SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp của giáo viên chủ nhiệm lớp 12
Giáo viên là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò quan trọng đối với các cấp học nhất là cấp học phổ thông trong tất cả các hoạt động như giáo dục đạo đức, hoạt động dạy học. và một hoạt động không thể thiếu được là hoạt động hướng nghiệp cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 12.
Lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người là một việc thật sự khó khăn, và càng khó khăn hơn đối với đối tượng là học sinh lớp 12. Mặc dù các em đã được học nhiều giờ hướng nghiệp trong suốt quá trình học, được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà trường, của các trường cao đẳng đại học. trong công tác hướng nghiệp trước mỗi mùa tuyển sinh nhưng để có được quyết định thi vào trường cao đẳng, đại học hay chỉ học trung cấp nghề ? Phải thi đại học theo ước mơ, sở thích, khả năng học lực bản thân hay theo gia đình, phong trào?.thì học sinh cần phải được tư vấn nhiều hơn nữa để có thể hiểu rõ về khả năng, sở thích bản thân phù hợp với nghề mình chọn, phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 tôi và hơn nữa là người cũng từng trải qua thời điểm khó khăn khi đưa ra quyết định đến tương lai sự nghiệp lâu dài của mình, tôi rất cảm thông cho những khó khăn của các em trong việc đưa ra quyết định quan trọng có liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội. Tôi mong muốn làm được điều gì đó nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các em học sinh trong quá trình “chọn nghề” nên đã viết và thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp của giáo viên chủ nhiệm lớp 12”.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo viên là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò quan trọng đối với các cấp học nhất là cấp học phổ thông trong tất cả các hoạt động như giáo dục đạo đức, hoạt động dạy học... và một hoạt động không thể thiếu được là hoạt động hướng nghiệp cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 12. Lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người là một việc thật sự khó khăn, và càng khó khăn hơn đối với đối tượng là học sinh lớp 12. Mặc dù các em đã được học nhiều giờ hướng nghiệp trong suốt quá trình học, được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà trường, của các trường cao đẳng đại học... trong công tác hướng nghiệp trước mỗi mùa tuyển sinh nhưng để có được quyết định thi vào trường cao đẳng, đại học hay chỉ học trung cấp nghề ? Phải thi đại học theo ước mơ, sở thích, khả năng học lực bản thân hay theo gia đình, phong trào?...thì học sinh cần phải được tư vấn nhiều hơn nữa để có thể hiểu rõ về khả năng, sở thích bản thân phù hợp với nghề mình chọn, phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 tôi và hơn nữa là người cũng từng trải qua thời điểm khó khăn khi đưa ra quyết định đến tương lai sự nghiệp lâu dài của mình, tôi rất cảm thông cho những khó khăn của các em trong việc đưa ra quyết định quan trọng có liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội. Tôi mong muốn làm được điều gì đó nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các em học sinh trong quá trình “chọn nghề” nên đã viết và thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp của giáo viên chủ nhiệm lớp 12”. Qua đề tài này, tôi mong rằng các em học sinh lớp 12 sẽ biết thêm nhiều thông tin cần thiết trong quá trình định hướng cho mình trong việc lựa chọn một trường học, một nghề học thực sự phù hợp với năng lực, sở thích bản thân, với hoàn cảnh gia đình và với nhu cầu xã hội sau khi hoàn thành chương trình học Trung học phổ thông. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài dựa trên 3 hoạt động chính của GVCN: - Trong giáo dục nâng cao chất lượng học tập - Trong các hoạt động hướng nghiệp - Hoạt động ngoài giờ (gia đình, xã hội). III. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN Tập thể học sinh lớp 12A5 – Trường THPT Lê Hoàn trong một năm học (năm học 2015-2016) IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Phương pháp quan sát + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp thống kê + Phương pháp điều tra V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN + Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. + Các em biết tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để chọn nghề lập thân, lập nghiệp và tương lai cho bản thân sau khi tốt nghiệp THPT. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hoạt động hướng nghiệp không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là sự tổ hợp của nhiều các hoạt động khách nhau như giáo dục tuyên truyền nghề nghiệp, thông tin nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệpĐồng thời chủ thể của hoạt động hướng nghiệp không chỉ giới hạn ở nhà trường, ở thầy cô giáo mà còn là gia đình, bạn bè và ngay cả bản thân học sinh. Hoạt động hướng nghiệp không làm thay sự lựa chọn và quyết định nghề nghiệp của cá nhân mà nó chỉ là hoạt động trợ giúp cá nhân thực hiện quyết định chọn nghề của mình một cách hợp lý và khoa học, nhằm đảm bảo sự phù hợp nghề trong quá trình đào tạo và lao động sau này của cá nhân đó. Đối với quá trình lựa chọn nghề của cá nhân, hoạt động hướng nghiệp có vai trò cụ thể sau [2]: Về kiến thức: + Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. + Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực, đặc biệt là địa phương. + Biết được thông tin về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động và hệ thống giáo dục nghề nghiệp (trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng đại học ở địa phương và cả nước. + Biết tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để chọn nghề lập thân, lập nghiệp và tương lai cho bản thân sau khi tốt nghiệp THPT. Về kỹ năng: + Tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp. + Phân tích được các yếu tố quyết định việc chọn nghề cho bản thân. + Lựa chọn được nghề nghiệp tương lai. Về thái độ: - Có ý thức tích cực tìm hiểu nghề. Có thái độ đúng đắn khi chọn nghề và với lao động nghề nghiệp. - Có hứng thú và khuynh hướng nghề nghiệp đúng đắn. - Chủ động, tự tin chọn nghề phù hợp với bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội. Trong số các chủ thể của hoạt động hướng nghiệp, nhà trường với chức năng, nhiệm vụ được giao cùng với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nội dung và chương trình được chuẩn hoá để thực hiện hoạt động hướng nghiệp do đó nội dung hoạt động hướng nghiệp của nhà trường được triển khai theo mọi hoạt động của nhà trường kể từ khi học sinh nhập học lớp 10 cho đến khi tốt nghiệp lớp 12 ra trường. Khái quát lại, hoạt động hướng nghiệp nhà trường được triển khai bằng 4 con đường cơ bản sau [3]: 1.1. Hướng nghiệp thông qua giảng dạy các môn văn hoá Các môn học cơ bản trong nhà trường phổ thông chứa đựng hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ mà loài người đã đúc kết, lựa chọn qua các thế hệ. Hệ thống các môn học này có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển toàn diện của con người, đặt nền móng cho sự hiểu biết các quy luật của sự phát triển tự nhiên - xã hội và tư duy, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc dạy và học tốt các môn học khoa học cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, là cơ sở cho việc giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong nhà trường. 1.2. Hướng nghiệp thông qua giáo dục công nghệ và lao động Với các môn văn hoá được giảng dạy trong nhà trường sẽ giúp học sinh có được hệ thống tri thức, kỹ năng cơ bản nhưng những tri thức này ít được áp dụng trong cuộc sống nên chưa tạo được niềm tin cũng như định hướng nghề nghiệp một cách sâu sắc cho các em học sinh. Vì thế phải cần thiết phối hợp những tri thức cơ bản này với các hoạt động giáo dục công nghệ và lao động nghề nghiệp. Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất là một trong những phương thức quan trọng nhất để giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Nó sẽ tạo điều kiện để phát triển tối đa năng lực của con người, phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, biết định hướng trong hệ thống sản xuất xã hội, hình thành tinh thần sẵn sàng lao động và làm cơ sở cho việc lựa chọn ngành, nghề sau này. 1.3. Hướng nghiệp thông qua chương trình “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp" Trong nhà trường THPT, hướng nghiệp cho học sinh được tiến hành bằng nhiều cách, nhưng đây là con đường chính và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng, giúp đỡ cho học sinh có được năng lực lựa chọn nghề phù hợp. 1.4. Hướng nghiệp qua gia đình và các tổ chức xã hội Trong hoạt động hướng nghiệp, trường phổ thông chịu trách nhiệm chính. Nhưng chỉ một mình nhà trường triển khai chắc chắn sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Điều quan trọng là nhà trường cần phối hợp các nguồn lực xã hội khác vào hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, cụ thể như gia đình, các tổ chức đoàn thể, xã hội, các doanh nghiệp ở địa phương Để triển khai tốt sự phối hợp này, nhà trường cần phải: + Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, gia đình lại đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng nghiệp cho các em học sinh còn nhà trường cần phải trang bị cho cha mẹ học sinh những kiến thức về tâm lý, giáo dục, kinh tế, xã hội của hoạt động hướng nghiệp, từ đó giúp cho cha mẹ học sinh có được những kiến thức khoa học cơ bản trong việc hướng nghiệp cho con em mình. + Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục hướng nghiệp. Việc liên kết với các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các đoàn thể xã hội trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh là một công việc cần thiết của nhà trường phổ thông. Từ đó giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về thế giới nghề nghiệp, hiểu biết hơn năng lực của bản thân từ đó chọn cho mình một nghề phù hợp nhất. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 2.1. Thuận lợi - Học sinh lớp 12 đã có một số nhận thức cơ bản về hoạt động hướng nghiệp thông qua môn học giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. - Một số em đã có dự định chọn trường học và cấp học phù hợp với năng lực bản thân. - Có sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin, các buổi tư vấn tuyển sinh của các trường cao đẳng , đại học. - Bản thân học sinh đều có mong muốn tìm hiểu các thông tin hướng nghiệp và tham gia tích cực vào các buổi tọa đàm hướng nghiệp của GVCN và của các trường. 2.2. Khó khăn - Với đối tượng lớp 12A5, lực học khá, trung bình khá và trung bình nên việc bản thân các em chọn lựa khối thi, trường thi là khá khó khăn nếu các em chỉ nhìn nhận vấn đề chọn trường theo phong trào mà quên mất khả năng của bản thân. - Mặc dù được nhà trường hỗ trợ, tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh nhưng rất ít cả về số trường lẫn thời gian tư vấn. - Nhà trường không có đội ngũ chuyên hỗ trợ tư vấn tuyển sinh cho các em vào những thời điểm quyết định. - Đa số các em vẫn có suy nghĩ phải thi và học các trường đại học tốp trên, ít học sinh nghĩ đến thi cao đẳng hay nghề. - Một số học sinh còn dự định cùng một lúc hai đến ba khối thi khác nhau: A, B hay A, D. - Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vẫn muốn tiếp tục con đường học vấn sau tốt nghiệp THPT, thì phải chọn trường học, nghề học nào cho phù hợp? - Một số PHHS còn có tư tưởng chưa đúng, có ý cho các em đi làm công nhân mà không cần qua đào tạo nghề . - Lịch học của học sinh khá dày đặc và có một số điều kiện khách quan nên rất khó cho giáo viên khi muốn tổ chức các buổi đi tìm hiểu thực tế về nghề nghiệp cho học sinh. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Các bước tiến hành như sau: 3.1. Vận dụng những thông tin liên quan đến công tác hướng nghiệp ở lớp 12A5 ở năm học 2015-2016. 3.1.1. Thông tin về học sinh - Từ chuyện trò tâm sự thoải mái với các em, các em sẽ chia sẽ tâm tư suy nghĩ của mình. Em Trịnh Văn Hưng học sinh 12A5 học lực khá tâm sự: "Trong những năm gần đây, em nhận thấy tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp khá nhiều, vậy nên việc học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THPT cũng là một lựa chọn, tùy thuộc vào quyết định , khả năng của mỗi người. Với em, học Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng là con đường gần nhất để em đạt được ước mơ của mình. Vậy nên em sẽ cố gắng hết sức trong kỳ thi sắp tới". Nhưng khi nói chuyện với một số học sinh khác trong lớp thì em còn đang băn khoăn giữa khối nọ và khối kia rồi có em chỉ thi tốt nghiệp tinh thần học tập các môn văn hóa chưa nói đến chọn trường chọn nghề trong tương lai .Mọi điều trong định hướng nghề nghiệp cho bản thân còn đang mơ hồ. Với suy nghĩ của cá nhân tôi thì: " Việc tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh cần được quan tâm và chú trọng. Cần phải hướng nghiệp cho các em học sinh ngay từ năm lớp 10, cho các em tham gia các buổi hội thảo tư vấn để lựa chọn nghề cho tương lai, mời các chuyên gia đến trao đổi nói chuyện với các em. Riêng với các em học sinh 12 nên mời các chuyên gia đến tận lớp học để các em nêu ý kiến của mình nhận thức được năng lực sở trường của bản thân để các em lựa chọn con đường tương lai phù hợp nhất. Tất cả đều được tiến hành sớm giúp các em định hình được nghề nghiệp tương lai của mình." Từ phiếu thông tin học sinh: PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH 1. Họ và tên học sinh:..... Giới tính: ........... 2. Ngày, tháng, năm sinh: . 3. Dân tộc: .... ; Tôn giáo: .............. 4. Nơi sinh: . 5. Nơi ở hiện tại: . 6. Họ tên bố: .........Nghề nghiệp:.....Số điện thoại:.. 7. Họ tên mẹ: ....... Nghề nghiệp:.....Số điện thoại:.. 8. Anh, chị, em:........Nghề nghiệp:..... 9. Điều kiện kinh tế gia đình: ................................................. 10. Xếp loại của năm học 2014 - 2015: Học lực: ..Hạnh kiểm: .......................... 11. Môn học trội: ............................................................................ 12. Thi tốt nghiêp hay ĐH-CĐ:.................................................................... Ngành nghề yêu thích: ........................................................................... Từ đó, GVCN: - Hiểu biết về nguyên vọng, hứng thú của bản thân đối với nghề lựa chọn. - Nắm được được động cơ lựa chọn nghề của bản thân. - Nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thể hiện ở năng lực, khả năng, tính cách. 3.1.2 Thông tin về nghề lựa chọn. - Thông tin về nội dung, mục đích, yêu cầu của nghề. - Thông tin về những thuận lợi, khó khăn của nghề. - Thông tin về giá trị kinh tế của nghề. - Thông tin về các cơ sở đào tạo nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng. 3.1.3 Thông tin về thị trường lao động - Biết được nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. - Biết được nhu cầu xã hội đối với nghề lựa chọn. - Nắm được xu hướng phát triển lĩnh vực nghề nghiệp của địa phương và đất nước. 3.1.4 Hiểu biết mục đích, ý nghĩa và phương pháp lựa chọn nghề khoa học. Nắm được ý nghĩa và vai trò của việc lựa chọn nghề một cách khoa học. 3.2. Giúp học sinh tìm hiểu về năng lực bản thân qua các môn học GVCN tổng hợp phiếu thông tin học sinh rồi chia lớp làm 3 đối tượng cơ bản sau đây: Đối tượng 1: Các em thi vào các trường ĐH- CĐ chiếm 35% của lớp. Đối tượng 2: Các em thi tốt nghiệp chiếm 50% của lớp. Đối tượng 3: Các em không có định hướng rõ ràng số % học sinh còn lại. * Với đối tượng 1: - So sánh kết quả học tập của học sinh ở các môn mà các em dự định chọn làm môn thi , chọn khối thi cao đẳng, đại học . Phân tích để học sinh tự đánh giá tốt hơn về năng lực bản thân, hoàn cảnh kinh tế gia đình. - GVCN giúp học sinh rà soát năng lực học tập của bản thân qua 3 lần thi thử trong năm 12: 2 lần đề trường và 1 lần đề do Sở GD ra. Ngoài tính điểm tốt nghiệp còn tính diểm theo khối thi cụ thể. Ví dụ: Em Trịnh Thị Mai Anh - xã Thọ Trường + Kết quả các môn học kì I năm lớp 12: Toán: 8.7; Vật lý: 8.5; Hóa học: 8.8; học đều các môn tự nhiên định hướng cho em khối A. + Kết quả của em qua 3 lần thi thử: Lần thi Toán Lý Hóa Tổng điểm 1 7.25 7.0 7.6 21.85 2 7.0 7.4 7.0 21.4 3 7.5 7.2 7.4 22.1 + Hoàn cảnh kinh tế gia đình mức Trung bình khá kết hợp với tính cách chăm chỉ chịu khó em hợp với các trường khối giáo dục, kỹ thuật... + Tìm hiểu điểm chuẩn 1 đến 2 năm về trước điểm chuẩn của các trường khối này để đăng ký trường cho phù hợp. + Năng lực của em phù hợp với các trường tốp 2. * Với đối tượng 2: + Định hướng cho các em học các môn chủ đạo để thi tốt nghiệp THPT quốc gia bao gồm: Toán, Văn, Anh và môn tự chọn. Chỉ thi tốt nghiệp không thôi nên các em có sự chủ quan" Tốt nghiệp ấy mà! " . Tinh thần học tập chưa thực sự nỗ lực. + Kết hợp với gia đình để có hiệu quả cao hơn. + Định hướng cho các em học các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề... * Với đối tượng 3: Với đối tượng này là một bài toán khó và thực sự nan giải. các em học sinh ở đối tượng này ngồi trong lớp chú ý học còn khó chưa nói đến các vấn đề khác. Trong vai trò người GVCN tôi tìm hiểu sở trường của các em để phát huy sở trường đó gây được hứng thú ở các em . Bản thân các em do ham chơi, lười học nên bị mất gốc ngồi trong lớp học không hiểu bài vì thế hay bỏ giờ đi đánh điện tử, bi a. Cho các em cuốn vào các hoạt động phong trào của lớp các em sẽ hạn chế bớt các trò chơi vô bổ ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân. Ví dụ: Em Chu Hữu Kiên là một học sinh luôn gây mất trật tự trong giờ học, nói năng tự do làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ học của lớp. Em có năng khiếu vẽ và trang trí nên trong Đại hội chi doàn dược sự động viên, tín nhiệm của cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp em tham gia rất nhiệt tình. Từ đó em chịu khó tập trung chú ý nghe giảng và ghi bài nhiều hơn. Đây là một tín hiệu tốt thật đáng mừng cho em và gia đình. 3.3. Giúp học sinh tìm hiểu tính cách bản thân phù hợp với việc chọn nghề nghiệp Cùng học sinh phân tích hướng đến sự phù hợp tính cách bản thân trong việc chọn nghề, chọn trường. 3.4. Giúp học sinh tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp và thị trường lao động qua các buổi tư vấn tuyển sinh và hoạt động giáo dục tập thể. - GVCN kết hợp cùng học sinh tìm hiểu về các môn thi theo các khối. Sau khi được tư vấn và định hướng các em có sự định hướng về nghề hiệu quả hơn : Các em thi chia làm 4 khối thi: + Khối A: 19 em + Khối A1: 02 em + Khối B: 08 em + Khối C: 04 em + Khối D: 01 em - GVCN kết hợp cùng học sinh tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về nghề nghiệp theo từng nhóm nghề, khối thi. - GVCN cùng học sinh tìm hiểu thông tin về các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề. - GVCN và học sinh cùng tìm hiểu một số thông tin về các ngành nghề mang tính địa phương như mộc, may,... - GVCN cùng học sinh tìm hiểu thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016. Hiệu quả nhất vẫn là buổi " Tư vấn tuyển sinh" do Đoàn trường THPT Lê Hoàn và Trường Cao Đẳng Thanh Hóa tư vấn. Được sự chỉ đạo của Chi ủy và Ban giám hiệu trường THPT Lê Hoàn ngày 11/4/2016, Đoàn trường THPT Lê Hoàn và Trường Cao đẳng Thanh Hóa tổ chức buổi "Tư vấn tuyển sinh năm 2016” [4] Với tinh thần nhiệt tình của trường Cao đẳng Thanh Hóa và tinh thần ham học hỏi của các ĐVTN trường THPT Lê Hoàn, buổi lễ đã diễn ra đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như: Giao lưu, phỏng vấn đại diện giáo viên và cựu học sinh có thành tích xuất sắc của nhà trường, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tư vấn trực tiếp....Trường Cao đẳng Thanh Hóa hứa hẹn là một địa chỉ đáng tin cậy cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp THPT lựa chọn ngành học và nghề đào tạo mà các em yêu thích. Tuy đây là một hoạt động còn khá mới mẻ nhưng nó đã mang lại cho các ĐVTN trường THPT Lê Hoàn nhiều kết quả tích cực: Các em học sinh khối 12 giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc trong việc lựa chọn trường, ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân; các em học sinh khối 10 và 11 lựa chọn các môn học khối phù hợp với sở trường. Mặt khác, thông qua buổi tư vấn còn rèn luyện cho các ĐVTN các kĩ năng văn nghệ và hoạt động tập thể. Đây chính là những hành trang cần thiết để các em bước và giảng đường Đại học và cuộc sống sau này. Ngoài ra GVCN chia sẽ thêm thông tin trên kênh tư vấn tuyển sinh [5] : - Làm thế nào để HS nhận biết năng lực mình đang ở đâu để chọn ngành nghề phù hợp ? - Kinh nghiệm để Chọn trường “vừa sức”: + Bước 1: Xác định khối thi nổi trội nhất + Bước 2: Xác định khả năng tự làm bài thi tuyển sinh + Bước 3: Ước đoán kết quả thi ĐH IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN - Tôi đã thực hiện đề tài từ tháng 8 năm học 2015– 2016 và được kéo dài đến khi học sinh hoàn thành hồ sơ tuyển sinh cao đẳng, đại học và trung cấp nghề. - Kết quả bước đầu cũng đã giúp học sinh có cái nhìn chín chắn hơn trong việc lựa chọn ngành nghề, cấp học phù hợp với năng lực bản thân, sở thích và hướng đến nhu cầu xã hội. - Năm học 2014-2015 khi chưa áp dụng đề tài: Lớp 12A7 Sĩ số HS 46 em Các khối thi/ Tốt nghiệp Tổng số HS đậu Tỉ lệ đậu A 8 17,4% A1 0 0% B 5 10,9% C 2 4,3% D 1 2,2% Thi Tốt nghiệp Đậu 29, trượt 1 em 63% đậu, 2,2% trượt - Năm học 2015-2016 khi đã áp dụng đề tài: Lớp 12A5 Sĩ số HS 45 em Các khối thi/ Tốt nghiệp Tổng số HS đậu Tỉ lệ đậu A 19 42,2% A1 2 4,4% B 8 17,8% C 4 8,8% D 1 2,2% Thi Tốt nghiệp 11 24,6% Năm học 2016-2017 tôi tiếp tục áp dụng đề tài này với Lớp 12A5 khóa sau. Năm học này các em học sinh cũng có nhiều thuận lợi vì được tổ chức buổi "Tư vấn tuyển sinh năm 2017”[4] Ngày 4/3/2017: Đoàn trường THPT Lê Hoàn tổ chức “Ngày hội khi tôi 18” – Tư vấn tuyển sinh cho ĐVTN khối 12. Thực hiện kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2016 – 2017 của BCH Đoàn trường THPT Lê Hoàn khóa 49; Thực hiện công văn số 127 KH/ĐTN của BCH Huyện đoàn Thọ Xuân ngày 13/12/201
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_huong_nghiep_cho_hoc.doc