SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế bài học môn Toán THPT theo phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học

SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế bài học môn Toán THPT theo phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học

Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức. Đối với đa số các bài học, thời gian học trên lớp là không đủ để giáo viên có thể giúp học sinh tiếp thu, hình thành kiến thức, lượng kiến thức mới lại cần được cập nhật thường xuyên trong khi tổ chức dạy học trên lớp lại không đổi [2].

Để giải quyết vấn đề này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều công văn và tài liệu nhằm hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung trong sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Tuy nhiên việc thiết kế bài học theo chủ đề, với mục đích hướng dẫn học sinh tự học, đang là một công việc mới mẻ, khó khăn đối với đại đa số giáo viên. Bản thân tôi là người được tham gia lớp tập huấn đổi mới phương pháp do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức và sau đó trực tiếp tập huấn lại cho giáo viên cốt cán trong tỉnh, nên tôi cũng nhận thấy mình đã nắm được những nội dung cơ bản của phương pháp mới. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm thiết kế bài học môn Toán THPT theo phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

doc 38 trang thuychi01 24155
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế bài học môn Toán THPT theo phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức. Đối với đa số các bài học, thời gian học trên lớp là không đủ để giáo viên có thể giúp học sinh tiếp thu, hình thành kiến thức, lượng kiến thức mới lại cần được cập nhật thường xuyên trong khi tổ chức dạy học trên lớp lại không đổi [2]. 
Để giải quyết vấn đề này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều công văn và tài liệu nhằm hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung trong sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Tuy nhiên việc thiết kế bài học theo chủ đề, với mục đích hướng dẫn học sinh tự học, đang là một công việc mới mẻ, khó khăn đối với đại đa số giáo viên. Bản thân tôi là người được tham gia lớp tập huấn đổi mới phương pháp do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức và sau đó trực tiếp tập huấn lại cho giáo viên cốt cán trong tỉnh, nên tôi cũng nhận thấy mình đã nắm được những nội dung cơ bản của phương pháp mới. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm thiết kế bài học môn Toán THPT theo phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” làm đề tài nghiên cứu của mình. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và thực hành thiết kế bài học theo chủ đề nhằm phát huy khả năng tự học và phát triển năng lực của học sinh, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thiết kế bài học và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu và đề xuất quy trình thiết kế bài học theo chủ đề, các kĩ thuật dạy học, các phương tiện dạy học trong việc thiết kế bài học theo chủ đề nhằm phát huy khả năng tự học và phát triển năng lực của học sinh
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài như: Sách giáo khoa, tài liệu về tâm lí, giáo dục, tài liệu về tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, dạy học phát triển năng lực của học sinh và các tài liệu khác liên quan.
	- Phương pháp điều tra quan sát: Tìm hiểu việc tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học ở trường THPT Đông Sơn 1 và một số trường THPT khác trong tỉnh.
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham dự các lớp tập huấn do Bộ và Sở giáo dục tổ chức, buổi họp chuyên môn, trao đổi ý kiến với các giáo viên tổ Toán ở trường THPT Đông Sơn 1 và trong tỉnh Thanh Hóa.
	- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm bao gồm dạy và kiểm tra đối với một số lớp của trường THPT Đông Sơn 1 và trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2017 – 2018. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Nội dung của phần này được trích dẫn chủ yếu từ “Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Toán” của Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu hành tháng 7 năm 2017. 
	2.1.1. Một số vấn đề chung về đổi mới hình thức và phương pháp dạy học
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua một số văn bản sau đây:
- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI:“Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học".
Thực hiện định hướng nêu trên việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát huy năng lực người học trong giáo dục phổ thông cần được thực hiện một cách đồng bộ. Cụ thể như sau:
	a) Về nội dung dạy học
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên áp dụng thường xuyên và hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên. Theo đó, các cơ sở giáo dục trung học, tổ chuyên môn và giáo viên được chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh. Nhà trường tổ chức cho giáo viên rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn nhằm khắc phục hạn chế về cấu trúc chương trình kiểu "xoáy ốc" dẫn đến một số kiến thức học sinh đã được học ở lớp dưới có thể lại được tác giả đưa vào sách giáo khoa lớp trên theo lôgic của vấn đề khiến học sinh phải học lại một cách chưa hợp lý, gây quá tải.
Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ tổ bộ môn, được phòng, sở góp ý và phê duyệt để làm căn cứ tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch như vậy tạo điều kiện cho các trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt từ cấp trên.
	b) Về phương pháp dạy học
	Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Phương pháp dạy học tích cực nhấn mạnh việc lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều có những đặc trưng cơ bản sau:
	- Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
	- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
	- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
	Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn" hơn nhưng thực ra trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động thì mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn, xử lý các hoạt động, tình huống của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
	c) Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh
	Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:
	- Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được khắc phục, diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định.
	- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận.
	- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.
	Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được sử dụng trong tổ chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
	Như vậy, mỗi bài học bao gồm các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng. Theo công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo thì hoạt động học của học sinh là quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
	(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
	(2) Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
	(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
	(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
	2.1.2. Quy trình xây dựng một bài học hoặc chủ đề học tập
	Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học bài học/chủ đề sẽ xây dựng
	Bước 2: Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng nội dung bài học
	Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; dự kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinhđể xác định các năng lực và phẩm chất chủ yếu có thể góp phần hình thành/phát triển trong bài học
	Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
	Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả ở Bước 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề bài học
	Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực để tổ chức cho học sinh thực hiện ở trên lớp và ở nhà.
	2.1.3. Thiết kế tiến trình dạy học của một bài học môn Toán 
	a) Hoạt động khởi động
	Mục đích là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
	Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó giúp học sinh duy nghĩ và bộc lộ những quan điểm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vì vậy, các câu hỏi, hay nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi, hay vấn đề mở, chưa cần học sinh phải có câu trả lời hoàn chỉnh.
	Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm tiếp cận, hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
	b) Hoạt động hình thành kiến thức
	Mục đích là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và bổ sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của mình.
	Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức, kỹ năng mới thông qua các hoạt động khác nhau, như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo,...
	Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập đã hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để các em chính xác hóa, ghi nhận và vận dụng.
	c) Hoạt động luyện tập
	Mục đích là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được.Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học, thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay từ thực tiễn.
	Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên giúp học sinh lĩnh hội cả về tri thức lẫn phương pháp, biết cách giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề và vận dụng, ít nhất là giải quyết được vấn đề đặt ra trong hoạt động khởi động.
	d) Hoạt động vận dụng
	Mục đích là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề khó hoặc nảy sinh trong thực tế.
	Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện những hoạt động, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong thực tế, hoặc nêu những vấn đề khó để các em tìm tòi cách giải quyết. 
	Hoạt động này không cần tổ chức trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
	e) Hoạt động tìm tòi mở rộng
	Mục đích là giúp học sinh không ngừng tiến tới, không bao giờ dừng lại những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn có rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, góp phần học tập suốt đời.
	Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi mở rộng kiến thức ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh trong thực tế hoặc tự tìm hiểu thêm các vấn đề từ các nguồn tài liệu tham khảo, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
	Hoạt động này không cần tổ chức trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
	2.1.4. Cấu trúc một bài học môn Toán 
	1. Giới thiệu/đặt vấn đề (Hoạt động khởi động)
	2. Nội dung chính
	2.1. Đơn vị kiến thức 1
	a) Tiếp cận (khởi động)
	b) Hình thành kiến thức
	c) Củng cố (nhận dạng, thể hiện; mẫu, tương tự, nâng cao,...)
	2.1. Đơn vị kiến thức 2
	a) Tiếp cận (khởi động)
	b) Hình thành kiến thức
	c) Củng cố (nhận dạng, thể hiện; mẫu, tương tự, nâng cao,...)
	...
	2.k. Đơn vị kiến thức k
	...
	3. Luyện tập (bảo đảm mỗi đơn vị kiến thức trong bài đều được luyện tập)
	4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng (ứng dụng kiến thức đã được học, mở rộng, đào sâu, ...)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH được ban hành từ năm 2014 và tiếp đó là các văn bản hướng dẫn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn xây dựng bài học theo chủ đề nhằm phát huy tính tích cực và tự học của học sinh, tuy nhiên có nhiều tổ nhóm chuyên môn còn chưa triển khai hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng các chủ đề cụ thể.
	Tháng 7/2017, Bộ giáo dục và Đào tạo đã triển khai tập huấn “Phương pháp kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” cho chuyên viên và giáo viên cốt cán các tỉnh. Tiếp theo tháng 8/2017, Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã triển khai tập huấn lại cho giáo viên cốt cán của các trường THPT và sau đó tiếp tục được triển khai tại trường cho các giáo viên còn lại. Tuy nhiên qua các đợt tập huấn cũng như tìm hiểu thực tế giảng dạy tại trường THPT Đông Sơn 1 và tham khảo ở một số trường khác trong tỉnh, tôi nhận thấy việc thực hành thiết kế các chủ đề dạy học môn Toán theo phương pháp mới đang còn là vấn đề khó khăn đối với đại đa số giáo viên. Ngoài ra những thiết kế theo chủ đề hoàn chỉnh để có thể triển khai trong dạy học lại chưa có hoặc chưa rõ ràng, nhiều giáo viên có biên soạn theo sự phân công nhưng còn sơ sài, chưa đúng theo tinh thần đổi mới.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Sau đây là thiết kế bài học của hai chủ đề cụ thể áp dụng phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Do giới hạn của sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ trình bày hai chủ đề, đó là các chủ đề Phép quay và Bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
	2.3.1. Chủ đề “Phép quay” (Chương 1 - Hình học 11) 
1. Giới thiệu (Hoạt động khởi động) 
Hãy quan sát 4 hình vẽ sau và đưa ra nhận xét về đặc điểm chung của chúng ?
 Hình 1 Hình 2
 Hình 3 Hình 4
Sự dịch chuyển của chiếc kim đồng hồ, của cần cẩu, sự chuyển động của chiế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_hoc_mon_toan_thpt_theo.doc
  • pptBai giang nhi thuc Niuton - DS va GT 11.ppt
  • pptBai giang On tap chuong 1 - Hinh hoc 12.ppt
  • docBia sang kien kinh nghiem.doc
  • docPhu luc 1- De kiem tra.doc
  • docPhu luc 2- Giao an bai phep quay.doc
  • docPhu luc 3- Giao an bai Nhi thuc Niu ton.doc
  • docPhu luc 4- Giao an bai On tap chuong 1 Hinh hoc 12.doc