SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy môn Hóa học tại trường THCS Thành Kim
Đi cùng với sự phát triển chung của nhân loại là các vấn đề thách thức về tự nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà con người phải đối mặt là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo tiến trình phát triển, BĐKH ngày càng có những thay đổi nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống tự nhiên, môi trường kinh tế và xã hội toàn cầu.
Với sự BĐKH, hàng năm con người đã và đang phải gánh chịu những hậu quả khôn lường trên tất cả các phương diện về đời sống. Cụ thể có thể kể đến các thảm hoạ như động đất và sóng thần Tohoku tại Nhật bản năm 2011, theo thống kê có tới 15.854 người thiệt mạng, 9.677 người bị thương và 3.155 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn tổn thất nghiêm trọng đến con người, cơ sở hạ tầng và sự phát triển kinh tế xã hội của hơn 20 quốc gia lân cận; các thảm hoạ khác như: siêu bão Haiyan 2013, thiên tai lũ lụt, động đất, núi lửa.Mỗi một năm có hàng tỉ người dân trên thế giới mắc các căn bệnh do ảnh hưởng trực tiếp từ BĐKH như sốt rét, sốt xuất huyết, lao phổi, hen suyễn, nguy hiểm nhất là ung thư, gây gánh nặng bệnh tật lên cuộc sống con người.
BĐKH gây ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước có đường bờ biển dài, trong đó có Việt Nam. Với đường bờ biển dài 3260km chưa kể các đảo, Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH, Trái đất ngày càng nóng lên, mực nước biển dâng cao, diện tích đất liền thu hẹp, thiên tai lũ lụt hàng năm, đời sống sức khỏe người dân đang bị đe dọa, ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải công nghiệp xử lý không tốt, hoạt động của các phương tiện giao thông, các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc chế biến và bảo quản thực phẩm, các chất độc do hậu quả của chiến tranh để lại Mặt khác, do ý thức cá nhân cũng như tầm hiểu biết hạn hẹp của một số người dân làm vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC TẠI TRƯỜNG THCS THÀNH KIM Người thực hiện: Trần Quốc Thạch Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Kim SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa học THANH HÓA NĂM 2016 MỤC LỤC Phần Nội dung Trang I Mở đầu 3 II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5 1 Cơ sở lí luận 5 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7 3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 9 3.1 Các giải pháp 9 3.2 Các biện pháp cụ thể 10 Bài soạn minh họa 17 4 Hiệu quả 21 III Kết luận, kiến nghị 22 1 Kết luận 22 2 Kiến nghị, đề xuất 22 Tài liệu tham khảo 23 Tranh phục vụ cho bài giảng 25 Tranh do học sinh sưu tầm 28 I. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: Đi cùng với sự phát triển chung của nhân loại là các vấn đề thách thức về tự nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà con người phải đối mặt là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo tiến trình phát triển, BĐKH ngày càng có những thay đổi nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống tự nhiên, môi trường kinh tế và xã hội toàn cầu. Với sự BĐKH, hàng năm con người đã và đang phải gánh chịu những hậu quả khôn lường trên tất cả các phương diện về đời sống. Cụ thể có thể kể đến các thảm hoạ như động đất và sóng thần Tohoku tại Nhật bản năm 2011, theo thống kê có tới 15.854 người thiệt mạng, 9.677 người bị thương và 3.155 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn tổn thất nghiêm trọng đến con người, cơ sở hạ tầng và sự phát triển kinh tế xã hội của hơn 20 quốc gia lân cận; các thảm hoạ khác như: siêu bão Haiyan 2013, thiên tai lũ lụt, động đất, núi lửa...Mỗi một năm có hàng tỉ người dân trên thế giới mắc các căn bệnh do ảnh hưởng trực tiếp từ BĐKH như sốt rét, sốt xuất huyết, lao phổi, hen suyễn, nguy hiểm nhất là ung thư, gây gánh nặng bệnh tật lên cuộc sống con người. BĐKH gây ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước có đường bờ biển dài, trong đó có Việt Nam. Với đường bờ biển dài 3260km chưa kể các đảo, Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH, Trái đất ngày càng nóng lên, mực nước biển dâng cao, diện tích đất liền thu hẹp, thiên tai lũ lụt hàng năm, đời sống sức khỏe người dân đang bị đe dọa, ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải công nghiệp xử lý không tốt, hoạt động của các phương tiện giao thông, các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc chế biến và bảo quản thực phẩm, các chất độc do hậu quả của chiến tranh để lại Mặt khác, do ý thức cá nhân cũng như tầm hiểu biết hạn hẹp của một số người dân làm vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nhận thức rõ được những ảnh hưởng nghiêm trọng do BĐKH gây ra, Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương đã xây dựng chương trình, kế hoạch, đề xuất phương án và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH. Chung tay với toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào Chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011- 2015”. Bởi lực lượng học sinh phổ thông là lực lượng chủ đạo, là động lực quan trọng trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động để ứng phó với BĐKH trong tương lai. Hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội, có tác động làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội đối với BĐKH. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông, cũng đồng thời là một người con vùng lũ, tôi luôn tự nhận thức rõ được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, là nhiệm vụ cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về môi trường mà các em đang sinh sống, về BĐKH và ảnh hưởng của nó đến tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người, cùng các em đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, để các em trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương. Chính vì vậy nên tôi chọn cho mình đề tài: “Một số phương pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy môn Hóa học tại trường THCS Thành Kim ” để nghiên cứu thực hiện với mục tiêu: + Giúp giáo viên và học sinh biết thêm về hậu quả của BĐKH đang tác động tiêu cực đến cuộc sống con người nhằm hạn chế những tác động xấu do BĐKH gây ra. + Từ kiến thức về biến đổi khí hậu, giáo viên thực hiện tích hợp, lồng ghép thông qua chương trình môn Hóa học cấp THCS nhằm giáo dục học sinh, giúp các em nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH và phòng chống giảm nhẹ thiên tai(PCGNTT) và có những việc làm cụ thể, tích cực trong việc bảo vệ môi trường hiện tại cũng như trong tương lai. +Trang bị kiến thức kĩ năng hành vi cho học sinh để ứng phó với BĐKH và PCGNTT, góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH và PCGNTT. + Phải thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống theo hướng tiết kiệm năng lượng. Hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu. 2. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục, tuyên truyền các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH cho học sinh. Các em sẽ là một tuyên truyền viên có trách nhiệm trao đổi, chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm...về những vấn đề môi trường. Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp các em đưa vấn đề bảo vệ môi trưòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn. Qua đó giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân các địa phương tinh thần tích cực, chủ động đối phó với những thách thức do BĐKH gây ra theo phương châm tại chỗ, dựa vào sức mình là chính. 3. Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện đề tài đã nêu, tôi đã nghiên cứu về: - Cơ sở lí luận và thực tiễn về ứng phó với BĐKH và PCGNTT. - Nghiên cứu các địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học cấp THCS. - Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, mục tiêu tiết học có liên quan chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp nghiên cứu lí luận. * Phương pháp điều tra, tìm hiểu trên các kênh thông tin đại chúng. * Phương pháp đàm thoại và nghiên cứu các phiếu học tập, phiếu điều tra do học sinh cung cấp. * Phương pháp phân tích, tổng hợp, tính toán để tổng kết và xử lí các số liệu. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận 1.1. Lý thuyết cơ bản về BĐKH a. Khái niệm về khí hậu và BĐKH - Khái niệm khí hậu: * Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO): khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó. * Khí hậu trong nghĩa hẹp thường được gọi là “thời tiết trung bình”, chính xác hơn là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng triệu năm, trung bình là 30 năm. Khí hậu theo nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của một hệ thống khí hậu. - Khái niệm BĐKH: * BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể và so sánh được. * Theo IPCC: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. 1.2.Nguyên nhân gây nên BĐKH - Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên: * Thay đổi cường độ sáng Mặt trời và sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ Mặt trời chiếu xuống Trái đất thay đổi, sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất góp phần làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất. * Núi lửa phun trào: sẽ thải vào khí quyển một lượng rất lớn sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm. Tuy nhiên, các hạt nhỏ được phun ra bởi núi lửa, phản chiếu lại bức xạ Mặt trời trở lại vào không gian do đó có tác dụng làm giảm nhiệt độ bề mặt Trái đất. * Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu, dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên toàn Trái đất. Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển. * Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất: Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo có trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay Trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tuy nhiên tốc độ thay đổi là cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm. - Nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động con người: BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Theo IPCC, nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người.Cụ thể là do các nguyên nhân sau: + Hiệu ứng nhà kính: là một trong những nguyên nhân quan trọng gây BĐKH. Kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt sau thế kỉ XX, hoạt động của con người đã làm tăng đáng kể lượng khí nhà kính (thành phần chủ yếu bao gồm: hơi nước, cacbon dioxit, khí metan, nito oxit, cloroflorocarbon) + Các hạt nhỏ trong khí quyển: hình thành từ bụi trong hoạt động nông nghiệp, các vi hạt và khí thải trong hoạt động công nghiệp, trong tham gia giao thông và nguy hiểm hơn là do việc đốt phá nguồn tài nguyên tự nhiên. Các hạt nhỏ này làm BĐKH theo hai cách chính - Tán xạ và hấp thụ các bức xạ Mặt trời và tia hồng ngoại (sự tán xạ làm giảm nhiệt độ, tuy nhiên sự hấp thụ làm tăng trực tiếp nhiệt độ bề mặt Trái đất một cách đáng kể) - Làm thay đổi các thành phần vật lý và hoá học của các đám mây, sự thay đổi này có thể tồn tại trong suốt chu kì của chúng. + Thay đổi mô hình đất đai: việc chặt phá rừng làm đất canh tác gây nên thay đổi thảm thực vật nghiêm trọng, thay đổi sự bốc hơi nước, sa mạc hoá, tăng hấp thụ bề mặt. Đây là nguyên nhân làm cho sự BĐKH trở nên trầm trọng hơn theo từng năm. 1.3.Tác động của BĐKH - Biến đổi hệ sinh thái và các hệ tự nhiên: Trái đất ngày càng nóng lên, kèm theo đó là hiện tượng thu hẹp diện tích băng hai cực, mực nước biển dâng cao, các loài thực vật, động vật nhiệt đới sẽ phát triển hơn, ngược lại động – thực vật vùng lạnh sẽ thu hẹp lại. Một số loài sẽ chịu được sự thay đổi khắc nghiệt của khí hâu, một số đứng trước nguy cơ suy thoái, tuyệt chủng. Sự thay đổi thảm động – thực vật này càng làm khí hậu khắc nghiệt hơn nữa, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng tăng lên, biến động hệ sinh thái – tự nhiên càng mạnh mẽ hơn. - Trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội: ảnh hưởng của BĐKH sâu và rộng trên tất cả lĩnh vực, mức độ ảnh hưởng và hậu quả phụ thuộc vào đặc điểm địa lý và quy mô phát triển mỗi vùng miền. Khí hậu khắc nghiệt, hiện tượng Elnino mỗi lần càng biến động nhiều hơn, hạn hán lũ lụt càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông lâm ngư nghiệp của người dân. Việc không chủ động được trong điều tiết thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động công nghiệp – xây dựng, giao thông vận tải và du lịch. Đặc biệt là vấn đề sức khoẻ con người, khi BĐKH kèm theo ô nhiễm môi trường, bệnh dịch, và tâm lý con người. 1.4.Tác động BĐKH lên các khu vực khác nhau: là khác nhau. Đặc biệt những vùng có sự đa dạng về địa lý và khí hậu như Việt Nam, đường biển kéo dài, địa lý đất liền đa dạng, thường xuyên gặp nhất là việc nắng nóng, hạn hán, cháy rừng kéo dài vào mùa khô và lũ lụt, lũ quét gia tăng vào mùa mưa. Thời tiết thất thường ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh tế và cuộc sống người dân, đặc biệt là khu vực miền trung, nơi phải hứng chịu trực tiếp hậu quả từ BĐKH. b. Mối liên quan giữa BĐKH và môn hoá học. + Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Các loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, NOx, CFCs, PFCs và SF6. + CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. + CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. + NOx phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. + CFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. + PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. + SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magie. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 2.1. Thực trạng Thạch Thành là một huyện miền núi, tài nguyên khá phong phú, các em có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, rừng núi. Các em cũng có cơ hội được chứng kiến sự thay đổi khí hậu và biểu hiện cụ thể nơi chính các em sinh sống. Do vậy việc tích hợp thêm các kiến thức về BĐKH là phù hợp và mang tính ứng dụng cao trong giảng dạy. Trên thực tế, trước những năm chưa triển khai việc tích hợp giảng dạy thì trong mỗi một tiết dạy, bản thân tôi cũng như các giáo viên khác, cũng đã đưa các nội dung liên quan vào phần liên hệ thực tế với mỗi bài giảng cụ thể. Tuy vậy, việc liên hệ đó là hoàn toàn tự phát, chưa được lên kế hoạch cụ thể và đầu tư nhất định cho mỗi một nội dung. Do vậy không tránh khỏi sự hời hợt hoặc đôi khi quá sa đà vào vấn đề liên hệ. Từ tháng 10 năm 2008 cho đến nay, sở GD và ĐT liên tục triển khai các chuyên đề tích hợp các nội dung vào từng môn học cụ thể, đã mở ra cho giáo viên hướng giảng dạy mới, việc dạy học không đơn thuần chỉ truyền thụ kiến thức, kĩ năng đơn thuần của môn học theo quy chuẩn, mà còn là việc lồng ghép phần dạy học tích hợp với các nội dung có tính thực tế. Trong đó, vấn đề BĐKH là vấn đề tôi quan tâm nhất, và cảm nhận được mối liên hệ sâu sắc với bộ môn mình trực tiếp giảng dạy. Với thời gian chỉ 45 phút cho một tiết dạy học, việc vừa phải truyền tải nội dung của bài học, vừa phải giúp học sinh nắm bắt được các nội dung tích hợp, cách tích hợp cần phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu riêng của các môn học mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tích hợp. Đây là vấn đề không đơn giản đối với mỗi một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Điều này yêu cầu sự nghiêm túc tuyệt đối và lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp, để giúp mỗi một tiết dạy mang lại hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi đã tham khảo một số phương pháp từ bạn bè đồng nghiệp, tham gia dự giờ thăm lớp để tìm được kinh nghiệm, cũng như nhờ các đồng nghiệp góp ý để tìm ra cách thức cho riêng mình. Qua tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy rằng, hầu hết giáo viên đã thực hiện nghiêm túc việc tích hợp các nội dung vào bài dạy, tuy nhiên chưa thực sự thấy đầu tư nghiên cứu sâu cho tiết dạy, công tác chuẩn bị còn chưa chu đáo từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị cho đến khâu lên lớp. Việc thu thập kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế, nhiều giáo viên còn chủ quan cho đây là phần tích hợp không cần thiết vì đó không phải là kiến thức chí nh của bài học. Mặt khác, việc chuẩn bị cho tiết dạy có lồng ghép nội dung tích hợp mất nhiều thời gian, làm thay đổi cách dạy lâu nay, đặc biệt với những giáo viên có thâm niên lâu năm, việc thay đổi mang tính chất bước ngoặt. Hơn nữa, nội dung bài học trong sách giáo khoa dài, mang tính chất đại cương, nếu lồng ghép không phù hợp sẽ xảy ra tình trạng “cháy giáo án” nếu phân bố không đều hoặc đi quá sa đà, ngược lại có thể dẫn đến tình trạng qua loa, quên không tích hợp. Khi trực tiếp giảng dạy, còn dập khuôn máy móc, chưa linh hoạt, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế của học sinh. Đôi khi sự tích hợp là không phù hợp với mức độ hiểu biết với các em. Ví du. Bài: Nước - Hóa học lớp 8. Khi dạy phần vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm nguồn nước, không nên tích hợp nội dung sau: Cơ quan cung cấp nước xử lý nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn kép nhôm kali (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O). Ta phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước để loại bỏ lượng dư ion florua. Về phía học sinh, huyện Thạch Thành là một huyện miền núi với nghề sản xuất chính là nông nghiệp, các em ngoài việc học tập trên lớp còn phải phụ giúp cho gia đình, do vậy việc học tập đôi khi lơ là, nếu giáo viên không có sự kèm cặp sát sao. Việc trực tiếp tham gia vào hoạt động môi trường cùng gia đình có thể giúp cho các em hiểu biết sâu sắc thêm vào vấn đề thực tế tích hợp. Tuy nhiên, do lượng kiến thức còn ít, các em khi tham gia vào các hoạt động môi trường còn chưa ý thức được hành động của mình, như vấn đề xả rác thải bừa bãi, hay việc không tiết kiệm các nguồn tài nguyên tự nhiên. Thêm vào đó, nhiều phụ huynh cho rằng việc đưa trẻ đến trường để học tập những môn “chính”, thậm chí có những gia đình cho rằng, việc duy nhất của các em là học tập, các vấn đề khác đều mang tính chất vĩ mô. Trong lối sống hàng ngày, phụ huynh cũng không hình thành thói quen giáo dục con em mình trong công tác bảo vệ môi trường chung. Do vậy hình thành lối suy nghĩ lệch lạc cho các em khi tham gia học tập, chỉ tập trung vào những môn các em cho là cần thiết, thậm chí vào những phần các em cho là chính, phần thầy cô tích hợp thêm vào, nếu không thực sự làm các em hứng thú, sẽ rất dễ bị bỏ qua.Cũng cần phải kể thêm đến điều kiện phục vụ cho giảng dạy, là một trường miền núi, Trường THCS Thành Kim, về sơ sở vất chất, trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệp còn thiếu nhiều và không đồng bộ, kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ dạy học hiện đại của giáo viên còn hạn chế, đôi khi việc liên hệ trở nên cứng nhắc, khi nhà trường không có đủ không gian thực hành cũng như dụng cụ phục vụ giảng dạy. Từ chính những điều trên cho thấy rằng, vai trò của người thầy giáo là rất quan trọng, từ việc giúp các em có niềm say mê, đến việc ứng dụng vào thực tế, hơn nữa là hiệu ứng ngược – khi chính các em sẽ là những người tuyên truyền cho phụ huynh tại nhà. 2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên Khi bắt đầu nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành điều tra mức độ nhận thức về biến đổi khí hậu và môi trường của học sinh, trong môn Hóa học, hệ thống câu hỏi phù hợp với từng khối lớp. Kết quả điều tra như sau: Khối Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú TS % TS % TS % TS % 8 62 5 8,1 24 38,7 27 43,5 6 9,7 9 60 6 10,0 26 43,3 23 38,3 5 8,4 2.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến đề tài * Thuận lợi: - Do sự phát triển như vũ bão về khoa học và kĩ thuật giúp học sinh có thể dễ dàng mở rộng vốn hiểu biết của mình thông qua: Sách báo, ti vi, mạng Intenet - Vài năm gần đây trường được đầu tư về cơ sở vật chất, đồ dùng thí nghiệm và đặc biệt là trường có máy chiếu đa năng lắp đặt ở một phòng riêng, rất thuận tiện cho việc giảng dạy khi sử dụng các phần mềm về thí nghiệm ảo và thí nghiệm mô phỏng các băng hình, có liên quan đến bài học để tiết kiệm thời gian - Nhà trường có tổ chức các buổi ngoại khóa cho mỗi kì trong năm học, nên có thể lồng ghép các nội dung cần tích hợp như: các kiến thức và kĩ năng về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, về định hướng về nghề nghiệp, về giáo dục ứng phó với BĐKH... * Khó khăn: Bởi vì không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết. Thời
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_bien_doi_khi_hau_t.doc