SKKN Một số phương pháp gợi hứng, tạo đam mê cho học sinh khi học môn Sinh học 11 - Cơ bản
Một thực tế là lâu nay các em học sinh THPT ít mặn mà với học tập, nhiều em còn mắc “căn bệnh” chán học vì không cảm nhận được học hay ở chỗ nào . Trong tiết học, khi giáo viên thực hiện các công đoạn cho bài giảng, nhiều học sinh tỏ ra lơ là biểu hiện như: gục, hoặc nằm dài trên bàn, ngao ngán, uể oải, mong cho hết giờ, viết những mảnh giấy nhỏ truyền thông tin cho nhau, lén lút sử dụng điện thoại di động để nhắn tin, tệ hơn là các em đùa giỡn, nói chuyện riêng, chơi cờ ca-rô, xin thầy cô ra ngoài lớp
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó, cả chủ quan và khách quan trong đó có nguyên nhân từ phía người dạy. Người dạy chưa truyền được cảm hứng, tạo đam mê cho học sinh vẫn dạy theo phương pháp truyền thống thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép. Trong giờ học, học sinh cảm thấy bị dồn ép, bị áp đặt không hiểu vẫn nghi cho đầy vở .
Chương trình môn sinh học ở bậc THPT có nhiều bài nội dung kiến thức khó, mang tính trừu tượng khó hiểu khi dạy những đối tượng học sinh ở trường tôi có chất lượng đầu vào còn thấp. Đây là quá trình bằng tài năng, tâm huyết của mình, người dạy sáng tạo ra các phương pháp để nhằm thực hiện hai mục đích gợi hứng thú khi các em bắt đầu tiết học và tạo đam mề cho các em khi đi vào nội dung bài học.
Là một giáo viên dạy sinh, tôi đã từng băn khoăn, trăn trở, cố gắng tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp, tạo không khí thoải mái với học sinh trong các tiết học. Và với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả cho học sinh trong giờ học môn sinh , tôi xin được trao đổi về “Một số phương pháp gợi hứng , tạo đam mê cho học sinh khi học môn sinh học 11- Cơ bản” mà tôi đã sử dụng trong những năm qua. Tôi rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý chân thành của đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề này để phương pháp dạy học của chúng ta ngày một hoàn thiện hơn .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GỢI HỨNG, TẠO ĐAM MÊ CHO HỌC SINH KHI HỌC MÔN SINH HỌC 11- CƠ BẢN Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục 1 1. Mở đầu. 1.1. Lí do chọn đề tài. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu đề tài. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. 4 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 4 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN. 5 2.3. Giải pháp pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 6 2.4. Hiệu quả của SKKN 17 3. Kết luận, kiến nghị. 3.1. Kết luận. 18 3.2. Kiến nghị 19 Tài liệu tham khảo chính. 20 Danh mục sáng kiến kinh nghiệm. 21 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài: Một thực tế là lâu nay các em học sinh THPT ít mặn mà với học tập, nhiều em còn mắc “căn bệnh” chán học vì không cảm nhận được học hay ở chỗ nào . Trong tiết học, khi giáo viên thực hiện các công đoạn cho bài giảng, nhiều học sinh tỏ ra lơ là biểu hiện như: gục, hoặc nằm dài trên bàn, ngao ngán, uể oải, mong cho hết giờ, viết những mảnh giấy nhỏ truyền thông tin cho nhau, lén lút sử dụng điện thoại di động để nhắn tin, tệ hơn là các em đùa giỡn, nói chuyện riêng, chơi cờ ca-rô, xin thầy cô ra ngoài lớp Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó, cả chủ quan và khách quan trong đó có nguyên nhân từ phía người dạy. Người dạy chưa truyền được cảm hứng, tạo đam mê cho học sinh vẫn dạy theo phương pháp truyền thống thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép. Trong giờ học, học sinh cảm thấy bị dồn ép, bị áp đặt không hiểu vẫn nghi cho đầy vở . Chương trình môn sinh học ở bậc THPT có nhiều bài nội dung kiến thức khó, mang tính trừu tượng khó hiểu khi dạy những đối tượng học sinh ở trường tôi có chất lượng đầu vào còn thấp. Đây là quá trình bằng tài năng, tâm huyết của mình, người dạy sáng tạo ra các phương pháp để nhằm thực hiện hai mục đích gợi hứng thú khi các em bắt đầu tiết học và tạo đam mề cho các em khi đi vào nội dung bài học. Là một giáo viên dạy sinh, tôi đã từng băn khoăn, trăn trở, cố gắng tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp, tạo không khí thoải mái với học sinh trong các tiết học. Và với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả cho học sinh trong giờ học môn sinh , tôi xin được trao đổi về “Một số phương pháp gợi hứng , tạo đam mê cho học sinh khi học môn sinh học 11- Cơ bản” mà tôi đã sử dụng trong những năm qua. Tôi rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý chân thành của đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề này để phương pháp dạy học của chúng ta ngày một hoàn thiện hơn . 1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài: - Mục đích thứ nhất: trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trong, thực tế cho thấy hứng thú đối với các môn học của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Do vậy, tạo hứng thú trong học tập phải là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem đến cho học sinh trước khi dẫn dắt các em tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Có như thế học sinh mới tích cực chủ động tìm hiểu những chân trời kiến thức, đúng như tinh thần của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Dạy học là một nghệ thuật, trong đó giáo viên phải là người gợi mở, dẫn dắt và phải tạo được sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh Hứng thú này cần tạo ra khi các em bắt đầu bước vào môn học và ngay trong khi vào từng bài học mới, tiết học mới bằng cách đặt vấn đề kích thích sự tò mò, chú ý của học sinh. Khi được gợi hứng, tạo đam mê học sinh sẽ phấn khởi vui vẻ, yêu thích bộ môn mong mỏi được học tập, được tìm hiểu, khám phá những kiến thức phong phú, sôi động , hấp dẫn từ bộ môn và các lĩnh vực đời sống xã hội. Học sinh được khởi dậy niễm đam mê sáng tạo và khát khao chiếm lĩnh tri thức, khẳng định tài năng, bản lĩnh của mình trong học tập và đời sống; các em trưởng thành cả về nhân cách lẫn phong cách sống đồng thời góp phần tạo nên sức mạnh, niềm tin và sự hứng khởi cho học sinh trong suốt cuộc đời. - Mục đích thứ 2: Khi học sinh đã khởi dậy niễm đam mê sáng tạo và khát khao chiếm lĩnh tri thức, khẳng định tài năng, bản lĩnh của mình thì việc nghiên cứu bài mới bằng một số kỹ thuật như khăn trải bàn, nhóm chuyên gia hay phương pháp kiến tạothì học sinh sẽ đam mê nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức khi đó các em sẽ khẳng định được mính và có sự phối hợp giúp đỡ nhau để cúng nhau tiến bộ - Mục đích thứ 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy khi củng cố bài học học giúp học sinh sẽ hệ thống hóa được những nội dung kiến thức logic của bài đồng thới các em còn có điều kiện để thể hiện khả năng hội họa, tư duy logic của mình - Mục đích thứ tư: Giúp giáo viên thêm gắn bó tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi áp dụng nhiều kiến thức, phương pháp giảng dạy mới, nắm bắt được tâm lí của học sinh, nâng cac chất lượng giáo dục, giảng dạy; xây dựng môi trường giáo dục dân chủ mang tính nhân văn. Với học sinh sẽ được khởi truyền nguồn cảm hứng trong học tập, các em được quan tâm một cách toàm diện hơn từ nhận thức đến phương pháp học tập, tâm lí học tập. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối 11 gồm các lớp mà tôi đã trực tiếp giảng dạy trong năm học: 2018- 2019 như sau STT Lớp Sĩ số Số học sinh nam Số học sinh nữ GVCN 1 11A 45 20 18 Đ/C:Trịnh Thị Nhiên 2 11B 32 10 22 Đ/C:Nguyễn Thị Dung 3 11I 36 27 9 Đ/C:Nguyễn Văn Vương 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc và nghiên cứu các tài liệu sách vở liên quan đến đề tài mà tôi đang nghiên cứu, Tôi chắt lọc những nội dung liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó tôi tổng hợp lại thành cơ sở lí luận cho đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp. - Phương pháp thực nghiệm : Thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận cho các đối tượng học sinh khác nhau. - Sau khi điều tra tôi tiến hành thống kê, sử lí số liệu thu được 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Nga Sơn, tôi nhận thấy đa số học sinh chưa có hứng thú học tập, nhất là đối với môn Sinh học, nên kết quả cuối năm của học sinh còn chưa cao. Trước đây khi giảng bài tôi thường chú ý tới nội dung mình phải truyền tải những gì cho học sinh, mà không coi trong học sinh đã nắm được gì qua mỗi tiết học,học sinh đã hào hứng học tập hay chưa. Vì vậy mỗi tiết Sinh học đến với các em đều buồn chán và tẻ nhạt. Do đó, công việc của người giáo viên lúc này là phải thay đổi suy nghĩ về vị trí của người dạy và người học. Người dạy nên gợi hứng thú học tập cho học sinh, tìm ra phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiều kiến thức để trình bày trước giáo viên và cả lớp mà giáo viên và các học sinh trong lớp là người góp ý chỉnh sửa và các em cũng là người rút ra kết luận chứ không phải giáo viên. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT Nga sơn nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy đa phần các em là con nhà nông dân ngoan, hiền nhưng kỹ năng sống chưa được tốt. Cũng một phần điều kiện gia đình khó khăn ít quan tâm đến việc học của con và chất lượng đầu vào còn thấp các em chưa ý thức được tầm quan trong của việc học, nên việc mà các em tự nghiên cứu tìm hiểu kiến thức còn hạn chế ở trường tôi. - Đa số giáo viên còn trẻ, tuổi đời và tuổi đới chưa nhiều nên kinh nghiệm giảng dạy còn non nhưng tất cả đều nhiệt huyết, cố gắng để tìm ra phương pháp dạy hiệu quả nhất đối với học sinh trường tôi. - Qua dự giờ của một số giáo viên, các đồng chi cũng đã có sử dụng một số kỹ năng phát huy tính tích cực của học sinh, song cũng không sử dụng trong suốt quá trình bài dạy mà chỉ được một phần nào đó mà chủ yếu là bài mới còn việc gợi hứng cho học sinh trước khi vào bài mới và phần củng cố thì còn tẻ nhạt. - Qua khảo sát về mức độ hứng thú và đam mê học tập đầu năm học 2018-2019 trước khi chưa áp dụng đề tài ở Trường THPT Nga Sơn như sau: Số HS lớp 11 được điều tra Mức độ hứng thú và đam mê Số lượng Học sinh Tỉ lệ (%) Ghi chú 113 Tốt 10 8,9 Khá 20 17,7 Trung bình 30 26,5 Yếu 40 35,4 Kém 13 11,5 2.3. Giải pháp pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3. 1.Gợi hứng, tạo đam mê học tập cho học sinh bằng các cách đặt vấn đề vào bài. Đối với mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể và thời gian cho phép, cách đặt vấn đề có khác nhau. Có nhiều cách đặt vấn đề như: Trực tiếp: vào thẳng nội dung muốn đề cập gián tiếp: đặt câu hỏi gợi mở vấn đề muốn đề cập, từ những hiện tượng thực tế dẫn dắt học sinh vào vấn đề, kể một mẩu chuyện vui, biểu diễn một thí nghiệm, dùng một hình vẽ - Vào bài bằng một thí nghiệm hoặc dẫn chứng cụ thể. Ví dụ: Khi dạy bài 2: Vận chuyển các chất trong cây HS quan sát hình vẽ Thí nghiệm 2 cành hoa cắm vào 2 cốc nước( một cốc nước trắng và một và 1 cốc nước màu để chỗ sáng) =>HS Nhận xét hướng vận chuyển nước muối khoáng và chất hữu cơ trong cây. => GV: Vậy con đường vận chuyển nước, muối khoáng và chất hữu cơ trong cây có những đặc điểm gì, chúng ta cùng nghiên cứu: Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây - Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic: Với cách vào bài này, giáo viên dẫn dắt từ kiến thức cũ sang bài mới bằng mối liên hệ logic hoặc đi từ kiến thức tổng thể chung đến kiến thức bộ phận của bài học. Ví dụ: Dạy bài 3 – Thoát hơi nước: Như chúng ta đã biết sự vận chuyển nước và ion khoáng trong cây là do sự phối hợp của 3 yếu tố: lực đẩy của rễ, lực hút của lá do thoát hơi nước và lực trung gian. Trong đó lực hút của lá do thoát hơi nước là cơ bản. Vậy sự thoát hơi nước qua lá được thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. - Vào bài theo phương pháp kể chuyện: Với cách vào bài này, giáo viên kể một câu chuyện nhỏ và vui, rồi từ tình huống hay vấn đề trong câu chuyện để dẫn vào bài học. Ví dụ: Dạy bài 28 – Điện thế nghỉ: Cách đây hơn 200 năm, vợ của giáo sư giải phẫu L.Ganvani ở Trường Đại học Bologna, Italia, mua một số chân ếch còn tươi về để nấu ăn. Bà dùng các móc bằng đồng cắm vào chân ếch và treo lên các xà ngang sắt ở ban công. Bà bỗng giật mình kinh sợ khi nhìn thấy những chiếc chân ếch đã bị cắt rời thỉnh thoảng lại co giật như bị ma ám mỗi khi chúng chạm vào xà ngang sắt. Hiện tượng này đã gây nên sự chú ý đối với giáo sư L.Ganvani. Ông đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm để chứng minh các tổ chức sống có điện. Điện trong cơ thể sống được gọi là điện sinh học. Điện sinh học có 2 loại: Điện thế nghỉ và điện hoạt động. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu. - Vào bài bằng việc liên hệ thực tế: Giáo viên qua một câu chuyện, một ví dụ thực tế dùng hình ảnh hoặc vi deo chiếu bằng máy chiếu rồi dẫn dắt vào bài mới. Kiểu vào bài này giúp học sinh có hứng thú trong học tập, mong muốn giải thích được các hiện tượng xung quanh các em, ngoài ra nó còn làm cho học sinh yêu thích môn học do thấy được mức độ ứng dụng của sinh học trong đời sống hàng ngày. Ví dụ: Dạy bài 31 – Tập tính của động vật: Trong đời sống động vật, từ những động vật bậc thấp đến những động vật bậc cao đều có nhiều điều kì diệu trong hoạt động, hành vi của chúng. Một số động vật có hiện tượng Làm tổ ở loài chim Cá hồi di cư để đẻ trứng Gấu bắc cực ngủ đông ( Hình ảnh nguồn internet) Người ta gọi tất cả những hiện tượng đó là tập tính. Vậy tập tính là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay – Bài 31: Tập tính của động vật Vào bài bằng phương pháp đặt câu hỏi: Giáo viên đặt một câu hỏi thách đố, khêu gợi trí tò mò, sau đó dẫn dắt vào bài mới. VD: Dạy bài 20 – Cân bằng nội môi: Tại sao trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói ?. Tại sao khi ăn mặn chúng ta thấy khát nước và khi uống nhiều nước chúng ta lại đi tiểu nhiều?. Tại sao người uống rượu lại khát nước, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều ?. Tại sao khi sốt cao kéo dài chúng ta có thể bị chết?..... Để trả lời những câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Vào bài theo phương pháp sử dụng các thông tin thời sự: Kiểu vào bài này được đánh giá cao về việc liên hệ thực tế, cập nhật thông tin nóng bỏng hàng ngày liên quan đến khoa học sinh học cần giải thích, làm rõ. Qua đó, học sinh ngày càng yêu thích bộ môn, tự giác theo dõi các tin tức liên quan và tự tìm cách trả lời bằng kiến thức đã học hoặc mang đến lớp nhờ giáo viên, bạn nhóm giải quyết. Với hình thức này, tuyệt đối thông tin phải chính xác, giáo viên không thể tự đưa ra thông tin mà không có minh chứng, khiến học sinh nghi vấn thông tin. Ví dụ: Dạy bài 35 – Hoocmon thực vật: Trên chương trình thời sự của đài truyền hình Việt Nam đã từng nhắc tới vụ việc cây rau trồng 2 – 3 ngày có thể thu hoạch. Vậy tại sao trong thời gian ngắn người ta lại có thể thu hoạch được số rau đó? Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời sau bài học ngày hôm nay. - Vào bài theo phương pháp tổ chức trò chơi: Vào bài theo phương thức này có tác dụng khuyến khích tinh thần học tập của học sinh, tăng cường tính thân thiện, đoàn kết nhóm học tập, học sinh được thể hiện nhóm mình với tập thể giúp tiết học sẽ sôi nổi hơn về sau: + Ví dụ 1: Dạy bài 18 – Tuần hoàn máu: GV chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu mỗi nhóm dựa vào kiến thức đã biết nêu các thành phần cấu tạo nên hệ tuần hoàn, thời gian 3 phút và mỗi cá nhân trong nhóm chỉ được viết một thành phần lên tờ giấy để trên 2 bàn khác nhau , sau 5 phút, giáo viên treo tờ giấy lên bảng một thành viên của nhóm lên trình bày , nhóm nào viết được nhiều, chính xác sẽ thắng và có phần thưởng, sau đó dựa vào ý kiến của HS để dẫn dắt vào bài học. + Ví dụ 2: Dạy bài 12- Hô hấp ở thực vật giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ nhằm gây hứng thu học tập cho học sinh và kiểm tra những hiểu biết của học sinh những nội dung có liên quan đến bài mới + Mỗi ô hàng ngang nếu học sinh trả lời đúng 8 điểm. + Nếu học sinh trả lời được ô chủ đề được 10 điểm - Vào bài bằng sự suy đoán của học sinh: Cách vào bài này giúp giáo viên có thể phát hiện sự thông minh, nhanh trí của học sinh Ví dụ: Khi dạy bài 8: Quang hợp ở thực vật Năng lượng các em đang hoạt động được lấy từ đâu? HS.Từ thức ăn( chất hữu cơ). Năng lượng trong chất hữu cơ có nguồn gốc từ đâu? HSTừ ánh sáng. Nhờ quá trình nào mà năng lượng từ ánh sáng chuyển thành năng lượng trong chất hữu cơ ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. 2.3.2 Gợi hứng, tạo đam mê học tập cho học sinh bằng các kĩ thuật dạy học tích cực khi tiến hành học bài mới. Tùy vào từng đối tượng học sinh và tùy vào nội dung bài học, tùy vào thời gian mà giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các kỹ thuật khác nhau sao cho hiểu quả nhất. a) Kĩ thuật "Khăn trải bàn": - Đây là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: + Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực + Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS + Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS - Để học sinh thực hiện có hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn" - Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn) - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...) - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) - Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến chung của nhóm. Ví dụ: Khi dạy mục I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng ( thuộc bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng của rễ- sinh 11)- Thực hiện lớp 11I. GV: -Chia lớp thành 4 nhóm - Ổn định nhóm - Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK mục I - Nêu đặc điểm hình thái, cấu tạo của rễ cây trên cạn phù hợp với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ? HS: - làm việc độc lập trong thời gian khoảng 2 phút và ghi ý kiến của mình vào vào vị trí ô của mình hoặc giấy nhớ( nếu nhóm quá đông). - Cả nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và nghi vào ô chung( 2 phút). - Đại diện từng nhóm trình bày 1 phút (4 nhóm hết 4 phút) - Giáo viên nhận xét, bổ sung => thống nhất ý kiến của cả lớp bằng phiếu học tập của nhóm hoàn thiện nhất hoặc do giáo viên chuẩn bị ( 2 phút). b) Kĩ thuật "Các mảnh ghép" Đối với Kĩ thuật "Khăn trải bàn" thường chỉ có hiệu quả với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề, tuy nhiên nếu bài học có nhiều nội dung giao viên nên thực hiện cả 2 kỹ thuật "Khăn trải bàn" và Kĩ thuật "Các mảnh ghép". - Đối với kỹ thuật các mảnh ghép Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: + Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) + Kích thích sự tham gia tích cực của HS: + Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). Ví dụ: Dạy bài 18: Tuần hoàn máu- thực hiện lớp 11B Vòng 1: Nhóm chuyên gia. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia thực hiện các nhiệm vụ sau STT Nhóm chuyên gia 1 ( A) Nhóm chuyên gia 2 (B) Nhóm chuyên gia 3 (C) Nhóm chuyên gia 4 (D) 1 An Hằng Liên Thành 2 Vũ Duyên Hậu Linh Thảo 3 La Duyên Hòa Lương Thu 4 Đoàn Hoa Mơ Thư 5 Đông Huệ Nhung Thương 6 Đào Đức Hường Phương Thưởng 7 Xuân Đức Mai Huyền Quỳnh Trang 8 Giang Thanh Huyền Sen Trí Nhiệm vụ được giao Tìm hiểu về hệ tuần hoàn hở - Đại diện - Cấu tạo - Đường đi của máu - Hình thức máu trao đổi chất với tế bào - Áp lực vận tốc Tìm hiểu về hệ tuần hoàn kín - Đại diện - Cấu tạo - Đường đi của máu - Hình thức máu trao đổi chất với tế bào Áp lực vận tốc Tìm hiểu về hệ tuần hoàn đơn - Đại diện - Cấu tạo - Số vòng tuần hòan - Cấu tạo tim - Áp lực, vận tốc Tìm hiểu về hệ tuần hoàn kép - Đại diện - Cấu tạo - Số vòng tuần hòa - Cấu tạo tim Áp lực, vận tốc - Các nhóm thực hiện theo nhiệm vụ được giao, tìm hiểu thảo luận bằng kỹ thuật “ Khăn chải bàn” đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung để trình bày trong nhóm “mảnh nghép” - Vòng 2: Nhóm “mảnh ghép” Sau khi 4 nhóm chuyên sâu đã giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra ở vòng 1, giáo viên chia nhóm để hình thành nhóm mới. STT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 1 A1 A3 A5 A7 2 A2 A4 A6 A8 3 B1 B3 B5 B7 4 B2 B4 B6 B8 5 C1 C3 C5 C7 6 C2 C4 C6 C8 7 D1 D3 D5 D7 8 D2 D4 D6 D8 - Các thành viên ở nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày nội dung mà mình đã nắm ở giai đoạn 1 cho các bạn trong nhóm “ Mảnh ghép) nghe. - Giáo viên giao nhiệm vụ mới. + Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở ? + Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn đơn so với hệ tuần hoàn kép ? + Nhận xét về chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ? - Các nhóm mảnh ghép thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao, đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm phản hồi - Giáo viên kết luận, chỉnh sửa để đưa đến sản phẩm hoàn thiện nhất 2.3.3. Gợi hứng, tạo đam mê học tập cho học sinh nhờ sử dụng bản đồ tư duy( BĐTD) khi củng cố bài học sinh học 11. Hướng dẫn HS sử dụng bản đồ tư duy để củng cố bài học sinh 11 trong các trường hợp cụ thể. Tùy theo mức độ làm quen với bản đồ tư duy, mục tiêu bài học, trình độ của HS và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng bản đồ tư duy để củng cố bài học bằng nhiều cách khác nhau. a) Cách 1. Hướng dẫn HS sử dụng BĐTD vẽ sẵn để củng cố bài học Để rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ tư duy khi HS vẽ chưa
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_goi_hung_tao_dam_me_cho_hoc_sinh_khi.doc