SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn để dạy học hiệu quả nội dung Lịch sử Việt Nam - Lớp 9 THCS
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người. Bởi thế môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về văn hóa, tư tưởng, đạo đức và năng lực hành động. Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò to lớn trong việc tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Giúp các em thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội loài người, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
Thực tế lại là một nghịch lý, khi môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng thế hệ trẻ lại rất ít người học sử, đọc sử và yêu Lịch sử. Trong hệ thống giáo dục ở trường THCS, với học sinh, môn Lịch sử thường được xem là môn phụ, ít được quan tâm. Nhiều người quan niệm rằng Lịch sử là môn học thuần nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là những cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ cho quá khứ chứ không áp dụng vào thực tiễn, khô khan, khó học, khó nhớ, hơn nữa lai là bộ môn liên quan đến nhiều con số ngày tháng năm và phải là con số chính xác. Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học Lịch sử.
Hiện nay ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới, mong muốn học sinh ngày càng quan tâm đến Lịch sử nhân loại và dân tộc, hơn hết là hiểu được giá trị của lao động, tinh thần đoàn kết, yêu chuộng tự do hòa bình và bắc ái góp phần hình thành nhân cách, ứng xử đúng đắn theo tinh thần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Mục Lục Mục Nội Dung Trang 1. MỞ ĐẦU 2 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lý luận 3 2.2. Thực trạng của vấn đề 4 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp 6 2.4 Các biện pháp tổ chức thực hiện 6 2.4.1 Khảo sát một số bài học có thể vận dụng kiến thức liên môn. 6 2.4.2 Sưu tầm, lựa chọn các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội dung bài học 8 2.4.3 Vận dụng kiến thức liên môn vào một số bài dạy học cụ thể 8 2.4.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người. Bởi thế môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về văn hóa, tư tưởng, đạo đức và năng lực hành động. Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò to lớn trong việc tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Giúp các em thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội loài người, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Thực tế lại là một nghịch lý, khi môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng thế hệ trẻ lại rất ít người học sử, đọc sử và yêu Lịch sử. Trong hệ thống giáo dục ở trường THCS, với học sinh, môn Lịch sử thường được xem là môn phụ, ít được quan tâm. Nhiều người quan niệm rằng Lịch sử là môn học thuần nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là những cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ cho quá khứ chứ không áp dụng vào thực tiễn, khô khan, khó học, khó nhớ, hơn nữa lai là bộ môn liên quan đến nhiều con số ngày tháng năm và phải là con số chính xác. Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học Lịch sử. Hiện nay ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới, mong muốn học sinh ngày càng quan tâm đến Lịch sử nhân loại và dân tộc, hơn hết là hiểu được giá trị của lao động, tinh thần đoàn kết, yêu chuộng tự do hòa bình và bắc ái góp phần hình thành nhân cách, ứng xử đúng đắn theo tinh thần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Bản thân qua 11 năm công tác, trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở bậc THCS, tôi nhận thấy chúng ta cần phải thay đổi cách truyền đạt kiến thức, phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức và ghi nhớ Lịch sử một cách dễ dàng hơn. Muốn làm được như vậy chúng ta cần biết phải làm sao để giờ học Lịch sử trở nên bớt khô khan, học sinh chủ động tiếp thu và ghi nhớ kiến thức. Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này nhưng để chuyên sâu và thiết thực cần được áp dụng vào thực tế môn học, tiết học cụ thể. Để chúng ta có thể vận dụng kiến thức liên môn ở từng bài, từng phần cụ thể và phải vận dụng sao cho tự nhiên nhất, dễ làm nhất, làm thường xuyên nhất thì mới có hiệu quả. Bằng kinh nghiệm thực tế, tôi mạnh dạn góp một tiếng nói về: "Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn để dạy học hiệu quả nội dung Lịch sử Việt Nam-Lớp 9 THCS” 1.2. Mục đích nghiên cứu Khi viết đề tài này, tôi không mong muốn là đưa ra khuôn mẫu nào đó mang tính áp đặt mà tôi hi vọng đồng nghiệp của mình có thể tham khảo, cùng góp tiếng nói để sử dụng linh hoạt nhất trong các bài dạy Lịch sử, để tiết học, môn học Lịch sử đối với học sinh không còn áp lực, việc ghi nhớ thông tin của học sinh cũng trở nên dễ dàng hơn khi gắn liền kiến thức Lịch sử với kiến thức thực tế và kiến thức các môn học khác. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Liên quan đến đề tài đã lựa chọn, sáng kiến kinh nghiệm này tôi hướng đến những đối tượng sau: - Học sinh lớp 9 Trung học cơ sở. - Môn Lịch sử bậc Trung học cơ sở. - Một số phương pháp, tư liệu tham khảo; kinh nghiệm của đồng nghiệp; nguồn từ mạng internet. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm, tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết (thực hiện khi nghiên cứu và hướng dẫn của ngành về công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học). - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin (sử dụng chủ yếu khi thu thập thông tin, khảo sát học sinh để có căn cứ, giải pháp thích hợp khi triển khai đề tài). - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu (thực hiện trước, trong và sau khi thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm để có biện pháp điều chỉnh, bổ sung, vận dụng hợp lý). 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Từ những năm 60 của thế kỷ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới. Điều này đã được Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo... xây dựng thành chương trình giáo dục tổng thể, trong đó môn Lịch sử thuộc về môn khoa học xã hội của sách giáo khoa mới sẽ dự tính thay vào năm 2018. Thực tế hiện nay, khi môn Lịch sử đang giữ vị trí độc lập, việc tích hợp chỉ ở mức độ thấp, được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Xuất phát từ chức năng của môn Lịch sử là cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người (thế giới và dân tộc), việc nắm vững những sự kiện và quá trình lịch sử đòi hỏi phải nắm kiến thức liên quan nhiều đến lĩnh vực khoa học xã hội- nhân văn và khoa học tự nhiên. Với giáo viên Lịch sử, sự hiểu biết và vận dụng kiến thức liên môn là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công cho bài giảng. Dạy học tích hợp liên môn là cần thiết tăng tính hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Lịch sử. Để đạt hiệu quả cao trong dạy học bộ môn, người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS không nên quá rập khuôn theo nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên mà phải tìm tòi, vận dụng vào nội dung bài học bằng cách kết hợp kiến thức tương đồng giữa các môn học làm cho bài học trở nên sinh động, nhẹ nhàng, bớt khô khan cứng nhắc. Thực tế là không ít tác phẩm văn học mà tự bản thân nó là một tư liệu lịch sử, nội dung của nó mang hơi thở của thời đại như: "Bình Ngô đại cáo", "Hoàng Lê nhất thống chí", "Hịch tướng sĩ"... Điều này giúp chúng ta khẳng định rằng giữa Lịch sử và các môn học khác như: Văn học, Địa lý, Âm nhạc,... có sự giao hòa, đan cài, quan hệ chặt chẽ với nhau: “ Văn – Sử - Triết bất phân”. Trong việc học Lịch sử hiện nay, không ít học sinh tỏ ra nhàm chán và cảm thấy khó khăn khi tiếp thu bài học. Công việc của chúng ta là phải làm sao để mỗi giờ dạy học Lịch sử là một giờ học mở, sinh động, học sinh đón nhận kiến thức một cách hứng thú để các em được cuốn hút mình vào trong giờ học. Một trong những phương pháp để tạo nên sự khác biệt tích cực chính là đổi mới cách khai thác, truyền thụ nội dung bài học. Học sinh của chúng ta đã quen nhớ máy móc, gây lãng phí thời gian, khiến học sinh mệt mỏi và chắc chắn không có tác dụng hoàn toàn tích cực bởi nếu cách ghi nhớ này thật sự đem lại lợi ích như mong muốn thì nhiều học sinh đã không gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bài. Trong khi đó, ghi nhớ bằng những câu thơ có vần điệu, những câu hát sâu lắng, những hình ảnh sinh động... giúp cả người dạy và người học đều có hứng thú. Vì thế, với trách nhiệm, tình cảm của giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thấy mình cần phải làm thế nào để học sinh có hứng thú, có sự đam mê đối với bộ môn Lịch sử. 2.2. Thực trạng của vấn đề Những năm qua, việc dạy học Lịch sử đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan chúng ta thấy việc dạy học Lịch sử còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi. Phương pháp dạy học lịch sử trong các nhà trường còn chậm đổi mới, thiếu tính cập nhật, sáng tạo, trì trệ và lạc hậu. Tình trạng dạy chay, lối thuyết trình đơn điệu, truyền thụ một chiều, đôi khi còn đọc chép, lệ thuộc sách giáo khoa v.v... còn phổ biến ở nhiều nơi. Chính đây làm cho chất lượng dạy học bộ môn không cao, học sinh không hứng thú, say mê học tập bộ môn. Mỗi một kỳ thi quốc gia đi qua lại là một lần những người làm công tác giáo dục trăn trở và những giáo viên dạy Lịch sử không khỏi chạnh lòng khi học sinh không đăng ký thi hoặc có rất nhiều điểm 0 môn Lịch sử. Thực tế trong các nhà trường hiện nay, chỉ có số ít học sinh còn yêu thích và muốn tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, đa số học sinh không thích học bộ môn này vì nó quá khô khan với các chuỗi sự kiện, mốc thời gian cần ghi nhớ, đồng nghĩa với việc học thuộc lòng và rất dễ lẫn các sự kiện với nhau. Một số học sinh ghi nhớ không tốt dẫn đến chán học hoặc học bắt buộc. Để chứng minh thực tế trên và để có cơ sở thực nghiệm cho đề tài của mình, tôi đã tiến hành khảo sát: Chất lượng cuối năm học 2012 - 2013 ở trường THCS Thành Tâm, huyện Thạch Thành trước khi nhận giảng dạy môn Lịch sử của khối 9 năm học 2013- 2014. Nội dung khảo sát gồm 2 câu hỏi, bài viết trong vòng 20 phút: 1. Em hãy nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam? (kiểm tra kiến thức đã học ở lớp 8). 2. Em có thích học môn lịch sử không? (Câu hỏi khảo sát thăm dò) Kết quả như sau: Khối TS HS Chất lượng (Điểm cho câu 1) Kết quả thăm dò (câu 2) Giỏi Khá TB Yếu Kém Có Không 9 86 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2 2,3 10 11,6 30 34,9 28 32,6 16 18,6 31 36 55 64 Chất lượng cuối năm học 2013 - 2014 ở trường THCS Thành Tâm, huyện Thạch Thành trước khi nhận giảng dạy môn Lịch sử của khối 9 năm học 2014- 2015. Nội dung khảo sát gồm 2 câu hỏi, bài viết trong vòng 20 phút: 1. Em hãy nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam? (kiểm tra kiến thức đã học ở lớp 8). 2. Em có thích học môn lịch sử không? (Câu hỏi khảo sát thăm dò) Kết quả như sau: Khối TS HS Chất lượng (Điểm cho câu 1) Kết quả thăm dò (câu 2) Giỏi Khá TB Yếu Kém Có Không 9 78 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2 2.6 8 10.2 28 35.9 25 32 15 19.3 28 35.9 50 64.1 Kết quả cho thấy do không có hứng thú học môn Lịch sử dẫn đến chất lượng môn học không cao, có tới 50% học sinh điểm yếu kém. Nguyên nhân chính là học sinh cho rằng môn Lịch sử là một môn học khô khan, khó nhớ và không thích học, ngại học. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song chủ yếu là những lý do sau đây: Một là giáo viên dạy Lịch sử chưa nhận thức đúng đắn sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, hoặc có đổi mới nhưng chỉ là chiếu lệ, hiệu quả không cao. Các tiết học của nhiều giáo viên đơn thuần chỉ là giáo viên nêu câu hỏi, học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời và học sinh ghi bài. Nhiều giáo viên chưa đầu tư cả về thời gian và trí tuệ để có tiết dạy tích hợp sinh động phong phú nhằm giúp học sinh tìm hiểu và dựng lại hoạt động của con người trong quá khứ. Hai là trong các nhà trường hiện nay tồn tại quan niệm “môn chính”, “môn phụ”; việc tổ chức thi cử còn nhiều bất cập; sự tính toán trong định hướng nghề nghiệp sau này của phụ huynh cho con em của mình khi đánh giá vai trò của môn Lịch sử rất mờ nhạt. Điều này dẫn đến học sinh không thích học hoặc không còn thời gian để học môn Lịch sử. Ba là chương trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử có nhiều hạn chế, bất cập, nặng tính hàn lâm, chưa khoa học, chủ yếu là kênh chữ, hình ảnh trực quan thiếu tính thẩm mỹ. Bốn là đồ dùng, thiết bị dạy học thiếu thốn nhất là vùng nông thôn, miền núi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, bình quân mỗi trường chỉ được 1 máy chiếu, nhiều trường chưa có máy chiếu. Thực tế đã cho thấy có mâu thuẫn trong nhận thức về bộ môn Lịch sử. Một mặt đều nhận thức được rằng Lịch sử là môn học bổ ích về mặt kiến thức; nhưng mặt khác lại có thái độ không thích học, ngại học. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp Qua thực trạng và kết quả khảo sát nêu trên, tôi đã tìm hiểu và vận dụng kinh nghiệm để tìm giải pháp khắc phục. Các giải pháp cụ thể đó là: - Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng kiến thức liên môn. - Sưu tầm, lựa chọn các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội dung bài học. - Vận dụng kiến thức liên môn vào một số bài dạy học cụ thể. 2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện 2.4.1. Khảo sát một số bài học có thể vận dụng kiến thức liên môn. Khảo sát nội dung các bài học có thể vận dụng kiến thức liên môn là một bước rất quan trọng bởi một bài học bao giờ cũng tập trung xoay quanh một phạm vi kiến thức cụ thể nào đó. Trọng tâm kiến thức mà chúng ta cần hướng dẫn học sinh khai thác chính là trung tâm mà chúng ta cần khai thác để học sinh ghi nhớ, nắm vững. Khi vận dụng, giáo viên có thể xác định trọng tâm của nội dung kiến thức thông qua sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, thông qua sách giáo viên, các tài liệu tham khảo và phần ghi nhớ sau mỗi bài học. Bản thân tôi đã khảo sát ở chương trình Lịch sử THCS và nhận thấy một số tiết có thể vận dụng hiệu quả kiến thức liên môn. Cụ thể một số tiết bài như sau: Tiết Lớp Tên bài Kiến thức có thể liên môn 13 6 Nước Văn Lang Địa lí, Ngữ văn, Kiến thức xã hội, Mĩ thuật, Âm nhạc, GDCD 15 6 Nước Âu Lạc Địa lí, Ngữ văn, Kiến thức xã hội, Mĩ thuật, GDCD 19 6 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Địa lí, Ngữ văn, Kiến thức xã hội, Mĩ thuật, GDCD 23 7 Ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên. Ngữ văn, Địa lí, GDCD 37 7 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ngữ văn, Địa lí, Kiến thức xã hội, GDCD 49 7 Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài. Kiến thức xã hội, Ngữ văn, Địa lí, GDCD ... 22 8 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Ngữ văn, Địa lí, GDCD 42 8 Khởi nghĩa Yên Thế. Kiến thức xã hội, Ngữ văn, Địa lí, GDCD 43 8 Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam. Kiến thức xã hội, Ngữ văn, Địa lí, GDCD ... 6 9 Các nước Đông Nam Á Kiến thức xã hội, Địa lí, GDCD, 19 9 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc Ngữ văn, Địa lí, Kiến thức xã hội, Âm nhạc, GDCD 39 9 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Kiến thức xã hội, Âm nhạc, GDCD ... Ngoài những bài dạy có thể vận dụng kiến thức liên môn đã nêu trên, người giáo viên nếu chịu khó tìm tòi, sáng tạo một chút thì đều ít nhiều tìm ra những bài học có thể vận dụng vào những đơn vị kiến thức cụ thể phù hợp. Cách làm này tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, sinh động, tác động mạnh tới tư duy của người học. Không chỉ khiến các em tập trung tại thời điểm giáo viên vận dụng kiến thức khác mà còn gây hứng thú, lôi cuốn các em suốt cả tiết học ấy. Điều quan trọng là người giáo viên phải chịu khó đọc, tìm hiểu các nguồn ngữ liệu thông qua sách báo, mạng internet rồi từ đó thống kê, khảo sát các bài học có thể vận dụng. Làm được việc này chính là người dạy đã đầu tư chất xám cùng lúc cho chính bản thân mình và các học sinh. Hơn nữa việc khảo sát địa chỉ liên môn còn giúp giáo viên tích hợp đúng địa chỉ, điều này là vô cùng quan trọng để có giờ dạy đạt hiệu quả cao. 2.4.2. Sưu tầm, lựa chọn các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội dung bài học Có ba cách để mỗi giáo viên tự tạo cho mình một kho dữ liệu phong phú, giàu có để chuẩn bị cho mỗi bài dạy. Cách 1: Tra cứu thông tin, dữ liệu trên sách báo, nguồn internet. Cách 2: Hỏi các bậc cao niên và học tập đồng nghiệp. Cách 3: Tự sáng tạo. Cách 4: Dự giờ một số tiết học thuộc môn học liên quan để nắm bắt nội dung chương trình hiện hành, tù đó có địa chỉ tích hợp chính xác. Trong 4 cách làm này, cách 1 là nguồn tài nguyên học liệu giàu có nhất. Chúng ta có thể vào trang web https://www.google.com.vn để tra cứu. Bản thân tôi thường tra cứu trên trang web này bằng cách tìm theo chủ đề. Chẳng hạn: Với chủ đề “Dạy học Lịch sử bằng thơ”, tôi tìm được khoảng 822.000 kết quả trong 0,29 giây từ trang web https://www.google.com.vn. Sau khi chọn lọc, tôi có thể vận dụng các kiến thức vừa tìm được vào các bài có chủ đề liên quan Hay với từ khóa: “Thơ hay về Bác Hồ”, tôi tìm được khoảng 685.000 kết quả trong 0,27 giây và nguồn ngữ liệu này được tôi chọn và sử dụng vào các bài liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, vai trò của Người đối với những thời điểm trọng đại của lịch sử dân tộc như: 19/8/1945, 2/9/1945, 7/5/1954, Ngoài tra cứu nguồn tư liệu trên mạng, giáo viên có thể đọc sách để tìm hiểu thêm những câu hỏi, kiến thức thú vị về lịch sử dân tộc và thế giới. Có thể kể tên những cuốn sách bổ ích như: “Mười vạn câu hỏi vì sao” của NXB Giáo dục Việt Nam; “Những bí mật của thế giới” (NXB Lao động); “Almanach- Những nền văn minh thế giới” (NXB Văn hóa- Thông tin); “Đại Nam quốc sử diễn ca” (NXB Giáo dục Việt Nam); “Đại Nam thực lục” (NXB Giáo dục Việt Nam); “Từ điển địa danh lịch sử Việt Nam” (NXB Giáo dục Việt Nam); v.v Từ những tài liệu tham khảo kể trên, giáo viên có thể sưu tầm và hệ thống được một số câu hỏi, kiến thức thú vị, góp phần hỗ trợ cho tiến trình dạy học Lịch sử THCS. Trong 4 cách, cách 1 phổ biến, thông dụng, thuận lợi và tiết kiệm được thời gian. Ba cách còn lại đòi hỏi người làm cần đầu tư thời gian, công sức nhiều hơn. Đặc biệt cách thứ 3 cần đòi hỏi một chút năng khiếu. Nhưng với tinh thần nhiệt huyết, lòng yêu nghề sâu sắc, tôi tin rằng các đồng nghiệp cũng sẽ tìm thấy niềm vui, sự bổ ích từ những nguồn tư liệu quý giá mà chúng ta chưa khai thác. 2.4.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào một số bài dạy học cụ thể Vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện Lịch sử thuộc về giáo viên dạy bộ môn nhưng nếu như chỉ dựa vào kiến thức sách giáo khoa thì khó có thể làm cho kiến thức sinh động, dễ nhớ. Vì vậy, việc kết hợp kiến thức Văn học, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, v.v... vào bài giảng Lịch sử sẽ làm cho bài học sinh động hơn. Sự kiện Lịch sử không còn khô khan mà trở nên quen thuộc, gần gũi, dễ học và dễ nhớ hơn rất nhiều. Để minh họa cho kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi xin nêu một số ví dụ về việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy đơn vị kiến thức trong chương trình Lịch sử THCS tại trường THCS Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2013- 2014, và năm học 2014 - 2015 cụ thể: 2.4.3.1. Sử dụng kiến thức môn Ngữ văn trong một số bài Lịch sử: Văn học và Lịch sử vốn có mối liên hệ khăng khít, trong Văn có Sử trong Sử có Văn. Các trích đoạn thơ văn có tác dụng minh họa, cụ thể hóa sự kiện, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử. Các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú cho học sinh. Ví dụ : Khi dạy bài 7- Các nước Mĩ- La- tinh. Mục II :Cu- ba- hòn đảo anh hùng với những vần thơ rất đep của Tố Hữu: Anh viết cho em, tự đảo này Cu- Ba, hòn đảo Lửa, đảo Say Ở đây say thật, say trời đất Sóng biển say cùng rượu mật, say... Hay: Em ạ, Cu- ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương. ( Từ Cu- ba- Tố Hữu) Ví dụ khác: Khi dạy bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925 (Lịch sử 9), tôi có thể giới thiệu bài học bằng cách trích dẫn đoạn thơ: “Luận cương đến với Bác Hồ Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin.” (Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên) Khi dạy bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Để giúp học sinh ghi nhớ sự kiện ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (Lịch sử 9), tôi trích đoạn thơ: “Ôi sáng xuân nay – xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ Bác đã về đây, Tổ quốc ơi! Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ Mà
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_day_h.doc