SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ và Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ và Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ở thời kì nào cũng vậy, giáo dục bao giờ cũng là công cụ sắc bén phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của giai cấp thống trị. Theo quy luật đó, giáo dục nước ta phải là công cụ sắc bén phục vụ nhiệm vụ chính trị của giai cấp tiên phong của mình đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy mọi cơ sở giáo dục mà chúng ta đang chăm lo, xây dựng phải lấy những quan điểm cơ bản của Đảng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là những quan điểm của Đảng về Giáo dục Đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cơ sở lí luận, lấy cuộc sống sinh động và phong phú của nhân dân ta đang vận động theo đường lối đổi mới của Đảng làm cơ sở thực tiễn.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền [1, tr.5], Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội [1, tr.6]. Trong trường học, sự lãnh đạo của Đảng thông qua Hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể để chỉ đạo, kiểm tra, quản lí mọi mặt hoạt động của nhà trường. Vì thế tăng cường vai trò lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ Đảng và phát huy vai trò, hiệu lực quản lí của Hiệu trưởng để thể chế hoá và thực hiện đúng đắn đường lối của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng. Để giáo dục thực sự là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, thì phải gắn giáo dục với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và những tiến bộ của khoa học công nghệ.

Thực tế hiện nay do mặt trái của cơ chế thị trường, tình trạng thương mại hoá giáo dục, thương trường hoá học đường, chạy theo thành tích . dẫn đến sự sa sút về chất lượng đào tạo. Trước thực trạng như thế Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 29 về “Đổi mới căn bản giáo dục đào tạo”. Để thực hiện được thành công Nghị quyết 29 thì hơn lúc nào hết trong mỗi nhà trường phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đưa giáo dục nhà trường phát triển đúng hướng, phát huy tính chủ động sáng tạo của Hiệu trưởng để kết quả tới đích sớm hơn.

 Mặt khác ở các nhà trường Tiểu học hiện nay, sự lãnh đạo, kiểm tra và phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ với Hiệu trưởng chưa được rõ nét, có lúc có nơi chưa đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc chung. Vì vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra và phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ với Hiệu trưởng là nhiệm vụ hết sức cấn thiết và là việc làm thường xuyên hiện nay của mỗi nhà trường.

 

doc 22 trang thuychi01 8601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ và Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
1
2
2
2
2. Nội dung
 3
2.1. Cơ sở lí luận
3
 2.1.1. Vị trí vai trò, chức năng lãnh đạo, kiểm tra của Bí thư Cấp ủy Đảng
3
 2.1.2. Vị trí vai trò chức năng quản lý của Hiệu trưởng
4
2.2. Thực trạng công tác lãnh đạo, kiểm tra, phối hợp giữa Bí thư, Cấp ủy và Hiệu trưởng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.2.1. Đặc điểm tình hình của trường Tiểu học Lương Sơn 2.
5
2.2.2. Thực trạng công tác lãnh đạo kiểm tra, phối hợp giữa bí thư cấp ủy và Hiệu trưởng.
6
2.3. Một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, kiểm tra, phối hợp giữa Bí thư, Cấp ủy và Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Lương Sơn 2.
2.3.1. Công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Cấp uỷ ở trường Tiểu học Lương Sơn 2.
2.3.1.1. Cấp uỷ lãnh đạo công tác chuyên môn.
7
7
7
2.3.1.2. Bí thư, Cấp uỷ lãnh đạo công tác lao động xây dựng cơ sở vật chất và sử dụng ngân sách.
2.3.1.3. Bí thư, Cấp uỷ lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ.
2.3.1.4. Cấp uỷ lãnh đạo công tác tư tưởng, chính trị.
2.3.1.5. Cấp uỷ lãnh đạo các đoàn thể quần chúng và công tác xây dựng tổ chức Đảng.
2.3.2. Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Bí thư, Cấp uỷ, Chi bộ Đảng trong công tác lãnh đạo, kiểm tra, phối hợp ở trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
9
10
11
13
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
3. Kết luận và kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ở thời kì nào cũng vậy, giáo dục bao giờ cũng là công cụ sắc bén phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của giai cấp thống trị. Theo quy luật đó, giáo dục nước ta phải là công cụ sắc bén phục vụ nhiệm vụ chính trị của giai cấp tiên phong của mình đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy mọi cơ sở giáo dục mà chúng ta đang chăm lo, xây dựng phải lấy những quan điểm cơ bản của Đảng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là những quan điểm của Đảng về Giáo dục Đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cơ sở lí luận, lấy cuộc sống sinh động và phong phú của nhân dân ta đang vận động theo đường lối đổi mới của Đảng làm cơ sở thực tiễn.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền [1, tr.5], Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội [1, tr.6]. Trong trường học, sự lãnh đạo của Đảng thông qua Hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể để chỉ đạo, kiểm tra, quản lí mọi mặt hoạt động của nhà trường. Vì thế tăng cường vai trò lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ Đảng và phát huy vai trò, hiệu lực quản lí của Hiệu trưởng để thể chế hoá và thực hiện đúng đắn đường lối của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng. Để giáo dục thực sự là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, thì phải gắn giáo dục với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và những tiến bộ của khoa học công nghệ. 
Thực tế hiện nay do mặt trái của cơ chế thị trường, tình trạng thương mại hoá giáo dục, thương trường hoá học đường, chạy theo thành tích ... dẫn đến sự sa sút về chất lượng đào tạo. Trước thực trạng như thế Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 29 về “Đổi mới căn bản giáo dục đào tạo”. Để thực hiện được thành công Nghị quyết 29 thì hơn lúc nào hết trong mỗi nhà trường phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đưa giáo dục nhà trường phát triển đúng hướng, phát huy tính chủ động sáng tạo của Hiệu trưởng để kết quả tới đích sớm hơn.
	Mặt khác ở các nhà trường Tiểu học hiện nay, sự lãnh đạo, kiểm tra và phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ với Hiệu trưởng chưa được rõ nét, có lúc có nơi chưa đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc chung. Vì vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra và phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ với Hiệu trưởng là nhiệm vụ hết sức cấn thiết và là việc làm thường xuyên hiện nay của mỗi nhà trường.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bản thân tôi thấy có nhiều vấn đề tâm đắc với công việc mình đã và đang làm nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ và Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. Do kinh nghiệm của bản thân có hạn, năng lực và thời gian hạn chế, hơn nữa đây là một lĩnh vực lớn mà cần phải có nhiều thời gian và nhiều người tham gia nghiên cứu, nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết rất mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn.
 	2.2. Mục đích nghiên cứu
 Từ thực tiễn công tác của bản thân và tập thể Cấp uỷ trường Tiểu học Lương Sơn 2, kết hợp với những lý luận rút ra một vài kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ và Hiệu trưởng. Qua đó trao đổi, có biện pháp thao gỡ những bế tắc hiện nay để có mối quan hệ công tác tốt và đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ và Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Lương Sơn 2.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận (lí thuyết)
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết
2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
	2.4.3. Các phương pháp bổ trợ.
 Phương pháp thống kê toán học.
Với nội dung, phạm vi của đề tài, bản thân chủ yếu sử dụng phương pháp đúc rút kinh nghiệm dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, từ đó hình thành một vài nét lí luận để khảo sát thực tế, từ thực tế lại tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Vị trí vai trò chức năng lãnh đạo, kiểm tra của Bí thư, Cấp uỷ Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mọi hoạt động của nhà nước và của xã hội, là người lãnh đạo cách mạnh Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác giành lại độc lập dân tộc. Đảng đang lãnh đạo nhân nhân ta “xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [1, tr.4]. Đảng là người lãnh đạo toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo cũng là một mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đảng chăm lo xây dựng chính quyền, phát huy chức năng quản lí nhà nước và thông qua chính quyền mà thực hiện sự lãnh đạo của mình. Nhà trường Tiểu học là tổ chức cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi trực tiếp Giáo dục và Đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước, trường Tiểu học phải nhằm phục vụ đường lối của Đảng. Do vậy, giáo dục nói chung và trường Tiểu học nói riêng cần được tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra của Đảng. Lãnh đạo của Đảng trong trường Tiểu học đó là tổ chức Chi bộ mà đứng đầu tổ chức này là Bí thư, Cấp uỷ.
Bí thư, Cấp uỷ Đảng phải hội tụ được những bản lĩnh và yêu câu của một tổ chức lãnh đạo, phải thực sự đổi mới chỉnh đốn, trở thành một tổ chức của trí tuệ, của niềm tin. Bí thư, Cấp uỷ là hạt nhân của sự đoàn kết toàn cơ quan.
Với vai trò của Bí thư, Cấp uỷ Đảng song song với công tác lãnh đạo là công tác kiểm tra công việc của đảng viên, các tổ chức, các đảng viên ở các vị trí công tác, đặc biệt là Hiệu trưởng trong chức năng nhiệm vụ quản lí nhà trường. Để giữ vững kỉ cương, kỉ luật của Đảng, tránh các hiện tượng tiêu cực độc đoán chuyên quyền, quan liêu hách dịch... Thì người Hiệu trưởng cần thực hiện đúng nguyên tắc này và là người làm gương cho các đảng viên, các cán bộ giáo viên khác.
Muốn công tác kiểm tra có kết quả và hiệu quả cao thì Bí thư, Cấp uỷ phải nắm được tình hình thực tế về việc triển khai Nghị quyết của Chi bộ, phải đánh giá được tính đúng sai, đúc rút được kinh nghiệm từ thực tế. Bí thư, Cấp uỷ phải chủ động, không bị động bất ngờ trước những vấn đề xảy ra ở đơn vị mình quản lí, lãnh đạo. Lãnh đạo mà không làm chủ được tình hình, nghĩa là công tác kiểm tra của Cấp uỷ rất kém. Bí thư, Cấp uỷ không nên khoán trắng công tác kiểm tra cho tổ kiểm tra hoặc những việc làm không đúng chức năng nhiệm vụ. Kiểm tra không chỉ là giải quyết tố cáo, khiếu nại, xử lí kỉ luật mà trọng tâm là kiểm tra việc chấp hành Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và của Chi bộ nhà trường.
Bí thư, Cấp uỷ chi bộ lãnh đạo nhà trường Tiểu học là giúp cho cán bộ, giáo viên, học sinh nắm vững đường lối chính sách, quan điểm Giáo dục và Đào tạo của Đảng trên cơ sở thực tiễn của địa phương, tình hình điều kiện của nhà trường, yêu cầu của xã hội để vận dụng cho phù hợp và sáng tạo. Chỉ tiêu của Chi bộ phải dựa trên cơ sở thực tiễn của nhà trường để đề ra những biện pháp, giải quyết các tình hình lâu dài và cấp bách của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và đạt kết quả Giáo dục và Đào tạo. Mặt khác chuyển hướng nhà trường là nơi đặt hàng, tạo ra sản phẩm có uy tín đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trong nhà trường, Đảng cần chăm lo lãnh đạo tổ chức Đoàn và Công đoàn nhà trường. Bí thư, Cấp uỷ có hướng cơ cấu các đảng viên phụ trách các tổ chức Đoàn và Công đoàn. Thông qua các tổ chức Đoàn và Công đoàn để giáo dục phẩm chất cao quý cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên chức và học sinh để họ thực sự là người của Đảng, chú trọng giáo dục học sinh trong lĩnh vực đạo đức nhân cách và cuộc sống.
Bí thư, Cấp uỷ lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ, có kế hoạch và thường xuyên phát hiện, bồi dưỡng cán bộ kế cận, sử dụng cán bộ có năng lực và có phẩm chất tốt. Thông qua những chủ trương biện pháp lớn, sát thực tế để lãnh đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ năm học đạt kết quả.
Xác định rõ vai trò lãnh đạo, kiểm tra của Đảng nói chung của Chi bộ nói riêng đặc biệt là vai trò của Bí thư, Cấp uỷ Đảng trong trường học là nguyên tắc quan trọng và cần thiết trong công tác quản lí.
2.1.2. Vị trí vai trò chức năng quản lí của Hiệu trưởng
“Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường” [2, điều 20]. Như vậy người Hiệu trưởng là một thủ trưởng cơ quan giáo dục của nhà nước, quản lí trường học theo nguyên tắc thủ trưởng có quyền xử lí và ra quyết định mọi mặt hoạt động trong nhà trường đảm bảo các mối quan hệ bên ngoài và bên trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp dưới. Người Hiệu trưởng phải là một cán bộ chính trị, biết vận động quần chúng tự giác thực hiện nhiệm vụ, là con chim đầu đàn của tập thể sư phạm, nắm vững quan điểm đường lối giáo dục của Đảng. Người Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức, dũng cảm dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và cha mẹ học sinh, nhân dân. Hiệu trưởng là người đứng đầu một tổ chức chính quyền, người lãnh đạo có vai trò quyết định đối với trường học.
Người Hiệu trưởng cần có kiến thức, giàu kinh nghiệm, hiểu biết tường tận công việc mình làm, nhạy cảm với cái mới, biết nhìn xa trông rộng, có đầu óc sáng tạo, biết tôn trọng quần chúng, dám tự phê bình và phê bình sửa chữa khuyết điểm.
Điều lệ trường Tiểu học đã quy định quyền hạn của Hiệu trưởng, Trách nhiệm chính của Hiệu trưởng là góp phần thực hiện mục tiêu vì con người, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa và giải phóng con người. Làm cho con người thích ứng với nền văn minh nhân loại. Góp phần lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài như Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
Hiệu trưởng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và bảo đảm các nguyên tắc khác, biết tìm được điểm nóng và mục tiêu ưu tiên, xây dựng được khối đại đoàn kết trong trường học, phải xây dựng mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong trường. Hiệu trưởng quản lí bằng pháp chế hành chính, quản lí bằng kế hoạch quản lí bằng thi đua... Hiệu trưởng nhà trường với tư cách là người tổ chức, người đại diện, người điều phối và người đánh giá mọi hoạt động trong nhà trường, đồng thời cũng phải biết tổ chức tốt công tác của mình một cách khoa học, sắp xếp và sử dụng thời gian lao động một cách tối ưu, làm sao biến mục đích của xã hội thành động cơ nhân cách của từng người.
Hiệu trưởng phân biệt cụ thể hoá mục tiêu, mục tiêu là đơn đặt hàng của xã hội đối với nhà trường, nó quyết định vận mệnh tương lai của cộng đồng. Hiệu trưởng phải tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng và tính độc lập tự chủ của các đoàn thể, biết phát huy mọi khả năng của tập thể, cá nhân cán bộ giáo viên và học sinh đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả về mục tiêu Giáo dục và Đào tạo.
Tóm lại, làm rõ vai trò chức năng nhiệm vụ của mọi tổ chức là việc cần thiết của mọi tổ chức cá nhân, trước hết là Bí thư, Cấp uỷ Đảng và Hiệu trưởng thấy rõ phạm vi trách nhiệm của mình, thấy được mối quan hệ lãnh đạo, mỗi quan hệ phối hợp từ đó xây dựng được quan hệ công tác, lề lối làm việc khoa học, không để tình trạng lấn sân lẫn nhau trong công tác, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau.
Xuất phát từ mục đích như vậy hàng năm chuẩn bị bước vào năm học mới cần tổ chức để trao đổi bàn bạc giữa Bí thư, Cấp uỷ Đảng, Hiệu trưởng và đại diện tổ chức Đoàn, Công đoàn theo cách tổ chức sau:
Để chuẩn bị cho năm học mới, Bí thư, Cấp uỷ Đảng triển khai Hội nghị chi bộ đánh giá lại vai trò lãnh đạo của Bí thư, Cấp uỷ chi bộ trong năm học vừa qua, chỉ rõ những mặt mạnh mặt yếu, tồn tại nguyên nhân. Qua đó khẳng định lại vai trò trách nhiệm của người đảng viên, các đảng viên giữ vai trò trọng yếu trong các tổ chức nhà trường hoặc các cán bộ giữ vai trò lãnh đạo. Hội nghị đóng góp với Bí thư chi bộ, về việc thực hiện chế độ: Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Qua hội nghị này rút kinh nghiệm làm rõ được vị trí, vai trò chức năng và phương pháp công tác của Bí thư, Cấp uỷ và của Chi bộ, cá nhân Hiệu trưởng với tư cách là thủ trưởng cơ quan cần phối hợp, kết hợp với các tổ chức trong nhà trường.
Đối với Hiệu trưởng phải tổ chức cho tập thể sư phạm thấy rõ những tồn tại trong năm học trước. Tổ chức học Nội quy, Điều lệ nhà trường trước khi vào năm học mới. Trong dịp học tập này các giáo viên và cán bộ nhà trường có điều kiện góp ý cho Hiệu trưởng về công tác quản lí, phát huy được tinh thần làm chủ của nhà trường cho mọi thành viên.
2.2. Thực trạng công tác lãnh đạo, kiểm tra, phối hợp giữa Bí thư, Cấp ủy và Hiệu trưởng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đặc điểm tình hình của trường Tiểu học Lương Sơn 2
	Trường Tiểu học Lương Sơn 2 được thành lập từ năm 1992, được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở Lương Sơn. Từ khi được thành lập nhà trường luôn có sự lãnh chỉ đạo của Chi bộ Đảng. Năm học 2016 - 2017 nhà trường có 9 lớp với 185 học sinh, có tổ chức Đoàn thanh niên và Công đoàn nhà trường.
	Ban giám hiệu nhà trường gồm có 02 người, 01 Hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng. Chi bộ nhà trường hiện tại có 11 đảng viên. Trong nhiệm kỳ công tác của Chi bộ 2015- 2017, Cấp uỷ có 3 đồng chí, trong đó Bí thư chi bộ là Hiệu trưởng nhà trường, 01 Phó bí thư chi bộ là Phó hiệu trưởng nhà trường, 01 Uỷ viên phụ trách công tác đoàn thể. Trong những năm gần đây, Chi bộ liên tục đạt trong sạch vững mạnh, Nhà trường liên tục đạt trường tiên tiến cấp tỉnh, các tổ chức Đoàn thể luôn đạt vững mạnh.
2.2.2. Thực trạng công tác lãnh đạo kiểm tra, phối hợp giữa Bí thư, Cấp ủy và Hiệu trưởng
	Thực tế ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Thường Xuân nói chung và nhà trường Tiểu học Lương Sơn 2 nói riêng, chưa có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ngành mà mới có sự lãnh đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Công tác lãnh đạo của Đảng ở các nhà trường là Chi bộ đảng, mà lãnh đạo trực tiếp Chi bộ là Đảng uỷ xã. Chính vì vậy, công tác lãnh đạo của Đảng trong các nhà trường chưa mạnh, chưa sát thực tế với công tác giáo dục của nhà trường, có thời gian còn khoán trắng cho Chi bộ của các nhà trường. Công tác lãnh đạo của Chi bộ ở các nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn, sự lãnh đạo, kiểm tra và phối hợp của Bí thư, Cấp uỷ với Hiệu trưởng chưa được rõ nét, có lúc có nơi chưa đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc chung. Bí thư, Cấp uỷ đảng và Hiệu trưởng chưa thấy rõ phạm vi trách nhiệm của mình, chưa thấy được mối quan hệ lãnh đạo, mối quan hệ phối hợp nên chưa xây dựng được quan hệ công tác, lề lối làm việc khoa học,vẫn còn có tình trạng lấn sân lẫn nhau trong công tác, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau. Chính vì vậy, thành tích của Chi bộ, Nhà trường và các Đoàn thể trong trường vẫn còn thấp, chưa đồng bộ, mạnh ai người ấy làm, chưa có sự tập trung chỉ đạo. Kết quả khảo sát tình hình hoạt động của Chi bô, Nhà trường, các tổ chức trong trường năm trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau:
Năm học
Danh hiệu và hình thức khen thưởng
Ghi chú
Chi bộ
Nhà trường
Công đoàn
Đoàn thanh niên
2011
2012
Giấy khen Giám đốc Sở GD&ĐT
Giấy khen LĐLĐ huyện
Giấy khen UBND huyện
Qua bảng khảo sát trên chúng ta thấy Nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên đã đạt được những thành tích nhất định nhưng chưa toàn diện, Chi bộ hoạt động còn hạn chế, chưa đạt trong sạch vững mạnh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi đúc rút kinh nghiệm. Tôi mạnh dạn nêu ra một vài kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp giữa Bí thư, Cấp uỷ và Hiệu trưởng trong nhà trường Tiểu học Lương Sơn 2. Mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tháo gỡ những khó khăn trong công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp giữa Bí thư, Cấp uỷ và Hiệu trưởng trong các nhà trường hiện nay để có mối quan hệ công tác tốt và đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, kiểm tra, phối hợp giữa Bí thư, Cấp ủy và Hiệu trưởng ở trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2.3.1. Công tác lãnh đạo, kiểm tra phối hợp của Cấp uỷ ở trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2.3.1.1. Bí thư, Cấp uỷ lãnh đạo công tác chuyên môn
	Sau mỗi nhiệm kì Đại hội, Bí thư, Cấp uỷ cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Chi bộ bằng việc xây dựng quy chế làm việc của lãnh đạo, kế hoạch công tác của cán bộ, xây dựng quy định về mặt công tác như: Quy định về quản lí đảng viên, quy định về sinh hoạt chi bộ, quy đinh về các chế độ thông tin báo cáo, quy định về phát triển đảng viên... Cùng với việc xây dựng quy chế hoạt động của Chi bộ, Cấp uỷ và Hiệu trưởng xây dựng và hoàn thiện những nội dung công tác của nhà trường như: Quy chế hoạt động, quy chế thi đua trong nhà trường, quy chế học tập và rèn luyện của học sinh, quy chế chi tiêu nội bộ, nội quy nhà trường ... Khi đã xây dựng được quy chế rồi phải chú trọng tổ chức học tập, phổ biến quy chế, đồng thời có biện pháp cụ thể hoá tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện. Kiểm tra qua việc điều hành của Hiệu trưởng, qua chế độ giao ban thường kì, kiểm tra phát hiện những mặt tốt và xử lí kịp thời hoặc ngăn ngừa các vi phạm.
Với nội dung trên vai trò lãnh đạo của Cấp uỷ đảng thể hiện ở những mặt sau đây:
	+Lãnh đạo xây dựng nhiệm vụ chính trị của trường trong đó trọng tâm là việc dạy và học. Cấp uỷ lãnh đạo xây dựng và quyết định chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch năm học của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm chuẩn bị để Chi bộ thảo luận ra Nghị quyết. Sau mỗi học kì, mỗi năm học Cấp uỷ đều thảo luận và thông qua báo cáo của Hiệu trưởng rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo phát huy mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc, đề ra chủ trương, biện pháp lớn cho thời gian tới.
	+Trên cơ sở Nghị quyết của Chi bộ, Hiệu trưởng điều hành, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm về công việc của mình. Cấp uỷ không trực tiếp giải quyết các công việc chuyên môn hàng ngày thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng, khi có những vấn đề lớn hoặc phức tạp nảy sinh, Hiệu trưởng báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bí thư,Cấp uỷ và Chi bộ.
	+Bí thư, Cấp uỷ động viên đảng viên và các đoàn thể trong trường phấn đấu thực hiên tốt các chủ trương, kế hoạch công tác do Hiệu trưởng điều hành, đồng thời thường xuyên kiểm tra các hoạt động trong trường, bảo đảm thực hiện tốt mọi Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
	Với cách làm trên, Bí thư, Cấp uỷ vừa thể hiên được vai trò lãnh đạo công tác chuyên môn, vừa phát huy được vai trò điều hành của Hiệu trưởng.
	Sau đây là một số hình ảnh về các hoạt động giáo dục của nhà trường từ khi áp dụng các

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_lanh_dao_kiem_tra_pho.doc