SKKN Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: Khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930

SKKN Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: Khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930

Tích hợp một phần kiến thức lịch sử lớp 11 (bài 22, 23), vốn là kiến thức trọng tâm của kiến thức học, củng cố cũng như khắc sâu được kiến thức trọng tâm, nối liền đến phần kiến thức ở các bài 12, 13 thuộc lịch sử Việt Nam lớp 12. Qua đó, trên cơ sở các bài học cụ thể đã học, học sinh hệ thống được kiến thức theo chiều dọc xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển và chấm dứt của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam. Hiểu rõ hơn thông qua những kiến thức được khái quát hóa, ngắn gọn, đủ ý và dễ nhớ.

Đổi mới phương pháp nhằm tăng sự hứng thú với môn học của học sinh, thay đổi tư duy của giáo viên và học sinh trong dạy và học. Qua đó, nâng cao chất lượng nhận thức kiến thức của chủ đề, nâng cao chất lượng ôn thi và kết quả thi THPT QG.

Đề tài nhằm khai thác rộng và sâu những kiến thức liên quan đến khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Namnhững năm 1919-1930. Qua đó giúp bản thân giáo viên nâng cao hiểu biết về nộidung kiến thức này.Trên cơ sở đó, giáo viên chuyển hóa đề tại này thành chuyên đề, có thể chắt lọc từ trong đề tài một số vấn đề để từ đó nêu lên thành câu hỏi, thành tình huống có vấn đề để để dạy chohọc sinh phục vụ kì thi THPT QG, cũng như trong đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh.

Chuyên đề được xây dựng nhằm đáp ứng được các mức độ nhận thức của kiến thức, trong đó chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức đại trà của học sinh ở mức 5- 6 điểm; cũng như phù hợp với trình độ nhận thức khác nhau giữa các lớp (cụ thể đối với 2 lớp tôi dạy là 12D1 có nhận thức khá hơn, còn lớp 12A5 thì yếu hơn hẳn).

docx 57 trang Mai Loan 04/04/2025 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: Khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA HỌC 
SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN 
 TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX 
 ĐẾN NĂM 1930
1. Lời giới thiệu
 Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa phương hóa, đa 
dạng hóa quan hệ hợp tác với nước ngoài, tiến tới hội nhập nền kinh tế toàn cầu, 
chúng ta cần có những con người đủ đức, đủ tài, năng động, sáng tạo để xây dựng 
và phát triển đất nước. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối 
với nền giáo dục Việt Nam nói chung và trường phổ thông nói riêng: Phải đào tạo 
những con người mới có đủ đức, tài, nắm vững khoa học công nghệ, tiến kịp sự 
phát triển như vũ bão của thế giới, có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm, 
lập trường trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí của 
mọi vấn đề. Trong dạy học, tất cả các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranh 
luận, phản biện vấn đề, tạo thói quen tốt trong nhìn nhận,đánh giá các vấn đề trong 
cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu kết hợp dạy “người” với dạy “chữ”, lí 
thuyết phải gắn với thực hành. Khả năng phản biện của học sinh trong quá trình 
học tập sẽ giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn 
luyện được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.
 Lịch sử là môn học có nhiều ưu thế giúp HS phát triển loại năng lực này. 
Bởi, lịch sử là nhận thức của con người về cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ với 
những nguồn sử liệu phong phú và nhận thức lịch sử đa chiều. Học tập lịch sử 
không chỉ để hiểu quá khứ đã diễn ra như thế nào mà còn là cơ sở để nhận thức 
thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để giải quyết các tình huống trong cuộc sống, 
dự đoán các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai với mục tiêu phấn đấu xây dựng một 
xã hội tương lai tốt đẹp hơn. 
 1 3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: PHẠM THỊ KIM DUNG
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Phạm Công Bình – Nguyệt Đức – Yên 
Lạc – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0973823132 Email: phamdunghdk1986@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Kim Dung
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 - Kiến thức lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX thuộc các bài 22,23 của lịch sử 
11 ban cơ bản; một phần kiến thức thuộc các bài 12,13 trong lịch sử 12 ban cơ bản. 
Sáng kiến này được áp dụng cho học sinh lớp 12.
 - Sáng kiến giải quyết được vấn đề còn yếu hiện nay của học sinh THPT ở 
nông thôn, đặc biệt là ở trường THPT Phạm Công Bình, đó là hình thành và phát 
triển tư duy phản biện của học sinh trong công tác dạy và học. Từ đó, hình thành kỹ 
năng mềm cho học sinh, tạo điều kiện cho các em chủ động trong việc rèn luyện 
sau này khi đã ra trường.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 - Ngày áp dụng lần đầu: 6/11/2019, thực hiện tại lớp 12D1.
7. Mô tả bản chất sáng kiến
 3 khắc phục, phát huy có hiệu quả hơn nữa các biện pháp đổi mới.
 Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, như do quan niệm 
của xã hội, tư tưởng học sinh coi Lịch sử là “môn phụ” và “thi gì thì học đấy”, 
Song chủ yếu vẫn là phương pháp tổ chức dạy - học của thầy - trò. Nhiều người 
cho rằng giáo viên chậm đổi mới, không tích cực hưởng ứng và vận dụng các 
phương pháp đã cải tiến. Trong đó, giáo viên chưa khơi dậy được tư duy phản biện 
của HS trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử phải mang tính toàn 
diện, cốt lõi, phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo trong tư duy và hoạt động của 
học sinh, nhất là tư duy phản biện của HS. Tại trường THPT Phạm Công Bình, sức “ỳ 
tư duy” của học sinh là rất lớn, các em chưa tương tác tốt trong các giờ học.
 Theo ma trận kiến thức môn Lịch sử trong đề thi tham khảo THPT quốc gia 
2019:
 Mức độ nhận thức Tổng
Chủ đề Nhận Thông Vận Vận 
 biết hiểu dụng dụng 
 cao
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1 1
1917: Công cuộc xây dựng CNXH ở 
Liên Xô (1921- 1941)
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau 1 1
CTTGII (1945-1949)
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945- 1 1
1991). Liên bang Nga (1991-2000)
Các nước Á, Phi, Mĩ latinh (1945- 1 2 1 4
2000)
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) 1 1 2
Quan hệ quốc tế (1945-2000) 2 1 3
Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 2 1 1 4
Việt Nam từ 1919-1930 2 1 1 4
Việt Nam từ 1930- 1945 2 2 2 1 7
Việt Nam từ 1945- 1954 1 1 1 1 4
Việt Nam từ 1954-1975 2 3 1 2 8
Việt Nam từ 1975-2000 1 1
Tổng 12 13 7 8 40
 2 ĐTB trường 4.67 4.39 5.29
 Xếp hạng 34 19 13
 HS dự thi 224 224 201
 Toàn ĐTB Tỉnh 5.98 5.48 6.02
 trường ĐTB trường 5.38 5.32 5.81
 Xếp hạng 33 22 17
 Về kiến thức ôn luyện, trong phong trào cách mạng ở Việt Nam những năm 
1919-1930,hai khuynh hướng cách mạng song song tồn tại: khuynh hướng cách 
mạng dân chủ tư sản và khuynh hướng cách mạng vô sản. Hai khuynh hướng đấu 
tranh giành quyền lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là đặc điểm nổi 
bật nhất của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919-1930. Vì 
vậy, việc lựa chọn nghiên cứu khuynh hướng dân chủ tư sảns ẽ giúp giáo viên, học 
sinh hiểu rõ thêm về đặc điểm nổi bật này của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt 
Nam những năm 1919-1930. Thông qua việc tìm hiểu về khuynh hướng cách mạng 
dân chủ tư sản trong thời kì lịch sử 1919-1930, ta sẽ có cái nhìn xuyên suốt về 
khuynh hướng cách mạng này từ khi nó xuất hiện đến khi nó chấm dứt vai trò lịch 
sử. Trên cơ sở đó,ta thấy được những đóng góp của khuynh hướng cách mạng này 
đối với phongtrào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, thấy được những mặt tích cực và 
hạn chế, đánh giá cho khách quan và chính xác.
 Với những lý do trên, tôi quyết định chọn chuyên đề “Một số phương pháp 
phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: Khuynh hướng dân 
chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930.”.
2. Mục đích của đề tài
 Tích hợp một phần kiến thức lịch sử lớp 11 (bài 22, 23), vốn là kiến thức 
trọng tâm của kiến thức học, củng cố cũng như khắc sâu được kiến thức trọng tâm, 
nối liền đến phần kiến thức ở các bài 12, 13 thuộc lịch sử Việt Nam lớp 12. Qua đó, 
trên cơ sở các bài học cụ thể đã học, học sinh hệ thống được kiến thức theo chiều 
dọc xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển và chấm dứt của khuynh hướng dân 
 4 4. Đối tượng, phạm vi kiến thức
- Đối tượng: Học sinh đại trà lớp 12, có nhận thức từ trung bình yếu đến khá, chủ 
yếu là trung bình.
- Phạm vi kiến thức: Kiến thức lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX thuộc các bài 22,23 
của lịch sử 11 ban cơ bản; một phần kiến thức thuộc các bài 12,13 trong lịch sử 12 
ban cơ bản.
5. Bố cục của đề tài
- Mở đầu: tác giả đưa ra lý do, mục đích của đề tài, các phương pháp cần để đạt 
được mục đích của đề tài.
- Nội dung: gồm cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, nội dung cơ bản của chủ đề 
và các phương pháp áp dụng trong chủ đề nhằm phát huy tính tích cực của học 
sinh, đặc biệt là tư duy phản biện.
- Kết quả đạt được của chuyên đề khi thực hiện, những kiến nghị.
 6 của đông đảo tầng lớp nhân dân. Phản biện xã hội thường xuất hiện trên các 
phương tiện thông tin đại chúng: báo chí (báo in, báo mạng), phát thanh, truyền 
hình ; trên các diễn đàn, hội nghị Phản biện xã hội thể hiện tính dân chủ trong xã 
hội văn minh.
 - Phản biện khoa học là phản biện trong các ngành khoa học. Đây là phản 
biện của những người nghiên cứu khoa học, có trình độ chuyên môn cao. Phản biện 
khoa học diễn ra trong các hội nghị khoa học, các buổi bảo vệ luận văn, luận án 
khoa học, công bố công trình khoa học Phản biện khoa học thể hiện những bước 
tiến và trí tuệ của con người.
 - Phản biện trong dạy học là phản biện diễn ra trong quá trình dạy học, giữa 
học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và ngược lại. Phản biện trong dạy học 
thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của người học và tính dân chủ của 
giờ học.
 - Lập luận phản biện là quá trình lập luận để đưa ra phản biện. Nó là sự phối 
kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận Lập 
luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Phản biện 
có sức thuyết phục hay không là nhờ lập luận.
1.2 Biểu hiện của tư duy phản biện trong học tập lịch sử
Đặc điểm của người có tư duy phản biện là:
 - Không có thành kiến: người có tư duy phản biện là người ham tìm hiểu, 
biết lắng nghe và có thể chấp nhận ý kiến trái ngược với mình.
 - Biết vận dụng các tiêu chuẩn: Một khẳng định bất kỳ phải được dựa trên 
những sự thật chính xác có liên quan, từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng, không 
thiên lệch, thoát khỏi logic ngụy biện, hợp logic, lí lẽ vững chắc.
 - Có khả năng tranh luận: đưa ra các lí lẽ với các bằng chứng hỗ trợ.
 - Có khả năng suy luận: có khả năng rút ra kết luận từ một hoặc nhiều chi tiết.
 - Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau: người có tư duy phản 
biện cần phải tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau.
 - Áp dụng các thủ thuật tư duy: Người có tư duy phản biện sử dụng nhiều 
thủ thuật tư duy khác nhau, bao gồm đặt câu hỏi, đưa ra các phán đoán, thiết 
 8 1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển tư duy phản biện cho HS trong dạy học lịch sử
 Học tập trong thời đại mới không nhằm vào cung cấp kiến thức vì tham vọng 
trang bị đầy đủ tri thức cho HS là không thể thực hiện được. Giáo dục hiện nay cần 
tập trung vào trang bị kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng thu nhận những tri thức cần 
thiết – tri thức mà người học thấy cần cho họ. Đó chính là lí do việc phát triển 
TDPB cho HS được coi trọng. Dạy học Lịch sử cũng không nằm ngoài yêu cầu 
chung đó.
 Trong dạy học Lịch sử việc rèn luyện cho học sinh TDPB có ý nghĩa quan 
trọng, nó góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường 
phổ thông.
 Về kiến thức: Tư duy phản biện là thước đo mức độ mức độ tiếp thu kiến 
thức của HS bởi vì nó không chỉ giúp HS thu nhập kiến thức Lịch sử một cách có hệ 
thống mà còn hiểu Lịch sử một cách chính xác nhất, sâu sắc nhất. Tư duy phản 
biện chỉ được hình thành trên cơ sở HS nắm được kiến thức cơ bản của bài, trình 
bày được ý kiến, tranh luận với người khác. Muốn vậy, HS phải có sự hiểu biết sâu 
sắc vấn đề đang được bàn luận. Không có con đường chiếm lĩnh tri thức nào khác 
ngoài con đường tự mình tìm kiếm, đọc hiểu và tiếp thu. Qua quá trình tìm kiếm, 
chọn lọc thông tin các em đã có những hiểu biết nhất định về các nhân vật sự kiện 
Lịch sử, những hiểu biết ấy sẽ được kiểm chứng, được xem xét đánh giá, được làm 
rõ hơn qua quá trình tranh luận, thảo luận với bạn bè, thầy cô.
 Tư duy phản biện giúp HS nhìn nhận, đánh giá sự kiện, nhân vật Lịch sử một 
cách chính xác, khoa học, ở nhiều khía cạnh khác nhau, với nhiều cách nhìn làm 
cho nhận thức Lịch sử của các em mang tính đa chiều, khoa học và khách quan 
hơn. Qua những lần lập luận, tranh luận, HS thu được kiến thức phong phú, sâu 
sắc, toàn diện về một vấn đề. Đó thực sự là kiến thức do chính các em kiến tạo nên 
bởi vì “kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thành quả của tư duy chứ không 
phải của trí nhớ” (Leptonxtoi).
 Về kĩ năng: Tư duy phản biện hiện nay đã trở thành một xu hướng trong lĩnh 
vực giáo dục. Nói cách khác tư duy phản biện là một loại năng lực tư duy HS cần 
phải có. Dạy học Lịch sử nhằm phát triển năng lực sáng tạo sẽ giúp HS rèn luyện 
nhiều thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận, lập luậnđó 
là những thao tác tư duy cần thiết trong học tập nói chung, học tập Lịch sử nói 
 10

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_phat_trien_tu_duy_phan_bien_cua_hoc.docx
  • docBÌA.1.doc