại tiếp cận với truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”. Điều đó đã chứng tỏ được vai trò của Thạch Lam trong nền văn học thế kỉ xx. Thạch Lam là nhà avwn trữ tình điều đó được chứng minh qua những trang văn giàu chất thơ của ông. Chính vì vậy mà ông rất có duyên với thể loại tùy bút ( một thể văn mang vẻ đẹp tổng hợp, nằm trung gian giữa tự sự và trữ tình).
1.1.3. Văn Thạch Lam luôn bàng bạc như một làn gió nhẹ thoảng qua đôi khi lại chấm phá những kiếp người lướt qua cuộc đời như là những cái bóng. Có lẽ ai đã chạm vào tác phẩm của ông rồi thì khó mà quên được đó chính là cái khó cho người đọc trong việc cảm nhận tác phẩm và cái khó cho người thầy trong dạy học tác phẩm của Thạch Lam. Tùy bút của ông vừa giàu hình tượng, vừa giàu chất thơ; bởi vậy khi dạy học văn bản này người thầy phải quan tâm đến việc kích thước kích thích khả năng liên tưởng, tưởng tượng nơi người đọc. Theo khảo sát của bản thân, mặc dù dạy học văn bản tùy bút nói chung và tùy bút của Thạch Lam nói riêng tương đối khó song những tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy học thể loại này lại rất khiêm tốn. Trên thực tế đã có nhiều cách dạy văn Thạch Lam truyền thống có, hiện đại có nhưng dường như ai cũng gặp phải nột rào cản khó vượt qua: đó là làm thế nào để dạy học thành công thể loại tùy bút và bằng cách nào đó để tiếp nhận tác phẩm của Thạch Lam một cách hợp lí nhất. Bởi vậy trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ nghiên cứu một số biện pháp nhằm kích thích năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh khi dạy văn bản “ Một thứ quà của lúa non: cốm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi muốn gợi ra cho người dạy và người học một hướng tiếp nhận tác phẩm “Một thứ quà của lúa non: cốm” bằng việc kích thích năng lực so sánh, liên tưởng và tưởng tượng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là các biện pháp kích thích năng lực so sánh, liên tưởng và tưởng tượng trong dạy học tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: cốm” của Thạch Lam- Ngữ văn 7, tập 1.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp kích thích năng lực so sánh, liên tưởng và tưởng tượng trong khi học tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: cốm”, các biện pháp phát triển năng lực nói chung không phải phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết 
- Phân tích tổng hợp nhằm hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp so sánh: so sánh khả năng ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tổ chức thiết kế giáo án thực nghiệm và dạy học thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê: thống kê kết quả dạy học thực nghiệm.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Phương pháp dạy học phát triển năng lực
	Đổi mới giáo dục là một nhu cầu tất yếu trong dòng chảy của sự phát triển xã hội. Khi xã hội ngày càng đi lên đòi hỏi giáo dục cũng cần phải có những bước tiến quan trọng phù hợp với sự phát triển đó. Thấm nhuần tư tưởng ấy, ngành giáo dục đã không ngừng nỗ lực đổi mới và hoàn thiện những phương pháp giảng dạy để có thể đào tạo ra những người học thật sự đáp ứng được nhu cầu thực tế của cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà phương pháp dạy học phát triển năng lực người học đã ra đời như một bước đột phá trong chương trình đổi mới giáo dục. 
	Dạy học phát triển năng lực là phương pháp giảng dạy chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực. Chương trình dạy học định hướng năng lực hay còn gọi là chương trình giáo dục định hướng đầu ra nhằm hướng học sinh đến năng lực giải quyết những nhiệm vụ học tập cụ thể một cách chủ động mà không phụ thuộc vào sự chuyền dạy toàn phần của thầy cô như trước đây. Với phương pháp dạy học phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống cụ thể của đời sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành thực tiễn. 
	Phương pháp dạy học phát triển năng lực là một phương pháp mới nhằm đưa học sinh đến với việc phát huy tối đa khả năng chiếm lĩnh kiến thức nói chung và kiến thức môn Ngữ văn nói riêng. Từ phương pháp dạy học này người học sẽ tự mình giải quyết được những tình huống có vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống. từ đó chúng ta sẽ đào tạo nên những con người tích cực chủ động và có năng lực toàn diện góp phần tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại.
2.1.2. Chất tùy bút trong văn Thạch Lam
Tùy bút là một thể văn lưỡng hợp với những nét nghệ thuật đặc sắc kết hợp giữa cả cả văn học phương đông và văn học phương tây. Trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ “tùy bút” được giải nghĩa là “tùy thời mà chép”. Nghĩa là thể loại này không chỉ bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết mà còn chịu sự chi phối của hoàn cảnh khách quan. Còn từ “bút”, ngoài nghĩa cái dùng để viết, có thêm nét nghĩa nữa là biên chép. Rõ ràng, tùy bút la một thể văn mang vẻ đẹp lưỡng hợp giữa tự sự và trữ tình. Phải xuất phát từ những định hướng khách quan dứt khoát như thế thì mới có đủ cơ sở để rút ra những quy luật vận động, phát triển riêng của nó trong quỹ đạo chung của của cả nền văn học dân tộc. Những con người, những sự việc trong tùy bút có thể không kết thành một hệ thống theo một cốt truyện, hay theo một tư duy luận lí chặt chẽ, nhưng tất cả phải tuân thủ theo trật tự của dòng cảm xúc. Và tất nhiên là sự việc được kể lọc qua cách nhìn của chủ thể thẩm mĩ vẫn phải chân thực. Thạch Lam là một trong những nhà văn có công lớn trong việc khai quốc công thần ở thể loại tùy bút.
Mặc dù tùy bút là thể loại trung gian giữa tự sự và trữ tình nhưng để giúp học sinh cảm nhận được nét đặc sắc trong ngòi bút Thạch Lam, người thầy phải quan tâm nhiều hơn đến chất trữ tình trong tác phẩm của nhà văn; Đây là nét độc đáo trong sáng tác của ông và làm nên dấu ấn riêng biệt trong tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” nói chung và “ Một thứ quà của lúa non: cốm” nói riêng. Thạch Lam rất tinh tế trong việc nắm bắt chất thơ của đời sống để đưa vào những băn khoăn, trăn trở nặng tình đời. Chất trữ tình được tạo nên từ giọng điệu thủ thỉ tâm tình, từ chất thơ bàng bạc trên từng trang viết đó là sự hòa quện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng tính cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện bằng ngôn từ, từ đó khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Bởi vậy, người thầy chỉ có thể thành công khi truyền được cảm hứng tiếp nhận dòng văn học văn đậm chất thơ của Thạch Lam tới học sinh bằng con đường kích thích năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng của người học. Như vậy, việc nhận diện nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của Thạch Lam giúp tôi có định hướng lựa chọn các biện kích thích năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng hiệu quả nhất.
Phát triển năng lực tiếp nhận của học sinh là hạt nhân của quá trình dạy học văn hiện đại. Trong đó năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tưởng tượng giữ vị trí quan trọng; đặc biệt đối với việc dạy học tác phẩm có yếu tố trữ tình. “Nếu với năng lực tri giác ngôn ngữ và năng lực tái hiện, người đọc mới chỉ dựng lên trong tưởng tượng của mình hình ảnh cuộc sống và con người do nhà văn dựng lên thì bước hoạt động tiếp theo là phải làm sao để những hình ảnh đó, thế giới nghệ thuật đó đi được vào thế giới tâm linh của người đọc” (Phan Trọng Luận). Năng lực liên tưởng và tưởng tượng trong dạy học văn là khả năng phát huy trường liên tưởng, tưởng tượng để tái hiện hình tượng nghệ thuật, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhà văn và người đọc, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của ngôn từ và hình nghệ thuật trong tác phẩm. Năng lực liên tưởng theo chiều ngang còn tạo ra sự so sánh, đối chiếu, nhằm nắm bắt các thông tin nghệ thuật chính xác hơn. Đối với việc giảng dạy văn bản giàu yếu tố trữ tình như “Một thứ quà của luá non: cốm” thì nhất định người thầy phải chú trọng nhiều đến năng lực này; có vậy mới giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ và hình tượng nghệ thuật mà Thạch Lam dày công gửi gắm. Nên kích thích sự liên tưởng, tưởng tượng để làm sao học sinh có thể cảm nhận được vẻ đẹp từ các hình tượng nhà văn xây dựng khi viết về cội nguồn hình thành hạt cốm; rồi vẻ đẹp từ các cô gái làng vòng đi bán cốm; thậm chí là những cảm nhận tuyệt vời khi thưởng thức món quà quý giá này của quê hươngNgoài ra nên giúp học sinh so sánh, đối chiếu với các tác phẩm viết về cùng đề tài của các nhà văn khác thậm chí là các văn bản khác của chính Thạch Lam để thấy được cái riêng, cái đặc sắc trong văn phong của Thạch Lam khi viết về vẻ đẹp của văn hóa cổ truyền qua vẻ đẹp ẩm thực Hà Nội; và cũng là để kích thích được trường liên tưởng phong phú hơn nữa của người đọc dựa trên những so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó, bài tùy bút viết về vẻ đẹp của một thức quà dân dã của quê hương nhưng giá trị văn hóa sâu sắc trong đời sống dân tộc; đặt trong bối cảnh thực tại khi vốn sống, vốn kiến thức xã hội của học trò tương đối yếu thì việc kích thích năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng lại càng cần thiết trong việc dạy học văn bản này.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
	Văn bản “Một thứ quà của lúa non: cốm”, là một văn bản tùy bút vì vậy khi dạy theo những phương pháp thông thường như giảng bình, phát vấn học sinh sẽ khó hình dung ra được những giá trị văn hóa và vật chất của cốm. Cũng chính vì thế mà sau khi dạy xong tác phẩm ở lớp 7C bằng phương pháp truyền thống tôi nhận thấy hầu như các em không tưởng tượng được vẻ đẹp của cô hàng cốm với trang phục mang nét đẹp văn hóa cổ truyền. Tà áo tứ thân mềm mại cũng như đòn gánh cong vút như thuyền rồng trở thành những sự vật hoàn toàn xa lạ với các em. Không chỉ có vậy các em còn không nhận thức đầy đầy đủ mối liên hệ giữa màu sắc của cốm, hồng với sự khăng khít thắm thiết trong tình cảm lứa đôi ở các lế ăn hỏi. Nhìn chung giờ học diễn ra trong sự tẻ nhạt không có bước đột phá.
	Sau khi giảng dạy tác phẩm theo các phương pháp truyền thống, cho học sinh lớp 7C làm bài kiểm tra tại chỗ với hệ thống câu hỏi giống với câu hỏi của lớp 7A (lớp thực hiện các biện pháp kích thích năng lực), thì chất lượng bài của các em thấp hơn hẳn so với chất lượng bài của học sinh 7A. khả năng phát huy trí tưởng tượng và năng lực liên tưởng của các em còn rất hạn chế. Hơn nữa hệ thống câu hỏi mà tôi đưa ra trong giờ học không đủ sức để kích thích hết khả năng liên tưởng ở các em. Chính vì vậy mà hiệu quả giờ học chưa được như mong muốn.
	Xuất phát từ những hạn chế nói trên trong giờ dạy, tôi đã trăn trở suy nghĩ và tìm ra các biện pháp nhằm kích thích năng lực so sánh, liên tưởng và tưởng tượng ở các em để hiệu quả giờ dạy cao hơn so với giờ dạy trước đây.
2.3. Một số biện pháp kích thích năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh.
2.3.1. Tạo “ sự lạ hóa” trong phần giới thiệu bài học
Trong một tiết dạy 45 phút, phần vào bài chỉ chiếm dăm ba phút nhưng lại mang đến một hiệu quả vô cùng to lớn cho học sinh khi tiếp nhận bài mới. “ lạ hóa” trong cách vào bài kết hợp với những lời dẫn dắt hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo của người thầy sẽ góp phần tạo ra không khí mới lạ cho tiết học. Lời giới thiệu bài độc đáo sẽ giúp các em nhanh chóng xác định tâm thế sư phạm từ đó các em sẽ có ý thức huy động hứng thú cá nhân vào bài học. Những giây phút ấn tượng đầu giờ học sẽ góp phần thiết lập một dòng liên tưởng đầy cảm xúc hoặc mở ra một dự cmar khái quát cho những hình dung, tưởng tượng nghệ thuật của học sinh.
Văn bản “ Một thứ quà của lúa non: cốm” viết về một món quà dân dã quen thuộc nhưng những ấn tượng cảm xúc khơi dậy cho người đọc lại chính là hình ảnh những cô hnagf cốm làng Vòng và nét sinh hoạt văn hóa của những năm đầu thế kỉ xx- một khoảng thời gian đã khá xa so với học sinh. Bởi vậy sự lạ hóa của lời giới thiệu sẽ được tôi thực hiện bằng một hoặt cảnh nhỏ về hình ảnh cô gái làng Vòng những năm đầu thế kỉ xx đi bán cốm ( học sinh thể hiện vai cô hàng cốm) và sẽ có cuộc gặp gỡ tình cờ với lớp học. giáo viên sẽ thực hiện phần giới thiệu bài qua cuộc trò truyện ngắn với cô hàng cốm. Để phần giới thiệu diễn ra ấn tượng thì ngay từ phần đầu tiên của tiết học giáo viên và học sinh thể hiện vai cô hàng cốm phải có sự chuẩn bị kĩ càng về diễn xuất, phục trang, gánh cốm (cốm gói trong lá sen già) và những thiết bị hỗ trợ về âm thanh và hình ảnh trên máy chiếu. Hoạt động này không chỉ gây ấn tượng cho học sinh mà còn kích thích khả năng liên tưởng, tưởng tượng, của các em khi được trải nghiệm những hình tượng thực của văn bản tùy bút và được sống trong một không gian sinh hoạt văn hóa thòi kì đầu thế kỉ XX. Ngoài hiệu quả làm cho bài học gắn bó với thực tiễn còn làm, sự “ lạ hóa” còn giúp các em cảm thụ tốt hơn văn bản sắp khám phá. Khi hoạt cảnh vừa kết thúc, giáo vên sẽ mời cô hàng cốm về vị trí ngồi để tham dự tiết học và khéo léo dẫn vào bài trên nền nhạc về Hà Nội, kết hợp với những hình ảnh về mùa thu Hà nội với những gánh hàng rong được trình trên máy chiếu. Việc tích hợp Âm nhạc, Hội họa sẽ tạo ra một không gian văn hóa rất riêng biệt để dẫn nhập, đánh thức thế giới quan giúp các em bước vào khám phá văn bản trong một tâm thế tốt nhất. 
2.3.2. Đọc sáng tạo trong dạy học tùy bút “ Một thứ quà của lúa non: cốm” 
Phương pháp đọc sáng tạo là chủ đạo của dạy học văn; lấy đọc diễn cảm là hạt nhân mới có thể xâm nhập sâu vào văn bản; Đọc văn Thạch Lam phải tận dụng đọc sáng tạo một cách tối đa; tận dụng hỗ trợ của nhiếu phương tiện kĩ thuật hiện dại. Đọc văn Thạch Lam đòi hỏi ta phải quan tâm đến âm nhạc nhưng cái sang trong văn của Thạch Lam là thâp thoáng đằng sau sự sâu sắc mượt mà của câu chữ là con người trữ tình của tác giả. Có lẽ bởi vậy mà văn Thạch Lam đậm chất hình tượng; lại vừa giàu chất nhạc chất thơ.Để khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ, kích thích khả năng liên tưởng, tưởng tượng của người học, giáo vien nên tận dụng liên môn (hội họa, âm nhạc, điện ảnh) khi thiết kế phần đọc sáng tạo.Trong phần hướng dẫn đọc, giáo viên cần chỉ rõ cách đọc của từng đoạn. Có những đoạn văn giàu chất trữ tình phải đọc sao cho “vang nhạc sáng hình” nhưng có những đoạn văn người đọc phải nâng tầm của mình lên để bắt nhập được với cái tầm của Thạch Lam, phải đọc bằng chiều sâu của suy tưởng bởi sau câu chữ của Thạch Lam là nhịp đập của một trái tim đang thấp thỏm lo âu, luyến tiếc những giá trị giá trị văn hóa cổ truyền đang phai nhạt trong đời sống của xã hội đương thời.
Giáo viên nên lựa chọn đoạn văn thể hiện rõ nhất phong cách của Thạch Lam để đọc sáng tạo. Theo tôi nên chọn đoạn đầu văn bản để đọc: “ Cơn gió mùa hạ lướt qua trong sạch của trời” (Sách giáo khoa Ngưc văn 7, tập 1, trang 159) bởi doạn văn không chỉ sáng và đẹp ở ngôn ngữ mà còn thể hiện rõ nhất chất tùy bút, chất trữ tình khó có thể lẫn của Thạch Lam. Giáo viên có thể sử dụng phần này để khai mở cho phần dạy đọc hiểu. Giáo viên thiết một video phù hợp với nội dung của đoạn văn: có hình ảnh về những cánh đồng lúa ngát xanh với những bông lúa nếp uốn câu trĩu nặng; có hồ sen bát ngát đồng thời lồng vào video những bản nhạc không lời có giai điệu nhẹ nhàng êm ái để hỗ trợ cho phần đọc của giáo viên hoặc phần thu âm giọng đọc của các nghệ sĩ. Với cách đọc này học sinh không chỉ được trải nghiệm để hiểu hơn về nguồn gốc hình thành của cốm qua những hình ảnh thiết thực của video mà còn khơi gợi khả năng liên tưởng tưởng tượng, đánh thức những xúc cảm thẩm mĩ bất ngờ cho người học khi giai điệu nhẹ nhàng của bản nhạc không lời hòa nhập với giọng đọc diễn cảm và lời văn đẹp như một bài thơ của phần mở đầu văn bản tùy bút này .
2.3.3. Xây dựng câu hỏi sáng tạo
Việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học. Trong quá trình làm công tác giảng dạy tôi nhận thấy hệ thống câu hỏi trong bài dạy học tác phẩm văn chương sẽ gồm ba nhóm câu hỏi: câu hỏi cảm xúc; câu hỏi hình dung, tưởng tượng; câu hỏi tìm hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm. Để kích thích năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng nơi người học tôi quan tâm đến hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng, so sánh.
Mục đích: câu hỏi nhằm phát huy khả năng liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của học sinh; giúp các em xác nhận sự hình dung của mình dưới tác động của các hình tượng văn học.
Thời điểm sử dụng: trong và sau khi đọc hiểu tác phẩm
Hình thức: giáo viên nêu câu hỏi thuộc nhóm câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng dựa trên hình tượng ngôn ngữ của văn bản để trả lời theo cá nhân hoặc tổ, nhóm.
Dưới đây tôi sẽ tái hiện ý tưởng xây dựng hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng, so sánh trong dạy học văn bản này.
* Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về “cội nguồn hình thành của cốm” giáo viên trích đoạn văn “cơn gió mùa hạ cái chất quý trong sạch của trời” rồi nêu các câu hỏi: 
- Nhan đề của văn bản: “ Một thứ quà của lúa non: cốm” gợi cho em điều gì về sự hình thành của cốm?
Học sinh sẽ hình dung cốm như một món quà mà “ lúa non” ban tặng cho con người và những cánh đồng lúa bát ngát xanh chính là nơi khởi đầu của cốm. Cụm từ “Một thứ quà của lúa non” sẽ giúp các em nhận ra cốm là một đặc ân trong vô vàn món quà quý giá mà cánh đồng quê hương đã tri ân người dân cần cù, chăm chỉ.
Qua đoạn văn mở đầu em đã hình dung thế nào về sự hình thành của hạt cốm?
Từ việc nắm bắt hình tượng của văn bản, học sinh sẽ liên tưởng, tưởng tượng đến quá trình hình thành hạt cốm từ giai đoạn sơ nguyên nhất trên cánh đồng lúa xanh. Hạt cốm dẻo thơm nhận hương sắc của trời, đất ngay từ lúc ngậm sữa, cho đến lúc lên đòng rồi uốn câu một cách thật kì diệu. Tất cả những cảm nhận về sự tinh khiết trong sạch của món kết tinh từ đặc ân của thiên nhiên đất trời sẽ hiện về trong trí tưởng tượng của các em.
* Khi hướng dẫn học sinh khai thác vẻ đẹp của cô hàng cốm làng Vòng, giáo viên đặt câu hỏi:
- Qua lời văn Thạch Lam, em hãy vẽ ra bức chân dung bằng ngôn từ để tái hiện vẻ đẹp của cô gái làng Vòng đi bán cốm giữa trời thu Hà Nội. 
Học sinh sẽ phát huy tối đa để vẽ nên bức chân dung của cô hàng cốm làng Vòng những năm đầu thế kỉ xx.
Để học sinh phát hiện được nét độc đáo, riêng biệt của cô hàng cốm làng Vòng, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hai bức tranh minh họa: bức ảnh về gánh hàng rong xưa và bức hình về cô gái làng Vòng đi bán cốm. Sau đó đặt câu hỏi so sánh: 
- Quan sát hính ảnh những gánh hàng rong xưa trên phố phường Hà Nội (máy chiế), em hãy so sánh và tìm ra nét riêng biệt của các cô gái làng vòng.
Học sinh sẽ nhận ra nét đặc biệt của cô gái làng Vòng là ở “chiếc đòn gánh cong vút hai đầu như chiếc thuyền rồng”. Và chính chiếc đòn gánh độc đáo cùng với mùi hương thơm mát của cốm đã tạo nên dấu ấn riêng của các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_thu_qua_cua_lua_non_com.doc