SKKN Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn ở trường THCS Xuân Bình

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn ở trường THCS Xuân Bình

Hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng, đó là môn khoa học thực nghiệm. Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, giúp chúng ta giải thích các hiện tượng thực tế. Tuy nhiên hiện nay các bài tập hóa học thực tiễn đang còn ít mà manh mún, chưa có một hệ thống bài tập giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức đồng thời cũng gắn việc học tập lý thuyết với thực tiễn được thuận lợi hơn.

Hơn nữa, để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nhà nước đã ban hành các văn bản nhằm cụ thế hóa Nghị quyết 29-NQ/TW, gắn việc học tập theo định hướng phát triển năng lực thực tiễn của người học, một trong các định hướng của việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay là tăng cường gắn lí thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành.

Các bài tập hóa học là nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, đào sâu mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, ôn tập, củng cố kiến thức một cách có hệ thống; rèn luyện kỹ năng suy luận lôgíc, thí nghiệm, tính toán Tất cả các tác dụng đó đều được đáp ứng trong bài tập hoá học thực tiễn, đặc biệt là rèn luyện khả năng suy luận, tư duy lôgíc và vận dụng những kiến thức được học vào việc giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Vì vậy, việc xây dựng các bài tập hoá học thực tiễn trong dạy học hoá học là rất quan trọng, làm cho bài học trở nên sinh động, gây hứng thú và sức thu hút đối với học sinh hơn. Có như thế chất lượng dạy học mới được nâng lên và đạt hiệu quả cao, phù hợp với xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay.

Là một giáo viên dạy môn hoá học, tôi đã áp dụng một số bài tập liên quan đến thực tiễn vào lớp tôi trực tiếp giảng dạy và đã gây được nhiều hứng thú học tập cho học sinh

 

doc 20 trang thuychi01 11630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn ở trường THCS Xuân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
2
Lí do chọn đề tài
2
3
Mục đích nghiên cứu
2
4
Đối tượng nghiên cứu
3
5
Phương pháp nghiên cứu
3
6
NỘI DUNG
3
7
Cơ sở lí luận
3
8
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
3
9
Giải pháp giải quyết thực trạng
4
10
Kết quả đạt được
18
11
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
12
Kết luận
18
13
Kiến nghị
19
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng, đó là môn khoa học thực nghiệm. Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, giúp chúng ta giải thích các hiện tượng thực tế. Tuy nhiên hiện nay các bài tập hóa học thực tiễn đang còn ít mà manh mún, chưa có một hệ thống bài tập giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức đồng thời cũng gắn việc học tập lý thuyết với thực tiễn được thuận lợi hơn.
Hơn nữa, để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nhà nước đã ban hành các văn bản nhằm cụ thế hóa Nghị quyết 29-NQ/TW, gắn việc học tập theo định hướng phát triển năng lực thực tiễn của người học, một trong các định hướng của việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay là tăng cường gắn lí thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành.
Các bài tập hóa học là nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, đào sâu mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, ôn tập, củng cố kiến thức một cách có hệ thống; rèn luyện kỹ năng suy luận lôgíc, thí nghiệm, tính toán Tất cả các tác dụng đó đều được đáp ứng trong bài tập hoá học thực tiễn, đặc biệt là rèn luyện khả năng suy luận, tư duy lôgíc và vận dụng những kiến thức được học vào việc giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Vì vậy, việc xây dựng các bài tập hoá học thực tiễn trong dạy học hoá học là rất quan trọng, làm cho bài học trở nên sinh động, gây hứng thú và sức thu hút đối với học sinh hơn. Có như thế chất lượng dạy học mới được nâng lên và đạt hiệu quả cao, phù hợp với xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay.
Là một giáo viên dạy môn hoá học, tôi đã áp dụng một số bài tập liên quan đến thực tiễn vào lớp tôi trực tiếp giảng dạy và đã gây được nhiều hứng thú học tập cho học sinh
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn ở trường THCS Xuân Bình. Mong các đồng nghiệp tham khảo và bổ sung để lần sau tôi hoàn thiện tốt hơn.
II. Mục đích nghiên cứu
- Giúp cho bài học sinh động hơn, gây hứng thú và sức thu hút đối với học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng tốt các kiến thức lí thuyết vào giải thích các hiện tượng thức tế.
- Kích thích trí tò mò và lòng ham mê môn hoá học đối với học sinh. 
- Giúp gắn kết các hiện tượng trên lí thuyết với thực tế thông qua các bài tập hoá học mang tính thực tiễn.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình hoá học 8, 9 (khối lớp 8, 9 tôi trực tiếp giảng dạy) ở trường THCS Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và quan sát các hiện tượng thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm qua giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Cơ sở lí luận quan trọng của vấn đề này là các kiến thức lý thuyết và thực nghiệm hóa học bậc THCS cơ bản và nâng cao.
Có thể nói, hoá học là môn khoa học lý thuyết gắn liền với thực nghiệm. Thực nghiệm củng cố những tiên đoán của lý thuyết và ngược lại lý thuyết lại dẫn đường cho thực nghiệm. Vì vậy để xây dựng và giải thích các vấn đề của các bài tập đặt ra, trong quá trình thực hiện tôi phải vận dụng linh hoạt các kiến thức lí thuyết và thực nghiệm một cách có hiệu quả thông qua nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môn hóa học THCS như sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu khác của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (theo mục các tài liệu tham khảo) và đối tượng đặc điểm của học sinh trong trường. 
Trên thực tế sau thời gian áp dụng lồng ghép các bài tập hoá học thực tiễn vào những lớp giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn, say mê hơn và nhớ kiến thức nhanh hơn. Từ nhận thức trên, trong bài viết này tôi đã xây dựng một số bài tập liên quan đến thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Giúp cho học sinh có vốn kiến thức cơ bản vững vàng hơn để các em tự tin và chủ động lĩnh hội những tri thức ngày càng khó của thế giới. 
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy trước khi áp dụng SKKN, học sinh tiếp thu kiến thức lý thuyết rất khó khăn. Do một số phần kiến thức lí thuyết trong chương trình đổi mới còn trừu tượng nên ít gây hứng thú cho học sinh cũng như gây khó khăn cho người dạy. Bên cạnh đó những hiện tượng hóa học thực tế học sinh khó có thể giải thích được bằng những kiến thức lý thuyết trừu tượng nếu như không được tiếp cận nhiều các bài tập hóa học thực tiễn. Vì vậy để học sinh dễ hiểu bài đòi hỏi cần thực tế hoá những kiến thức trừu tượng để tạo hứng thú và không khí học tập sôi nổi cho học sinh. 
Chất lượng cụ thể của học sinh khối 8, 9 môn hóa học ở trường THCS Xuân Bình trước khi áp dụng SKKN được thống kê ở bảng sau:
Khối lớp
Tổng số HS
Xếp loại học lực
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
69
1
1,4
5
7,3
50
72,5
12
17,4
1
1,4
9
71
1
1,4
4
5,6
48
67,7
16
22,5
2
2,8
Tất cả những lí do trên cần thiết phải có hệ thống những bài tập hoá học thực tiễn để giúp cho việc dạy và học môn hoá có hiệu quả hơn, đồng thời giúp phát trển năng lực tư duy hóa học của học sinh được tốt hơn.
III. Giải pháp giải quyết thực trạng
Xây dựng một số bài tập liên quan đến thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng học tập và phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh.
Câu 1: Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thuỷ ngân (Hg) bị vỡ không được dùng chổi quét mà lại rắc bột lưu huỳnh (S) lên?
(Hình ảnh nhiệt kế thủy ngân bị vỡ - Nguồn mạng Internet)
Đáp án: Hg là một chất lỏng linh động, hơi Hg rất độc. Vì vây, khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân (Hg) bị vỡ ta không thể dùng chổi để quét Hg được vì làm như vậy Hg bị phân tán nhỏ và khả năng bay hơi càng lớn, càng gây khó khăn cho quá trình thu gom. Ta phải dùng bột S rắc lên chỗ có Hg rơi, S có thể kết hợp với Hg dễ dàng tạo thành HgS rắn hấu như không bay hơi. Việc thu gom HgS trở nên thuận tiện hơn.
Hg + S → HgS 
Câu 2: Trước đây người ta bơm hidro vào khinh khí cầu. Tại sao ngày nay người ta lại thêm He vào để thay thế một phần hidro? 
(Hình ảnh cuộc thi khinh khí cầu – Nguồn internet)
Đáp án: Vì hidro dễ cháy và có thể tạo thành hỗn hợp nổ với oxi ở tỉ lệ VH2 : VO2 = 2 : 1, vì vậy nên đã có những vụ tai nạn xảy ra trong quá trình sử dụng khinh khí cầu. Ta có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thay một phần hidro bằng He, là một khí trơ. Tuy nhiên người ta không thay toàn bộ hidro bằng He vì He rất đắt, người ta chỉ thay một phần hidro bằng He thôi. He có tác dụng làm giảm khả năng tạo hỗn hợp nổ vì giảm khả năng va chạm của hidro với oxi.
Câu 3: Vì sao dung dịch nước muối có tính khử trùng?
	(Hình ảnh lọ đựng dung dịch Natriclorit 0,9% – Nguồn internet)
 	Đáp án: Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, do hiện tượng thẩm thấu, muối đi vào các tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao và có quá trình chuyển ngược lại từ tế
bào vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt.
Câu 4: Tại sao các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh?
(Hình ảnh đồ vật bằng đồng cổ - Nguồn internet)
Đáp án: Cu(OH)2 có màu xanh lam. Phản ứng do H2O và O2 hoặc O3 trong không khí oxi hoá Cu. Thường thì phản ứng này xảy ra khó hơn phản ứng oxi hoá Cu thành CuO (màu đen) hoặc từ CuO sau mới trở thành Cu(OH)2 cho nên ban đầu đồ đồng thường bị đen đi, chỉ có đồ đồng cổ có màu xanh.
Câu 5: Khi nhóm bếp than ta có thể nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi trước khi đun, làm như vậy được lợi gì khi nhóm bếp?
Đáp án: Một kinh nghiệm nhóm bếp là hãy nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi khô trước khi đun, làm như vậy Ca(OH)2 sẽ hấp thụ CO2 sinh ra, khi nhóm sẽ bớt khói hơn.
Câu 6: Vì sao có sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của những núi đá vôi?
(Hình ảnh thạch nhũ trong các hang động – Nguồn internet)
Đáp án: Đá vôi (CaCO3), thành phần cơ bản tạo nên núi đá vôi, có thể kết hợp với khí cacbonic (CO2) của khí quyển và nước để tạo thành những phản ứng thuận nghịch sau đây: CaCO3 + CO2 + H2O ↔ Ca(HCO3)2.
Canxi hidrocacbonat (Ca(HCO3)2) là muối có tính axit, tan được trong nước. Dòng nước suối (có phản ứng trên) khi chảy âm thầm trong các hang thì không sao, khi đến gần cửa hang thì gặp ánh sáng mặt trời, độ tan của khí trong nước giảm, do đó khí CO2 thoát ra ngoài không khí, nghĩa là phản ứng (từ phải sang trái) xảy ra. Canxi cacbonat tụ lại, lâu ngày thành thạch nhũ dưới vòm hang. Những giọt nước (có chứa đá vôi và khí CO2) ở vách nứt phía trên đang chuẩn bị rơi thì thiếu khí CO2 không rơi được, đọng lại, lâu ngày thành thạch nhũ trên. Cảnh thiên nhiên đã đẹp, cộng thêm với trí tưởng tượng phong phú của con người, hang động đá vôi sẽ mãi mãi là nguồn cảm hứng thi ca của đời này sang đời khác. 
Câu 7: Giải thích hiện tượng “ma trơi”?
 (Hình ảnh ma trơi – Nguồn internet)
Đáp án: Ở các đầm lầy, nghĩa địa có sự thối rữa những chất hữu cơ giàu photpho mà lại không có không khí. Photphin (PH3) theo đất thoát ra. bản thân nó không có khả năng tự bốc cháy nhưng do có lẫn điphotphin (P2H4) là một chất có khả năng tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí trên mặt đất nên photphin cũng cháy theo tạo thành những ngọn lửa là là mặt đất gọi là “ma trơi”. Do đó “ma trơi” là một hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc hoá học do photphin không nguyên chất gây ra.
Câu 8: Giải thích câu ca dao: 
 “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Đáp án: Do khi có sấm sét thì: 
N2 + O2 → 2NO
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
Vì HNO3 tan trong nước mưa có nồng độ rất loãng lại bị trung hoà bởi một số muối có trong đất trở thành phân đạm làm cho cây xanh tươi sau cơn mưa.
Câu 9: Giải thích vì sao nước Javel và clorua vôi có tính tẩy màu?
(Hình ảnh lọ đựng nước tẩy Javen – Nguồn internet)
Đáp án: Nước Javel và clorua vôi có tính tẩy màu vì trong không khí có CO2, do đó xảy ra phản ứng: 
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO2
CaClO3 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
Do HClO có tính tẩy màu, do đó nước Javel và clorua vôi có tính tẩy màu.
Câu 10: Axit clohidric (HCl) có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Đáp án: HCl có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dich vị dạ dày của người có HCl với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001ml/l. Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, HCl còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các gluxit (đường, tinh bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh. Khi trong dich vị dạ dày HCl có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 ml/l ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lơn hơn 0.001ml/l ta mắc bênh ợ chua. Một số thuốc chứa muối natri hidrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt axit trong dạ dày. 
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 11: Tại sao nước đá khô có tác dụng bảo quản thực phẩm khi vận chuyển đi xa?
(Hình ảnh nước đá khô – Nguồn internet)
Đáp án: Nước đá khô chính là cacbon đioxit ở dạng rắn, khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh. Do đó người ta dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm khi cần vận chuyển đi xa.
Câu 12: Mưa axit là gì? Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này? Nêu hậu quả do mưa axit gây ra?
(Một cánh rừng thông ở Czech bị "thiêu trụi" bởi mưa axit – Nguồn internet)
Đáp án: Mưa axit là hiện tượng nước mưa có pH thấp hơn 7. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, nhưng chủ yếu là do các khí thải của ngành công nghiệp, đó là SO2, H2S, NO, NO2, HCl, Ngoài ra, các khí này còn sinh ra do các quá trình tự nhiên, ví dụ như SO2, H2S sinh ra do quá trình hoạt động của núi lửa, do quá trình phân huỷ xác động thực vật Một lượng lớn CO2 cũng gây nên mưa axit nhưng CO2 gây ra ảnh hưởng không lớn lắm.
Mưa axit có tác hại rất lớn cho con người cũng như môi trường sống, chúng phá huỷ các công trình xây dựng, cũng như di tích lịch sử, Mưa axit lại thay đổi đột ngột độ pH của môi trường làm ảnh hưởng đến sự sống của nhiều sinh vật trong nước cũng như trong đất. Cây trồng không thích nghi được đối với sự thay đổi PH cũng có thể cho sản lượng thấp hoặc có thể chết. Mưa axit cần làm hoà tan các trầm tích trong đất, làm hoà tan các kim loại nặng (Asen, sắt,..) gây ô nhiễm nguồn nước. 
Câu 13: Các nguyên tắc vận tải axit sunfuric đậm đặc đựng trong các toa thùng yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi tháo axit ra khỏi toa thùng. Tại sao sau khi tháo axit rồi mà khoá chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng, còn nếu cứ để mở thì thùng không dùng được tiếp nữa?
	(Hình ảnh xe vận chuyển axit sunfuric bằng thùng thép – Nguồn internet)
Đáp án: H2SO4 đặc được vận chuyển bằng các toa thùng bằng thép, do Fe bị thụ động hoá trong H2SO4 đặc nguội nên không có phản ứng. Khi tháo H2SO4 đặc ra sẽ có một lượng nhất định sunfuric còn lại trong toa thùng. Nếu không đóng kín lại thới tiết ẩm sẽ xâm nhập làm loãng dung dịch axit. Khi đó H2SO4 loãng sẽ phản ứng với toa xe làm hỏng toa.
Câu 14: Tại sao Cl2 là một khí rất độc nhưng người ta vẫn sục một lượng thich hợp vào nước sinh hoạt? 
Đáp án: Tuy rất độc nhưng Cl2 lại là một chất có khả năng diệt trùng rất mạnh (do tính oxi hoá của HClO tạo ra từ cân bằng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO). 
Vì vậy người ta vẫn sục một lượng thích hợp khí clo vào nước sinh hoạt để diệt khuẩn, tất nhiên hàm lượng Cl2 trong nước phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Câu 15: Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi các con số 83, 90, 92. Các con số ấy có nghĩa gì? Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa và cấm cả sử dụng điện thoại di động?
(Hình ảnh cây xăng dầu – Nguồn internet)
Đáp án: Các con số ghi đây chính là chỉ số octan của các loại xăng bán. Xăng có thành phần chính là các ankan lỏng, do ankan lỏng dễ bay hơi nên các điểm bán xăng luôn có hơi xăng, khi sử dụng điện thoại di động thì khi điện thoại reo sẽ phát ra tia lửa điện có thể kích thích hơi xăng trong không khí cháy, cũng như vậy đối với việc sử dụng bật lửa. Vì vậy những điều này đều bị cấm.
Câu 16: Giải thích tại sao vào mùa hè, vào những hôm trời nắng nóng, mặt hồ ao thường sủi bọt?
Đáp án: Vào mùa hè, những đêm trời nắng nóng nhiệt độ của hồ ao cao hơn bình thường. Vì vậy độ tan của các khí trong nước hồ ao sẽ giảm xuống và thấp hơn nồng độ của chúng trong nước, một số khí thoát ra (ngoài CH4 còn có oxi, nitơ,) do mặt hồ ao thường lắm chất bẩn nên các khí không thoát được ra ngoài không khí mà bị các “vấy bẩn” này chặn lại tạo thành các bọt khí.
Câu 17: Trước đây axetilen sản xuất từ đất đèn. Đất đèn lại được điều chế từ than đá (C) và đá vôi (CaCO3). Phương pháp sản xuất này có đặc điểm gì? Tại sao không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn các khu vực đông dân cư?
Đáp án: Muốn điều chế đất đèn từ C và CaO, người ta phải tốn rất nhiều năng lượng điện, vì phản ứng xảy ra ở nhiệt độ rất cao trong lò điện với các điện cực bằng than chì:
 CaO + 3C → CaC2 + CO
Chính vì hiện nay trên quy mô công nghiệp người ta ít sản xuất axetilen từ đất đèn nữa, mà từ khí metan, còn trong thực tế vẫn còn sản xuất CaC2 vì mục đích khác. 
Không nên xây dựng các lò sản xuất các lò sản xuất đất đền ở khu vực đông dân cư vì quá trình sinh ra khí CO là một khí rất độc.
Câu 18: Tại sao khi sưởi ấm bằng bếp than con người lại bị ngộ độc và có thể bị tử vong?
(Hình ảnh than đang cháy – Nguồn internet)
Đáp án: Vì khi sưởi ấm bằng bếp than vì không được cung cấp đầy đủ khí oxi cho than cháy, phản ứng không hoàn toàn thường sinh ra khí CO, con người hít phải khí này vào trong cơ thể CO sẽ kết hợp với Hb trong máu, ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi lên não và đến các tế bào nên gây tử vong cho con người.
Câu 19: Để khắc chữ hay hình trên các vật liệu bằng thuỷ tinh người ta phải làm như thế nào?
(Hình ảnh khắc chữ lên ly thủy tinh – Nguồn internet)
Đáp án: Axit flohidric (HF) hoà tan dễ dàng SiO2 theo phản ứng: 
4HF + SiO2 → SìF4 + 2H2O.
Do đó HF được dùng để khắc chữ và hình trên các vật liệu bằng thuỷ tinh.
Câu 20: Vì sao ăn đường glucôzơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh?
(Hình ảnh gói đường glucose – Nguồn internet)
Đáp án: Nếu bạn cho một thìa đường glucozơ vào lưỡi trong cảm giác ngọt ngào mà bạn cảm nhận được còn có cảm giác mát lạnh. Ví sao vậy? Glucozơ tạo ra một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hoà tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.
Câu 21: Dưa chuột là một loại cây thường được trồng ở các nơi có khí hậu nhiệt đới (như Việt Nam). Nếu đem dưa chuột sang trồng ở Nga, thì ta thấy rằng nằng suất thấp, khi thu hoạch quả dưa chuột không được to. Hãy giải thích tại sao? Có thể khắc phục tình hình trên bằng cách trồng dưa chuột trong nhà kính và thường xuyên cung cấp lượng CO2 thích hợp vào trong nhà kính. Giải thích?
(Hình ảnh cây dưa chuột – Nguồn internet)
Đáp án: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ nhờ các quá trình quang hợp:
6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2
Để thực hiện quá trình này cần cung cấp đầy đủ năng lượng ánh sáng mặt trời. Những cây trồng ở vùng nhiệt đới, quá trình quang hợp càng xảy ra mạnh và do đó cây cần nhiều ánh sáng mặt trời. Vì vậy khi mang sang trồng ở một nước có khí hậu lạnh như ở Nga, lượng ánh sáng mặt trới là không đủ cung cấp, nên quá trình quang hợp diễn ra kém, thu hoạch nông sản thấp, quả không to. Khi trồng dưa chuột trong nhà kính sẽ giữ được nhiệt độ ổn định và có thể dễ dàng cung cấp CO2 một lượng thích hợp. CO2 sẽ làm thúc đẩy quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 22: Tại sao khi phun nước rửa sạch đường phố người ta thường cho CaCl2 (rắn) xuống đường?
Đáp án: CaCl2 rắn có khả năng hút ẩm rất tốt, vì vậy người ta cho CaCl2 để giữ hơi nước lâu hơn trên mặt đường. 
Câu 23: Tại sao đất chua người ta thường bón vôi, tại sao đất lại có xu hướng chua hoá?
(Hình ảnh người nông dân đang bón vôi cho lúa – Nguồn internet)
Đáp án: Đất chua là đất có chứa nhiều axit. Khi bón vôi sẽ trung hoà axit nên giảm độ chua của đất. Trong thực tế có thể bón vôi cho ruộng bằng CaCO3, CaO, Ca(OH)2, quặng đôlônit CaCO3.MgCO3. Đất bị chua do những nguyên nhân: có thể là mưa axit, hay do ta bón lân đạm. Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến chua hoá của đất là do quá trình rễ cây tiết ra axit để hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong đất. Do đó đất bị chua.
Câu 24: Vì sao ném đất đèn xuống ao lại làm cho cá chết?
(Hình ảnh cá chết hàng loạt do ném đất đèn xuống ao – Nguồn internet)
Đáp án: Đất đèn co thành phần chính là canxicacbua CaC2. Khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hidroxit: 
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
 	Axetillen có thể tác dụng với nước tạo ra andehit axetic (C2H2 + H2O → CH3CHO). Các chất này làm tổn thương đến các hoạt động hô hấp của cá. Vì vậy có thể làm cá chết.
Câu 25: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cây?
Đáp án: Trong tro bếp có chứa K2CO3 nên cung cấp kali cho cây.
Câu 26: Vì sao NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử)?
Đáp án: NaHCO3 làm giảm lượng HCl trong dạ dày nhờ phản ứng:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 27: Khi cơm bị khê người ta thường cho nồi cơm một mẩu than củi lại làm mất mùi khê?
(Hình ảnh chữa cơm khê bằng than củi – Nguồn internet)
Đáp án: Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê làm cho cơm đỡ mùi khê.
Câu 28: Vì sao khi đựng nước vôi bằng chậu nhôm thì chậu sẽ bị thủng?
Đáp án: Vì nhôm là một kim loại lưỡng tính và các hợp chất của nó cũng là hợp chất lưỡng tính nên khi cho nước vôi vào chậu nhôm thì xảy ra các phản ứng sau:
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O
2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O
Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + H2↑
Nhôm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_xay_dung_he_thong_bai_tap.doc