SKKN Môt số kinh nghiệm tổ chức tốt các trò chơi dân gian trong hoạt động của tổ chức Đội ở trường THCS Xuân Bình nhằm thực hiện tốt phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực

SKKN Môt số kinh nghiệm tổ chức tốt các trò chơi dân gian trong hoạt động của tổ chức Đội ở trường THCS Xuân Bình nhằm thực hiện tốt phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực

Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Nội dung này đã khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác Hồ kính yêu và sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

 Mục tiêu của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Mục tiêu hoạt động Đội thống nhất với mục tiêu giáo dục nhà trường phổ thông. Điều 27 khoản 1 Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta phải giáo dục cho học sinh trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải cósự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường.Trong số các lực lượng giáo dục ấy thì vai trò của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có một vị trí vô cùng quan trọng. Đội là một tổ chức hỗ trợ tích cực với nhà trường, cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục tiêu giáo dục. Tổ chức trò chơi dân gian trong trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỷ năng ứng xử hợp lý với các tình hưống trong cuộc sống, thói quen và kỷ năng làm việc theo nhóm còn giúp các em học sinh ứng sử văn hóa. Tổ chức tốt các trò chơi dân gian trong hoạt động của tổ chức Đội tạo được sân chơi lành mạnh cho các em, giúp các em giảm bớt sự căng thẳng sau những giờ học tập trên lớp là những món ăn bồi bổ tinh thần sảng khoái cho các em đội viên sinh, tạo ra không khí vui vẽ đến toàn liên đội giúp các em thêm yêu trường yêu lớp, các em đi học chuyên cần hơn, hạn chế việc bỏ học không ra vào những quán games điện tử vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội ngoài ra còn có tác dụng giáo dục rất lớn, nhất là giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói rằng việc tổ chức tốt trò chơi dân gian trong tổ chức đội có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục trong nhà trường đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần phát huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

doc 17 trang thuychi01 7930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Môt số kinh nghiệm tổ chức tốt các trò chơi dân gian trong hoạt động của tổ chức Đội ở trường THCS Xuân Bình nhằm thực hiện tốt phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SKKN
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
9
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Kiến nghị
14
4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
 1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Nội dung này đã khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác Hồ kính yêu và sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.
	Mục tiêu của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Mục tiêu hoạt động Đội thống nhất với mục tiêu giáo dục nhà trường phổ thông. Điều 27 khoản 1 Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta phải giáo dục cho học sinh trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải cósự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường.Trong số các lực lượng giáo dục ấy thì vai trò của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có một vị trí vô cùng quan trọng. Đội là một tổ chức hỗ trợ tích cực với nhà trường, cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục tiêu giáo dục. Tổ chức trò chơi dân gian trong trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỷ năng ứng xử hợp lý với các tình hưống trong cuộc sống, thói quen và kỷ năng làm việc theo nhóm còn giúp các em học sinh ứng sử văn hóa. Tổ chức tốt các trò chơi dân gian trong hoạt động của tổ chức Đội tạo được sân chơi lành mạnh cho các em, giúp các em giảm bớt sự căng thẳng sau những giờ học tập trên lớp là những món ăn bồi bổ tinh thần sảng khoái cho các em đội viên sinh, tạo ra không khí vui vẽ đến toàn liên đội giúp các em thêm yêu trường yêu lớp, các em đi học chuyên cần hơn, hạn chế việc bỏ học không ra vào những quán games điện tử vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội ngoài ra còn có tác dụng giáo dục rất lớn, nhất là giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói rằng việc tổ chức tốt trò chơi dân gian trong tổ chức đội có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục trong nhà trường đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần phát huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
	Từ những suy nghĩ đó trong những năm qua bản thân tôi là một giáo viên kiêm tổng phụ trách đội trong nhà trường tôi luôn cố gắng tìm tòi và học hỏi sao cho tổ chức được nhiều các trò chơi dân gian đa dạng và phong phú không nặng về hình thức nhưng thu hút được nhiều các em đội viên tham gia. Tôi nhận thấy các em đội viên đón nhận một cách tự nhiên, sôi động, thích thú khi tham gia vào trò chơi dân gian.
	Do đó tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Môt số kinh nghiệm tổ chức tốt các trò chơi dân gian trong hoạt động của tổ chức Đội ở trường THCS Xuân Bình nhằm thực hiện tốt phong trào “trường học thân thiện học sinh tích cực”
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”; tích cực xây dựng môi trường học tập thân thiện bằng cách đẩy mạnh giới thiệu và tổ chức các trò chơi dân gian, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư và nhà trường, phát huy vai trò của tổ chức Đội TNTP HCM.
	- Thông qua các hoạt động Đội nói chung và việc hướng dẫn trò chơi dân gian cho các em sẽ hình thành cho các em thói quen vui chơi giải trí lành mạnh, trong sáng.
	- Đối với từng đội viên: còn giúp các em có một tư thế tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, nhằm hoàn thiện vẻ đẹp trong con người, cả trong lời nói lẫn hành động từ đó có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động góp phần giáo dục toàn diện cho các em đội viên. Hướng đến mục tiêu“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
	- Qua sáng kiến này, tôi muốn đóng góp một số kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian trong hoạt động của tổ chức Đội đến các đồng chí TPT Đội sao cho các đồng chí TPT Đội tổ chức hiệu quả hơn nữa các trò chơi dân gian bằng kinh nghiệm thực tế công tác của tôi tại trường THCS Xuân Bình. Với đặc thù lứa tuổi là các em đội viên ở trường THCS.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Là các em đội viên trường trung học cơ sở Xuân Bình.
	1.4 Phương pháp nghiên cứu
	Để thực hiện đề tài này, tôi dùng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
+ Phương pháp tổ chức thực nghiệm.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ kính yêu và được sự dìu dắt của Đoàn TNCS HCM, phong trào thanh thiếu nhi cả nước phát triển mạnh mẽ. Đội TNTP Hồ Chí Minh trở thành nơi hội tụ của của các em thiếu nhi và không ngừng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì thế mục tiêu phát triển toàn diện về đức trí thể mĩ cho thiếu nhi là rất cần thiết cho công cuộc đổi mới va tương lai sau này của nước nhà. Trong Chỉ thị số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013” nêu rõ: “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực phù hợp với lứa tuổi học sinh”. Với mục tiêu chung là: “Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng mô hình giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội”.
Hướng đến mục tiêu: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX về “Chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh”.
Vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống con người nói chung đặc biệt đối với trẻ em càng quan trọng hơn. Ở mỗi độ tuổi có hình thức cách thức vui chơi giải trí riêng nhằm thoả mãn đặc điểm tâm lí lứa tuổi.
Tổ chức tốt các trò chơi dân gian góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc ta, giúp các em yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam, trân trọng với những thành quả của cha ông, giúp các em hướng thiện, định hướng phát triển nhân cách các em sau này.
	Trò chơi dân gian: là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng và được hình thành từ rất lâu đời qua quan hệ làng xã, hội làng, các lễ hội...
Trò chơi dân gian giúp cho cơ thể phát triển cân đối hài hòa. Nhiều trò chơi đòi hỏi sự vận động toàn cơ thể nên có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của các em góp phần tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, khéo léo, phản xạ nhanh...làm cho con người dễ thích ứng với sự biến đổi của môi trường.
Cần phân biệt trò chơi dân gian với các trò chơi hiện đại khác, thông thường trò chơi dân gian dễ chơi, dễ chuẩn bị, đơn giản và mang nhiều ý nghĩa về truyền thống hơn.
Phân biệt được trò chơi dân gian tổ chức cho các lứa tuổi khác nhau để có biện pháp phù hợp khi tổ chức.
Vấn đề đặt ra là các tổ chức Đội ở các trường THCS phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho các em khi đến với các trò chơi dân gian. Do có khoảng cách về lịch sử nên nhiều trò chơi dân gian tuy được khôi phục song các em sẽ chưa thể thật sự hiểu hết ý nghĩa của chúng. Vì vậy, nhiệm vụ của người tổ chức không chỉ sưu tầm, vận dụng trò chơi dân gian vào trường học, mà quan trọng hơn là phải biết cách tổ chức sao cho các em thật sự hứng thú và tích cực hưởng ứng.
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Qua điều tra khảo sát cho thấy các trò chơi dân gian đã được các em chơi thường xuyên tại trường THCS Xuân Bình ngay từ khi mới thành lập, có nhiều biến chuyển rõ rệt về số lượng, cách thức chơi và đa dạng các môn chơi.
Nhìn chung các em hứng thú khi tham gia vào các hoạt động chơi trò chơi dân gian do Đội tổ chức, tuy nhiên các em còn rụt rè, nhút nhát.
Bản thân tôi là tổng phụ trách đội nhưng kiến thức về các trò chơi dân gian còn hạn chế chưa đa dạng các hình thức tổ chức cho các em, việc tập hợp các em đội viên tham gia còn nhiều khó khăn, ít tài liệu hướng dẫn.
Điều kiện gia đình cũng gây khó khăn cho các em khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp khi các em phải phụ giúp gia đình công việc nhà.
Một số trò chơi dân gian còn dài, chưa hiệu quả, nội dung chưa phù hợp, tổ chức chưa hấp dẫn với các em.
Đối với công tác tổ chức: Nhìn chung vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa chú trọng đến chất lượng thật, chưa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, không gian, thời gian, địa bàn, phương tiện chơi...
	Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng đó
	+ Nguyên nhân khách quan: 
	- Do thời tiết; do cơ sở vật chất (tăng âm, loa míc; mất điện).
	- Do hiện nay có nhiều loại hình trò chơi hiện đại đang tràn lan trên thị trường như các trò chơi điện tử, game online, nên nhiều em không mặn mà với các loại hình trò chơi dân gian cổ truyền.
	+ Nguyên nhân chủ quan:
	- Chưa nắm vững được tâm lí lứa tuổi HS THCS.
	- Do việc tổ chức còn chưa có kinh nghiệm từ việc lên chương trình, phân công, tổ chức thực hiện chưa có sự đồng bộ và thống nhất, mặt khác thời gian tổ chức còn dài, chương trình chưa hấp dẫn, lôi cuốn các em tham gia.
	- Công tác kiểm tra việc luyện tập của các đội viên còn sơ sài.
	- Nhiều giáo viên chủ nhiệm còn chưa thật quan tâm, chú ý trước các trò chơi dân gian do đội tổ chức. Chính vì vậy trong những năm qua bản thân tôi khi tổ chức các trò chơi dân gian trong tổ chức đội đã không thật sự thành công. Điều này khiến tôi rất trăn trở làm sao tổ chức tốt các trò chơi dân gian trong các hoạt động của tổ chức đội, tạo cho các em niềm say mê các trò chơi dân tộc. Làm sao cho các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Góp phần xây dựng thành công phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" 
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Để tổ chức các trò chơi dân gian tại trường THCS Xuân Bình, tôi đã áp dụng một số giải pháp sau vào thực tế công tác của mình trong năm học vừa qua như sau:
	Giải pháp thứ nhất: Xác định kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian 
	Trước khi tổ chức các trò chơi dân gian tôi phải xác định và lên kê hoạch để tổ chức trò chơi dân.
 - Đầu tiên tôi đi tìm hiểu và nghiên cứu những chỉ thị và những chủ trương của Hội đồng Đội cấp trên và nhiệm vụ năm học của nhà trường (do BGH nhà trường lập kế hoạch từ đầu năm học).
	- Khảo sát thực tế nắm bắt những nhu cầu nguyện vọng của các Đội viên để chọn loại hình trò chơi dân gian hoạt động cho phù hợp.
	- Lên kế hoạch duyệt với nhà trường. Thống nhất với tổ chủ nhiệm (làm như thế này tạo nên sự thống nhất cao khi tổ chức góp phần thành công lớn khi tổ chức hoạt động của tổ chức đội).
	- Ví dụ như khi đã nắm vững các chỉ thị những chủ trương của Hội đồng Đội cấp trên và nhiệm vụ năm học của nhà trường tôi lên kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian ở trường THCS Xuân Bình trong năm học 2015-2016 như sau: 
	Tổ chức trò chơi dân gian ở trường THCS Xuân Bình được chia làm hai đợt:
	Đợt 1: Tổ chức các trò chơi dân gian chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20-11-2015 với các trò chơi, nhảy bao bố, Bịt mắt bắt vịt, nấu cơm.
	Đợt 2: Tổ chức các trò chơi dân gian chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-03 với các trò chơi kéo co, đưa bóng về đích.
	Dựa vào kế hoạch tổng thể đã lên tôi xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng đợt hoạt động tổ chức các trò chơi dân gian gồm các nội dung như sau:
	1. Mục đích yêu cầu.
	2. Nội dung hình thức tổ chức.
	3. Thời gian, địa điểm.
	4. Cơ cấu giải thưởng.
	5. Tổ chức thực hiện.
	- Chương trình kế hoạch hoạt động phải được lập một cách khoa học, chi tiết đảm bảo hiệu quả cao. 
	- Triển khai sớm đến các em đội viên kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian và phổ biến thể lệ, dạy cách chơi qua giờ thể dục, các hoạt động ngoại khoá.
	- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ tối đa cho các hoạt động đồng thời dự kiến thời gian, thời điểm thích hợp. Mua sắm các trang thiết bị phù hợp cho việc tổ chức các trò chơi dân gian. Ví dụ: chuẩn bị bóng cho trò chơi đưa bóng về đích, chuẩn bị bao cho trò chơi nhảy bao bố, chuẩn bị mũ bịt mắt. Vịt cho trò chơi bịt mắt bắt vịt hay chuẩn bị dây cho trò chơi kéo co ...
	Giải pháp thứ 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch "Tổ chức các trò chơi dân gian"
	Người TPT Đội cần tìm hiểu và phân loại các trò chơi dân gian một cách hợp lí chọn các trò chơi để tổ chức phù hợp với điệu kiện thực tế của nhà trường. Trò chơi không dễ quá cũng không quá khó dụng cụ phục vụ cho trò chơi dễ kiếm dễ làm quan trọng trò chơi khi tổ chức mang tính thực thi cao.
Xét về chức năng giáo dục, trò chơi dân gian có thể chia thành bốn nhóm:
	- Loại trò chơi vận động như kéo co, đẩy gậy, nhảy bao, tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh.
	- Loại trò chơi học tập, điển hình là chơi ô ăn quan giúp phát triển trí tuệ của các em em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán.
	- Loại trò chơi sáng tạo là những trò chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, đánh chuyền Những trò chơi này giúp các em khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. 
	- Loại trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà giúp các em bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như nấu cơm Trong khi chơi các em sẽ đua nhau làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó, các em hình thành nhiều kĩ năng tốt cho cuộc sống sau này.
Người TPT đội cần tăng cường sưu tầm các loại trò chơi dân gian khác nhau, có thể sưu tầm kiến thức trên mạng Internet, sách báo, băng đĩa của HĐĐ các cấp... góp phần đáp ứng được nhu cầu giải trí của các em và đẩy mạnh việc sưu tầm, lưu trữ các loại trò chơi. Trò chơi nào phù hợp thì phát huy, một số trò chơi không hợp lí thì sẽ chỉnh sửa cho phù hợp. Ví dụ trò bịt mắt đập niêu ta có thể cải tiến thành trò chơi bịt mắt đập trống hay bịt mắt đập trai coca vừa vui lại không tốn kém.
Ở trường trung học cơ sở Xuân Bình tôi thường lựa chọn trò chơi dân gian mà có thể đông các bạn đội viên được tham gia. Tùy vào trò chơi mà tôi tổ chức thi theo khối hay thi toàn trường: Như thi kéo co, thi nhảy bao bố tôi tổ chức thi theo khối. Khối 6 thi với khối 6, khối 7 thi với khối 7...
Thi đưa bóng về đích. Thi ném còn, thi nấu cơm niêu tôi tổ chức thi toàn trường qua các trò chơi các em thấy được thấy được truyền thống văn hoá dân gian Việt Nam không chỉ có các câu hát, điệu hò, những sáng tác nghệ thuật hay nghệ thuật kiến trúc, ẩm thực, hội hoạ... mà còn có các trò chơi trong dịp lễ hội, đây là hình thức phản ánh phong tục tập quán làng xã, quần cư của người Việt cổ. Qua đó Giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước qua trò chơi dân gian.
VD: QuaTrò chơi kéo co: Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
	- Qua trò chơi đẩy gậy: Rèn luyện tinh thần mạnh mẽ, quyết đoán.
	- Qua trò chơi nấu cơm niêu dân gian: giáo dục tính truyền thống của dân tộc trong sinh hoạt ẩm thực.
	+ Trong quá trình thực hiện thì trưởng ban (thường là Tổng phụ trách Đội) phải chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những lệch lạc của cá nhân và tập thể Đội. Lưu ý là phải chỉ đạo một cách cương quyết nội dung và chương trình hoạt động trong thiết kế. Tuy nhiên cũng có thể có phát sinh trong quá trình thực hiện vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo để sử dụng và điểu chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình.
	+ Tổng phụ trách phải thường xuyên hội ý Ban tổ chức để nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn nội dung và chương trình đề ra.
	+ Sau khi tổ chức xong các trò chơi dân gian của một chương trình kết thúc cần phải có buổi họp bàn rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả, xem xét nghiêm túc những mặt mạnh và mặt yếu của công tác tổ chức, của các đội tham gia thi, của khâu chuẩn bị, tiến hành
	Mặt khác tổng kết đánh giá kết quả kịp thời động viên, tuyên dương khen thưởng những chi đội, đôi viên xuất sắc.
	Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, công bằng. Để rút kinh nghiệm cho những chương trình tiếp theo, tạo được khí thế của các chi đội và các cá nhân đội viên.
	Tóm lại trước khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường trung học cơ sở Xuân Bình tôi đã tiến hành thực hiện các quy trình sau và đã rất thành công khi tổ chức mang lại không khí vui tươi đến toàn liên Đội.
- Ổn định tổ chức.
- Chọn số lượng người chơi, không gian, địa điểm chơi phù hợp theo kế hoạch đã định.
- Giới thiệu tên trò chơi, tác dụng và ý nghĩa của rò chơi dân gian đó.
- Phổ biến nội dung, luật chơi.
- Chơi thử (nháp).
- Cử trọng tài (trọng tài chính và trọng tài giám sát thông thường trọng tài chính là giáo viên thể dục, trọng tài giám sát là các đồng chí giáo viên không chủ nhiệm).
- Chơi thật.
- Tổng kết, thưởng phạt rõ ràng, công bằng.
- Nhận xét quá trình chơi, rút kinh nghiệm với người chơi.
- Hướng dẫn, nhắc nhở HS để áp dụng trò chơi vào cuộc sống hàng ngày.
	Giải pháp thứ 3: Thực hiện tốt công tác phối kết hợp.
 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các em đội viên tập luyện.
Đây là một khâu rất quan trọng, có tính quyết định cho việc thành công hay không của việc tổ chức các trò chơi dân gian. Phải đảm bảo cho các em nắm được luật và cách chơi bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao. Ngoài ra. Khi tổ chức các hoạt động của tổ chức Đội nói chung, tổ chức các trò chơi dân gian nói riêng thì bản thân tôi TPT Đội còn phải biết phối hợp tốt với các lực lượng trong nhà trường như tổ chức Công đoàn trường. Tổ chức Hội chữ thập đỏ để tranh thủ sự giúp đỡ về con người giúp đỡ về việc thực thi kế hoạch.Vì bản thân tôi nhận thức được rằng TPT Đội dù giỏi đến mấy mà không được sự đồng tình ủng hộ và không có sự phối hợp tốt của các lực lượng giáo dục trong nhà trường thì sẽ không thể nào triển khai thực hiện tốt các kế hoạch đề ra.
	Giải pháp thứ 4: Rèn luyện Các kĩ năng tổ chức trò chơi dân gian 
	- Khi tổ các trò chơi dân gian muốn thành công thì người tổng phụ trách Đội cũng cần có các kĩ năng tổ chức trò chơi dân gian.Thông qua các lần tổ chức thực tế ở trường THCS Xuân Bình và thông qua việc học hỏi, nghiên cứu tài liệu tôi đã nắm được các bí quyết tổ chức sao cho hấp dẫn và thành công, việc này không chỉ có ý nghĩa đối với các trò chơi dân gian mà còn nói chung với các hoạt động Đội đó là:
Một: Làm chủ cuộc chơi và bản thân: Bản thân người quản trò phải làm chủ được mình, phải tự tin, tự nhiên, nắm được trò chơi, trình tự, luật chơi, cách điều khiển...Đặc biệt quản trò làm chủ được cuộc chơi...việc này rất quan trọng trong khâu tổ chức.
Hai: Khẩu khí dứt khoát, rõ ràng, cứng rắn, đủ âm lượng, lôi cuốn, thu hút được người chơi, tập thể chơi. Thành công của cuộc chơi phụ thuộc nhiều vào khẩu khí của quản trò đem lại. Biết biến hóa lời nói, tạo không khí vui vẻ, thêm chút hóm hỉnh trong việc điều hành trò chơi.
Ba: Cử chỉ, hành động: Người quản trò phải có cử chỉ, hành động, nét mặt hài hước để thực hiện các động tác của trò chơi. Dùng tay, chân, nét mặt, con mắt, miệng để thể hiện. Đặc biệt có những cử chỉ thân thiện v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tot_cac_tro_choi_dan_gian_tr.doc