SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp - Ứng xử với thầy cô, bạn bè cho học sinh lớp chủ nhiệm 12C3 – Trường THPT Nguyễn Quán Nho

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp - Ứng xử với thầy cô, bạn bè cho học sinh lớp chủ nhiệm 12C3 – Trường THPT Nguyễn Quán Nho

Cố nhân đã dạy “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Quả thật đúng như vậy, để thực hiện được giao tiếp và giao tiếp một cách lịch sự, chúng ta cần dùng ngôn xưng sao cho phù hợp với đối tượng và môi trường tiếp xúc. [1].

Giao tiếp - ứng xử trong nhà trường phổ thông có vai trò rất quan trọng như Albert Einstein đã từng nói: “Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn” [2]. Do đó, trong nhà trường hiện nay việc giáo dục và đào tạo không chỉ quan tâm đến việc làm sao để các em giỏi kiến thức mà còn phải hoàn thiện về nhân cách con người, trong đó kỹ năng giao tiếp - ứng xử là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải hoàn thiện từ cấp bậc nhỏ nhất là mầm non để tạo tiền đề cho các em bước vào xã hội thuận lợi hơn.

Giao tiếp - ứng xử sư phạm là quá trình tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng nhân cách toàn diện ở người học.

Chúng ta biết rằng, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó được tiến hành ở trong các nhà trường từ cấp mầm non đến THPT và trên cao đẳng, đại học, ngoài ra còn được tiến hành ở mọi ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đình, ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên, giáo dục nhà trường có vai trò quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách học sinh. Vì nhà trường là cơ quan chuyên trách về công tác giáo dục, tổ chức xã hội dẫn đầu nhằm xây dựng cho con người có nhân cách phát triển toàn diện dựa trên những phương pháp giảng dạy khoa học [2].

 

doc 23 trang thuychi01 16794
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp - Ứng xử với thầy cô, bạn bè cho học sinh lớp chủ nhiệm 12C3 – Trường THPT Nguyễn Quán Nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu..............................................................................................................3
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................5
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..................6
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề..............................................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.................................................................................19
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................21
3.1. Kết luận........................................................................................................21
3.2. Kiến nghị......................................................................................................21
Tài liệu tham khảo.............................................................................................23
DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT THÔNG THƯỜNG
PPDH
Phương pháp dạy học
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
THPT
Trung học phổ thông
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Cố nhân đã dạy “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Quả thật đúng như vậy, để thực hiện được giao tiếp và giao tiếp một cách lịch sự, chúng ta cần dùng ngôn xưng sao cho phù hợp với đối tượng và môi trường tiếp xúc... [1].
Giao tiếp - ứng xử trong nhà trường phổ thông có vai trò rất quan trọng như Albert Einstein đã từng nói: “Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn” [2]. Do đó, trong nhà trường hiện nay việc giáo dục và đào tạo không chỉ quan tâm đến việc làm sao để các em giỏi kiến thức mà còn phải hoàn thiện về nhân cách con người, trong đó kỹ năng giao tiếp - ứng xử là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải hoàn thiện từ cấp bậc nhỏ nhất là mầm non để tạo tiền đề cho các em bước vào xã hội thuận lợi hơn.
Giao tiếp - ứng xử sư phạm là quá trình tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng nhân cách toàn diện ở người học.
Chúng ta biết rằng, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó được tiến hành ở trong các nhà trường từ cấp mầm non đến THPT và trên cao đẳng, đại học, ngoài ra còn được tiến hành ở mọi ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đình, ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và văn hóa.. Tuy nhiên, giáo dục nhà trường có vai trò quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách học sinh. Vì nhà trường là cơ quan chuyên trách về công tác giáo dục, tổ chức xã hội dẫn đầu nhằm xây dựng cho con người có nhân cách phát triển toàn diện dựa trên những phương pháp giảng dạy khoa học [2].
Muốn thực hiện mục tiêu này thì đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cùng nổ lực thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong đó, giao tiếp - ứng xử sư phạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. 
Trường THPT Nguyễn Quán Nho gồm 21 lớp, phần lớn là học sinh các xã Thiệu Quang, Thiệu Thịnh, Thiệu Giang, Thiệu Hợp, Định Công, Định Thành. Đây là những xã thuần nông của huyện Thiệu Hóa và Yên Định. Điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa nhà, không có thời gian gần gủi, dạy bảo các em. Nhiều phụ huynh chưa bắt kịp với sự phát triển của công nghệ thông tin, e ngại trong việc tạo mối quan hệ với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Điều đó đã làm cho kỹ năng giao - tiếp ứng xử của các em trong nhà trường cũng như ngoài xã hội bị hạn chế. Lớp 12C3 có 38 học sinh, có 12 học sinh nam và 26 học sinh nữ. 100% học sinh trong lớp là gia đình thuần nông. Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên phụ huynh phải đi làm xa nhà như em Nguyễn Thị Hường, Đoàn Thị Sim không gần gủi, chăm sóc, uốn nắn các em. Một số phụ huynh lơ là, thiếu quan tâm trong công tác giáo dục và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm. Phần lớn văn hóa giao tiếp - ứng xử của các em với bạn bè, thầy cô trong lớp, trường đã đáng báo động. Nề nếp và học tập của các em trong lớp có xu hướng đi xuống. Nhiều em bị ghi sổ đầu bài vì lí do văng tục, vô lễ với thầy cô, nói năng thiếu suy nghĩ... 
Đứng trước những vấn đề trên, với cương vị là giáo viên chủ nhiệm, là người mẹ, người bạn, nhà tâm lí, luật sư. Tôi nhận thấy cần phải nâng cao thêm kỹ năng giao tiếp - ứng xử với thầy cô, bạn bè cho các thành viên trong lớp để hoàn thiện hơn về nhân cách cho các em. Góp phần bé nhỏ vào việc đào tạo các em trở thành những “Chủ nhân” tương lai của đất nước vừa “Có đức vừa có tài” như Bác Hồ đã nói. Chính vì những lí do trên đã thôi thúc tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp - ứng xử với thầy cô, bạn bè cho học sinh lớp chủ nhiệm 12C3 – trường THPT Nguyễn Quán Nho” năm học 2017 - 2018.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Tìm ra một số phương pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp chủ nhiệm 12C3 trường THPT Nguyễn Quán Nho, từ việc nghiên cứu các kỹ năng giao tiếp - ứng xử chưa phù hợp của học sinh, giáo viên chủ nhiệm tìm ra những giải pháp để nâng cao kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu xây dựng cơ sở lí luận: Tìm đọc, nghiên cứu, phân tích các tài liệu có liên quan. Rút ra những kinh nghiệm từ đó xây dựng cơ sở lí luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng các phiếu điều tra giao tiếp - ứng xử của HS. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho HS.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu, so sáng kết quả thu thập trước và sau khi tác động.
- Phương pháp tổng kết: Trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích, đưa ra giải pháp giải quyết. Giáo viên kết luận đề tài và kiến nghị với các cấp lãnh đạo có thẩm quyền.
- Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp này để đưa ra các tình huống giao tiếp - ứng xử cho học sinh giải quyết.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
Con người, ngoài nhu cầu ăn uống, mặc, ở, đi lại, vui chơi,.. thì giao tiếp - ứng xử là một nhu cầu tất yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xã hội loài người.
Trong tác phẩm “Triết – Mỹ chọn lọc”, Triết học gia người Đức Ludwig Andreas Feuerbch chỉ ra rằng “Con người riêng lẻ, như một thứ gì đó biệt lập, không chứa đựng trong nó bản chất người. Bản chất người chỉ tồn tại trong giao tiếp - ứng xử, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất chỉ dựa trên hiện thực của sự khác nhau giữa Tôi và Bạn. Con người cho mình là con người trong nghĩa bình thường: con người trong giao tiếp - ứng xử với con người, sự thống nhất giữa Tôi và Bạn là thượng đế”.
Điều đó một lần nữa khẳng định con người không thể sống, lao động, học tập.. mà không có giao tiếp - ứng xử. Giao tiếp chính là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Con người có thể tự hiểu mình nhiều hơn, đồng thời hiểu được tâm tư, tình cảm, ý nghĩa, nhu cầu của người khác thông qua giao tiếp - ứng xử.
Cuộc sống ngày càng thay đổi. Vì thế, việc học hành mỗi ngày một khác, việc giảng dạy của người thầy cũng phải thích ứng với sự phát triển của xã hội, của những tiến bộ khoa học, thích ứng với tâm lí, nhận thức của mỗi lứa tuổi học trò. Nhưng dù trong bất kì môi trường giáo dục nào và với bất kể đối tượng giáo dục là ai thì điều đầu tiên người thầy cũng cần dạy cho trò rằng “Tiên học lễ, hậu học văn” và điều đó không bao giờ là dư thừa [3].
 	Trên cơ sở nghiên cứu Chỉ thị 40/2008/CT – BGDĐT của Bộ GD&ĐT ra ngày 22/7/2008. Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. 
Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ thông năm học 2017- 2018 của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của trường THPT Nguyễn Quán Nho.
Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học của lớp 12C3 đã đề ra đầu năm.
 	Vai trò của giao tiếp - ứng xử trong nhà trường và những biện pháp khắc phục là một vấn đề mang tính xã hội và đã có nhiều tài liệu đề cập đến. Sau đây là một số bài viết nghiên cứu đăng trên báo điện tử:.
Online.báo GDTPHCM ra ngày 19/3/2012: Văn hóa giao tiếp trong nhà trường “Rèn kỹ năng ứng xử”.
Báo Tuyên Quang. Com. Vn ra ngày 25/10/2017: Giáo dục văn hóa giao tiếp trong học đường.
Báo thpt thixaquangtri.quangtri.edu: Ra ngày 30/11/2017: Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống, làm việc đối với tuổi trẻ trong trường THPT thị xã Quảng Trị...
Baocamau.com.vn>giao-duc-dao-tao>lo-ngai-van-hoa-ung-xu-cua-hoc-sinh- ra ngày 10/11/2015
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng học sinh.
 	Văn hóa giao tiếp - ứng xử của học sinh trong các nhà trường hiện nay là một vấn đề mang tính xã hội. Nhận định về văn hóa ứng xử học đường hiện nay, bà Phan Thị Thúy, nhà xã hội học, nhà giáo, nhà tâm lí học cho rằng: “Văn hóa ứng xử học đường ở Việt Nam đã ở vào cấp báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hóa của HS. Văn hóa học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục” [4].
 Mặc dù, hiện nay chúng ta đang trong thời công nghệ - thông tin và hội nhập quốc tế, học sinh có những hiểu biết khá phong phú nhờ truy cập internet, nhưng kỹ năng giao tiếp - ứng xử của các em còn nhiều hạn chế. Đa phần các em học sinh ở THPT hiện nay kỹ năng giao tiếp - ứng xử, khả năng phân tích, khả năng nhận thức đúng – sai các vấn đề còn hạn chế, không biết xử lí các tình huống thường gặp trong cuộc sống.
Qua nhiều năm công tác tại trường THPT Nguyễn Quán Nho, tôi thấy thực trạng của kỹ năng giao tiếp - ứng xử ở trường như sau:
Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi nới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc “rèn luyện kỹ năng sống”, nhất là kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho các em. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế, ngay sau khi Bộ GD&ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường đã tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp - ứng xử có văn hóa cho các em. Điều này thể hiện rõ nhất ở hoạt động của các đoàn thể trong trường như: Phong trào thi đua nề nếp tốt và làm báo tường, thi văn nghệ, thi hùng biện tìm hiểu ngày quốc tế phụ nữ mùng 8/3, thi “khi tôi 18”, thi kéo co, đá bóng nữ, thi cắm hoa... Yêu cầu là như vậy, nhưng kết quả của việc rèn luyện kỹ năng sống, giao tiếp - ứng xử trong trường của các em chưa cao vẫn còn tình trạng gây gổ đánh nhau, nói tục, chửi bậy, lên mạng xã hội nói thiếu văn hóa với thầy cô giáo, tự ti ngại giao tiếp, nói năng thiếu suy nghĩ, nói ngang với thầy cô...
Cuối năm học 2016 – 2017, đầu năm học 2017 – 2018, các em 11B3, 12C3 bước vào giai đoạn cuối của cấp THPT, các em cần chuẩn bị cho mình không chỉ những kiến thức về chuyên môn mà còn phải chuẩn bị cả những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp - ứng xử cơ bản để có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội công nghiệp hóa. Việc rèn luyện các kỹ năng đó đã được thể hiện qua lồng ghép vào các môn học, được tham gia các phong trào do đoàn thể, nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, văn hóa giao tiếp - ứng xử của đại bộ phận các em trong lớp đang ở mức đáng báo động, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp và học tập của lớp: không chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài ngồi lén lút nói chuyện và sử dụng điện thoại; nói tục chửi bậy trong giờ học, lớp học; nói thiếu văn hóa với bạn bè, thầy cô qua các mạng facebook; nói năng vô lễ với thầy cô; thiếu tự tin; nhút nhát; học tập thụ động; thường hay nổi nóng gây gổ đánh nhau... Trong đó, đáng chú ý là em Phạm Thị Thắm, Nguyễn Văn Sơn, Đặng Trọng Thắng, Nguyễn Chúc Linh, Nguyễn Thị Ngát, Nguyễn Thị Hường, Bùi Thị Tuyết (nhút nhát, ít hoạt động các phong trào).... 
Qua khảo sát đầu năm học 2017 – 2018, văn hóa giao tiếp - ứng xử của học sinh 12C3 như sau:
Mức 1 – Loại giỏi
(15 – 16)
Mức 2 – Loại khá
(11 – 14)
Mức 3 – Loại trung bình
(8-10)
Mức 4 – Loại yếu
(Từ 7 trở xuống)
Số lượng
học sinh
0 học sinh
7 học sinh
25 học sinh
6 học sinh
Phần %
0
18,4
65,9
15,7
 Đánh giá dựa theo thang điểm đánh giá của V.P. Đakharop
Qua kết quả khảo sát, Văn hóa giao tiếp - ứng xử của phần lớn các em trong lớp thuộc loại trung bình và yếu.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì hội nhập, xã hội phát triển không ngừng. Kỹ năng giao tiếp - ứng xử đang là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của đời người. Không ngoại ngữ mất cơ hội việc làm, không bằng cấp mất cơ hội tiến thân, còn riêng giao tiếp - ứng xử kém là mất tất cả: cơ hội việc làm, các mối quan hệ và cả vị trí cao trong xã hội.
Như ông cha ta đã có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Khi giao tiếp - ứng xử hạn chế các em sẽ rơi vào các trạng thái tiêu cực như sau:
Giao tiếp - ứng xử kém sẽ làm giảm sự tương tác giữa học sinh với các thành viên trong gia đình, giữa các học sinh trong lớp với nhau, thầy cô, người xung quanh. Nhiều học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, xa lánh bố mẹ, bạn bè trong lớp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa học sinh với những người xung quanh, hậu quả nặng nhất là các em bị “trầm cảm” như em Nguyễn Thị Hường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến gia đình và bản thân các em. 
Nói năng thiếu suy nghĩ, nói tục, nói tự do. Lứa tuổi các em đang còn bồng bột chỉ cần một câu nói không vừa ý là đã dẫn đến mâu thuẫn. Đỉnh cao của những mâu thuẫn đó là “đánh nhau” ở trong trường, và ngoài trường. Như em Nguyễn Văn Sơn, chỉ vì những lời nói qua lại với bạn cùng trường trên facebook đã đánh nhau với bạn.
Lạm dụng điện thoại dẫn đến việc các em chán học, thích chơi, không thích làm việc, từ đó xa đà vào các tệ nạn xã hội như nghiện điện tử, nghiện facebook.. Những việc làm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Như em Đỗ Xuân Đức, Nguyễn văn Sơn, Đặng Trọng Thắng thường hay bỏ học đi chơi. Đây là một trong những mối quan tâm lớn của nhà trường, phụ huynh và xã hội. Ngoài ra, ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè tạo thói quen thiếu tôn trọng người khác. 
Giao tiếp - ứng xử hạn chế dẫn đến các em thiếu tự tin vào bản thân, nhút nhát, ngại giao tiếp với thầy cô, bạn bè, ít tham gia các hoạt động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và cuộc sống của các em. Nhiều khi khả năng của các em sẽ bị bỏ qua chỉ vì sự thiếu tự tin của bản thân. Từ đó dẫn đến các em bị thiệt thòi về mọi mặt trong học tập cũng như cuộc sống.
 2.2.2. Thực trạng giáo viên.
Một số giáo viên đã giáo dục các kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho các em vào những giờ dạy của mình. Uốn nắn ngôn ngữ nói, phân tích những mặt tốt và không tốt của những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Chính mỗi thầy cô luôn là tấm gương sáng, là chuẫn mực cho học sinh noi theo.
Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa, chưa đầu tư thời gian tìm tòi nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống nên chưa tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh.
Vẫn còn một số giáo viên chưa nắm chắc về các nội dung giáo dục kỹ năng sống theo từng khối lớp, những kỹ năng sống cơ bản, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung của nhà trường để đưa vào kế hoạch cụ thể rèn kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho HS.
Chính vì thế, tình hình lớp 11B3 từ cuối năm học 2016 – 2017 có những biểu hiện suy giảm về đạo đức, về nền nếp, dẫn đến giảm sút kết quả học tập, là một giáo viên chủ nhiệm tâm huyết với nghề, với học sinh đã thôi thúc tôi không ngừng tìm hiểu để khắc phục tình trạng trên, nâng cao hiệu quả học tập cho các em. Tuy nhiên những biểu hiện đi xuống về nề nếp, học tập vẫn còn tiếp diễn ở một số tuần đầu của năm học mới. Sau khi tìm hiểu thông qua hội nghị lớp chủ nhiệm, hội nghị phụ huynh học sinh, tâm sự với các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm 12C3 đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng giao tiếp- ứng xử của học sinh không những không tiến bộ mà còn có phần đi xuống, một trong những nguyên nhân đó là do mạng xã hội, xa bố mẹ.
Vì vậy yêu cầu đặt ra ở đây là phải nâng cao kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho các em. Ngoài việc nổ lực truyền đạt kiến thức giáo viên phải phát hiện được các ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội công nghệ thông tin đã mang lại cho các em, từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng kỹ năng sống, nề nếp và học tập cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
Sau khi phân tích thực trạng kỹ năng giao tiếp - ứng xử của lớp chủ nhiệm, những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực do xã hội, cá nhân mang lại cho học sinh lớp 12C3 giáo viên chủ nhiệm đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và đạo đức cho HS 12C3 – THPT Nguyễn Quán Nho.
2.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh 12C3 tìm hiểu về các kỹ năng giao tiếp - ứng xử cần có, vai trò của kỹ năng giao tiếp đối với cuộc sống. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp - ứng xử thông qua tiết sinh hoạt vào sáng thứ 7 hàng tuần.
 * Khái niệm giao tiếp:
 Một số quan niệm về giao tiếp:
 “Giao tiếp là nói một điều gì đó với ai’.
 “Giao tiếp là việc chuyển tải các ý tưởng giữa loài người”.
 “Giao tiếp là sự trao đổi thông tin”.
 “Giao tiếp là sự chia sẽ thông tin và tạo quan hệ”.
 “Giao tiếp là việc truyền đạt hướng dẫn, chỉ dẫn giữa người này và người khác, có dẫn đến hành động..”.
 Nếu hiểu theo nghĩa rộng “Giao tiếp là sự chia sẽ thông tin và tạo quan hệ”, hiện tượng này không chỉ có ở xã hội loài người, mà còn tồn tại khách quan, xuất hiện ở muôn loài trên thế gian. Tuy nhiên, ở góc độ nhà trường, công ty, doanh nghiệp.. “Giao tiếp” được hiểu là hành động xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa con người với con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định về thông tin. Trên cơ sở thu nhận thông tin, hai bên giao tiếp sẽ xây dựng, điều chỉnh mục tiêu, hành vi qua sự tương tác lẫn nhau để cùng hiểu biết về một tình huống, có cùng tiếng nói, thu được lợi ích nhiều nhất có thể.
 Ngoài ra, giao tiếp còn là gia

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_ky_nang_giao_tiep_ung_xu.doc
  • docbìa.doc