SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 đạt hiệu quả

SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 đạt hiệu quả

Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ .thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ rất tốt cho việc học.

Tuy kinh nghiệm bản thân còn ít, nhưng qua tìm hiểu tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nho nhỏ này để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 đạt hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh khối 5 ở trường tôi. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.

 

doc 18 trang thuychi01 27866
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
1
1
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng
Các giải pháp đã sử dụng
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2
3
4
15
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
16
17
A . PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ.thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ rất tốt cho việc học. 
Tuy kinh nghiệm bản thân còn ít, nhưng qua tìm hiểu tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nho nhỏ này để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 đạt hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh khối 5 ở trường tôi. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
II. Mục đích nghiên cứu
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt sẽ mang lại hiệu quả cao . Chính vì thế mục đích tôi chọn đề tài để: 
- Từ các hoạt động vui chơi này nó sẽ kích thích hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi.
- Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động chơi.
- Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi.
- Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập.
Tóm lại, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trong những giờ Tiếng Việt. Đó là điều tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Làm thế nào để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 đạt hiệu quả”
III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Hoằng Thái.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Tôi dùng phương pháp thực tế thu thập thông tin bằng cách tiến hành tổ chức trò chơi trực tiếp đối với học sinh trong lớp.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Các bài tập Tiếng Việt trong sách giáo khoa lớp 5 bao giờ cũng nhằm hình thành cho học sinh một đơn vị kiến thức hay rèn luyện cho học sinh một kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng Việt đã học vào một tình huống cụ thể. Mỗi bài tập thường chỉ đề cập đến một khía cạnh của nội dung bài học từ mức độ thấp đến mức độ cao nhằm rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh.
Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu bài ‘’ Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu ”Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 86.
Bài 1 : Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương ( Thánh Gióng ) ? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì ?
Bước đầu bài tập chỉ yêu cầu học sinh nhận biết những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương có trong đoạn văn ( mức độ biết ). Sau đó phải nêu được tác dụng của việc thay thế từ ngữ ( mức độ hiểu ).
Như vậy thông qua bài tập 1, học sinh được rèn những kĩ năng tư duy ở mức độ thấp đó là : biết- hiểu.
Bài 2 : Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.
Sang bài tập 2, học sinh phải xác định được từ ngữ được lặp lại trong hai đoạn văn và dùng từ ngữ khác để thay thế. Như vậy mức độ yêu cầu của bài tập cao hơn, học sinh phải biết cách vận dụng từ ngữ để thay thế ( mức độ vận dụng ) và thay thế cho phù hợp, làm cho đoạn văn hay hơn( mức độ phân tích ). Muốn đạt được điều đó thì ngoài việc biết cách vận dụng học sinh còn phải biết phân tích xem việc dùng từ ngữ nào là phù hợp nhất để đoạn văn trở nên hay hơn. Thông qua bài tập 2, học sinh được rèn kĩ năng tư duy ở mức độ cao hơn đó là : vận dụng- phân tích.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó 
có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết các câu.
Yêu cầu của bài tập là học sinh phải tạo ra được một đoạn văn mới có sử dụng 
phép thay thế từ ngữ để liên kết các câu ( mức độ tổng hợp).Ngoài ra, học sinh còn phải biết cách đánh giá sản phẩm của mình và của bạn xem có đúng yêu cầu đề bài hay không ( mức độ đánh giá). Thông qua bài tập 3, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng tổng hợp- đánh giá. Đó là những kĩ năng tư duy ở mức độ cao.
Hầu như các bài tập Tiếng Việt nào ở lớp 5 cũng là một sự luyện tập để nắm vững một kiến thức Tiếng Việt hoặc rèn luyện một kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, rèn luyện các thao tác tư duy. Vì vậy, trò chơi học tập phải thể hiện được yêu cầu rèn luyện của bài tập. Có nghĩa là trò chơi học tập phải mang được nội dung của bài tập, phải rèn được kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phải rèn luyện các thao tác tư duy từ mức độ thấp đến mức độ cao theo yêu cầu của bài tập. 
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trong quá trình giảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh học tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số đối tượng học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. 
Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thức dạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi học Tiếng Việt. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Và việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt là hết sức cần thiết.
Theo khảo sát đầu năm học 2015 – 2016: Khi tôi tổ chức một số trò chơi trong môn Tiếng Việt cho 24 học sinh lớp 5B tại Trường TH Hoằng Thái, thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh tham gia khảo sát là 24
Số học sinh không thích tham gia trò chơi là 14
Số HS ham thích trò chơi là 10
Số học sinh không hiểu biết về trò chơi là 10
Số học sinh hiểu biết về trò chơi là 4
Số học sinh chưa biết tự tổ chức trò chơi là 7
Số học sinh biết tự tổ chức trò chơi là 3
Qua lần khảo sát này , tôi nhận thấy rằng với tỷ lệ này là rất thấp so với nhu cầu thực tế của môn học nên tôi cần phải tìm ra các giải pháp để các em ham thích và tham gia trò chơi một cách chủ động, đạt hiệu quả cao hơn trong môn học này.
III. Các giải pháp đã sử dụng
Học sinh tiểu học luôn thích thú những điều mới lạ. Vì vậy, để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc vận dụng những trò chơi học tập cũ đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để thiết kế những trò chơi học tập mới.
1. Vận dụng trò chơi học tập vào giảng dạy Tiếng Việt
Qua nhiều năm giảng dạy ở tiểu học đặc biệt là lớp 5, tôi đã sử dụng rất nhiều trò chơi học tập trong dạy Tiếng Việt như : trò chơi ô chữ, ong tìm bạn, .Ngoài ra, trong năm học này, được tiếp thu các chuyên đề về phương pháp tích cực của bộ môn Tiếng Việt, đã cung cấp cho tôi thêm nhiều ý tưởng vận dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh. Khi vận dụng cần lưu ý một số yêu cầu sau:
1.1. Các yêu cầu khi vận dụng:
a. Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài tập vì nó quyết định việc chọn trò chơi cho phù hợp. 
Ví dụ : Tiết luyện từ và câu :‘’Từ đồng nghĩa “ , Sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 8.
Bài tập 2 : Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây : đẹp, to lớn, học tập.
Bài tập không yêu cầu học sinh nhận diện các từ đồng nghĩa cho sẵn ở mức độ hiểu –biết mà bài tập lại yêu cầu ở mức độ cao hơn, học sinh phải tự nghĩ ra những đồng nghĩa phù hợp với từ đã cho ( mức độ vận dụng – phân tích ). Vì vậy, đối với bài tập này chỉ phù hợp với những trò chơi như : ong đi tìm tổ hoặc tổ chức chơi dưới hình thức thi đua giữa 3 dãy để tìm từ chứ không phù hợp với trò chơi ‘’ Tìm bạn “’. Nếu ta vận dụng trò chơi ‘’ Tìm bạn ‘’ đối với bài tập này là vô tình ta làm giảm mục tiêu của bài tập. Vì trò chơi ‘’ Tìm bạn’’ chỉ tổ chức được khi từ ta cho sẵn, học sinh chỉ việc di chuyển và tìm bạn mang từ phù hợp chứ học sinh không tự nghĩ ra từ.
b. Giáo viên cần phải nắm được khả năng của từng học sinh để việc phân nhóm chơi hợp lí. Nói chung, cần chọn hình thức nào lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia nhất.
c. Khi vận dụng các trò chơi trong học tập Tiếng Việt, người giáo viên nên hoạch định trước việc sử dụng những phương tiện nào để nâng cao hiệu quả của trò chơi . Các phương tiện có thể gồm : 
+ Phương tiện theo nội dung trò chơi quy định ( Ví dụ như : trang phục cho các nhân vật sắm vai.Loại phương tiện này thường được sử dụng trong phân môn Tập đọc, kể chuyện..giúp học sinh tái hiện lại nội dung câu chuyện hay nội dung bài đọc. )
+ Phương tiện phục vụ cho việc đánh giá ( Ví dụ như : Bảng đúng / sai, mặt khóc/ mặt cười ) 
+ Phương tiện vật chất là phần thưởng cho đội thắng cuộc như các phiếu khen tặng, một bông hoa điểm thưởngHọc sinh sẽ rất thích thú khi biết được chơi thắng cuộc sẽ được thưởng. Nó là động lực để các em tham gia trò chơi nhiệt tình, năng động hơn.
d. Mục tiêu của trò chơi học tập là cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng do đó: Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần gợi ý để học sinh rút ra các nội dung, kĩ năng mà các em đã học được qua trò chơi. 
Việc đánh giá tổng kết trò chơi có thể giao cho học sinh tự nhận xét, đánh giá và tổng kết để phát huy tối đa khả năng của các em, giúp học sinh rèn luyện óc suy luận, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp từ đó các em sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn.
e. Ngoài ra, khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh, giáo viên cũng cần lưu ý đến điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian khi chơi và sức khỏe của học sinh.
1. 2. Cách vận dụng : Có rất nhiều cách xếp loại trò chơi học tập :
a. Cách thứ nhất: Xếp theo mục đích sử dụng :
- Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức.
- Trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức.
- Trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy.
b. Cách thứ hai: Xếp theo yêu cầu rèn kĩ năng 
- Nghe
- Nói 
- Đọc
- Viết
c. Cách thứ ba: Xếp theo phân môn : 
- Luyện từ và câu
- Tập làm văn
- Chính tả
- Kể chuyện
- Tập đọc
1. 3. Các ví dụ cụ thể theo bài học trong sách giáo khoa lớp 5
Để việc vận dụng có hiệu quả, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi 
xin trình bày các trò chơi được phân loại theo mục đích sử dụng: Các trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức : Trò chơi hái quả, trò chơi tìm bạn, trò chơi tập trung
* Ví dụ 1: Sau đây tôi xin giới thiệu cách vận dụng trò chơi ‘’ Tập trung” khi dạy bài Từ đồng nghĩa (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 7) Trò chơi được vận dụng khi tìm hiểu bài.
a. Mục tiêu : 
- Giúp học sinh bước đầu hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.
- Khơi gợi sự tập trung chú ý để tìm tòi kiến thức mới. 
b. Chuẩn bị : Đây là khâu khá quan trọng, khâu này quyết định 90% việc tổ chức trò chơi có thành công hay không. Chính vì thế giáo viên phải thực hiện một số việc sau đây :
- Chuẩn bị các đồ dùng phục vụ để tổ chức trò chơi. Đối với trò chơi này, giáo viên cần phải chuẩn bị : 1 bộ thẻ ghi các cặp từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. ( có thể lấy từ ngữ liệu cần phân tích trong phần nhận xét của bài học ở sách giáo khoa. )
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt sau khi kết thúc trò chơi để học sinh rút ra được thế nào là từ đồng nghĩa ,đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Xác định rõ các bước tiến hành trò chơi.
c. Tiến hành :
- Bộ thẻ từ được đính lên bảng lớp ( đặt úp thẻ xuống theo 2 dãy).
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi . Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lật thẻ và oẳn tù tì để giành quyền lật trước.
- Đại diện mỗi đội lần lượt lật một thẻ từ ở mỗi dãy lên và trình bày với lớp đây có phải là một cặp thẻ phù hợp hay không. Nếu hai thẻ từ tạo thành một cặp thẻ từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau thì người chơi được giữ cặp thẻ. Nếu hai thẻ không phù hợp, người chơi đặt úp hai thẻ này vào lại chỗ cũ.
- Trò chơi kết thúc khi tất cả các cặp thẻ đồng nghĩa được xác định. Đội thắng cuộc sẽ là đội có nhiều cặp thẻ đồng nghĩa nhất.
 Lưu ý : 
- Giáo viên cần phải cân nhắc thật kĩ số lượng thẻ từ để thời gian chơi không quá dài, làm mất sự tập trung chú ý của học sinh. Thời gian tiến hành tốt nhất là khoảng 5 phút. Sau đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức trong vòng 5 phút tiếp theo là hợp lí. Thời gian còn lại nên dành cho việc luyện tập hình thành kĩ năng.
- Giáo viên phổ biến cách chơi càng rõ ràng bao nhiêu thì việc tiến hành chơi càng đỡ mất thời gian bấy nhiêu.
- Cần chú ý đến màu sắc của thẻ từ và độ lớn của chữ ghi trên thẻ từ sao cho phù hợp, gây được sự chú ý của học sinh, học sinh ngồi cuối lớp vẫn có thể nhìn thấy được.
- Trò chơi này cũng có thể vận dụng khi dạy bài ‘’ Từ trái nghĩa’’. Cách tổchức như trên nhưng chỉ cần thay đổi ngữ liệu ghi trên thẻ từ. 
**Ví dụ 2: Áp dụng các trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức : Trò chơi tìm bạn, trò chơi câu cá, trò chơi thả thơ, trò chơi sắm vai, trò chơi ô, trò chơi tập trung Tôi xin trình bày cách vận dụng “ Trò chơi Ô”vào phân môn Tập làm văn bài : “Luyện tập tả người ”, Tiếng Việt 5, tập 1, trang 132 .
a. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh phát triển vốn từ ngữ miêu tả người, giúp cho các tiết tập làm văn miệng trở nên lí thú hơn với học sinh. 
- Tập cho học sinh làm quen với cách làm việc theo nhóm, nói trong nhóm. 
b. Chuẩn bị : 
- Giáo viên phải phân loại học sinh để việc phân nhóm có sự chủ định. Đối với trò chơi này, tốt nhất là một nhóm chơi chỉ nên có từ 4- 6 em và phải đủ trình độ.
- Chuẩn bị bảng trò chơi Ô hình rắn kích thước A0, các bộ thẻ hình, xúc xắc, các vòng nhựa tròn hoặc ngựa đủ cho số nhóm đã phân.
b. Tiến hành : 
- Các nhóm học sinh nhận một bảng trò chơi Ô trong bảng này có các vòng tròn xanh và các ngôi sao xanh, đỏ, vàng được sắp xếp không theo trật tự, bộ ảnh chụp, các con ngựa bằng nhựa như trong trò chơi cá ngựa đủ cho các em trong nhóm và một xúc xắc. 
- Các nhóm đặt úp bộ ảnh chụp vào vị trí nơi đặt bộ thẻ hình trên bảng trò chơi Ô. Tất cả các em trong nhóm cùng đặt các hoặc con ngựa bằng nhựa như trong trò chơi cá ngựa của mình vào vị trí bắt đầu. Trong nhóm, lần lượt từng em đổ xúc xắc. 
- Tùy theo số trên mặt xúc xắc mà em này sẽ di chuyển con ngựa bằng nhựa của mình theo số các vòng tròn nhỏ trên bảng trò chơi Ô sao cho phù hợp. Nếu con ngựa của em vào ngôi sao màu đỏ , em sẽ lấy một ảnh theo thứ tự từ trên xuống của bộ ảnh. Em này xem ảnh và đặt 2-3 câu về người hoặc cảnh trong ảnh. Cả nhóm cùng xem ảnh và nhận xét câu miêu tả của bạn.
- Sau khi thực hiện xong, em đặt ảnh chụp vào vị trí dưới cùng của bộ thẻ. Nếu con ngựa của em vào các ngôi sao khác thì em bị mất lượt đi. 
- Trò chơi sẽ kết thúckhi tất cả các em trong nhóm cùng về đến đích hay tất cả các ảnh đã được học sinh xem và miêu tả hết.
 Lưu ý : 
- Trò chơi này có thể vận dụng ở nhiều phân môn khác nhau như : Kể chuyện, chính tả , luyện từ và câu, tập đọc ( đọc hiểu ), tập làm văn, chỉ cần thay đổi bộ thẻ hình hoặc câu hỏi ở nơi đặt thẻ. 
- Mục tiêu của trò chơi sẽ thay đổi khi ta vận dụng trò chơi này ở những phân môn khác nhau. 
*** Ví dụ 3: Các trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy : Trò chơi truyền điện, trò chơi tập trung, trò chơi tìm bạn, trò chơi thi viết câu ghép, trò chơi những hình ảnh biết nói Sau đây tôi xin giới thiệu cách vận dụng trò chơi : “ Truyền điện” Trò chơi này tổ chức vào thời điểm cuối tiết tập đọc – học thuộc lòng hoặc tiết ôn tập học thuộc lòng.
a.Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.
- Rèn khả năng tập trung suy nghĩ cao độ.
- Rèn phản xạ nhanh, nhạy.
- Tạo hứng thú và không khí sôi nổi trong học tập.
b.Chuẩn bị : 
- Học sinh hai nhóm A & B ngồi quay vào nhau (hoặc đứng thành hai hàng đối diện)
c.Tiến hành : 
- Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi: hai nhóm bắt thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước. 
- Đại diện nhóm đọc trước (nhóm A) đọc câu đầu tiên của bài thơ rồi chỉ định thật nhanh (truyền điện), một bạn bất kì của nhóm kia (nhóm B), bạn được chỉ định đọc tiếp câu thơ thứ 2 của bài. 
- Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn của nhóm A đọc tiếp câu thơ thứ 3, cứ như vậy cho đến hết bài.
 Lưu ý : 
- Trường hợp học sinh được “truyền điện” chưa thuộc, các bạn nhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5. Nếu không đọc được phải đứng yên tại chỗ (bị điện giật). Lúc đó học sinh A1 chỉ tiếp học sinh B2 Nhóm nào có nhiều người phải đứng (bị điện giật) là nhóm thua cuộc.
- Ta có thể vận dụng trò chơi này để kiểm tra kiến thức ở nhiều phân môn khác nhau như : Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu. Vận dụng như thế nào là tùy vào từng bài, tùy vào mục đích và nội dung cần kiểm tra, củng cố.
Mỗi một trò chơi đều có thể vận dụng với mục đích sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như trò chơi ‘’ Tập trung’’ được vận dụng để dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới như đã giới thiệu ở phần trên nhưng đồng thời cũng có thể vận dụng để rèn kĩ năng thực hành, củng cố kiến thức hoặc ôn tập tổng hợp kiến thức. Điều ấy còn phụ thuộc vào mục tiêu của từng bài tập. 
Tóm lại, viêc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt là rất cần thiết.Thông qua trò chơi, các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói được rèn luyện, đồng thời kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh, rèn luyện tư duy linh hoạt và tác phong nhanh nhẹn , tháo vát , tự tin cho học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng trò chơi học tập phải luôn đi kèm với việc sáng tạo thiết kế ra trò chơi mới bởi học sinh tiểu học luôn ham thích những cái mới lạ. 
2. Thiết kế trò chơi học tập
Ngoài vận dụng, giáo viên phải biết thiết kế hoặc chuyển đổi một số trò chơi để giảng dạy. Khi thiết kế thì cần :
- Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp.
- Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những trò chơi khác nhau.
Ví dụ : Bài tập 2 tiết Chính tả SGK/ 46 . Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn ‘’ Anh hùng Núp tại Cu-ba ‘’. Mục tiêu của bài tập là học sinh nhận diện được các tiếng có chứa vần uô, ua. 
Khi đó ta có thể tổ chức trò chơi có nội dung : Xếp các tiếng trong tập hợp sau thành 2 nhóm, một nhóm gồm các tiếng có vần uô và một nhóm gồm các tiếng có vần ua. Nếu yêu cầu của bài tập chỉ là tìm từ có tiếng chứa vần uô hoặc ua thì mục tiêu của bài tập sẽ là mở rộng vốn từ. Khi đó ta có thể tổ chức trò chơi có nội dung : tìm từ chứa tiếng uô và ua dưới hình thức thi đua giữa hai dãy.
Giáo viên tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, cách chơi), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập cần rèn của giáo viên. Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh.
Một nội dung trò chơi có thể được thể hiện thành các hình thức tổ chức trò chơi khác nhau.
Ví dụ : Nội dung trò chơi xếp các từ trong tập hợp sau thành hai nhóm : một nhóm gồm các từ chỉ người, cơ quan, tổ chức thực h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_hoc_tap_tieng_viet.doc