SKKN Một số mẹo nhỏ và hay khi vận dụng vào phương pháp giải bài toán anken

SKKN Một số mẹo nhỏ và hay khi vận dụng vào phương pháp giải bài toán anken

 I.1- Hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi giữa các chất. Phản ứng hóa học là đối tượng chính của hóa học. Trong phản ứng hóa học các nguyên tố được bảo toàn về số mol, khối lượng. để giải nhanh một số bài tập thì học sinh không phải chỉ biết các định luật mà phải biết nhìn ra các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập đó.

 I.2- Trong chương trình hóa học phổ thông không đề cập sâu cách phân loại, ứng dụng các định luật bảo toàn vào giải toán hóa học, trong khi để giải các đề thi thì học sinh phải nắm vững các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập đó.

 I.3- Trong khi giải bài tập hầu hết học sinh đều rất lúng túng khi nhận ra các dạng bài tập.

 I.4- Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh vận dụng các định luật bảo toàn là việc làm rất cần thiết. Việc làm này rất có lợi cho học sinh trong thời gian ngắn để nắm được các dạng bài tập, nắm được phương pháp giải .

 Theo chương trình đổi mới của bộ giáo dục thì hình thức trắc nghiệm áp dụng cho số môn trong đó có bộ môn hoá học. Trong khoảng thời gian tuơng đối ngắn các em phải giải quyết một số lượng câu hỏi và bài tập tương đối lớn, trong đó bài tập Hoá chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Việc tìm ra các phương pháp giúp giải nhanh bài toán hoá học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với bài toán có các phản ứng phức tạp, xảy ra nhiều quá trình thì việc tính toán trở nên khó khăn. Như vậy việc lựa chọn phương pháp hợp lý và các mẹo nhỏ tính nhanh để tìm được đáp án của bài toán quyết định sự thành bại của học sinh.

 Để học sinh hiểu và vận dụng tốt hơn phương pháp bảo giải bài tập và những mẹo nhỏ để giải nhanh bài toán trắc nghiệm, cùng một số kinh nghiệm sau những năm công tác, tôi mạnh dạn nêu ra sáng kiến về “Một số mẹo nhỏ và hay khi vận dụng vào phương pháp giải bài toán anken”.

 

doc 17 trang thuychi01 8105
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số mẹo nhỏ và hay khi vận dụng vào phương pháp giải bài toán anken", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
 A- Mở đầu ...........................................................................................................2
 I-Lí do chọn đề tài.................................................................................................2
 II- Thực trạng2
 III-Phạm vi áp dụng..3
 IV- Giới hạn nội dung...................................................3
B- Nội dung...........................................................................................................4
 I. Cơ sở. 4
 II.Các dạng toán hay gặp..4
 Dạng 1: ................................................... .4
 Dạng 2.......................................................6
 Dạng 3 ......................................................9
 III.Bài tập tự luyện......13
 IV.Hiệu quả đề tài.......15
 V.Đề xuất....15 
Tài liệu tham khảo...17
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 I.1- Hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi giữa các chất. Phản ứng hóa học là đối tượng chính của hóa học. Trong phản ứng hóa học các nguyên tố được bảo toàn về số mol, khối lượng... để giải nhanh một số bài tập thì học sinh không phải chỉ biết các định luật mà phải biết nhìn ra các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập đó.
 I.2- Trong chương trình hóa học phổ thông không đề cập sâu cách phân loại, ứng dụng các định luật bảo toàn vào giải toán hóa học, trong khi để giải các đề thi thì học sinh phải nắm vững các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập đó. 
 I.3- Trong khi giải bài tập hầu hết học sinh đều rất lúng túng khi nhận ra các dạng bài tập.
 I.4- Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh vận dụng các định luật bảo toàn là việc làm rất cần thiết. Việc làm này rất có lợi cho học sinh trong thời gian ngắn để nắm được các dạng bài tập, nắm được phương pháp giải .
 Theo chương trình đổi mới của bộ giáo dục thì hình thức trắc nghiệm áp dụng cho số môn trong đó có bộ môn hoá học. Trong khoảng thời gian tuơng đối ngắn các em phải giải quyết một số lượng câu hỏi và bài tập tương đối lớn, trong đó bài tập Hoá chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Việc tìm ra các phương pháp giúp giải nhanh bài toán hoá học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với bài toán có các phản ứng phức tạp, xảy ra nhiều quá trình thì việc tính toán trở nên khó khăn. Như vậy việc lựa chọn phương pháp hợp lý và các mẹo nhỏ tính nhanh để tìm được đáp án của bài toán quyết định sự thành bại của học sinh.
 Để học sinh hiểu và vận dụng tốt hơn phương pháp bảo giải bài tập và những mẹo nhỏ để giải nhanh bài toán trắc nghiệm, cùng một số kinh nghiệm sau những năm công tác, tôi mạnh dạn nêu ra sáng kiến về “Một số mẹo nhỏ và hay khi vận dụng vào phương pháp giải bài toán anken”. 
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
 II.1. Khó khăn: Trong Hóa học, bài tập rất đa dạng và phong phú; để giải bài tập hóa học yêu cầu phải biết được phương trình, sự chuyển hóa của các chất, các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập . Theo phân phối chương trình hóa học phổ thông không đề cập sâu đến các định luật bảo toàn, các dạng bài tập. Học sinh thường rất lúng túng khi nhận dạng các dạng bài tập và cách giải các bài toán.
 II.2. Thuận lợi: Hiện tại cũng có nhiều sách tham khảo, mạng internet có trình bày các định luật ở các góc độ khác nhau
III . PHẠM VI ÁP DỤNG
 - Chuyên đề này trình bày một số dạng bài tập và phương pháp giải. Chuyên đề này cũng trình bày về các định luật, phân loại và chỉ rõ việc áp dụng các định luật vào giải toán hóa học. Xác định khối lượng chất rắn, các chất trong dung dịch khi biết số mol của các chất khác trong dung dịch, xác định lượng mol, nồng độ của chất nào đó. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ 
 - Chuyên đề áp dụng cho chương trình Hóa học lớp 10, 11, 12. 
 - Chuyên đề áp dụng tốt cho cả luyện thi tốt nghiệp và luyện thi đại học , cao đẳng.
IV. GIỚI HẠN NỘI DUNG.
 Chuyên đề đặt ra yêu cầu phân loại các dạng bài tập, đưa ra các định luật, ứng dụng của mỗi định luật để giải cho từng dạng bài tập, những mẹo nhỏ để làm bài tập trắc nghiệm nhanh và đưa ra những nhận xét và những chú ý giúp phát triển hướng tìm tòi khác . 
B. NỘI DUNG
MỘT SỐ MẸO NHỎ VÀ HAY KHI VẬN DỤNG VÀO PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN ANKEN
I. CỞ SỞ
 - Anken là hidrocacbon không no mạch hở, trong phân tử có chứa một liên kết . Công thức tổng quát : CnH2n , n ≥ 2
- Tính chất đặc trưng nhất của anken là khuynh hướng đi vào phản ứng cộng, ở phản ứng này liên kết đứt ra để hai nhóm mới gắn vào và cho một hợp chất no.
- Một đặc điểm nổi bật của anken là mật độ electron tập trung tương đối cao giữa hai nghuyên tử cacbon của nối đôi C = C và trải rộng ra theo hai phía của liên kết . Vì vậy các tác nhân mang điện tích dương tác dụng đặc biệt dễđàng vào nối đôi C = C. Phản ứng công vào nối đôi chủ yếu là tác nhân mang điện dương và sau nữa là cộng theo cơ chế gốc.
- Tính chất hoá học của anken:
 + Phản ứng cộng: H2 , halogen, HA (HCl, HBr, H2O)
 + Phản ứng oxihoa: dung dịch KMnO4
 + Phản ứng oxihoa hoàn toàn (phản ứng cháy)
 + Phản ứng trùng hợp.
- C¸c ph¶n øng mà đề tài xét đến:
+ Phản ứng cộng H2
+ Phản ứng cộng halogen ( xét với phản ứng cộng Br2)
+ Phản ứng oxihoa hoàn toàn ( phản ứng cháy).
II. CÁC DẠNG TOÁN HAY GẶP 
Dạng 1. Phản ứng cộng H2: xt: Ni, to
	CnH2n + H2 à CnH2n + 2
Suy ngẩm chút nhé 
 + Tỉ lệ phản ứng luôn là : nanken pu = 1:1
	 + Khối lượng trước và sau phản ứng luôn bằng nhau 
Giả sử hỗn hợp trước phản ứng là X, hỗn hợp sau phản ứng là Y. Ta có:
 mX = mY hay MX /MY = nY/nX
khi giải bài toán ta thuờng giả sử số mol của hỗn hợp X là một giá trị cụ thể. Ví dụ nX = 1mol.
	 + Số mol sau phản ứng luôn giảm ( vì mất H2 )
 → = ntrước - nsau 
 Hay = ntrước - nsau = nanken pu
Ví dụ 1: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là 
A. CH2=CH2. 	B. CH2=CH-CH2-CH3. 
C. CH3-CH=CH-CH3. 	D. CH2=C(CH3)2.
Giải:
gọi số mol hỗn hợp X là 1mol 
 Ta có = 9,1. 2 = 18,2 à = 18,2. 1 = 18,2 g = 
 Mà = 13. 2 = 26 à = = 0,7 mol
 à = nX - nY = 1 – 0,7 = 0,3 mol = nanken ( vì Y không làm mất màu nước brom nên anken hết)
 à = 0,7 mol 
Manken = = 14n à n = 4
Mặt khác anken cộng HBr cho 1 sản phẩm nên anken có CTCT đối xứng 
à Đáp án C
Ví dụ 2: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là 
 A. 20%. 	B. 25%. 	C. 50%. 	D. 40
Giải:
 Ta có = 4. 3,75 = 15 
Vận dụng quy tắc đường chéo:
 C2H4 28 13
 \ /
 15 à (vậy hiệu suất tính theo anken hoặc H2 đều được)
 / \ 
 H2 2 13
 Giả sử nX = 1mol à mX = 15. 1 = 15 g = mY
 Mà = 5. 4 = 20 à nY = = 0,75 mol à = 1 – 0,75 = 0,25 mol
 à H = = 50 %
 à Đáp án C
Ví dụ 3: Hỗn hợp khí A chứa eilen và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0. Hiệu suất phản ứng cộng hiđro của etilen là:
	A. 33,3%	B. 66,7%	C. 25%	D. 50%
Giải:
Ta có = 2. 7,5 = 15 
 C2H4 28 13
 \ /
 15 à (vậy hiệu suất tính theo anken hoặc H2 đều được)
 / \ 
 H2 2 13
Giả sử nA = 1mol à mA = 15. 1 = 15 g = mB
 Mà = 9. 2 = 18 à nB = = 0,83 mol 
 à = nA – nB = 1 – 0,83 = 0,167 mol
 à H = = 33,3% 
 à Đáp án A
Dạng 2. Phản ứng đốt cháy: 
CnH2n + O2 à n CO2 + n H2O
Như vậy khi đốt cháy anken thì 
- Nếu đốt 1 hoặc hỗn hợp hiđrocacbon mạch hở là đồng đẳng của nhau sản phẩm thu được có thì 1 hoặc hỗn hợp hiđrocacbon đó là anken
- Nếu bài toán cho hai anken thì thay bằng một anken trung bình
- Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi ta có:
 - Đốt cháy anken số mol CO2 = số mol H2O nên nếu có sự khác nhau về số mol giữa CO2 và H2O là do hợp chất khác gây nên.
 - Số nguyên tử C = số mol CO2 / số mol anken
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn agam hỗn hợp eten,propen,but-1-en thu được 1,2mol CO2 và 1,2mol nước.
 Giá trị của a là:
 A.18,8g
B.18,6g
C.16,8g
D.16,4g
Giải:
Hỗn hợp eten,propen,but-1-en đều là anken nên
Áp dụng công thức : = 12
 Ta có a = 12. 1,2 + 2. 1,2 = 16,8g
 à Đáp án C
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn agam hỗn hợp eten,propen,but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi ở đktc thu được 2,4mol CO2 và 2,4 mol nước. 
 Giá trị của b là:
 A.92,4 l	B.94,2 l	C.80,64 l	D.24,9 l
Giải:
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi ta có 
 = 2,4 + = 3,6 mol
 = 3,6 . 22,4 = 80,64 lít
 à Đáp án C
Ví dụ 3:Trôn 400 Cm3 hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và N2 với 900Cm3 oxi (dư) ,đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 1300Cm3 hỗn hợp khí và hơi.Nếu dẫn hỗn hợp qua CaCl2 còn lại 900Cm3 ,cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư còn lại 500 Cm3.Công thức phân tử của X là :
 A.C2H2 B.C3H6
 C.C2H6 D.C2H4
Giải:
Ta có bình CaCl2 hấp thụ H2O 
à = 1300 – 900 = 400 Cm3
Dung dịch Ca(OH)2 hấp thụ CO2	
à = 900 – 500 = 400 Cm3 vậy = à X là anken
Áp d ụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi ta có :
 = 	 + ½ 	
à = 400 + = 600 Cm3 à = 900 – 600 = 300 Cm3
	à = 500 – 300 = 200 Cm3 à = 400 – 200 = 200 Cm3
	à số C = = 2 à C2H4
 à Đáp án D
Ví dụ 4. Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Vậy 2 công thức phân tử của 2 anken đó là:
 A. C2H4 và C3H6	 B. C3H6 và C4H8	
 C. C4H8 và C5H10	 D.C5H10 và C6H12.
Giải:
Thay 2 anken bằng một anken trung bình 
ta có = x
Hay 44x - 18x = 6,76 à x = 0,26 mol
Số nguyên tử C trung bình = = 2,6 à CTPT là C2H4 và C3H6
 à Đáp án A
Ví dụ 5. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn, dư thấy bình 1 tăng 4,14g, bình 2 tăng 6,16g. Số mol ankan có trong hỗn hợp là:
A. 0,06 	 B. 0,09 C. 0,03 	 D. 0,045
Giải:
 Lưu ý là khi đốt cháy anken số mol CO2 = số mol H2O nên nếu có sự khác nhau về số mol giữa CO2 và H2O là do hợp chất khác gây nên
ta có = = 0,14 mol
 = 0,23 mol vậy sự khác nhau giữa CO2 và H2O là do ankan gây ra
à nankan = = 0,23 - 0,14 = 0,09 mol
à Đáp án B
Ví dụ 6: Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1 anken. Số nguyên tử H trong ankan bằng số nguyên tử C trong anken. Đốt cháy 3 g hỗn hợp A thu được 5,4g H2O. CTPT và % khối lượng các chất trong A là:
A. CH4: 46,67%; C4H8 : 53,33%	B. CH4: 53,33%; C4H8: 46,67%
C. C2H6: 33,33%; C6H12: 66,67%	D. C2H6: 66,67%; C6H12: 33,33%
Giải:
 Ta có = 0,3 mol
 mA = 12. + 2 à = = 0,2 mol
vậy sự khác nhau giữa CO2 và H2O là do ankan gây ra 
nankan = = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
Mặt khác mankan < 3 à Mankan < = 30 à ankan là CH4
 à % = = 53,33% 
 à Đáp án B
Ví dụ 7: Chia hỗn hợp 3 anken: C2H4, C3H6, C4H8 thành 2 phần bằng nhau:
 	- Đốt cháy phần 1 sinh ra 5,4g H2O
- Phần 2 cho tác dụng với hiđro (có Ni xúc tác), đốt cháy sản phẩm sau phản ứng rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu đựơc là:
A. 29g 	 B. 30g 	 C. 31g 	D. 32g
Giải:
 Từ phần 1 ta có = 0,3 mol = 
Vì ở phần 2 khi phản ứng với H2 à chỉ thành phần H thay đổi nên lượng CO2 ở hai trường hợp không thay đổi
Vì Ca(OH)2 dư nên = 0,3 mol à = 0,3. 100 = 30 g
à Đáp án B
D ạng 3. Phản ứng với dung dịch Br2:
	CnH2n + Br2 → CnH2nBr2
 Như vậy số mol ankenpu : số mol Br2 pu = 1 : 1 ( tỉ lệ về số mol hoặc thể tích )
 Khối lượng bình Br2 tăng là khối lượng của anken
Ví dụ 1. Cho 10g hỗn hợp khí X gồm etilen và etan qua dung dịch Br2 25% có 160g dd Br2 phản ứng. % khối lượng của etilen trong hỗn hợp là:
A. 70%	B. 30%	C. 35,5%	D. 64,5%
Giải:
Ta có = = 0,25 mol = 
	à %= = 70%
 à Đ áp án A
Ví dụ 2. Cho hỗn hợp 2 anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng đi qua dung dịch Br2, thấy có 80g Br2 phản ứng và khối lượng bình Br2 tăng 19,6g.
 	 a. Hai anken đó là:
A. C3H6; C4H8	B. C4H8, C5H10	C. C2H4; C3H6	D. C5H10, C6H12
 	b. %thể tích của mỗi anken trong hỗn hợp là:
A. 20%, 80%	B. 25%, 75%	C. 40%, 60%	D. 50%, 50%
Giải:
 a. Từ đề bài ta có manken = khối lượng bình Br2 tăng = 19,6 g
	= = 0,5 mol = nanken
	à Hay 14 = à = 2,8 à C2H4 và C3H6	
	 à Đ áp án C
b. từ = 2,8 à C3H6 chiếm 80% 
 ( kỉ năng đó .... Nhớ đằng sau dấu phẩy là % thể tích hoặc số mol của cacbon lớn hơn)
Nếu không ta vận dụng quy tắc đường chéo sẽ ra kết quả nhưng dài và mất thời gian
C2H4 2 0,2
 \ /
 2,8 à số mol C3H6 = 4 số mol C2H4
 / \ 
C3H6 3 0,8 Hay C3H6 chiếm 80% 
 à Đáp án A
Ví dụ 3: Cho 5,1g hỗn hợp X gồm CH4 và 2 anken đồng đẳng liên tiếp qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 3,5g, đồng thời thể tích hỗn hợp X giảm một nửa. Hai anken có công thức phân tử là:
A. C3H6 và C4H8 B. C2H4 và C3H6 C. C4H8 và C5H10D. C5H10 và C6H12
Giải:
 Dễ thấy ta có khối lượng bình Br2 tăng là khối lượng của anken
	à = 0,1 mol = nanken ( vì thể tích giảm một nữa nên Vankan = Vanken )
	àHay 14 = à = 2,5 à C2H4 và C3H6 
 à Đ áp án B.
Ví dụ 4: Hỗn hợp A gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V lít A thu được 13,44 lít CO2 ở đktc. Mặt khác A làm mất màu vừa hết 40g nước Br2. 
a. CTPT của 2 anken là:
A. C2H4, C3H6	 B. C2H4, C4H8	C. C3H6, C4H8	D. C4H8, C5H10
	b. Xác định % thể tích mỗi anken.
A. 40% và 60%	B. 50% và 50%	C. 70% và 30%	 D. 65% và 35%
Giải:
 a. Thay 2 anken bằng một anken trung bình.
 Ta có = = 0,6 mol
	 = = 0,25 mol = nanken 
 à s ố nguy ên tử C trung bình = = 2,4 à C2H4, C3H6
	 à Đáp án A
 b. Vận dụng kỉ năng đó .... Nhớ đằng sau dấu phẩy là % thể tích hoặc số mol của cacbon lớn hơn. 
 từ = 2,4 à %= 40% 
 à Đáp án A
Ví dụ 5: Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 1680ml khí X cho qua dung dịch brom làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa brom thấy còn lại 1120ml khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1680ml khí X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5g kết tủa. Công thức phân tử của các hiđrocacbon lần lượt là:
A. CH4, C2H4 	 B. CH4, C3H6 C. CH4, C4H8 	D. C2H6, C3H6
 Giải: 
theo bài ra ta có nhổn hợp = 0,075 mol
 Vanken = 1680 – 1120 = 560 ml ( qua dung dịch Brom thì anken bị giữa lại) 
nanken = 0,025 mol 
à nankan = 0,05 mol
Mà = = 0,125 mol = ( Vì dung dịch nước vôi trong dư)
	à Số nguyên tử C trung bình = = 1,67 à có CH4 
 à số nguyên tử C của anken là n = = 3
	à Đáp án B
Ví dụ 6: Một hỗn hợp gồm một ankan X và một anken Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và số mol. m gam hỗn hợp này làm mất màu vừa đủ 80g dung dịch brom 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thu được 0,6 mol CO2. X và Y có công thức phân tử là:
A. C2H4, C2H6 	 B. C3H6, C3H8 	
C. C5H10, C5H12 	 D. C4H8, C4H10 
Giải:
Ta có = = 0,1 mol = nanken
nhổn hợp = 0,2 mol 
số nguyên tử C = = 3 
à Đáp án B
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là
 A. 5,23.	B. 3,25. 	 C. 5,35.	 D. 10,46.
Câu 2: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là
A. C2H4.	B. C3H6.	C. C4H8.	 D. C5H10. 
Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là
 A. C2H4.	 B. C3H6.	C. C4H8.	 D. C5H10. 
Câu 4 : 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8g Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là
 A. etilen.	B. but - 2-en.	C. hex- 2-en. D. 2,3-dimetylbut-2-en.
Câu 5: 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là
 A. C3H6	.	 B. C4H8	. C. C5H10.	 D. C5H8.
Câu 6: Dẫn từ từ 8,4g hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là 
 A. 12g.	 B. 24g.	 C. 36g.	 D. 48g.
Câu 7: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7g. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là
 A. 25% và 75%.	 B. 33,33% và 66,67%.	 C. 40% và 60&. D. 35% và 65%.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8g. % thể tích của một trong 2 anken là
 A. 50%	 B. 40%	 C. 70%	 D. 80%.
Câu 9: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7g. CTPT của 2 anken là
A. C2H4 và C3H6.	B. C3H6 và C4H8.	C. C4H8 và C5H10.	D. C5H10 và C6H12.
Câu 10: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4g. Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X.
 A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6	 B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8
 C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6	 D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6
Câu 11: Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon, A và B đều ở thể khí ở đktc. Khi cho 6,72 lít khí X (đktc) đi qua nước Brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8g; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. CTPT của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là
 A. C4H10 , C3H6; 5,8g.	 B. C3H8 , C2H4 ; 5,8g.
 C. C4H10 , C3H6 ; 12,8g.	 D. C3H8 , C2H4 ; 11,6g.	
Câu 12: Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là
 A. 40% C2H6 và 60% C2H4	 B. 50% C3H8 và 50% C3H6
 C. 50% C4H10 và 50% C4H8	 D. 50% C2H6 và 50% C2H4
Câu 13 : Hỗn hợp X gồm metan và 1 olefin. Cho 10,8 lít hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy có 1 chất khí bay ra, đốt cháy hoàn toàn khí này thu được 5,544g CO2. Thành phần % về thể tích metan và olefin trong hỗn hợp X là
 A. 26.13% và 73.87%. B. 36.5% và 63.5%.
 C. 20% và 80%. D. 73.9% và 26.1%.
Câu 14: Cho 8960ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4g. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là
 A. CH2 = CH - CH2 - CH3.	 B. CH3 - CH = CH - CH3.	
 C. CH2 = CH - CH - CH2 - CH3.	 D. (CH3)2 C = CH2.
Câu 15: Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là ankan hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đkc) hỗn hợp X thu được 26,4g CO2 và 12,6g H2O. Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X.
 A. 0,1 mol C3H8 và 0,1 mol C3H6.	 B. 0,2 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.
 C. 0,08 mol C3H8 và 0,12 mol C3H6.	 D. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.
Câu 16: Một hỗn hợp X gồm 1 anken A và 1 ankin B, A và B có cùng số nguyên tử cacbon. X có khối lượng là 12,4g, có thể tích là 6,72 lít. Các thể tích khí đo ở đktc. CTPT và số mol A, B trong hỗn hợp X là
 A. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.	 B. 0,1 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.
 C. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.	 D. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2.
Câu 17: Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2g CO2 và 23,4g H2O. CTPT X, Y và khối lượng của X, Y là
 A. 12,6g C3H6 và 11,2g C4H8	 B. 8,6g C3H6và 11,2g C4H8
 C. 5,6g C2H4 và 12,6g C3H6	 D. 2,8g C2H4 và 16,8g C3H6
 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI :
Sau khi áp dụng chuyên đề này trong bài giảng hóa học vào các tiết dạy, tôi thấy đã đạt được kết quả khả quan : 
+ Lớp học sinh động, sôi nổi, giúp nâng cao hứng thú học tập của các em.
+ Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt : học sinh dễ tiếp thu và nhớ bài lâu hơn, học sinh nắm bắt

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_meo_nho_va_hay_khi_van_dung_vao_phuong_phap_giai.doc