SKKN Một số biện pháp chủ nhiệm lớp trong trung tâm giáo dục thường xuyên

SKKN Một số biện pháp chủ nhiệm lớp trong trung tâm giáo dục thường xuyên

 Ngoài công việc giảng dạy, giáo viên còn đảm nhận một trọng trách quan trọng đó là việc quản lý, tổ chức, giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Công tác chủ nhiệm lớp thường được coi là vừa “khó”, lại vừa “khổ”. Giáo viên chủ nhiệm không đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em là hết sức cần thiết.

 Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”.Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. “Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lớp 10 chưa ý thức được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên vấn đề tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy, Cô giáo, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

 Trong công tác chủ nhiệm vẫn còn đâu đó những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho học sinh tự do hư đốn, hoặc một số giáo viên chủ nhiệm lớp có tính nóng nảy, thô bạo hoặc còn tồn tại chuyện học sinh có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với thầy (cô) giáo chủ nhiệm của mình.

 Vậy nên giáo viên chủ nhiệm cần phải có phương pháp phù hợp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giúp các em hoàn thiện nhân cách, xây dựng tập thể lớp tiến bộ góp phần đưa nhà trường ngày càng tiến lên.

 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, nhất là trong môi trường GDTX, đa phần các em là học sinh người dân tộc, sống trong các xã vùng sâu vùng xa, học lực yếu, nhận thức về các vấn đề còn hạn chế thì việc giúp đỡ các em không ai khác chính là giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi các em, là người tổ chức, giáo dục, hình thành nhân cách, hình thành đạo đức cho các em.

 

docx 16 trang thuychi01 8424
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chủ nhiệm lớp trong trung tâm giáo dục thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Ngoài công việc giảng dạy, giáo viên còn đảm nhận một trọng trách quan trọng đó là việc quản lý, tổ chức, giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Công tác chủ nhiệm lớp thường được coi là vừa “khó”, lại vừa “khổ”. Giáo viên chủ nhiệm không đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em là hết sức cần thiết. 
 Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”.Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. “Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lớp 10 chưa ý thức được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên vấn đề tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy, Cô giáo, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ nhiệm. 
 Trong công tác chủ nhiệm vẫn còn đâu đó những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho học sinh tự do hư đốn, hoặc một số giáo viên chủ nhiệm lớp có tính nóng nảy, thô bạo hoặc còn tồn tại chuyện học sinh có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với thầy (cô) giáo chủ nhiệm của mình. 
	Vậy nên giáo viên chủ nhiệm cần phải có phương pháp phù hợp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giúp các em hoàn thiện nhân cách, xây dựng tập thể lớp tiến bộ góp phần đưa nhà trường ngày càng tiến lên.
	Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, nhất là trong môi trường GDTX, đa phần các em là học sinh người dân tộc, sống trong các xã vùng sâu vùng xa, học lực yếu, nhận thức về các vấn đề còn hạn chế thì việc giúp đỡ các em không ai khác chính là giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi các em, là người tổ chức, giáo dục, hình thành nhân cách, hình thành đạo đức cho các em.
	Vì thế để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh ở lớp chủ nhiệm là hết sức cần thiết, quan trọng không kém với việc truyền đạt kiến thức chuyên môn nên tôi quyết định chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ NHIỆM LỚP TRONG TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN” với mục tiêu nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý, giáo dục đạo đức giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
	SKKN này cung cấp một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp làm tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm và nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm đối với học sinh hệ GDTX. 
3. Đối tượng và phạm vi đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
	Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu đối tượng là học sinh lớp 10 của Trung tâm GDTX Ngọc Lặc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
	Vì điều kiện và thời gian có giới hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế ở học sinh lớp 10A1 của Trung tâm GDTX Ngọc Lặc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Các hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh.
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, học sinh, hội cha mẹ học sinh, bạn bè của học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
- Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong nhà trường.
 PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận 
 Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm về một lớp, là người quản lí lớp toàn diện từ giáo dục văn hóa đến giáo dục nhân cách. chính vì thế giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
 Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh – những chủ nhân tương ai của đất nước.
	Ngày nay với nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thẻ coi giáo viên chủ nhiệm như là một nhà quản lí nhỏ với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học, người làm công tác phát triển lớp học, người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng, rèn luyện của học sinh, là người thầy, là người bạn của học sinh.
	Giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ tạo nên một nhà trường vững mạnh. 
 Giáo viên chủ nhiệm có vị trí quan trọng và vai trò to lớn trong công tác giáo dục nên nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm cũng nặng nề, vất vả hơn. Đồng thời đòi hỏi người làm công tác chủ nhiệm phải là người có tâm, có năng lực, không ngừng học tập, tích lũy kinh nghiệm để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao nhất. Để làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong giáo dục để giúp học sinh trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự của người giáo viên như Bác Hồ đã nói:
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người.” 
2. Thực trạng vấn đề
	Hoạt động của Trung Tâm GDTX Ngọc Lặc luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ Ban nhân dân Huyện Ngọc Lặc và đặc biệt là sự chỉ đạo của Phòng giáo dục Huyện ngọc Lặc, Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa. Đây là những tiền đề cơ bản nhất để Trung Tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học.
	Hiện nay nhận thức của nhân dân các dân tộc về việc học đã được nâng lên một bước, nhu cầu học tập của cán bộ, học sinh ngày càng cao. Do vậy hoạt động dạy học cũng như các hoạt động khác của Trung Tâm GDTX Ngọc Lặc được nhân dân quan tâm và nhiệt tình ủng hộ.
	Trung Tâm GDTX Ngọc Lặc có truyền thống luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt danh hiệu Trung Tâm tiên tiến cấp tỉnh, đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III năm 1998. Đặc biệt Trung Tâm GDTX Ngọc Lặc là đơn vị đoàn kết, vượt khó, có tinh thần trách nhiệm cao; tập thể cán bộ, giáo viên vững về nghiệp vụ, giàu lòng yêu trẻ, yêu nghề, luôn nêu cao tinh thần đồng cam cộng khổ, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.
	Trung Tâm GDTX Ngọc Lặc có địa bàn phân tán trên 2 cụm trong huyện, khoảng cách giữa 2 cụm lại quá xa nhau: Cụm Trung Tâm cách cụm Nguyệt ấn 30 km. Điều này gây bất cập trong việc quản lý điều hành của Ban giám đốc. Cơ sở vật chất của Trung Tâm còn thiếu thốn, hiện nay cụm Nguyệt Ấn vẫn phải học 2 ca/ ngày, chưa có nhà văn phòng, nhà ở giáo viên. Đội ngũ giáo viên đứng lớp hiện nay phần nào đã đáp ứng được yêu cầu, song vẫn còn có giáo viên phải luân phiên dạy chéo cụm. 
	Do tác động của cơ chế thị trường các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội đã ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động của Trung Tâm, ảnh hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Đời sống kinh tế của nhân dân các dân tộc trong huyện tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình vẫn còn hạn chế. 
	Đối tượng tuyển sinh vào Trung Tâm GDTX Ngọc Lặc là những học sinh không đủ điều kiện vào học các trường THPT, cán bộ đương chức, cán bộ kế cận chưa tốt nghiệp PTTH của các xã, thị trấn, cơ quan trên địa bàn toàn huyện. Học viên của Trung Tâm chủ yếu là con em các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa có điều kiện đi lại rất khó khăn. Trình độ học viên, học sinh đầu vào thấp so với các trường THPT trong huyện. Chất lượng tuyển sinh đầu vào khối 10 thấp, chủ yếu là học sinh yếu kém không đậu được vào các trường phổ thông trung học.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, Trung Tâm GDTX Ngọc Lặc vẫn xác định lấy những thuận lợi làm mục tiêu cơ bản nhất, bám sát các chủ đề hoạt động, kế hoạch của cấp trên giao cho, tìm tòi sáng tạo trong hoạt động nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Quy mô trường, lớp, học sinh, đội ngũ CBGV Trung Tâm GDTX Ngọc Lặc 
(Số liệu thống kê cuối học kỳ I) (3)
	- Tổng số học sinh đầu năm: 586 học sinh/14 lớp. 
	- Tổng số học sinh hiện tại: 554 học sinh/14 lớp. 
	- Tuyển sinh đầu cấp: tuyển mới được 285 học sinh, chia làm 6 lớp.
	- Tính đến tháng 02/2017 tổng số CBGV- CNV có 36 đ/c. Trong đó: CBQL 02 đ/c; Giáo viên 31 đ/c; Nhân viên 01 đ/c 
 Về công tác chủ nhiệm lớp ở TTGDTX Ngọc Lặc:
 	Tổng số giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp: 14 giáo viên, Trong đó khối 12 là 4 lớp, khối 11 là 4 lớp và khối 10 là 6 lớp. Tôi được BGH phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 10A1. 
	Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của GVCN trong nhà trường:
	Công tác chủ nhiệm là vấn đề luôn được lãnh đạo của Trung tâm GDTX Ngọc Lặc quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho chất lượng giáo dục của nhà trường thì công tác chủ nhiệm còn gặp phải một số vấn đề còn vướng mắc như: Một số giáo viên được phân công chủ nhiệm còn chưa tâm huyết, còn ngại khó, ngại khổ dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc chủ nhiệm lớp. Cũng có những giáo viên năng lực điều hành, quản lí lớp chủ nhiệm cò hạn chế dẫn đến việc chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác cũng có những giáo viên đầu tư công sức nhiều nhưng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn vì không có sự hợp tác của học sinh hay gia đình học sinh...
	Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, bản thân cũng có ít nhiều kinh nghiệm, điều tôi nhận thấy là nhận thức về học tập, rèn luyện của các em còn có sự chênh lệch, sự phối hợp của các gia đình cũng không giống nhau, một số học sinh vẫn chưa tự giác, chưa chủ động phối hợp với giáo viên nên hiệu quả hoạt động chưa cao. 
	Qua quá trình vận dụng những kinh nghiệm, những giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt, luôn hoàn thành xuất sắc công việc đề ra trong công tác chủ nhiệm đồng thời lớp chủ nhiệm cũng đạt được nhiều thành công trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức, góp phần thay đổi nhận thức, thay đổi nhân cách của phần lớn đối tượng học sinh.
	Từ đó có thể thấy rằng giáo viên chủ nhiệm có một vai trò, vị trí rất quan trọng vì thế người làm công tác chủ nhiệm phải là người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần, luôn có những thay đổi trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt và hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp. Điều đầu tiên giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm là tìm hiểu và nắm vững học sinh về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. Thứ hai là phải phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội liên quan trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm; Thứ ba là phải nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học theo Quy chế đánh giá xếp loại học viên theo chương trình DGTX cấp THCS và cấp THPT. (Kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ – BGD&ĐT ngày 23/01/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo); Thứ tư là phải báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Ban Giám đốc. 
PHẦN III: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRONG TRUNG TÂM GDTX
	Ngoài công việc giảng dạy chuyên môn thì một số giáo viên còn tham gia làm công tác chủ nhiệm lớp, công tác hướng nghiệp cho học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm ai cũng muốn học sinh lớp mình ngoan, học giỏi, tập thể lớp đoàn kết...nhưng trên thực tế, trong một tập thể lớp chúng ta luôn gặp những học sinh cá biệt, những học sinh học yếu, ý thức kém...Vậy nên khi tiếp nhận lớp giáo viên chủ nhiệm phải nắm được lớp mình có bao nhiêu đối tượng học sinh để áp dụng những biện pháp phù hợp.
 Xuất phát từ nhận thức trên, giáo viên chủ nhiệm có thể xây dựng được những phương pháp chủ nhiệm phù hợp, có hiệu quả, áp dụng được cho tất cả các lớp mà mình sẽ chủ nhiệm trong bất cứ năm học nào.
1. Đặc điểm, tình hình của lớp 10A1
	Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động. Lớp 10A1 tổng số 41 học sinh, trong đó 23 nam, 18 nữ, phần lớn là các học sinh mới tuyển từ lớp chín ở các trường THCS trong huyện nên các em thuộc nhiều dạng đối tượng khác nhau, có nhiều học sinh cá biệt và đa phần các em có học lực yếu và kém, cho nên để xây dựng được một tập thể đoàn kết, học giỏi cũng rất khó khăn, các em được học ở ngôi trường nằm ngay trên đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn thị trấn nên có nhiều điều kiện thuận lợi để các em học tập, tuy nhiên cũng không ít cám dỗ dễ lôi cuốn các em vào các tệ nạn xã hội, chính vì thế mà lớp cũng có những thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi
- Các học sinh hầu hết đều lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ, tích cực tham gia các phong trào của lớp, của trường, đoàn thanh niên, các hoạt động xã hội. Thái độ học tập và rèn luyện của học sinh lớp 10A1 khá tốt.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao kịp thời của Ban giám đốc, và tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được đảm bảo đầy đủ, kể cả có ghế ngồi cho học sinh dự tiết sinh hoạt dưới cờ.
- Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và Ban giám đốc luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục cho các em.
- Công nghệ thông tin phát triển, nên hầu hết phụ huynh học sinh đều có số điện thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình nhà trường và giáo viên chủ nhiệm dễ dàng hơn.
* Khó khăn
- Có nhiều học sinh cá biệt, tinh thần học tập, ý thức rèn luyện đạo đức cũng như còn thụ động tham gia các phong trào của lớp như em Đinh Hoàng Hưng, Phạm Văn Trung, Phạm Văn Đức.
- Học sinh được tuyển từ nhiều trường THCS trong huyện nên các em còn rụt rè, chưa có tình thần đoàn kết.
- Ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HS chưa tốt, còn ỷ lại.
- Đa số HS hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện hộ cận nghèo và hộ nghèo như: Phạm Thị Luận, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Thị Nhi, Phạm Thị Xuân, Phạm Thị Thiện...
- Một số học sinh nhà ở xa trường học phải ở trọ: Lường Thị Linh, Lê Thu Linh
- Một số học sinh thiếu thốn tình cảm chỉ ở với mẹ hoặc bố cũng như một số gia đình lo làm ăn xa không có thời gian quan tâm chăm sóc cho các em như: Bàn Sinh Trì, Triệu Thị Quỳnh, Phạm Văn Điệp, Bàn Thị Cẩm Ly...
- Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhiều tiệm internet, game online mọc lên ngày càng nhiều, nếu các em không nhận thức đúng sẽ dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội.
- Một số phụ huynh chưa có trách nhiệm cao, phó thác con em cho giáo viên.
2. Các biện pháp cụ thể:
2.1 Lập sổ chủ nhiệm
 Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường. 
Trong đó, phải chú ý đến việc ghi chép chi tiết, đầy đủ các phần các mục theo yêu cầu. Song cần đặc biệt lưu ý:
 Theo dõi học sinh về mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em. 
Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh. 
Lập danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ chính xác). 
Danh sách thầy cô bộ môn (những thay đổi nếu có). 
 Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời khóa biểu cho học sinh và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến phụ huynh về ngày, giờ, môn học của các em để phụ huynh biết mà hỗ trợ với nhà trường quản lý giờ giấc của các em. Cập nhật thường xuyên thời khóa biểu thay đổi theo yêu cầu chung của Nhà trường cho học sinh. 
 Theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ: Họ và tên học sinh vi phạm. Căn cứ vào mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý, theo quy định của nhà trường.
	Giáo viên cũng cần lưu ý lỗi học sinh vi phạm, số lần vi phạm, biện pháp xử lý, hiệu quả sau mỗi lần xử lý. 
2.2. Công tác tổ chức
- Nhận lớp theo sự phân công của nhà trường và cho học sinh tiến hành làm bản khai lý lịch trích ngang của các em. Nắm danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, CDựa trên cơ sở đó giáo viên chủ nhiệm cần phải chú ý đến:
- Các em thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực. 
2.3. Tổ chức tiết sinh hoạt đầu năm 
	Tiết sinh hoạt lớp đầu năm học mới là rất quan trọng, làm thế nào để xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục. Cho nên, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên cần vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết sinh hoạt này như sau:
2.3.1. Lựa chọn ban cán sự cho lớp
	Giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ, định hướng giúp học sinh bầu chọn được Ban cán sự lớp là những thành viên thực sự thân thiện và tích cực. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để làm nên sự thành công của cả tập thể lớp. 
* Cơ cấu của Ban cán sự lớp: Các em có tinh thần trách nhiệm cao về mọi mặt, nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy của trường của lớp, có năng lực tổ chức các hoạt động phong trào cho lớp.
* Cơ sở lựa chọn:
- Căn cứ vào hồ sơ học bạ của học sinh.
- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ. 
2.3.2. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
	Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được giáo viên chủ nhiệm quyết định công nhận. Cụ thể ở lớp 10A1:
	- Lớp trưởng: Bàn Thị Cẩm Ly - Nhiệm vụ: là người đại diện cho lớp nhận các thông báo, lịch học... phổ biến cho lớp, quản lý tình hình chung của lớp, quản lý sổ đầu bài, điểm danh. Giải quyết các tình hình trong lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm, là người trực tiếp tham mưu, đại diện cho lớp đề xuất với giáo viên chủ nhiệm các hoạt động phong trào thi đua do trường lớp tổ chức. Báo cáo khẩn cấp tình hình lớp với giáo viên chủ nhiệm. 
	- Lớp phó học tập: Phạm Thị Thúy - Nhiệm vụ hỗ trợ lớp trưởng trong việc quản lý nhiệm vụ học tập của các thành viên trong lớp, chữa bài tập trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Giải quyết các vần đề liên quan với lớp khi không có lớp trưởng.
	- Lớp phó lao động: Phạm Việt Tiến - Làm nhiệm vụ quản lý và phân các tổ trực và bảo quản các dụng cụ đúng theo quy định, nhắc các bạn giữ gìn vệ sinh chung trong, ngoài phòng học. Nhận thông báo lao động, phân công các tổ đem dụng cụ đúng theo quy định khi nhà trường yêu cầu.
	- Lớp phó văn thể: Triệu Thị Quỳnh - Tập cho các bạn trong lớp hát đúng quốc ca và các bài hát đoàn độiTổ chức cho các bạn tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ do lớp và nhà trường tổ chức.
	- Bí thư: Lê Thu Linh - phụ trách các hoạt động liên quan đến công tác Đoàn của lớp do Đoàn trường triển khai.
	- Cờ đỏ: Lường Thị Linh - phụ trách việc trực nề nếp do đoàn trường phân công.
2.3.3 Sắp xếp chỗ ngồi, chia tổ.
	Khi sắp chỗ ngồi cho các em giáo viên cần lưu ý như phân bố học sinh nam-nữ, học sinh khá, trung bình, yếu được rãi đều ở các vị trí, sau đó giáo viên chủ nhiệm điều chỉnh dần sao cho phù hợp với sự tiến bộ học tập của các em. Tránh không xếp những học sinh cá biệt ngồi cạnh nhau. 
2.3.4 Tổ chức cho học sinh học tập nội quy của học sinh, nội quy của nhà trường 
2.4 Họp phụ huynh học sinh đầu năm
	Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn.
	Giáo viên chủ nhiệm cho phụ huynh kí tên vào danh sách đại diện cho từng em theo danh sách tên học sinh của lớp, phụ huynh ghi địa chỉ hoặc số điện thoại để liên lạc trong các trường hợp cần thiết. Lưu ý cho các phụ huynh chữ ký là minh chứng cho việc ký xin phép cho con em vắng học khi cần thiết.
2.5 Xây dựng tập thể lớp tự quản
 Để xây dựng được tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩa,

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chu_nhiem_lop_trong_trung_tam_giao_duc.docx