SKKN Một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa

SKKN Một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa

Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ hiện nay. Trong đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra từ Đại hội VI đến nay đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu này rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn - đó chính là những viên đá đặt nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, trở thành một nước giàu mạnh văn minh.

 Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của lịch sử Việt Nam, mọi sự kiện lịch sử Việt Nam đều diễn ra ở một thời điểm cụ thể, trên một địa phương cụ thể của lãnh thổ Tổ Quốc, lịch sử địa phương làm phong phú thêm, cụ thể thêm bức tranh chung của lịch sử Việt Nam. Do đó lịch sử địa phương và lịch sử Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Vì vậy việc nghiên cứu, và giảng dạy lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử địa phương nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc và cụ thể hơn về lịch sử Việt Nam đồng thời các em cũng hiểu rõ hơn về lịch sử quê hương mình, nơi các em đã sinh ra, lớn lên và gắn bó cả cuộc đời.Từ đó gợi cho các em lòng tự hào, lòng biết ơn, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành ý thức trách nhiệm bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử. Ngoài ra giáo dục Lịch sử địa phương còn giúp học sinh hình thành một nhân sinh quan thực tế nhất về quê hương, từ đó hình thành lòng biết ơn, tự hào và biến sự tự hào thành hành động cụ thể nhằm góp phần xây dựng quê hương càng giàu đẹp.

 

doc 20 trang thuychi01 7081
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Tên đề mục
Trang
1
 MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
 NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.3. Các phương pháp dạy học cụ thể trong phần Lịch sử địa
phương Thanh Hóa. 
2.3.1. Dạy học chính khóa trên lớp.
2.3.2. Các hoạt động ngoại khóa
2.4. Hiệu quả của đề tài
3
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ hiện nay. Trong đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra từ Đại hội VI đến nay đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu này rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn - đó chính là những viên đá đặt nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, trở thành một nước giàu mạnh văn minh.
 	Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của lịch sử Việt Nam, mọi sự kiện lịch sử Việt Nam đều diễn ra ở một thời điểm cụ thể, trên một địa phương cụ thể của lãnh thổ Tổ Quốc, lịch sử địa phương làm phong phú thêm, cụ thể thêm bức tranh chung của lịch sử Việt Nam. Do đó lịch sử địa phương và lịch sử Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Vì vậy việc nghiên cứu, và giảng dạy lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử địa phương nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc và cụ thể hơn về lịch sử Việt Nam đồng thời các em cũng hiểu rõ hơn về lịch sử quê hương mình, nơi các em đã sinh ra, lớn lên và gắn bó cả cuộc đời...Từ đó gợi cho các em lòng tự hào, lòng biết ơn, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành ý thức trách nhiệm bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử. Ngoài ra giáo dục Lịch sử địa phương còn giúp học sinh hình thành một nhân sinh quan thực tế nhất về quê hương, từ đó hình thành lòng biết ơn, tự hào và biến sự tự hào thành hành động cụ thể nhằm góp phần xây dựng quê hương càng giàu đẹp.
 	Chính vì vai trò quan trọng của lịch sử địa phương trong lịch sử dân tộc, nên việc đưa lịch sử địa phương vào học tập là một việc làm rất cần thiết.	Một thực tế đang diễn ra ở các trường trung học cơ sở, đó là học sinh ngày nay đa phần đang hờ hững với lịch sử, ngay cả lịch sử địa phương của mình. Minh chứng cụ thể nhất đó là khi hỏi đến những sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, thậm chí là những sự kiện hay một di tích lịch sử của địa phương, có một bộ phận học sinh gần như hoàn toàn không biết, đôi khi di tích ở địa phương này các em lại bảo là ở địa phương khác. Điều này là một sự trăn trở đối với những người làm công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử. 
Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử, đặc biệt là Lịch sử địa phương? Điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài: “Một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa.” 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra biện pháp giúp học sinh nắm vững, khắc sâu kiến thức về truyền thống lịch sử địa phương Thanh Hóa, về các giá trị nhân văn, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Học sinh 
thấy được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với quê hương đất nước, các em sẽ tự hào về truyền thống địa phương anh hùng, từ đó các em có lý tưởng sống đẹp, có hoài bão và ra sức học tập, rèn luyện, cống hiến công sức của mình sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của cha ông đã ngã xuống nơi các em được sinh ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Theo phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, cũng như cuốn sách “Lịch sử địa phương Thanh Hóa ’’dùng trong các trường THCS của tỉnh, thì các tiết Lịch sử địa phương được phân bố như sau:
+ Lớp 6 có 1 bài: Tiết 32: Thanh Hóa từ thời tiền sử đến thế kỉ X
+ Lớp 7 có 2 bài: 
- Tiết 34: Thanh Hóa trong thời kì hình thành và phát triển của nhà nước Đại Việt thời Lý-Trần ( từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV ).
- Tiết 63: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa ( 1418-1423 )
+ Lớp 8 có 1 bài: Tiết 44: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Thanh Hóa từ cuối thế kỉ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1918 ).
+ Lớp 9 có 2 bài: 
- Tiết 36: Thanh Hóa từ năm 1918 đến năm 1945.
- Tiết 47: Thanh Hóa từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
Từ đó đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lịch sử Thanh Hóa qua các thời kì hình thành và phát triển từ thời tiền sử đến nay. Áp dụng cho học sinh trung học cơ sở.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
a. Phương pháp đọc tài liệu: 
 Qua việc nghiên cứu tài liệu giúp chúng ta nắm chắc hơn về cơ sở lý luận, học tập kinh nhiệm và làm cơ sở để xây dựng đề tài.
b. Phương pháp thuyết trình:
+ Giới thiệu các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
+ Học sinh thực hiện các bài hùng biện về đề tài lịch sử, chủ quyền biển đảo quê hương.
c. Phương pháp kiểm tra, phỏng vấn: 
 Là phương pháp tiếp xúc, trao đổi trực tiếp, phỏng vấn một số học sinh xem các em đã thu thập, ghi nhớ được gì sau buổi tham quan, dã ngoại đồng thời phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể. 
d. Phương pháp tổng kết so sánh: 
 Sử dụng phương pháp này để tổng kết so sánh những kết quả đạt được trước và sau khi thực hiện đề tài. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận:
 Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương rất được chú trọng. Tìm hiểu lịch sử địa phương không chỉ là công việc của giới nghiên cứu mà đã được xã hội hoá, thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhiều ngành, nhiều tầng lớp, nhất là ngành công nghiệp du lịch. Đặc biệt trong thời kì đổi mới và mở rộng giao lưu quốc tế, nhu cầu nghiên cứu tìm hiều lịch sử địa phương lại càng được coi trọng hơn nữa. 
 Một dân tộc phát triển là một dân tộc biết giữ gìn và phát huy những truyền thống lịch sử. Ở nước ta muốn làm được điều đó thì công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử địa phương cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ là rất cần thiết. Đây cũng là hoạt động góp phần giáo dục tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, từ đó đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong nhà trường. 
Trong bối cảnh lịch sử hiện nay cả nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước để phát triển theo định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa, phải vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách. Vì thế bồi dưỡng lịch sử địa phương phải nhằm góp phần vào việc bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với quê hương.
 Việc giáo dục lịch sử địa phương còn nâng cao sự hiểu biết của học sinh về kiến thức lịch sử địa phương phong phú và quý giá. Những kiến thức đó có ngay xung quang các em, các em tiếp xúc thường xuyên nhưng lại chưa hiểu được hoặc chưa có ai giảng giải để hiểu tường tận về ý nghĩa nội dung từng sự kiện lịch sử.
 ‘’Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Câu nói này đã một phần thể hiện được truyền thống lịch sử của Thanh Hóa với những anh hùng dân tộc tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Hồ Quý Ly hay họ Trịnh, họ Nguyễn...Thời hiện đại Thanh Hóa còn là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ nền độc lập dân tộc (1945-1975), Thanh Hoá vừa là căn cứ vừa là hậu phương lớn có những đóng góp to lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến. Từ nơi đây, tiềm lực về sức người và sức của đã được chi viện tối đa cho tiền tuyến. Chính những đóng góp to lớn của nhân dân 
Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến mà Tỉnh nhà đã nhiều lần vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và căn dặn: “Thanh Hóa phải trở thành tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu”. Chính vì vậy, việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường trung học cơ sở. Dạy tốt phần lịch sử địa phương sẽ bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng cần thiết để vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống, rèn luyện và phát triển năng lực học tập, nghiên cứu của học sinh để xây dựng đất nước. Đồng thời bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước, hình thành nhân cách đạo đức, lối sống cho các em. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
 Môn Lịch sử nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng có đặc trưng riêng. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, vì vậy đối tượng nghiên cứu không thể trực tiếp tiếp xúc, quan sát mà chỉ tái tạo lại quá khứ bằng các sự kiện, hiện vật lịch sử hay các di tích lịch sử để làm nền tảng cho hoạt động tư duy. Chính vì vậy mà trong các tiết học Lịch sử địa phương, giáo viên cần phải sử dụng nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, gây hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra cần kết hợp với tổ chức Đội thiếu niên trong nhà trường để tổ chức thêm những hoạt động ngoại khóa như: Tham quan di tích lịch sử, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, nghe kể chuyện lịch sử và tham gia các trò chơi lịch sử,...Điều đó sẽ giúp cho học sinh nắm được cái cụ thể, tạo cơ sở cho việc hình thành biểu tượng lịch sử, đưa học sinh từ cụ thể đến các tri thức trừu tượng. Việc kết hợp các hoạt động ngoại khóa trong khi dạy Lịch sử địa phương Thanh Hóa với những bài giảng trên lớp sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. 
Trong những năm qua, công tác giáo dục truyền thống lịch sử địa phương trong trường trung học cơ sở chưa thật sự có chất lượng, chưa đi vào chiều sâu, những di tích lịch sử rất có giá trị ở tỉnh nhà, huyện nhà, xã nhà chưa phát huy hết tác dụng. Còn một thực trạng hiện nay tồn tại ở các nhà trường là việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua phần Lịch sử địa phương chưa được coi trọng, chủ yếu còn nặng về lý thuyết, tuyên truyền miệng. Hình thức đưa học sinh đến tham quan các địa danh, di tích lịch sử chỉ đơn thuần là đưa các em đi du lịch ngoài ra chưa đạt tới các mục tiêu, biện pháp giáo dục vì vậy học sinh còn mơ hồ khi được hỏi về truyền thống lịch sử của địa phương.
 Là một giáo viên dạy lịch sử đã có 15 năm đứng trên bục giảng, nhiều năm liền liên tục có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tôi rất quan tâm đến việc áp dụng các phương pháp mới vào dạy học. Trên cơ sở đặc điểm môn học và thực hiện theo tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đã nghiên cứu và thực hiện thành công bước đầu đề tài: “Một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa.”  ở trường THCS Xuân Thọ. Hi vọng đề tài này sẽ được nhân rộng trong huyện, trong tỉnh để góp phần cải thiện chất lượng môn Lịch sử nói chung và phần Lịch sử địa phương nói riêng.
Bảng thống kê khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh
trường THCS Xuân Thọ. Năm học 2016-2017.
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu-Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
28
0
0
10
35,7
7
25,1
11
39,2
9B
27
0
0
8
29,6
9
33,4
10
37,0
8A
25
0
0
5
20,0
12
48,0
8
32,0
8B 
30
1
3,3
7
23,0
10
33,7
12
40,0
7A
31
0
0
12
38,7
11
64,5
8
25,8
7B
32
0
0
11
34,3
11
34,5
10
31,2
6A
33
1
3,0
10
30,3
10
30,4
12
36,3
6B
33
1
3,0
9
27,2
8
24,2
15
45,6
2.3. Các phương pháp dạy học cụ thể trong phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa:
2.3.1. Dạy học chính khóa trên lớp. 
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và các phương tiện dạy học: 
 Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan trong dạy học. Trong quá trình dạy giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng, hoặc hình ảnh để hình thành khái niệm, tạo biểu tượng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức [1]. 
Ví dụ 1: Trong phần Lịch sử địa phương Thanh Hóa lớp 6 có bài: Thanh Hóa từ thời tiền sử đến thế kỉ X. 
- Giáo viên cần chuẩn bị: Giáo án điện tử, máy chiếu, các đồ dùng khác như: Mô hình các công cụ đá núi Đọ, mô hình công cụ bằng đồng ( trống đồng, thạp đồng, lưỡi giáo, dao găm đồng,...)
- Học sinh chuẩn bị: Giáo viên có thể yêu cầu các em chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm tranh ảnh tư liệu,  để bài học được diễn ra sôi nổi, hào hứng, và quan trọng hơn là các em được chủ động lĩnh hội kiến thức.
- Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách sử dụng Lược đồ tự nhiên Thanh Hóa, giới thiệu khái quát về vị trí địa lí, diện tích, điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh.
- Hướng dẫn học sinh quan sát các mô hình công cụ đá ở núi Đọ như: Mảnh tước, rìu tay, hạch đá...
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua các công cụ đá của người nguyên thủy, em hình dung thế nào về cuộc sống của họ?
- Sau khi cho học sinh trả lời, giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu về cuộc sống của người tiền sử. Đặc biệt là hang Con Moong ở Thạch Thành được mệnh danh là “ Ngôi nhà 10 ngàn năm” của người nguyên thủy. Đây là một trong 4 di tích lịch sử đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa.
- Tiếp theo, để học sinh thấy được sự phát triển của con người từ thời đại đồ đá sang đồ đồng, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình trống đồng, thạp đồng, lưỡi giáo, dao găm đồng,...)
Ví dụ 2: Trong bài “ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa ( 1418-1423 )
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh Lam Kinh trên máy chiếu kết hợp với kiến thức thực tế và đặt câu hỏi: Tại sao Lê lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa? Công lao của ông đối với dân tộc ta?
Ví dụ 3: Đối với bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỉ XIX đến 1918. Giáo viên sử dụng sa bàn căn cứ Ba Đình hướng dẫn cho học sinh về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
* Phương pháp Sử dụng câu hỏi để liên hệ thực tế và giáo dục tư tưởng cho học sinh.
 Đây là phương pháp dạy học mang lại nhiều hiệu quả vì đã đặt học sinh vào tình huống “có vấn đề”, kích thích trí tò mò từ đó các em tự tìm ra bản chất và liên hệ thực tế có tính giáo dục cao [2].
Ví dụ 1: 
- Khi dạy phần Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống giặc Ngô năm 248, giáo viên cho học sinh xem một đoạn băng hình về núi Nưa và hỏi: Em có biết Bà Triệu cùng nghĩa quân đã chuẩn bị cuộc khởi nghĩa như thế nào?
- Sau đó giáo viên giới thiệu về núi Nưa và di tích Am Tiên cho học sinh nghe.
- Để kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh quan sát tranh Đền Bà Triệu ở núi Tùng ( Hậu Lộc ) và hỏi: Vì sao nhân dân ta lập đền thờ Bà Triệu? Em cần làm gì để xứng đáng với công ơn của Bà? 
Ví dụ 2: Khi dạy bài cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa ( 1418-1423 ), có thể đặt câu hỏi: Kết hợp với phần Lịch sử Việt Nam đã học em hãy cho biết tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, còn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lại thành công? Qua đó em thấy được nhân dân Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung đã đóng góp những gì cho cuộc khởi nghĩa?
Lưu ý: Để thực hiện tốt phương pháp này, cần đặt câu hỏi đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra trong mỗi tiết học giáo viên chỉ sử dụng một lượng câu hỏi vừa phải và kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác để tránh. tình trạng căng thẳng, áp lực cho học sinh.
 * Phương pháp miêu tả, tường thuật,
 Miêu tả là phương pháp dùng hình ảnh và lời văn để tái hiện cho học sinh về hình dáng, đặc điểm của sự vật, hiện tượng lịch sử hay nhân vật lịch sử. Còn tường thuật là trình bày một cách cụ thể, tỉ mỉ về quá trình diễn biến của sự kiện lịch sử. Tường thuật có chủ đề, có tình tiết sẽ kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của học sinh về hình ảnh của quá khứ. Phương pháp này áp dụng áp dụng đối với các bài về sự kiện, nhân vật lịch sử [1].
Ví dụ 1: Khi dạy bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, để khắc sâu hình ảnh Lê Lợi, giáo viên miêu tả: Lê Lợi là người thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kì vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có bảy nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ. Lúc vua chưa sinh ra có một cây quế, dưới cây quế có một con hùm xám thường xuất hiện, nó hiền lành và thân cận với người, chưa từng làm hại ai. Từ khi vua ra đời không ai còn nhìn thấy con hùm xám nữa. Vào ngày vua sinh có một vầng hào quang đỏ chiếu sáng rực, mùi thơm ngào ngạt khắp làng [4].
Ví dụ 2: Khi dạy phần Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, giáo viên có thể kết hợp giữa sử dụng đồ dùng trực quan như treo tranh Bà Triệu với miêu tả chân dung của Bà: Khi ra trận Bà mặc áo giáp đồng, đầu đội nón ngà, chân đi guốc ngà rất oai phong, lẫm liệt. Qua tranh gương mặt Bà toát lên vẻ oai phong, hùng dũng, như thúc giục đoàn quân dưới rừng cờ xông lên giết giặc [4].
Ví dụ 3: Trong bài Thanh Hóa từ năm 1919-1945, khi dạy phần Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa tháng 8-1945, giáo viên sử dụng lược đồ Cách mạng tháng tám ở Thanh Hóa và tường thuật sự kiện giành chính quyền: Ngày 15-8-1945 nghe tin Nhật Bản đầu hàng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát lệnh Tổng khởi 
nghĩa trong toàn quốc. Tỉnh ủy Thanh Hóa triệu tập Hội nghị mở rộng tại làng Mao Xá ( Thiệu Toán-Thiệu Hóa ) thành lập Ủy ban Khởi nghĩa do đồng chí Lê Tất Đắc làm chủ tịch và kêu gọi nhân dân nổi dậy giành chính quyền.
 Sáng ngày 19-8-1945, quần chúng khởi nghĩa đã làm chủ được các huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Vĩnh Lộc,... Ngày 20 chính quyền giành được ở Tĩnh Gia. Còn tại thị xã Thanh Hóa, sáng ngày 19-8-1945, cờ đỏ sao vàng tung bay trên núi Mật, công việc chuẩn bị khởi nghĩa đã hoàn thành. Đúng 8 giờ sáng, lực lượng quần chúng tuần hành cùng 4 xe khách chở Ban chỉ đạo và lực lượng tự vệ. Từ Lò Chum lên Trường Thi rồi tỏa đi chiếm trại Bảo an binh, dinh Tỉnh trưởng...Đi tới đâu quần chúng nô nức tham gia hưởng ứng, kẻ thù hoàn toàn bị áp đảo trước sức mạnh của nhân dân. Chiều ngày 20-8, thị xã Thanh Hóa hoàn toàn thuộc về cách mạng, Ủy ban lâm thời thị xã ra mắt quần chúng nhân dân.
Đến ngày 21-8 cơ bản Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa đã thắng lợi. [3]
* Phương pháp kể chuyện lịch sử:
Đây là một trong những phương pháp dạy học gây hứng thú nhất cho học sinh, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao. Nội dung kể chuyện lịch sử là việc phổ biến kiến thức lịch sử một cách khoa học, chứ không phải những chuyện hư cấu . Do đó, nội 
dung câu chuyện kể phải có chủ đề - một sự kiện, một nhân vật dựa vào một tài liệu chính xác. Có nhiều cách kể chuyện như: Kể lại nội dung một cuốn sách hay đã đọc, một câu chuyện được ghi chép tài liệu, hay của chính người tham gia, chứng kiến sự kiện thuật lại [1].
 Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các sự kiện cơ bản trong bài học, chân thực, tránh li kì không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu cầu học tập.
 Kể chuyện phải làm cho người nghe xúc động, như được sống lại sự kiện ấy, như câu chuyện các nhân chứng lịch sử hay việc trình bày của giáo viên đã “nhập thân” với sự kiện.
 Thông thường một câu chuyện kể bao gồm những yếu tố sau đây:
 - Giới thiệu vấn đề
 - Tình huống đặt ra
 - Diễn biến sự kiện
 - Câu chuyện kết thúc.
 - Sự phát triển của tình tiết đến cao độ[5].
 Một câu chuyện được bố cục như vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt người nghe qua các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú (kể cả căng thẳng và suy nghĩ). Người 
nghe hứng thú lắng nghe không phải chỉ vì được cung cấp các sự kiện, chi tiết hay, hấp dẫn mà còn vì nội dung của câu chuyện có sức giáo dục mạnh mẽ.
Ví dụ 1: Trong bài Thanh Hóa từ sau cách mạng tháng Tám 1945-đến năm 1975, giáo viên có thể kể chuyện về sự kiện anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo: Ngày 1 tháng 2 năm 1954, đơn vị trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Anh cùng một pháo thủ phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Pháo thủ Lê Văn Chi lái càng phía ngoài bị càng pháo hất xuống vực và pháo trôi dần về phía vực sâu. Tô Vĩnh Diện lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh.doc