SKKN Một số tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT trong giờ học Ngữ văn

SKKN Một số tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT trong giờ học Ngữ văn

Mấy năm gần đây, tình trạng dạy học Ngữ văn trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của bộ môn đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách cho người học. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn cũng luôn được đề cập, nhiều phương pháp tích cực được áp dụng trong quá trình dạy học nhằm cải thiện tình trạng dạy và học Ngữ văn, tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong giờ học Nhưng một thực tế đáng buồn là đổi mới phương pháp chỉ là hình thức và việc học Ngữ văn của học sinh ngày càng nặng nề, môn Ngữ văn đang mất dần đi vai trò tích cực của nó.

Bản chất của môn Ngữ Văn là môn học hướng đến giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển năng lực cho người học. Nhưng trong một thời gian dài, việc dạy học Ngữ Văn trong nhà trường lại chú ý nhiều đến lĩnh hội kiến thức về văn bản văn học để phù hợp với mục đích thi cử nên vấn đề phát triển năng lực bị coi nhẹ, trong đó năng lực giao tiếp là năng lực quan trọng có thể hình thành trong giờ học Ngữ văn.

 

doc 21 trang thuychi01 17144
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT trong giờ học Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục 
Trang
Phần I:Mở đầu 
1.1. lí do chọn đề tài.. 2
1.2. Mục đích nghiên cứu . 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 4
1.4.Phương pháp nghiên cứu.. 4
Phần II:Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7
2.3. Các giải pháp thực hiện  8
2.3.a. Phát triển năng lực giao tiếp bằng tình huống.... 8
2.3.b.Một số phương pháp xây dựng tình huống
 trong dạy học ngữ văn 9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.. 16
Phần III. Kết luận,kết luận
3.1.Kết luận .. 18
3.2 .Kiến nghị .. 19
Tài liệu tham khảo  20.
I.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Mấy năm gần đây, tình trạng dạy học Ngữ văn trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của bộ môn đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách cho người học. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn cũng luôn được đề cập, nhiều phương pháp tích cực được áp dụng trong quá trình dạy học nhằm cải thiện tình trạng dạy và học Ngữ văn, tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong giờ học Nhưng một thực tế đáng buồn là đổi mới phương pháp chỉ là hình thức và việc học Ngữ văn của học sinh ngày càng nặng nề, môn Ngữ văn đang mất dần đi vai trò tích cực của nó.
Bản chất của môn Ngữ Văn là môn học hướng đến giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển năng lực cho người học. Nhưng trong một thời gian dài, việc dạy học Ngữ Văn trong nhà trường lại chú ý nhiều đến lĩnh hội kiến thức về văn bản văn học để phù hợp với mục đích thi cử nên vấn đề phát triển năng lực bị coi nhẹ, trong đó năng lực giao tiếp là năng lực quan trọng có thể hình thành trong giờ học Ngữ văn.
Trong cuộc sống, con người luôn có nhu cầu giao tiếp để trao đổi thông tin, chia sẻ tình cảm, thái độtừ đó mà các mối quan hệ trong cộng đồng được xác lập, duy trì và đồng thời nhu cầu giao tiếp cũng xác định tư cách Người cho con người bởi như Các Mác đã từng nói “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Năng lực giao tiếp giúp mỗi cá nhân phát huy được vai trò của mình trong giao tiếp, trở nên mạnh dạn, có chính kiến hơn, nhanh chóng thích nghi với mọi tình huống, cải thiện chất lượng cuộc sống và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Văn hóa Việt rất coi trọng năng lực giao tiếp. Tuy nhiên theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong “Sáu đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt”, đặc điểm của người Việt Nam là “ vừa thích giao tiếp vừa rất rụt rè”. Trong quan hệ cộng đồng quen thuộc thì xởi lởi, nhưng ra ngoài môi trường quen thuộc đó thì người Việt Nam lại tỏ ra rụt rè. Đây chính là điểm yếu của người Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, thái độ rụt rè ấy sẽ thành rào cản trên con đường phấn đấu trở thành công dân toàn cầu. Bởi vậy cần phải trang bị cho thế hệ trẻ của đất nước những hành trang để các em có thể tự tin, thích nghị với môi trường làm việc, thành đạt và nâng cao chất lượng đời sống. Một trong những kỹ năng để có thể thành công trong cộc sống đó là kỹ năng giao tiếp vì “Sự thành công của mỗi con người chỉ 15% là dựa vào kinh nghiệm chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng ứng xử của người đó”(Kinixti).
Việc dạy học Ngữ văn có tích hợp giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm được nhắc đến nhiều trong các sáng kiến kinh nghiệm nhưng đó là những vấn đề bao quát tương đối rộng và cũng chỉ có thể áp dụng một vài kỹ năng. Năng lực giao tiếp là một trong số những kỹ năng mềm quan trọng giúp con người có thể thành công trong cuộc sống. Thông qua việc học Ngữ văn, mỗi học sinh có thể rèn luyện, tích lũy để hình thành, phát triển năng lực giao tiếp. Tuy nhiên do áp lực về thời gian và thi cử nên vấn đề phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh chỉ có thể lồng ghép một cách tự phát trong một phần của bài học chứ chưa có tính hệ thống, chưa mang tính chính thống.
Vì thế tôi chọn đề tài : “ Một số tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT trong giờ học Ngữ văn ” để nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn, hình thành năng lực, cải thiện tình trạng ngại giao tiếp của học sinh hiện nay để các em tự tin bước vào cuộc sống.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ thực tế dạy và học Ngữ Văn hiện nay tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ Một số tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT trong giờ học Ngữ văn ” nhằm:
- Thay đổi tư duy học Ngữ văn của học sinh, tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.
-Nâng cao hiệu quả sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp để học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống, hình thành thói quen ứng xử có văn hóa, văn minh trong các tình huống giao tiếp.
-Từ đó giúp học sinh thấy được lợi ích của môn Ngữ văn đối với sự hoàn thiện nhân cách của mỗi các nhân và có tình yêu đối với môn học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Phát triển năng lực giao tiếp trong một số giờ học Tiếng Việt, Làm văn và một số bản văn học hiện đại.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong định hướng phát triển giáo dục phổ thông sau 2015, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ theo đó năng lực giao tiếp và năng lực thưởng thức văn học /cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học. Năng lực giao tiếp đặc biệt là sử dụng Tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả trong tình huống giao tiếp là vấn đề không đơn giản mà cần có quá trình rèn luyện tích lũy kinh nghiệm.
Hiện nay, đứng ở những góc độ, mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Có những quan niệm như: “Giao tiếp là nói một điều gì đó với ai đó”; “Giao tiếp là việc chuyển tải các ý tưởng giữa loài người”; “Giao tiếp là sự trao đổi thông tin”; “Giao tiếp là sự chia sẻ thông tin và tạo quan hệ”; “Giao tiếp là việc truyền đạt hướng dẫn, chỉ dẫn giữa người này và người khác, có dẫn đến hành động.”[4]
Ngoài ra, giao tiếp còn là giao lưu tình cảm, tư tưởng để phát triển nhân cách con người cho hoàn chỉnh. Ở một phạm vi rộng hơn, chúng ta cũng có thể hiểu giao tiếp là: “việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành động”.[4]
- Theo từ điển Wikipedia: “Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm được một mục đích nào đó. Thông thường giao tiếp trải qua ba trạng thái.
- Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý.
- Hiểu biết lẫn nhau.
- Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục liên hợp quốc UNESCO, năng lực giao tiếp là một trong bốn trụ cột giáo dục đó là: Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, nhận thức được hậu quả của việc làm; Học để làm: gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm ; Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin; Học để sống với người khác: gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông
 Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt là năng lực sử dụng Tiếng Việt một cách phù hợp, có hiệu quả trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Trong dạy học ngữ văn “ Giao tiếp là một nguyên lý thành nguyên tắc. Nguyên tắc này phải được quán triệt trong toàn bộ hoạt động dạy học môn Ngữ Văn. Bởi vì cái đích của môn Ngữ Văn là trang bị kiến thức để tạo ra năng lực làm cho trẻ: Đó là năng lực sử dụng ngôn ngữ cả về bốn mặt: Đọc, nghe, nói, viết để tư duy và giao tiếp”.[1]
Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mới và khó nhưng nếu áp dụng thành công thì có thể kích thích tư duy sáng tạo vô cùng của người học. 
Theo Boehrer, J. (1995) “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học” . [5]
 Còn theo Hammond, J.S - Đại học Havard “Case Study hay còn gọi là Case method là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình. Ở đây, người học được giới thiệu một tình huống cụ thể, có thật và được đặt vào vị trí của người ra quyết định để giải quyết vấn đề trong tình huống ấy”[5] .
Để có thể áp dụng phương pháp dạy học tình huống, giáo viên phải đưa ra các tình huống (có thật hoặc hư cấu) chứa đựng những bài học cụ thể để học sinh có bối cảnh trải nghiệm, có điều kiện đưa ra các ý kiến cá nhân, qua đó phát huy tính tích cực, rèn luyện năng lực giao tiếpvì “bản chất của dạy học tình huống là gắn liền với thực tiễn, dạy học trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và luôn biến động” .[3]
 Xây dựng tình huống dạy học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện năng lực giao tiếp vì thông qua những tình huống giả định mà “tập dượt trước cho học sinh cách ứng xử trong những tình huống mà họ sẽ gặp trong cuộc sống, hình thành ở học sinh năng lực giao tiếp” [1] người giáo viên nên vận dụng tốt các tình huống trong quá trình dạy học sẽ thu được những hiệu quả bất ngờ mà vẫn đảm bảo được nội dung chương trình .
Dạy học bằng tình huống là một trong những phương pháp dạy học tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, được xem như khâu đột phá căn bản trong xu hướng đầu tư chiều sâu cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đây là phương pháp dạy học hữu hiệu nhằm mang lại niềm vui, hứng thú, thắp lên ngọn lửa say mê, tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề, từ đó hình thành ở học sinh nhân cách của người lao động mới, tự chủ, sáng tạo có khả năng giải quyết tốt các tình huống do cuộc sống đặt ra.
Nói tóm lại dạy học bằng tình huống nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh THPT trong giờ học ngữ văn là cách chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực, không nhàm chán, có thể cải thiện được tình trạng dạy và học ngữ văn hiện nay, thắp lên ngọn lửa đam mê của học sinh đối với bộ môn và đồng thời giúp học sinh tự rèn luyện, tự hình thành được năng lực giao tiếp Tiếng Việt một cách hiệu quả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Vấn đề dạy học Ngữ văn trong nhà trường mấy năm gần đây chủ yếu vẫn nặng về dạy học sinh kiến thức để đáp ứng nhu cầu của các kỳ thi. Nhiều phương pháp mới được áp dụng trong dạy Ngữ Văn nhưng chỉ mang tính hình thức, hiệu quả không cao. Học sinh vẫn học theo cách cảm, cách hiểu của giáo viên dẫn đến tình trạng học sinh chán học Ngữ văn hoặc đào tạo ra một thế hệ học sinh thụ động, không nói thật cảm xúc của mình, không chủ động trước mọi tình huống có vấn đề.
	 Thực tế tại trường THPT Nguyễn Hoàng do áp lực về thời gian, thi cử nên vẫn chủ yếu là nhồi nhét kiến thức cho học sinh, có đổi mới phương pháp nhưng thường chỉ áp dụng trong một số giờ thao giảng. Dạy học theo hướng tích hợp cũng được lồng ghép trong một số bài học nhưng chưa có hệ thống, giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng.
	Học sinh hiện nay đang đứng trước nhiều sự lựa chọn, nhiều đam mê. Sự bùng nổ công nghệ thông tin mang lại những tiện ích cho con người nhưng đồng thời cũng kéo theo không ít hệ lụy. Học sinh bị thu hút bởi các phương tiện thông tin giải trí, đắm chìm trong lối sống ảo mà ít giao tiếp, hoặc không biết nên phải giao tiếp như thế nào cho đúng mực, thậm chí có những trường hợp sống thu mình, thích thú với lối sống FA (Forevel Alone)... Nên trong những năm gần đây tình trạng học sinh đánh nhau vì những lời bình luận trên Facebook, Zalo,ứng xử thiếu văn hóa với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh đang trở thành một vấn nạn khiến toàn xã hội phải nhìn nhận lại vấn đề giáo dục đạo đức cho giới trẻ.
	Bên cạnh đó, xuất phát từ một hiện thực đó là nhiều học sinh không xác định mục đích học lên các cấp cao hơn, vào đại học không phải là con đường lập thân duy nhất, nên giờ học quá nặng nề về kiến thức không còn tạo được hứng thú cho các em mà cần hướng đến phát triển năng lực, hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản để tốt nghiệp THPT các em có thể tự tin vào bản thân, tự mình tìm kiếm cơ hội trong cuộc sống.
	Vì vậy có thể thấy dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giao tiếp có thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người học, giúp người học tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để khi rời xa mái trường có thể tự đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại.
 2.3. Các giải pháp thực hiện
 a. Phát triển năng lực giao tiếp bằng tình huống
	Để phát triển được năng lực giao tiếp bằng Tiếng Việt một cách hợp lý và hiệu quả, trong quá trình dạy học, bản thân người giáo viên phải xây dựng các tình huống học tập tạo được hứng thú cho học sinh. Muốn làm được điều đó khi xây dựng tình huống cần phải bảo đảm một số yêu cầu sau :
	- “Tình huống giao tiếp phải tạo được không khí học tập thân mật, thoải mái cho học sinh, để kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh.
 -Tình huống giao tiếp phải có chủ đề hấp dẫn, phù hợp với sở thích và mối quan tâm của hoc sinh 
	- Tình huống giao tiếp phải phù hợp với đặc điểm tâm lý và kinh nghiêm sống của học sinh, có ích cho học sinh trong cuộc sống.
	- Tình huống phải vừa sức với học sinh.
	- Tình huống giao tiếp nên đa dạng, phong phú.” [1]
b. Một số phương pháp xây dựng tình huống trong dạy học Ngữ văn
b.1 Tình huống mâu thuẫn, nghịch lý.
	Khi đưa ra tình huống, câu hỏi nêu vấn đề rất quan trọng. Kỹ năng đặt câu hỏi của giáo viên sẽ quyết định đến hứng thú tìm tòi và khám phá của học sinh. Một câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề và nhất là nó chứa đựng những mâu thuẫn, những nghịch lý sẽ kích thích trí tò mò, sự phân tích, so sánh, khái quát hóa.
	Trong những giờ đọc -hiểu văn bản, nhất là các văn bản văn học hiện đại, tôi thường đặt ra những câu hỏi chứa đựng những mâu thuẫn nhận thức đòi hỏi học sinh phải giải quyết vấn đề .
	Ví dụ1 : Dạy tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” ( Nguyễn Minh Châu). Khi phân tích các nhân vật trong truyện, giáo viên có thể nêu tình huống:
	- Tình huống 1: 1) Bạo lực gia đình sẽ để lại hậu quả như thế nào ?
	 2) Nếu em ở địa vị thằng Phác, sống trong một gia đình không hạnh phúc, bạo lực gia đình luôn xảy ra, em sẽ làm gì ?
 - Tình huống 2 : 1 ) Người đàn bà hàng chài trong truyện là người phụ nữ đáng thương hay đáng trách ?
 2) Có ý kiến cho rằng sinh ra là phụ nữ phải biết hy sinh, nhẫn nhục. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Nếu là người đàn bà hàng chài, em sẽ ứng xử như thế nào ?
Học sinh sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau, tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình. Cho dù đồng tình hay phản đối hay đưa ra ý kiến khác thì học sinh cũng đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm, thái độ của bản thân. Người giáo viên sẽ khuyến khích các em trình bày và uốn nắn những cách ửng xử tiêu cực, thiếu tính nhân văn đồng thời hướng các em đến những suy nghĩ tích cực,những ứng xử tốt đẹp
 Ví dụ 2 : Khi dạy bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ )
 Sau khi phân tích bi kịch của Hồn Trương Ba giáo viên nêu tình huống: 
 Hồn Trương Ba đã từng đau đớn thốt lên: “Sống nhờ vào đồ đạc của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết” vì phải sống nhờ, sống gửi. Vậy mà trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều người nhất là giới trẻ lại hay sống nhờ, sống gửi, mượn đồ của người khác và khoe đó là đồ của mình ? Hãy phát biểu suy nghĩ của em về điều đó ? 
 Đọc-hiểu văn bản văn học nếu liên hệ với thực tế, rút ra những bài học nhân sinh sâu sắc thì học sinh sẽ thấy văn học là gần gũi, thiết thực, sẽ lôi cuốn được học sinh tham gia vào hoạt động dạy-học. 
 b.2 Tổ chức các trò chơi.
	Tổ chức các trò chơi trong giờ học Ngữ văn có thể tạo ra bầu không khí vui vẻ, thân thiện, giúp học sinh có điều kiện để bộc lộ mình, biết cách ứng xử văn minh, lịch sự, xây dựng nên các mối quan hệ giao tiếp, gắn kết các thành viên trong một tập thể.
	Do đặc thù của môn Ngữ văn nên tổ chức các trò chơi có thể thực hiện ở các giờ ôn tập nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức đã học, trong các giờ học Tiếng Việt và Làm văn để làm các bài tập thực hành.
	Để có thể tổ chức các trò chơi trong giờ học vừa đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng vừa đảm bảo thời gian đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải có sự chuẩn bị, dự kiến đội chơi, người chơi và quy mô trò chơi chỉ ở mức vừa phải phù hợp với một hoặc hai tiết học. Nếu quy mô lớn hơn có thể tổ chức thành các buổi ngoại khóa theo chủ đề.
	* Trò chơi “Ô chữ văn học” :
 Trò chơi này có thể áp dụng trong tất cả các bài học ở phần kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài học, Giáo viên chuẩn bị câu hỏi, ô chữ và dùng máy chiếu Projector.
	Ví dụ: Tiết 112,113 :Ôn tập phần văn học. (Lớp 11- chương trình chuẩn).
 Mục đích: hệ thống hóa những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại (chủ yếu là những tác phẩm văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc các thể loại thơ ca và nghị luận)
	Cách chơi: Cá nhân hoặc chia làm 2 nhóm.
	- Thời gian 1 phút đội nào rung chuông trước thì trả lời trước.
	- Trả lời câu hỏi để trả giải các ô chữ hàng ngang, mỗi ô 10 điểm. Ô chữ hàng dọc được 30 điểm. Nếu trả lời đúng ô chữ hàng dọc trước khi trả lời hết ô chữ hàng ngang sẽ được 60, trả lời sai trừ 10 điểm. 
	- Câu hỏi:
	1. Tác giải bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” ?
	2. Nhà phê bình văn học xuất sắc nhất về phong trào Thơ mới ?
	3. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say yêu đời thắm thiết. Ông là ai?
	4. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với những chặng đường cách mạng Việt Nam. Ông là ai?
	5. Tác giả của bài thơ “Lai Tân” ?
	6. Câu thơ 
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
 là của ai?
	7. Điền tên tác giả còn thiếu vào dấu 3 chấm () trong câu sau: “Ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng ”?
	8. Nhà thơ có cuộc đời bi thương, bất hạnh nhất phong trào thơ mới ?
	9. Ông được mệnh danh là “người của hai thế kỷ ” văn chương trung đại và hiện đại. Ông là ai ?
	10. Câu nói “Truyện Kiều còn là tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn” là của ai ?
	11. Bài thơ “Chiều xuân” là của tác giả nào ?
12. Lời nhận xét: “ Với những nguồn cảm hứng mới:Yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía” là của nhà phê bình nào ?
	- Ô chữ hàng dọc: “Cái tôi cá nhân” là gơi ý cho trò chơi đồng thời đây cũng là đặc trưng nổi bật của Thơ mới.
C
A
I
T
O
I
C
A
N
H
A
N
*Trò chơi “tôi là ai” ? 
 Mục đích của trò chơi là để học sinh nhớ lại các nhân vật trong các tác phẩm văn học.
	Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội từ 6-8 học sinh, mỗi lượt chơi một đội sẽ cử 2 học sinh. Một em sẽ bốc thăm sau đó sẽ dùng cử chỉ điệu bộ để diễn tả về nhân vật được nói tới trong thăm, người còn lại sẽ đoán xem đó là nhân vật nào.
	 Thời gian cho mỗi đội chơi là 5 phút.
 Áp dụng trò chơi này trong các bài ôn tập các tác phẩm văn xuôi,có thể mở rộng sang cả phần văn học nước ngoài cho phong phú,đa dạng .
 * Trò chơi “Chạy tiếp sức”.
	Mục đích: Để ghi nhớ một đơn vị kiến thức nào đó.
	Trò chơi này có thể áp dụng trong giờ học Tiếng Việt hoặc phần ôn tập, bài khái quát văn học
 Ví dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 ” giáo viên có thể kiểm tra bài cũ bằng cách chia làm hai đội chơi, mỗi đội từ 3-5 học sinh. Sau đó lần lượt các học sinh của từng đội lên bảng viết tên các tác giả, tác phẩm văn học của từng chặng đường hiện đại hóa văn học .Thời gian kiểm tra khoảng 5 phút.Giáo viên sẽ căn cứ vào số lượng tác giả, tác phẩm học sinh nhớ được và thời gian hoàn thành nhanh hay chậm để cho điểm .
 * Trò chơi “ Ai giỏi hơn”?
	Trò chơi này dùng để k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_tinh_huong_day_hoc_nham_phat_trien_nang_luc_giao.doc