SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí Lớp 12 cho học sinh THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu
Việt Nam là đất nước có nhiều thiên tai. Người dân nước ta quen với các cơn bão, lũ quét, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn, sự di động của các cồn cát... Những năm gần đây như năm 2017, 2020, 2021 nhiều kỉ lục về thảm họa thiên tai đặc biệt lũ lụt ở Miền Trung, đã có những ngôi làng bị xóa sổ, nhiều tỉnh thành chìm ngập trong nước lũ, rất nhiều người chết và mất tích, tài sản của người dân bỗng chốc tiêu tan.
Cùng với các môn khoa học khác, môn học Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản và cần thiết về thiên tai và những hoạt động của con người trên bình diện quốc tế và quốc gia, làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tình cảm tư tưởng đúng đắn, đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại.
Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của biến đổi khí hậu, thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán... diễn ra dồn dập hơn trước. Điều này là hiển nhiên và không thể chối bỏ. Trước tình hình này, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó, và về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó với thiên tai vào trong các hoạt động thường xuyên của mình. Trong những năm qua môn Địa lí đã thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục như giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục kĩ năng sống, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu toàn cầu...
Tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai không chỉ cung cấp cho học sinh hiểu biết về sự biến đổi khí hậu toàn cầu, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng thiên tai mà còn giúp các em tìm ra được các giải pháp phòng chống thiên tai, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, vào sản xuất cũng như phát triển kinh tế ở địa phương. Từ đó giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, các em có những hành vi cụ thể đối với những hành động gây tác hại cho môi trường, cho sự biến đổi khí hậu. Các em còn có trách nhiệm tuyên truyền nội dung ứng phó với thiên tai đến bạn bè, gia đình và cả cộng đồng… Làm cho các em nhận thức được vai trò của chính mình trong cuộc chiến phòng chống thiên tai.
Đề tài: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HOÀNG MAI VÀ HUYỆN QUỲNH LƯU” (Lĩnh vực: Địa lý) “Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí lớp 12 cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu” II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Việc tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với thiên tai trong dạy học môn Địa lí đã được một số tác giả đề cập; tuy nhiên việc đưa vào thực tế dạy học trong trường phổ thông thì chưa được thể hiện cụ thể, việc thiết kế các hoạt động dạy học và đánh giá rút kinh nghiệm chưa được triển khai đại trà. Trên cơ sở nội dung đề cập trước đó, tác giả phân tích, đánh giá để có cái nhìn tổng hợp về lịch sử nghiên cứu đề tài, nhằm hoàn thiện đề tài của cá nhân đảm bảo tính mới và hiệu quả hơn. III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu đề tài - Kiến thức: Học sinh thấy được, hiểu được nguyên nhân gia tăng thiên tai trên thế giới và Việt Nam. - Kĩ năng: Trang bị cho học sinh một số kĩ năng để nhận biết các thiên tai thường xảy ra ở nước ta. Đồng thời có một số kĩ năng để bảo vệ bản thân, gia đình và giúp đỡ cộng đồng. - Thái độ: Học sinh sẵn sàng tham gia ứng phó với thiên tai. 2. Nhiệm vụ - Cập nhật và bổ sung cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu thực trạng giáo dục ứng phó với thiên tai trong dạy học môn Địa lí cho học sinh lớp 12 ở các trường THPT cụm Hoàng Mai – Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Nghiên cứu cách thức tổ chức các hoạt động tích hợp trong các bài học cụ thể. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí, cụ thể: lớp 12A1 (2021-2022), 12A2 (2021-2022), 12A3 (2021-2022), 12A4 (2021-2022), 12A5 ( 2021-2022) - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu trong việc giảng dạy môn Địa lí 12 ở trường THPT, tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong từng bài, từng nội dung liên quan. + Về thời gian nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu trong năm học 2021 - 2022. + Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: Ở một số trường THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu: Trang 2 “Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí lớp 12 cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu” PHẦN II. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. 1.Cơ sở lí luận. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội ở một địa phương, một vùng, một đất nước, một khu vực hay trên toàn thế giới. Các thiên tai bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. 2.Thực tiễn về gia tăng thiên tai trên thế giới và Việt Nam. Báo cáo của cơ quan khí tượng Vương Quốc Anh, năm 2020 là một trong những năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu tăng 1,1 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, kéo dài số năm ấm nhất liên tiếp thêm ít nhất một năm nữa (từ năm 2015). Kèm theo đó là tính bất ổn định cao của khí quyển trên quy mô toàn cầu, khu vực. Điều đó cho thấy khả năng thiên tai khí tượng thủy văn năm 2021 sẽ khốc liệt, phức tạp và khó lường. Ở Australia cháy rừng làm 34 người chết, 8,6 triệu ha rừng, 5900 tòa nhà bị cháy, thiệt hại khoảng 4,4 tỉ AUD. Ở Trung Quốc lũ lụt làm 58 người chết, ảnh hưởng đến 54,8 triệu người, 41000 căn nhà, thiệt hại khoảng 20,7 tỉ USD. Ở Ấn Độ lở đất, lũ lụt làm hơn 900 người bị chết. Phi-lip-pin núi lủa phun trào làm 39 người chết, 300 nghìn người phải sơ tán. Bão Amphan cơn bão lớn thứ 3 kể từ năm 2019 gây thiệt hại 15 tỉ USD, thiệt hại tăng 27% so với trung bình từ năm 2000 - 2018. Các công ty bảo hiểm phải chi trả mất 30 tỷ USD Gia tăng thiên tai ở Việt Nam. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020 trên phạm vi cả nước có 186 cơn dông, lốc, 2 trận lũ quét, mưa lớn, hạn hán, tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, hạn hán kéo dài ở Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Sạt lở bờ sông, bờ biển ở Đồng bằng Sông Cửu Long diễn biến tăng liên tục. Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể thấy rõ qua các biểu hiện đáng lưu ý sau: - Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000) + Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C. + Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931-1960) là 0,60C. Trang 4 “Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí lớp 12 cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu” Khả năng tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và cộng đồng, cả hiện tại và tương lai. Khả năng tổn thương do thiên tai (bao gồm cả biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão, xâm nhập mặn và hiện tượng khí hậu cực đoan) đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và những áp lực do thiên tai mà hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó. Năng lực thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu đối với hệ thống càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thương càng lớn. Ở Việt Nam, những lĩnh vực (đối tượng) được đánh giá là dễ bị tổn thương do thiên tai bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi. Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm dải ven biển (kể cả những đồng bằng, đặc biệt là những vùng hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt), vùng núi, nhất là những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Có thể nói, về mặt tiêu cực, biến đổi khí hậu làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về cường độ lẫn tần suất. Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thương), các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn. Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu sự tác động trên các mặt: - Biến động trong sản xuất: Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút ; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự sụt giảm trên ; đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn. - Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn. - Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Những biến động về môi trường tự nhiên và về kinh tế - xã hội nêu lên trên đây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long nếu không kịp thời có sự ứng phó thích hợp. Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn ; Vai trò vựa lúa cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và ngân sách nhà nước mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức nghiêm trọng . Nhiều khía cạnh về an ninh quốc phòng sẽ được đặt ra, trước tiên là an ninh lương thực cho cả nước. Trang 6 “Một số phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với thiên tai trong môn Địa lí lớp 12 cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu” Sinh vật thay đổi Bài 8: Ảnh hưởng của Biển Nội dung cần chú ý vận dụng Thiên nhiên Đông đến thiên nhiên là ảnh hưởng của biển đến chịu Việt Nam thiên nhiên Việt Nam biểu 2 ảnh hưởng hiện qua các yếu tố thời tiết sâu sắc của khí hậu ( lượng mưa, nhiệt độ biển trung bình, độ ẩm, chế độ gió). Bài 9, 10: Tính chất nhiệt đới ẩm, Với những biểu hiện đa dạng, Thiên nhiên gió mùa của khí hậu Việt bất thường của một số yếu tố nhiệt đới Nam khí hậu (thời tiết, chế độ thủy ẩm gió văn..) đó là những tác nhân mùa quan trọng với đời sống. 3 Phân tích những biểu hiện Ảnh hưởng của thiên của các yếu tố khí hậu: nền nhiên nhiệt đới ẩm gió nhiệt độ cao, lượng mưa đến hoạt động sản xuất và nhiều, độ ẩm lớn và các hoạt đời sống. động của gió mùa đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người Bài 11,12: Các miền địa lí tự nhiên Tìm ra được các nguyên nhân Thiên nhiên dẫn đến sự thất thường của phân hóađa nhịp điệu mùa khí hậu, của dạng dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của mỗi miền => Nêu ra các giải pháp khắc phục. Bài 14. Sử Vấn đề sử dụng hợp lí và Hiểu được các nguyên nhân dụng hợp lí bảo vệ tài nguyên sinh làm suy giảm nguồn tài và bảo vệ vật, tài nguyên đất, tài nguyên thiên nhiên => đưa ra 5 tài nguyên nguyên nước, tài nguyên các biện pháp bảo vệ và sử thiên nhiên khoáng sản, tài nguyên du dụng hợp lí nguồn tài nguyên. lịch Liên hệ thực tế ở địa phương 15: Bảo vệ Vấn đề bảo vệ môi Tìm hiểu các nguyên nhân, môi trường trường. Một số thiên tai đưa ra các giải pháp ứng phó 6 và phòng chủ yếu và biện pháp và thích nghi, các nội dung chống phòng chống. cần thực hiện nhằm hạn chế Trang 8
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_ung_pho_voi_thien.docx
- PHAN THỊ THU HÒA_ NGUYỄN ĐÌNH NGHỊ_TRƯỜNG THPT HOANG MAI 2_LĨNH VỰC ĐỊA LÍ.pdf