SKKN Một số kinh nghiệm trong tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy – học môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Như Thanh

SKKN Một số kinh nghiệm trong tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy – học môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Như Thanh

Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ, điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. Mặt khác, những thói hư, tật xấu cũng lan truyền sâu, rộng và mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng như: vấn đề sử dụng ma túy và hiểm họa AIDS, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, vấn đề vi phạm an toàn giao thông, vấn đề bạo lực học đường, lối sống thực dụng lấy đồng tiền làm mục đích cuối cùng của cuộc sống, lối sống hưởng thụ, coi thường pháp luật. đã và đang là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử lâu dài. Tại lễ truy điệu Người, trong điếu văn của Chủ tịch, đã khẳng định “suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ hi sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ Tịch”; và những năm sau đó, khẩu hiệu “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” với yêu cầu học tập và làm theo gương Bác đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.

Tiếp theo là các chỉ thị số 23, số 03 của Ban Bí thư TƯ Đảng tiếp tục khẳng định “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Ngày 15 - 5 -2016, Bộ chính trị khóa XII đã ban hành chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh.

 

doc 24 trang thuychi01 11022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy – học môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG TÍCH HỢP 
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY- HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
Người thực hiện: Trần Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ, điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. Mặt khác, những thói hư, tật xấu cũng lan truyền sâu, rộng và mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng như: vấn đề sử dụng ma túy và hiểm họa AIDS, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, vấn đề vi phạm an toàn giao thông, vấn đề bạo lực học đường, lối sống thực dụng lấy đồng tiền làm mục đích cuối cùng của cuộc sống, lối sống hưởng thụ, coi thường pháp luật... đã và đang là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử lâu dài. Tại lễ truy điệu Người, trong điếu văn của Chủ tịch, đã khẳng định “suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ hi sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ Tịch”; và những năm sau đó, khẩu hiệu “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” với yêu cầu học tập và làm theo gương Bác đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.
Tiếp theo là các chỉ thị số 23, số 03 của Ban Bí thư TƯ Đảng tiếp tục khẳng định “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Ngày 15 - 5 -2016, Bộ chính trị khóa XII đã ban hành chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh.
 Từ tầm quan trọng đó, năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục & Đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Thực hiện công văn số10946 của UBND tỉnh về việc triển khai và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các nhà trường phổ thông. Việc tích hợp này được thực hiện theo chương trình của từng cấp, bậc học và theo nội dung chương trình của từng môn, thông qua các bài, các chủ đề, với từng nội dung tích hợp cụ thể. 
Đối với chương trình Giáo dục công dân Trung học phổ thông, môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật; mặt khác, đây là môn học giúp hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức trong cuộc sống.
Đặc biệt trong trương trình Giáo dục công dân lớp 12 đã đề cập tới một chủ đề lớn: “Công dân với pháp luật”, đó là bản chất và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Từ đó học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật.
 Do tính cấp thiết của nó nên trong hai năm học vừa qua môn GDCD đã được đưa vào thi THPT Quốc gia và là điều kiện xét tuyển của một số khoa ở một số trường đại học, cao đẳng nên những học sinh thi tổ hợp xã hội đã để ý đến môn học này hơn. Tuy vậy, thực tế dạy - học, vai trò môn GDCD vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội nên thời gian gần đây tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng.
 Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm trong tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy – học môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Như Thanh”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết: Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều quan trọng là các thế hệ sau phải biết học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách của Người.
Đối với học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc tích hợp: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm giúp học sinh có thêm hiểu biết về phẩm chất đạo đức của Bác từ đó hình thành ở các em niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen vận dụng, phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội như: Sống có lý tưởng, sống văn minh, quan hệ xã hội lành mạnh, tôn trọng pháp luật. Qua đó, giúp các em xác định rõ mục đích học tập và rèn luyện của bản thân, đồng thời giúp các em có thêm nghị lực để thực hiện ước mơ, hoài bão lập thân, lập nghiệp góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong phạm vi của đề tài, người thực hiện muốn tìm hiểu thực trạng của việc tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 Trung học phổ thông và đề xuất một số kinh nghiệm tích hợp đạt hiệu quả,chất lượng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 Trung học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Đây là nhóm nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin liên quan thông qua việc sưu tầm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đây là phương pháp dựa vào các vấn đề đời sống xã hội của học sinh, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thu thập thông tin liên quan đến nội dung bài học.
1.4.3. Phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp này giúp giáo viên nắm bắt những thông tin từ học sinh để phân tích, tổng hợp theo mục đích nghiên.
1.4.4. Phương pháp phỏng vấn
Giáo viên thu thập các ý kiến của học sinh thông qua các câu hỏi phỏng vấn. 
1.4.5. Phương pháp thống kê phân loại
Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận: 
 2.1.1 Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua những nội dung sau:
 	- Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của cách mạng Việt Nam, là sản phẩm của dân tộc và thời đại, là tài sản vô giá của dân tộc ta. 
 	- Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự phát triển thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại, tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người. Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là từ việc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc mình, đã chỉ ra một con đường cách mạng ,một hướng đi và tiếp theo là phương pháp “đại đoàn kết”, “đại hòa nhập” để thức tỉnh hàng trăm triệu người bị áp bức.
 2.1.2. Những nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh: 
 	- Vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc. Người coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối.
 	- Về những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm: đối với đất nước thì “ trung với nước hiếu với dân”, với mọi người thì “ yêu thương, có ngĩa có tình”. Với mình phải thật sự “ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ”, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại.
	 Những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức theo Người thể hiện ở những điểm sau: nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức ; xây đi đôi với chống, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đức sai trái, xấu xa không phù hợp; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, theo Hồ Chủ Tịch đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh,rèn luyện bền bỉ mới thành.
 2.1.3. Những nội dung chủ yếu trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại; vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực. Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người bao gồm một số nội dung chính là: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt.
 	- Phong cách tư duy: Khoa học, cách mạng và hiện đại, phong cách tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo, có lý có tình.
 	- Phong cách làm việc: Khoa học, có kế hoạch, đúng giờ và luôn đổi mới sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn.
	 - Phong cách lãnh đạo: Người tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đi đúng đường lối, lắng nghe ý kiến của mọi người, phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát cho tốt, phong cách nêu gương cho tốt.
 	- Phong cách diễn đạt: Cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực; diễn đạt ngắn ngọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động có lượng thông tin cao.
 	- Phong cách ứng xử: Khiêm tốn, lịch thiệp, nhã nhặn. Người không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Trong ứng xử với mọi người Hồ Chí Minh luôn xuất hiện với thái độ vui vẻ, hóm hỉnh, hài hước.
 	- Phong cách sinh hoạt: Cần kiệm liêm chính; phong cách sống hài hòa, nhuần nhuyễn giữa văn hóa Đông – Tây nhưng luôn giữ vững yêu quý, tự hào văn hóa Việt Nam; tôn trọng quy luật tự nhiên và gắn bó với thiên nhiên.
Như chúng ta đã biết dạy học là con đường cơ bản nhất giúp người học có thể chiếm lĩnh một khối lượng tri thức, kĩ năng có chất lượng và hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ dạy học là hoạt động được tiến hành có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp sư phạm của người giáo viên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của người học. Nhờ vậy, học sinh tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức dễ dàng, nhanh chóng. Chính hệ thống những tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng được học sinh nắm vững trên cơ sở đó tiến hành hàng loạt những thao tác trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức đối với các tài liệu học tập.
	 Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoại khoá, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề; ngược lại góp phần tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.	
Tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình môn học thực chất là việc lồng gép tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa. Nhằm giúp người học vừa lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, vừa hình thành ở các em kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời, vừa thấy được những tư tưởng, phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh, từ đó giúp học sinh có thêm niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
 Với đặc điểm chương trình Giáo dục công dân lớp 12 nặng về kiến thức pháp luật nên việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài là rất cần thiết và quan trọng. Việc tích hợp đó sẽ có tác dụng làm cho nội dung bài học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, bớt tính khô khan, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hứng thú với bài học hơn. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy GDCD lớp 12 là phải tìm ra phương pháp tích hợp khoa học, hiệu quả cho từng bài cụ thể.
Giáo viên có thể tích hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua hệ thống các phương pháp giảng dạy của môn học. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp với nội dung từng bài và phù hợp với chủ đề lồng ghép là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của giờ dạy cũng như của việc tích hợp. 
2.2. Thực trạng dạy và học môn GDCD 12
Trong nhà trường trung học phổ thông môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống...qua đó học sinh hình thành và phát triển nhân cách theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên,trong chương trình môn GDCD lớp 12 trung học phổ thông có một số bài về pháp luật rất khó, rất “ khô khan”,học sinh không hứng thú học. 
Trong thời gian giảng dạy tôi nhận thấy tình trạng học sinh trây lười, học đối phó, miễn cưỡng nên hiệu quả không cao. Từ việc không thích học môn GDCD nên học sinh có biểu hiện sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
 Tôi nhận thấy việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong chương trình giáo dục công dân lớp 12 nó có tác dụng rất lớn trong việc làm "mềm hóa" những kiến thức pháp luật cứng nhắc, khô khan, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây hứng thú với học sinh hơn. Qua đó, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng. Mặt khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để thôi thúc các em có những hành động tích cực trong việc làm theo đạo đức, phong cách của Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày của bản thân. Đồng thời nó còn có tác dụng thu hút, lôi cuốn học sinh em thêm yêu thích môn học, tích cực học tập, càng giúp học sinh có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.
2.3. Một số yêu cầu trong việc tích hợp Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Chúng ta đều biết việc tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học với chủ đề cụ thể là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tích hợp vừa có những thuận lợi lại có những khó khăn nhất định:
 + Thuận lợi: 
 Chương trình có nhiều nội dung gần gũi với chủ đề tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
+ Khó khăn:
 Chương trình GDCD lớp 12 chủ yếu là kiến thức pháp luật nên đòi hỏi tính chính xác, giáo viên phải có sự hiểu biết chắc chắn, sâu rộng về nội dung của từng bài học cũng như nội dung của chủ đề cần tích hợp.
Trong một số bài chỉ có một phần hoặc một số nội dung nhỏ có thể tích hợp được do đó đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài học đồng thời phải có kiến thức sâu, rộng về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh. 
Qua quá trình công tác tôi nhận thấy để tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau:
2.3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp 
Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến việc xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định không đúng mục tiêu tích hợp sẽ dẫn đến việc quá coi trọng hoặc quá xem nhẹ việc tích hợp, giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo, không đạt được mục đích cuối cùng của tiết học.
-. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học:
Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. 
-. Xác định mục tiêu của vệc tích hợp
Như chúng ta đã biết mục tiêu của việc tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong nội dung bài học của chương trình GDCD lớp 12 là nhằm giúp học sinh hiểu được ý thức tôn trọng pháp luật của Bác. Qua đó, hình thành ở các em niềm tin và nghị lực để phấn đấu học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2.3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp
Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp. 
2.3.3. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức từ đó sẽ không thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học.
2.3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
+ Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất quan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin.
+ Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên chấm điểm cao những em có sự chuẩn bị chu đáo, công phu.
2.3.5. Lựa chọn phương pháp và phương tiện tích hợp
2.3.5.1. Phương pháp tích hợp:
Có nhiều phương pháp dạy học tích hợp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong môn GDCD trung học phổ thông, từ các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, nêu gươngđến các phương pháp hiện đại như: Thảo luận nhóm, Động não, Nghiên cứu trường hợp điển hình, Xử lí tình huống Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập theo lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc tại các địa điểm tham quan dã ngoại.
Các phương pháp dạy học GDCD truyền thống và hiện đại đã được đề cập tới trong nhiều tài liệu khác nhau, được giáo viên vận dụng thường xuyên trong các bài giảng của mình.
Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của nội dung tích hợp.
Trong khuôn khổ của đề tài người viết chỉ đi sâu vào một số phương pháp, thường được áp dụng trong dạy học tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh môn GDCD lớp 12 Trung học phổ thông.
* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: 
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng một câu chuyện được viết dựa theo những trường hợp gần gũi xảy ra trong thực tiễn cuộc sống. 
- Mục tiêu của phương pháp:
Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lôi cuốn, thu hút được học sinh tham gia nhờ đó giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài hơn.
- Cách thực hiện:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu chuyện về trường hợp điển hình.
+ Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
+ Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
+ Giáo viên kết luận.
- Một số lưu ý:
Những trường hợp điển hình phải là những câu chuyện về người thật, việc thật trong cuộc sống hoặc là những trường hợp gần gũi thường xuyên xảy ra cuộc sống.
Các trường hợp điển hình phải thể hiện tính da dạng của cuộc sống, tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau.
Nội dung trường hợp điển hình phải phù hợp với 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_tich_hop_tu_tuong_dao_duc_phon.doc