SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Điểm đầu vào lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Thị Lợi thấp so với các trường trên địa bàn thành phố Sầm Sơn. Đi đôi với điểm thấp là đa số học sinh thực hiện các quy định về nề nếp, nội quy quy định không tốt. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì việc giáo dục đạo đức của học sinh được đặt lên hàng đầu như câu khẩu hiệu của nhà trường “ tiên học lễ hậu học văn”. Do đó ban giám hiệu nhà trường và tập thể sư phạm nhà trường luôn song song giáo dục đạo đức và dạy học cho học sinh.

Mặt khác là giáo viên bộ môn dạy học ở các lớp khi vào một lớp học có nề nếp tốt việc dạy học sẽ đem lại hiệu quả học tập cao hơn cả cô lẫn trò so với các lớp có nề nếp kém hơn . Từ thực tiễn ấy khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 12D tôi nhận thấy rằng nề nếp của học sinh trong lớp chủ nhiệm rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh cũng như tính cách, hành động của các em học sinh.Đấy chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”

 

doc 14 trang thuychi01 7342
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Người thực hiện: LÊ THỊ TRANG
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm 
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung	 Trang
1. Mở đầu..2
1.2 Mục đích nghiên cứu...2
1.3 Đối tượng nghiên cứu..............2
1.4 Phương pháp nghiên cứu.2
1.5. Những điểm mới của SKKN......2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............3
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..3
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.11
3.2 Kiến nghị...11 
3.1 kết luận..11
3.Kết luận và kiến nghị...11
	1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Điểm đầu vào lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Thị Lợi thấp so với các trường trên địa bàn thành phố Sầm Sơn. Đi đôi với điểm thấp là đa số học sinh thực hiện các quy định về nề nếp, nội quy quy định không tốt. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì việc giáo dục đạo đức của học sinh được đặt lên hàng đầu như câu khẩu hiệu của nhà trường “ tiên học lễ hậu học văn”. Do đó ban giám hiệu nhà trường và tập thể sư phạm nhà trường luôn song song giáo dục đạo đức và dạy học cho học sinh.
Mặt khác là giáo viên bộ môn dạy học ở các lớp khi vào một lớp học có nề nếp tốt việc dạy học sẽ đem lại hiệu quả học tập cao hơn cả cô lẫn trò so với các lớp có nề nếp kém hơn . Từ thực tiễn ấy khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 12D tôi nhận thấy rằng nề nếp của học sinh trong lớp chủ nhiệm rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh cũng như tính cách, hành động của các em học sinh.Đấy chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao nề nếp của học sinh cũng như chất lượng của học sinh và đặc biệt là hành trang để giúp các em vào đời.
1.3. Đối tượng nguyên cứu
Học sinh toàn trường đặc biệt là học sinh lớp 12D trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
1.5 . Những điểm mới của SKKN:
- Cách xếp loại học sinh
- Hình thành nhóm học tập và “ đôi bạn cùng tiến”
2.Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
“Tiên học lễ, hậu học văn” là một quan niệm giáo dục xưa có từ nhiều thế kỷ trước. Nó được áp dụng rộng rãi chẳng những trong nhà trường mà còn ở phạm vi giáo dục gia đình và xã hội. Quan niệm giáo dục này đã được hình thành và phát huy mạnh mẽ ảnh hưởng của nó trong thời kỳ phong kiến với nền giáo dục Nho học ở nước ta. “Tiên học lễ, hậu học văn” tiếp tục duy trì ảnh hưởng trong nền giáo dục “Tân học” – là nền giáo dục theo mô hình phương Tây và lấy chữ quốc ngữ làm chữ viết chính thống. Ảnh hưởng của quan niệm này suy yếu dần trong những thập niên gần cuối thế kỷ XX.
Có một thời “Tiên học lễ, hậu học văn” là một phương châm giáo dục, một câu khẩu hiệu phổ biến được treo, vẽ ở hầu hết các phòng học, trường học. Nhưng cũng có một thời câu này đột nhiên vắng bóng, bị lãng quên trong các trường học. Trong vài mươi năm gần đây, câu chữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” xuất hiện trở lại ở nhiều trường học. Có nơi được khắc chữ to, trên cao ngay chính diện nhà trường. 
Theo cách hiểu thông thường “Tiên học lễ, hậu học văn” là: Trước học lễ giáo, sau học chữ nghĩa. Theo nguyên nghĩa ban đầu: Tiên, hậu (trước, sau) ở đây chỉ thứ tự về mặt thời gian. Lễ là cái khuôn mẫu đã được định ra thành phép tắc từ quan, hôn, tang, tế, đi đứng, nói năng, ứng xử...đều có cái phép nhất định phải như thế để mọi người tuân theo, đó là lễ. Văn theo nghĩa rộng là cái đẹp, theo nghĩa hẹp là văn hóa, văn chương, văn học, nghệ thuật...
Hiểu rộng hơn thì “Tiên học lễ, hậu học văn” là: Trước tiên phải học lễ nghĩa, đạo đức làm người, sau đó học văn tự, chữ nghĩa của thánh hiền hoặc hiểu gọn hơn: Học làm người trước, học tri thức sau. Như vậy vấn đề nề nếp học tập của học sinh rất quan trọng trong việc học tập, nề nếp có tốt kéo theo học tập cũng sẽ tốt hơn.Từ đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp cũng rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của học sinh.
2.2Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi thành lập năm 2001 với loại hình bán công đầu vào lớp 10 của trường rất thấp.Từ năm 2010 trường được chuyển đổi loại hình hoạt động và trở thành trường công lập, tuy nhiên điểm thi đầu vào lớp 10 vẫn thấp so với các trường công lập trên địa bàn Thành Phố Sầm Sơn và cùng với đó là số lượng học sinh có hạnh kiểm tốt là rất ít. Cũng là giáo viên bộ môn nên tôi hiểu rằng khi học sinh chú ý lắng nghe không vi phạm nội quy, quy định trong giờ học có ảnh hưởng lớn đến tâm lí của giáo viên đang giảng dạy cũng như kết quả học tập của học sinh. 
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi được sự quan tâm của ban giám hiêu trường, đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh nên nề nếp của học sinh có sự chuyển biến tốt. Tuy nhiên khi là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi thấy còn rất nhiềù tồn tại trong lớp dạy. Khi được phân công chủ nhiệm lớp 12 D trong khi lớp 10, 11 là giáo viên khác chủ nhiệm tôi rất lo lắng và có nhiều băn khoăn thắc mắc. Vì vậy tôi đã học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm của các giáo viên khác đồng thời cũng tìm ra những biện pháp để nâng cao nề nếp và chất lượng học tập của lớp chủ nhiệm.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Cho học sinh học nội quy, quy định của trường , của lớp.
	Đầu năm học trường sẽ tổ chức cho các lớp học truyền thống của nhà trường và học tập nội quy,quy định của trường như:
Điều 1 : Thái độ cư xử giao tiếp với Thầy, Cô , bạn bè :
- Kính trọng thầy cô,nhân viên trong trường, cha mẹ, yêu mến và giúp đỡ bạn, có tinh thần kỉ luật trong học tập và sinh hoạt.
- Đoàn kết , thân ái đối với bạn bè ,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Điều 2 : Đồng phục – tác phong :
- Học sinh nam :  Mặc áo sơ mi trắng, quần dài, không được mặc quần bò cào. Giờ thể dục phải mặc áo đồng phục và đi giày bata. Phải đeo phù hiệu khi đến trường.
- Học sinh nữ:  đồng phục gồm:
+ Thứ 2 đầu tuần và các ngày lễ mặc áo dài trắng đi giầy sandan
+ Những buổi học khác thì mặc áo trắng đồng phục, quần dài, đi giầy sandan. Giờ thể dục phải mặc áo đồng phục và đi giày bata. Phải đeo phù hiệu khi đến trường.
Điều 3 : Học tập – Chuyên cần 
+ Đi học đúng giờ.
+ Nghỉ học phải có lý do chính đáng được ghi trong tờ đơn xin phép có chữ ký mẫu của phụ huynh , được cha mẹ hoặc người giám hộ trực tiếp nuôi dưỡng mang đến phòng giám thị ký tên ngay buổi nghỉ hoặc trễ lắm là ngày hôm sau để được xác nhận học sinh nghỉ có phép .
+ Học sinh phải tham gia đầy đủ các hoạt động học tập , học nghề phổ thông , lao động và sinh hoạt của nhà trường .Tất cả được xem như buổi học chính khóa
+ Khi đến trường phải học thuộc bài , làm bài tập về nhà đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên , trong giờ học phải ngồi đúng chỗ theo qui định sơ đồ lớp , ghi chép bài đầy đủ rõ ràng , giữ gìn sách vở cẩn thận , sạch sẽ .
+ Chấp hành tốt nội qui phòng thi
+ Khi nghe có trống báo vào lớp học sinh phải thật khẩn trương tập trung và ổn định trật tự , giữ trật tự khi chưa có giáo viên . Khi có trống tan học , phải khẩn trương ra về , tắt đèn , quạt. 
+ Không được hút thuốc lá, uống rượu bia.
Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh môi trường sư phạm trong và ngoài lớp: 
+ Bỏ rác vào các thùng rác đặt trong lớp và các vị trí theo qui định của nhà trường
+ Xóa sạch bảng khi hết tiết học và cuối mỗi buổi học.
+ Giữ gìn bàn ghế , bảng , tường và các tài sản khác của nhà trường .
+ Giữ gìn nhà vệ sinh sạch đẹp
+ Không bẻ hoa , cây trong nhà trường .
+ Không được làm đổ nước ra lớp .
Đồng thời lớp cũng xây dựng nội quy, quy định của lớp như:
- Vi phạm nội quy nhà trường sẽ tùy vào mức độ để phạt lao động, gặp phụ huynh và các hình phạt khác
- Khi có thành tích trong học tập, nề nếp sẽ được khen thưởng tiền khen thưởng sẽ lấy từ quỹ của lớp. 
- Xếp loại học sinh theo từng tuần, tháng, học kì, cả năm. Mục đích để học sinh biết được tuần này đã tốt hay là kém so với tuần khác, mình tốt hay là kém so với bạn và tạo ra sự công bằng giữa các học sinh.
Cụ thể.
I. Đối với mỗi tuần học ( mỗi học sinh mỗi tuần được 9,0 điểm và được cộng thêm 0,5 điểm nếu có )
1. Cách cộng trừ điểm:
- Vi phạm cổng trường trừ 5,0 điểm/ lỗi vi phạm ( vì vi phạm cổng trường trừ vào nề nếp lớp nhiều điểm)
- Nghỉ học vô lí do trừ 5,0 điểm / buổi ( để hạn chế tối đa học sinh nghỉ học vô lí do).
- Bỏ tiết trừ 4,0 điểm/ lần vi phạm.
- Vào học muộn tiết học trừ 3,0 điểm / lần vi phạm.
- Bị ghi lỗi vi phạm trong sổ đầu bài 
+ Trừ 3,0 điểm / lỗi vi phạm ( đối với giờ khá)
+ Trừ 5,0 điểm/ lỗi vi phạm ( đối với giờ trung bình trở xuống)
- Hút thuốc lá trừ 10 điểm/ lần vi phạm
- Sử dụng điện thoại trừ 10 điểm/ lần vi phạm.
- Đánh nhau tùy vào mưc độ để hạ hạnh kiểm trong tháng hoặc kì học.
-Các lỗi vi phạm khác tùy thuộc vào mức độ để trừ điểm .
* Chú ý : Mỗi học sinh ban đầu đều được 9 điểm, điểm khuyến khích được cộng thêm như sau:
+ Cộng thêm 0,5 điểm nếu có 1 điểm 9 trong sổ đầu bài
+ Cộng thêm 1,0 điểm nếu có 2 điểm 9 trở lên hoặc 1 điểm 10 trở lên trong sổ đầu bài.
+ Cộng 1,0 điểm nếu làm được việc tốt.
2. Cách xếp loại
+ Loại tốt : 8,0 – 10,0 điểm
+ Loại khá: 6.5 – dưới 8,0 điểm
+ Loại tung bình : Từ 5,0 điểm đến dưới 6,5điểm.
+ Loại Yếu: dưới 5,0 điểm.
II. Xếp loại tháng.
-Cách tính điểm: Điểm của tháng là trung bình cộng của các tuần và lấy 1 chữ số thập phân.
- Cách xếp loại:
+ Loại tốt : 8,0 – 10,0 điểm
+ Loại khá: 6.5 – dưới 8,0 điểm
+ Loại tung bình : Từ 5,0 điểm đến dưới 6,5điểm.
+ Loại Yếu: dưới 5,0 điểm.
III. Xếp loại học kì
-Cách tính điểm: là trung bình cộng của các tháng trong học kì.
- Cách xếp loại:
+ Loại tốt : 8,0 – 10,0 điểm
+ Loại khá: 6.5 – dưới 8,0 điểm
+ Loại tung bình : Từ 5,0 điểm đến dưới 6,5điểm.
+ Loại Yếu: dưới 5,0 điểm.
IV. Xếp loại năm học
-Cách tính điểm: Là điểm trung bình cộng của học kì 1 và 2
- Cách xếp loại:
+ Loại tốt : 8,0 – 10,0 điểm
+ Loại khá: 6.5 – dưới 8,0 điểm
+ Loại tung bình : Từ 5,0 điểm đến dưới 6,5điểm.
+ Loại Yếu: dưới 5,0 điểm.
b. Nắm được danh sách lớp, địa chỉ và hoàn cảnh gia đình của từng học sinh.
 Mục đích để hiểu hơn hoàn cảnh của học sinh, tâm tư, nguyện vọng của các em
Một số trường hợp cụ thể:
- Em: Ngô Thị Quỳnh 
+ Địa chỉ: P. Quảng Cư – TP Sầm Sơn
+ Hoàn cảnh gia đình: Em là học sinh khuyết tật, gia đình có 3 chị em, Quỳnh là chị cả trong gia đình, bố mẹ li hôn em sống với bố nhưng tự.bố thường xuyên say rượu, gây rối trật tự công cộng, kinh tế khó khăn vất vả.
- Em: Nguyễn Văn Giang
+ Địa chỉ: P. Quảng Tiến – Tp Sầm Sơn
+ Hoàn cảnh gia đình: Gia đình có 2 anh em, Giang là con cả trong gia đình, em gai học lớp 9, bố thường xuyên đi biển vắng nhà, mẹ là công nhân may của khu công nghiệp lễ môn.
- Em: Lường Văn Dòng
+ Địa chỉ: Xã Quảng Cư – Tp Sầm Sơn
+ Hoàn cảnh gia đình: Gia đình có 3 anh em. Anh đầu đi làm ở Hà Nội, Dòng là con thứ 2 trong gia đình, em kế là con trai đang là học sinh trường THCS Quảng. Bố đi làm xa, mẹ ở nhà.
- Em: Nguyễn Thị Trang
+ Địa chỉ: P. Trung Sơn – Tp Sầm Sơn
+ Hoàn cảnh gia đình: Gia đình có 3 anh em. Trang là con đầu trong gia đình, 2 em gái sinh đôi học ở trương tiểu học Trung Sơn I. Gia đình làm nghề đi biển.
- Em: Võ Khánh Dương
+ Địa chỉ: P. Quảng Tiến– Tp Sầm Sơn
+ Hoàn cảnh gia đình: Gia đình có 3 anh em. Dương là con đầu trong gia đình, 1 em gái đangTHCS Bố đi biển, mẹ đi bán cá.
- Em: Nguyễn Hữu Việt
+ Địa chỉ: P. Trung sơn– Tp Sầm Sơn
+ Hoàn cảnh gia đình: Gia đình có 3 anh em, Việt là con đầu trong gia đình, sau là 1 em đang học lớp 7 trương THCS trung sơn, 1 em đang học lớp 4 trường tiểu học trung sơn, bố đi phụ hồ, mẹ bán hàng ngoài chợ.
- Em:Văn Đình Hào
+ Địa chỉ: P. trường Sơn – Tp Sầm Sơn
+ Hoàn cảnh gia đình: Gia đình có 2 anh em. Hào là con đầu trong gia đình, sau là 1 em đang học lớp 10, bố mẹ kinh doanh nhà nghỉ.
c. Kết hợp với gia đình học sinh trong giáo dục học sinh
 Giáo dục học sinh không chỉ là việc của nhà trường mà cần sự chung tay của giai đình và xã hội. Gia đình là 1 yếu tố quan trong trong hình thành nhân cách của học sinh, vì vậy sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh rất quan trọng.
Ngoài cuộc họp phụ huynh dầu năm và giữa năm thì giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh cần phải thường xuyên trao đổi thông tin với nhau cụ thể: 
- Thứ nhất khi học sinh bỏ giờ, bỏ tiết giáo viên chủ nhiệm cần liên lạc ngay với gia đình học sinh để tìm học sinh tránh những điều đáng tiếc xảy ra; Khi học sinh vi phạm nhiều lỗi giáo viên sẽ gọi điện thoại trao đổi với gia đình. Gia đình nào cũng vậy luôn muốn con mình ngoan ngoãn, học giỏi vì vậy khi trao đổi với gia đinh giáo viên chủ nhiệm cần nói chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe ý kiến của phụ huynh đồng thời đưa kiến nghi với gia đình để học sinh tiến bộ hơn.Cụ thể một số học sinh như sau
+ Em Ngô Hữu Lâm vi phạm những lỗi như đi học muộn, sai đồng phục, không ghi bài, nói chuyện riêng Giáo viên chủ nhiệm gọi điện thoại cho ggia đình học sinh và thông báo tình hình học tập của học sinh trên lớp, tiếp đó lắng nghe chia sẽ của gia đình học sinh như: ở nhà em rất ít nói, thích xem ti vi, ngại làm việc nhà, lười học Giáo viên chủ nhiệm đưa ra ý kiến đó là gia đình cần quan tâm đến em nhiều hơn nữa, dành thời gian để nói chuyện với em, hiểu tâm tư tính cảm của các em, uốn nắn những hành động, hành vi chưa đúng, nhắc nhở việc học ở nhà.
+ Em Nguyễn Quốc Anh vi phạm các lỗi như: bỏ tiết, nghỉ học vô lí do, không có đồ dùng học tập, không ghi bàiGiáo viên gọi điện thoại cho phụ huynh học sinh để trao đổi tình hình học tập của học sinh, lắng nghe những chia sẽ của phụ huynh như: Kinh tế gia đình ổn định, là con trai duy nhất trong gia đình, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, thích thể hiện mìnhLời khuyên giáo viên chủ nhiệm dành cho gia đình như: Không nên đánh mắng, tâm sự với con nhiều hơn để hiểu con hơn, quan tâm đến những người bạn của con, định hướng trong hành động của con, làm thế nào để con biết được trách nhiệm của con với gia đình.
- Thứ 2 đến tận nhà học sinh để vừa biết về hoàn cảnh gia đình vừa trao đổi tình hình học tập của học sinh.cụ thể 1 số học sinh như:
Em Văn Đình Tùng mắc các lỗi như: không có vở ghi, không làm bài tập ở nhà, bỏ tiết, nghỉ học vô lí do, ít tham gia hoạt động tập thểÝ kiến của ggia đình như: bố mẹ đi làm ăn xa không có nhà vì vậy không quan tấm đến em nhiều được. Kiến nghị của giáo viên chủ nhiệm đó là bố hoặc mẹ cần làm ở gần để có thời gian quan tấm đên con vì lứa tuổi này đang còn bồng bột, thích thể hiện mình, dễ bị lôi kéo, rủ rê của bạn bè xấu
Em Nguyễn Văn Nam mắc các lỗi như:chữ viết xấu, thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ, không làm bài tập ở nhà, không học bài cũ ở nhàGiáo viên lắng nghe ý kiến của gia đinh và đồng thời đưa ra kiến nghị như: Cần rèn chữ viết của con, kiểm tra vở ghi, kiểm tra việc học buổi tối của con, nói chuyện với con nhiều hơn
d. Trò chuyện với học sinh để hiểu được tâm tư, tình cảm của học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt.
Giáo viên chủ nhiệm không được lấy quyền của mình để áp đặt với học sinh mà cần phải có sự trao đổi để các em có ý kiến, mong muốn của mình và điều mong muốn ấy sẽ được thực hiện. Tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng để sự tự do của học sinh không quá trớn.
	Thứ nhất: Trong buối sinh hoạt cuối tuần đầu tháng yêu cầu học sinh viết ra những yêu cầu, mong muốn của mình đối với giáo viên chủ nhiệm cũng như đưa ra các biện pháp nâng cao nề nếp của lớp.
	Thứ hai: Trao đổi riêng với học sinh để hiểu tâm tư của học sinh cũng như định hướng hành động của học sinh tốt hơn.
Việc giáo dục học sinh không chỉ bằng hình phạt mà cần phải làm cho học sinh hiểu là mình đang vi phạm những nội quy, quy định của trường cũng như của lớp, học sinh có ý thức tự giác sửa chữa những điều mình còn sai chứ không phải là sự bắt ép hay gượng ép phải thay đổi. Mặt khác sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh để giáo viên chủ nhiệm là người bạn thân thiết, gần gũi với học sinh, là nơi mà học sinh gửi gắm những tâm tư của các em từ đó giáo viên chủ nhiệm đưa ra những lời khuyên bổ ích cũng như định hướng hoạt động của các em được tốt hơn.
Cụ thể một số học sinh sau đây:
Em Nguyễn Hữu Tiến Anh vi phạm các lỗi là đi học muộn nhiều lần.Lí do em đưa ra là nhà em không có xe đạp để đi học nên em phải ngồi nhờ xe của bạn vì vậy có hôm em không xin được xe để ngồi nhờ. Giáo viên chủ nhiệm nói chuyện với em đó và đưa ra biện pháp đó là em hãy nói chuyện với gia đình có thể mua cho em 1 chiếc xe đạp cũ hoặc mới cũng được, nếu không được thì em phải điều chỉnh thời gian đi học sớm hơn để không ngồi nhờ xe bạn này thì có thể ngồi nhờ bạn khác.Mặt khác lỗi vi phạm của em không chỉ ảnh hưởng đến bản thân em mà còn ảnh hưởng đến cả tập thể lớp nữa
Em Hoàng Thăng Dương mắc những lỗi như: bị ghi sổ đầu bài nhiều lần vì nói chuyện, không học bài cũ, đi học muộn, vô lẽ với giáo viên bộ môn.Đây là 1 học sinh cá biệt của lớp vì vậy Giáo viên chủ nhiệm cần phải dành thời gian nhiều hơn. Trước tiên giáo viên cần tìm hiểu tính cách, tâm tư của em thông qua gia đình, tiếp theo những người bạn trong lớp cũng như trong trường, sau đó giáo viên sẽ nói chuyện với em Tuấn. Câu chuyện mà giáo viên chủ nhiệm nói với em ban đầu không phải là những lỗi vi phạm mà nói về những vấn đề nào đó của xã hội những việc làm mà em ấy quan tâm để từ đó hiểu được tính cách, suy nghĩ của em. Cuộc nói chuyện của cô và trò không phải diễn ra 1 lần mà còn phải diễn ra nhiều lần làm sao đó để cô trò hiểu nhau nhiều hơn, Giáo viên chủ nhiệm là người em có thể tin tưởng, là bạn của em. Tiép theo giáo viên chủ nhiệm sẽ trao đổi về những lỗi vi phạm của em để em hiểu những gì em làm là sai, có lỗi với chính mình, các bạn trong lớp, giáo viên bộ môn cũng như với giáo viên chủ nhiệm.
Em Văn Đình Bình bị ghi sổ đầu bài nhiều lần về việc ngủ trong lớp, hát trong giờ. Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu lí do ngủ trên lớp của em thông qua gia đình xem có phải la em thức khuya không? Nếu có để làm gì? hay là em bị mất ngủ? kiến nghị gia đình cần quan tâm, nhắc nhở em.Sau đó giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp riêng và trao đổi với học sinh để tìm nguyên nhân của nhữg lỗi vi phạm đó. Lí do em đưa ra là do em ngủ muộn nên đến lớp buồn ngủ và em rất thích hát nên nhiều khi hát trong giờ. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra 1 số lời khuyên dành cho em như: em nên đi ngủ trước 12h đêm, trước khi đi ngủ nên vận động nhẹ nhàng, tắt ti vi, điện thoại để giác ngủ được sâu hơn. Mặt khác khoảng thời gian từ 8h00 đến 10h00 buối sáng rất dễ gây buồn ngủ vì vậy khi buồn ngủ em xin giáo viên bộ môn ra ngoài rửa mặt cho đỡ buồn ngủ và một điều qun trọng nữa đó là khi em nói chuyện với người ngủ gật em có muốn nói nữa không? Vì vậy giáo viên bộ môn rất khó chịu và sẽ ghi em vào sổ đầu bài. Còn vấn đề hát trong giờ học em cần phải bỏ ngay bởi lí việc đó ảnh hưởng đến các bạn bên cạnh đang học bài và gây nên sự khó chịu của giáo viên bộ môn, nếu em thích hát thì cố gằng thời gian ra chơi hát thật nhiều còn vào giờ sẽ không hát nữa.
Em Vũ Đức Vũ nhiều lần sử dụng điện thoại trong giờ học. ?hỏi lí do tại sao em lại ngủ trong giờ nhiều lần và hát trong giờ? lí do em đưa ra là em thức khuya nên ngày mai buồn ngủ và em rất thích hát. Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với học sinh thì lí do em đưa ra là: trong giờ học có bạn nhắn tin cho em nên em lại ra xem và nhắn lại. Giáo viên chủ nhiệm nói là:điện thoại di động rất cần thiết để liên lạc, biết thông tin của gia đình, bạn bè tuy nhiên ở tuổi các em đặc biệt là trong giờ học nếu em mang điện thoại đến lớp thì cả buổi học em chỉ để ý xem có ai nhắn tin hay gọi điện cho em, khi đó em sẽ mất tập trung vào việc học và điều tất yếu là kết quả học tập sẽ kem. Mặt khác gia đình em là gia đình hộ nghèo bố mẹ em kiếm tiền nuôi con ăn học rất vất vả và luôn mong sao con học thành người để đỡ vất vả hơn, bố mẹ em biết em không chăm lo việc học sẽ rất buồn. Vì vậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop.doc