SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Luận Thành, huyện Thường Xuân
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là một trong những điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào, giáo dục vẫn luôn là vấn đề trọng tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định đến tương lai của mỗi con người và của cả một xã hội. Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá. Đảng ta đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Thực trạng của nền giáo dục nước ta hiện nay đòi hỏi cấp bách là phải cải cách giáo dục; chính cũng từ đó xã hội hoá giáo dục được xem là một trong những giải pháp quan trọng, tích cực nhất để đảm bảo cho sự thành công của cải cách nền giáo dục.
Thật vậy, vai trò của xã hội trong sự nghiệp xã hội hoá giáo dục là vô cùng to lớn, xã hội phải tham gia vào việc hình thành chương trình giáo dục thông qua chương trình xã hội hóa giáo dục. Trong những năm gần đây, nhờ có chủ trương xã hội hoá giáo dục mà giáo dục đã có những bước phát triển vượt bậc và vững chắc. Đội ngũ thầy cô giáo ngày càng được quan tâm thiết thực hơn; đội ngũ giáo viên cũng dần chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, và nhất là cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, điều kiện dạy- học đã được huy động từ nhiều nguồn, đáp ứng ngày càng đầy đủ, khang trang và hiện đại. Nhiều trường học đã được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch từ nguồn vốn của phong trào xã hội hoá giáo dục. Vấn đề này đã đánh đổ quan niệm ngôi trường chỉ là phương tiện hay công cụ giáo dục mà còn là nơi tạo ra nhân cách con người, giúp con người phát triển, hoàn thiện nhân cách.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NHẰM TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LUẬN THÀNH, HUYỆN THƯỜNG XUÂN Người thực hiện: Lê Xuân Vinh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học LuậnThành SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1. Mở đầu. 1 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục; cơ sở, vật chất trang thiết bị dạy học của trường Tiểu học Luận Thành trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.3. Một số giải pháp đã áp để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất ở trường Tiểu học Luận Thành, huyện Thường Xuân. 4 2.4. Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 11 3. Kết luận, kiến nghị. 13 3.1. Kết luận. 13 3.2. Kiến nghị. 14 1. Mở đầu: 1.1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là một trong những điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào, giáo dục vẫn luôn là vấn đề trọng tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định đến tương lai của mỗi con người và của cả một xã hội. Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá. Đảng ta đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Thực trạng của nền giáo dục nước ta hiện nay đòi hỏi cấp bách là phải cải cách giáo dục; chính cũng từ đó xã hội hoá giáo dục được xem là một trong những giải pháp quan trọng, tích cực nhất để đảm bảo cho sự thành công của cải cách nền giáo dục. Thật vậy, vai trò của xã hội trong sự nghiệp xã hội hoá giáo dục là vô cùng to lớn, xã hội phải tham gia vào việc hình thành chương trình giáo dục thông qua chương trình xã hội hóa giáo dục. Trong những năm gần đây, nhờ có chủ trương xã hội hoá giáo dục mà giáo dục đã có những bước phát triển vượt bậc và vững chắc. Đội ngũ thầy cô giáo ngày càng được quan tâm thiết thực hơn; đội ngũ giáo viên cũng dần chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, và nhất là cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, điều kiện dạy- học đã được huy động từ nhiều nguồn, đáp ứng ngày càng đầy đủ, khang trang và hiện đại. Nhiều trường học đã được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch từ nguồn vốn của phong trào xã hội hoá giáo dục. Vấn đề này đã đánh đổ quan niệm ngôi trường chỉ là phương tiện hay công cụ giáo dục mà còn là nơi tạo ra nhân cách con người, giúp con người phát triển, hoàn thiện nhân cách. Các năm gần đây, với dự án xây dựng kiên cố hoá trường lớp học, trường Tiểu học Luận Thành, được tiến hành xây dựng và dần đi vào ổn định. Vào đầu năm 2017 (khi mới sáp nhập), cơ sở vật chất của nhà trường gồm hệ thống 34 phòng học văn hoá, trong đó có 20 phòng kiên cố, 12 phòng cấp 4, 02 phòng tạm; nhà Công vụ, nhà ở tập đoàn cho cán bộ giáo viên, nhân viên; văn phòng, hệ thống phòng chờ, thư viện...Nhìn chung, phòng học, các phòng chức năng trang thiết bị đồ dùng dạy và học tương đối đầy đủ; tuy vậy, trên thực tế nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu các phòng học chức năng, nghiệp vụ, khuôn viên trường lớp chưa thực sự khang trang Do vậy, đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi phải được đầy đủ hơn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà trường, tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Đặc biệt cần phải được đầu tư xây dựng một số phòng học chức năng, như: phòng giáo dục Âm nhạc, phòng giáo dục Mĩ thuật, phòng giáo dục Tin học, phòng học ngoại ngữ, phòng truyền thống, phòng hoạt động Đoàn - Đội, khu giáo dục thể chất, nâng cấp khuôn viên. Để làm được điều này không thể chờ đợi sự hỗ trợ của ngành một cách thụ động mà phải bằng nhiều hình thức, trong đó hình thức huy động nguồn lực từ công tác xã hội hoá giáo dục là một kênh huy động cơ bản, bởi nó có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Có như vậy thì nhà trường mới có những bước phát triển nhanh và bền vững. Sau nhiều năm tham gia làm công tác quản lý, với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường, với mục tiêu hướng phấn đấu xây dựng tập thể nhà trường luôn đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc, dẫn đầu trong cấp học, nhà trường sớm được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Bản thân có chút vốn kinh nghiệm trong công tác quản lý; từ đó, tôi đã biến suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở thành hành động cụ thể: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là hướng tích cực nhất để xây dựng trường lớp phát triển một cách vững chắc cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giáo dục toàn diện. Từ những suy nghĩ như vậy, với thực trạng của đơn vị trường Tiểu học Luận Thành, nơi tôi đang công tác, bản thân đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Luận Thành, huyện Thường Xuân” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu thực tiễn, tôi nhận thấy xã hội hoá giáo dục thực chất là một quá trình huy động nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục cũng như chịu trách nhiệm nhiều hơn về giáo dục. Xã hội hoá giáo dục không chỉ là những đóng góp vật chất mà cả những ý kiến, góp ý của người dân, mà gần nhất là các bậc cha mẹ học sinh đối với những hoạt động giáo dục học sinh của đơn vị; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong từng năm học. Là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị tôi thiết nghĩ mình phải thực sự tâm huyết, quan tâm đến công tác xã hội hoá giáo dục và phải coi đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng nhà trường nhanh, bền vững. Có thể nói rằng mục đích nghiên cứu trọng tâm của đề tài là tìm giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm phát triển, nâng cao chất lượng các hạng mục cơ sở vật chất trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng các mặt giáo dục nơi bản thân tôi công tác. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của đơn vị; các kế hoạch, quy hoạch, đề án về xây dựng cơ sở vật chất của đơn vị. - Công tác xã hội hóa giáo dục về huy động nguồn lực cho xây dựng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường lớp học; đi sâu nghiên cứu các giải pháp tham mưu cho chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các chương trình dự án. - Nghiên cứu thực trạng chất lượng các mặt giáo dục học sinh của đơn vị. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để đúc rút ra các giải pháp, nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; phương pháp thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý thông tin; phương pháp thực hành, phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Công tác Xã hội hoá giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Nhiều tài liệu đã chỉ rõ cho chúng ta thấy "Xã hội" là một trong 3 lược lượng góp phần quan trọng tạo nên quá trình giáo dục và hình thành nhân cách mỗi con người. Như trên đã nói: Vai trò của xã hội trong sự nghiệp xã hội hoá giáo dục là vô cùng to lớn, xã hội phải tham gia vào việc hình thành chương trình giáo dục thông qua chương trình xã hội hóa giáo dục. Trong những năm gần đây, nhờ có chủ trương xã hội hoá giáo dục mà giáo dục đã có bước phát triển vượt bậc và bền vững. Đội ngũ thầy cô giáo ngày càng được quan tâm thiết thực hơn; đội ngũ giáo viên cũng đã chuẩn hoá về trình độ, và nhất là cơ sở vật chất trang thiết bị dạy - học và giáo dục đã được huy động từ nhiều nguồn, đáp ứng ngày càng đầy đủ, khang trang và hiện đại. Nhiều trường học đã được đầu tư vôn xây dựng kiên cố, khang trang, đẹp từ các nguồn huy động qua phong trào xã hội hoá giáo dục. Vấn đề này Một lần nữa khẳng định ngôi trường không chỉ là phương tiện hay công cụ giáo dục mà phải là ngôi trường để tạo ra nhân cách con người, giúp họ phát triển, hoàn thiện nhân cách. 2.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục; cơ sở, vật chất trang thiết bị dạy học của trường Tiểu học Luận Thành trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Trường Tiểu học Luận Thành thời điểm trước và sau khi sáp nhập trường Tiểu học Luận Thành 1 và trường Tiểu học Luận Thành 2 vào tháng 01 năm 2017, các hạng mục cơ sở vật như: phòng học, các phòng chức năng trang thiết bị đồ dùng dạy và học tương đối đầy đủ; tuy vậy, trên thực tế nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu các phòng học chức năng, nghiệp vụ, khuôn viên trường lớp chưa thực sự khang trang, sạch đẹp. Nhiều hạng mục khuôn viên trường lớp bề bộn, cảnh quan học đường, vệ sinh trường lớp còn nhiều mặt hạn chế, chất lượng giáo dục chưa được cải thiện, hiệu quả thực hiện các phong trào thi đua chưa cao. Trước những thực tế của đơn vị, sự băn khoăn của bản thântôi đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và nhận ra nguyên nhân chính là do nhà trường thiếu chủ động, thiếu tích cực, chưa làm tốt công tác tham mưu với chính quyền về xã hội hóa giáo dụcVì vậy chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương, đoàn thể xã hội về chỉ đạo huy động các nguồn lực xã hội cho xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học. Mặt khác, trong những năm học trước đây, công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường còn nhiều hạn chế, thiếu sự đồng bộ, hiệu quả không cao. Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phát huy vai trò, nhiệm vụ và một số phụ huynh học sinh chưa nhận thức đúng đắn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với công tác giáo dục (có ý cho là công tác dạy học, giáo dục là của nhà trường, công tác giáo dục được khoán giao cho nhà trường, thiếu sự hợp tác phối hợp trong sự phát triển giáo dục của nhà trường). Từ những hạn chế đã nêu, cộng với những nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường, học sinh mà chất lượng các mặt giáo dục chưa cao. Qua khảo sát, đánh giá thực tế tôi thấy còn tồn tại như: Năm học 2015 - 2016: Học sinh hoàn thành chương trình lớp học mới chỉ đạt 91,2%; số chưa hoàn thành (lưu ban) chiếm 8,8% (tổng số liệu của cả 2 trường); năm học 2016 - 2017: Học sinh hoàn thành chương trình lớp học mới chỉ đạt 99,4%; số chưa hoàn thành (lưu ban) chiếm 0,6%. Mục tiêu của tôi và cũng là băn khoăn lớn nhất của tôi là làm sao giảm nhanh và bền vững tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành, tỉ lệ hoàn thành chương trình lớp học phải đạt 100%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trên là do đặc thù cấp học; đa số cha, mẹ của các em học sinh tuổi đời còn trẻ, mới lập nghiệp; điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, họ là lao động chính của gia đình nên bận rộn nhiều với công việc hàng ngày; hơn thế nữa, một số gia đình học sinh bố mẹ vào miền Nam làm ăn nên việc quan tâm, chăm lo đến việc học tập của con em mình là hầu như không có. Chính quyền địa phương, ban quản lí các thôn bản chưa thực sự chăm lo và quan tâm đến giáo dục; cơ sở vật chất của nhà trường, chỉ trông chờ vào Đảng, Nhà Nước cấp trên đầu tư. 2.3. Một số giải pháp đã áp dụng để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất ở trường Tiểu học Luận Thành, huyện Thường Xuân. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường không chỉ là trách nhiệm của mình nhà trường mà đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội; mà trong đó yếu tố gia đình là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh và thúc đẩy công tác giáo dục cho học sinh một cách toàn diện. Bởi vì gia đình là “tế bào của xã hội”, một mô hình thu nhỏ của xã hội; nên chức năng của tổ chức xã hội, chính quyền các cấp là rất quan trọng nhằm: - Tạo môi trường giáo dục lành mạnh - thuận lợi trong giáo dục học sinh. - Trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục học sinh. - Chất lượng giáo dục nhà trường đội ngũ giáo viên, học sinh. - Tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giáo dục. - Xây dựng cơ sở vật chất khuôn viên nhà trường. (Toàn cảnh trường Tiểu học Luận Thành, huyện Thường Xuân) Hiểu được tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ trong quá trình giáo dục, là một cán bộ quản lý, chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo triển khai việc phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh. Tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã, các cấp chính quyền đoàn thể ở địa phương để cùng tham gia làm tốt công tác này đạt hiệu quả cao, có rất nhiều giải pháp hay và hiệu quả cao. Tuy vậy, tôi đã lựa chọn và áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: 1. Định rõ trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên hành chính trong việc phối hợp với hội cha mẹ học sinh. 2. Chú ý hình thành cơ cấu tổ chức nhân sự của hội cha mẹ học sinh. 3. Lập kế hoạch tham mưu cho UBND xã Luận Thành, tranh thủ các dự án (Dự án Phát triển vùng Thường Xuân, Chương trình 20 xây dựng kiên cố hóa trường lớp học, vốn dự phòng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) 4. Khéo léo trong việc huy động cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. 5.Tổ chức để hội cha mẹ học sinh được tham gia vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 6. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng làm động lực thúc đẩy phát triển nhà trường. *Những giải pháp trên được tôi tiến hành áp dụng cụ thể như sau: Trước hết phải nhất quán quan điểm Đảng lãnh đạo đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác xã hội hóa giáo dục nói riêng. Bản thân tôi xác định đây là trách nhiệm của người đứng đầu của một nhà trường, tôi đã tham mưu đắc lực cho Đảng ủy - Ủy ban nhân dân- Hội đồng nhân dân xã, Hội khuyến học cùng quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường, có kế hoạch triển khai công tác xã hội hóa giáo dục, tập hợp và huy động nhân dân các ban ngành đoàn thể cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Tranh thủ nguồn đầu tư từ các dự án của chính phủ và phi chính phủ để xây dựng, cải tạo nâng cấp khuôn viên, cơ sở vât chất, trang thiết bị đồ dùng dần đáp ứng nhu cầu công tác dạy – học và giáo dục. Giải pháp 1: Định rõ trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên Hành chính trong việc phối hợp với hội cha mẹ học sinh. - Hiệu trưởng: Là người chỉ đạo trong việc phối hợp hoạt động giữa nhà trường và Hội cha mẹ học sinh về kế hoạch và định hướng phát triển của nhà trường. - Phó Hiệu trưởng: Chủ động phối hợp với các chi hội thuộc tổ chuyên môn mình phụ trách về nhiệm vụ phát triển của tổ. - Giáo viên: Tôi đánh giá cao và coi trọng vị trí, vai trò của giáo viên vì: Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh mà “Chất lượng giáo dục là niềm tin lớn nhất để gây dựng uy tín của nhà trường với phụ huynh học sinh”. Giáo viên là người thường xuyên gần gũi với các em học sinh, nắm bắt tâm tư tình cảm, hoàn cảnh gia đình; điều đó đồng nghĩa với việc gần gũi phụ huynh. Vì thế người giáo viên phải làm rõ “cái được, cái mất”, của ông bà, cha mẹ khi quan tâm và không quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con cháu mình. Từ đó tuyên truyền đến nhận thức của phụ huynh học sinh về việc cần thiết phải phối hợp giữa gia đình với thầy cô và nhà trường. Đây là cơ sở để thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh để phối kết hợp với nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục. Giải pháp 2: Chú ý hình thành cơ cấu tổ chức nhân sự của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tôi khẳng định rằng, nhân tố con người sẽ quyết định đến sự thành bại của một tổ chức. Trong khi đó, ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ chức hoạt động trên cơ sở pháp lí, tự nguyện tổ chức nhau lại để phối hợp hỗ trợ nhà trường, vì thế việc lựa chọn nhân sự là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Như đã nói ở trên cha mẹ học sinh tiểu học là những người ở độ tuổi còn trẻ họ thường vướng bận làm kinh tế, nên việc chăm sóc con, cháu lại là nhiệm vụ của ông bà. Mà theo đánh giá của tôi thì ông bà lại thực sự là đối tượng tôi đang quan tâm. Như vậy ông bà hoàn toàn có thể tham gia hội cha mẹ học sinh theo nghĩa “tâm huyết”. Đây là điểm rất quan trọng, trong việc lựa chọn nhân sự. Trước hết tôi tìm hiểu qua các mối quan hệ của bản thân và các luồng thông tin về những người có uy tín ở địa phương, vì thế tôi quan tâm đến các đối tượng sau: - Hội cựu chiến binh; cán bộ hưu trí ở địa phương. - Thầy, cô giáo đã nghỉ hưu sống tại địa phương. - Cán bộ trạm y tế, cán bộ địa phương đương nhiệm, cá nhân có uy tín. - Những người có tâm huyết, hiểu biết về giáo dục và thông cảm với khó khăn của nhà trường. - Những người có thời gian rãnh rỗi, có điều kiện thu nhập cao trong gia đình - Người có con, cháu học tập từ trung bình trở lên, ngoan ngoãn - Người có uy tín đối với bà con nhân dân trong thôn bản, có khả năng hợp tác với mọi người. * Cách làm: Trước thềm năm học mới, Ban lãnh đạo nhà trường gặp gỡ từ 5 - 7 người có đầy đủ những yếu tố như trên để trao đổi tâm tư nguyện vọng của nhà trường. Bày tỏ và động viên, mong muốn cần sự tham gia của những cá nhân đó vào Ban đại diện cha mẹ học sinh, để giúp nhà trường trong quá trình công tác. Từ định hướng trên Ban lãnh đạo nhà trường họp bàn thống nhất với giáo viên đồng thời giao cho giáo viên cũng tự tìm những người có uy tín và trách nhiệm tại lớp mình. * Thời gian tiến hành: Đầu tháng 9, tôi tổ chức họp phụ huynh toàn trường để nhà trường thông báo nhiệm vụ năm học, tình hình cơ sở vật chất, đồng thời phân công giáo viên phụ trách lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm thông báo nội dung tổng quát về kế hoạch năm học, những quy định của nhà trường, điều kiện phục vụ học tập tới toàn thể phụ huynh trong cuộc họp phụ huynh lớp. Bầu đại diên cha mẹ học sinh qua định hướng trước từ những người đã được giáo viên gặp mặt trao đổi trước. Ban đại cha mẹ học sinh thông báo, bàn bạc, đi đến thống nhất các khoản thu theo quy định, các khoản tiền xã hội hóa trong năm học. Giải pháp 3: Lập kế hoạch tham mưu cho UBND xã Luận Thành, tranh thủ các dự án (Dự án Phát triển vùng Thường Xuân, Chương trình 20 xây dựng kiên cố hóa trường lớp học, vốn dự phòng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới). Hằng năm, tôi đã cùng ban lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch một cách cụ thể về công tác xã hội hóa giáo dục và chủ động, tích cực tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương về công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tranh thủ nguồn đầu tư từ các chương trình dự án như: Dự án Phát triển vùng Thường Xuân, Chương trình 20 xây dựng kiên cố hóa trường lớp học, vốn dự phòng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới).. Kết quả: Trong những năm gần đây, với dự án xây dựng kiên cố hoá trường lớp học, đầu tư nâng cấp khuôn viên, các hạng mục công trình phụ trợmà cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường Tiểu học Luận Thành dần đi vào ổn định. Đến thời điểm đầu năm học 2018 - 2019 này cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ; đáp ứng nhu cầu cho công tác giảng dạy, học tập và giáo dục, cũng như đáp ứng yêu cầu trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Nhiều hạng mục công trình đã được đầu tư xây dựng như: sơn mới toàn bộ các công trình xây dựng, trang trí toàn bộ các phòng học, phòng chức năng, nâng cấp toàn bộ khuôn viên viên nhà trường, xây dựng thư viện tiên tiến, xây dựng phòng truyền thống, các phòng học chức năngĐược lãnh đạo phòng GD&ĐT, huyện và sở GD&ĐT kiểm tra, đánh giá cao và ghi nhận. (Đoàn công tác của UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công nhận trường TH Luận Thành đạt chuẩn Quốc gia MĐ2) (Đ/C Trịnh Vĩnh Long – Trưởng phòng GDTH Sở GD&ĐT thăm phòng truyền thống của nhà trường) Giải pháp 4: Khéo léo trong việc huy động cộng đồng. Dựa trên kế hoạch năm học và thực tế về cơ sở vật chất của nhà trường. Hiệu trưởng nên chọn những hạng mục công trình, trang thiết bị dạy học phù hợp trong từng giai đoạn có kế hoạch chi tiết cụ thể để tham mưu, tổ chức thực hiện; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi có kết quả đạt được. Để huy động triệt để phụ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_n.doc