SKKN Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học môn GDCD thông qua sử dụng bài giảng điện tử ở trường THCS Thiệu Dương
Môn Giáo dục công dân (GDCD) cùng với các môn học khác có một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới, với những phẩm chất, năng lực mới để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước trong thế kỷ XXI. Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn để làm rõ lý luận. Do đó, giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó, nếu bài giảng của giáo viên không có những ví dụ thực tế, sinh động và thiếu sự vận dụng những phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học thì chắn chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt, không tạo được hứng thú cho học sinh, hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Việc đổi mới về phương pháp dạy học cần sử dụng các phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại để minh họa cho bài giảng phong phú, khích thích được hứng thú học tập của học sinh. Do đó, việc thiết kế một bài giảng điện tử với những tư liệu, hình ảnh thực tiễn phong phú, những đoạn phim sinh động, hấp dẫn trong quá trình dạy sẽ được áp dụng ngày càng nhiều, đặc biệt đối với các trường Miền núi. Các em ít được quan sát trực tiếp sự đa dạng, phong phú của đời sống thực tế, nên vốn sống, vốn hiểu biết về các vấn đề xã hội của các em cũng sẽ hạn chế. Việc dạy học bằng bài giảng điện tử sẽ nâng cao nhận thức, tạo sự lôi cuốn, thích thú, từ đó sẽ tạo cho các em hứng thú học tập môn GDCD.
Qua nhiều năm giảng dạy ở Trường THCS Thiệu Dương, bản thân tôi đã rút ra kinh nghiệm cần thiết nhất đối với người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD để tạo hứng thú cho tiết học, lôi cuốn được các em vào bài giảng của mình, đem lại hiệu quả cao thì việc áp dụng bài giảng điện tử vào một số tiết dạy là cần thiết. Với suy nghĩ đó, tôi đã chọn vấn đề “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học môn GDCD thông qua sử dụng bài giảng điện tử ở trường THCS Thiệu Dương” làm đề tài nghiên cứu.
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8 2.3.1. Những nội dung nên sử dụng trong khi soạn bài giảng điện tử 8 2.3.2. Các bước thực hiện soạn giảng bài giảng điện tử 10 2.3.3. Một số ví dụ minh họa 10 2.3.4. Một số chú ý khi soạn giảng bằng bài giảng điện tử 12 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 2.4.1. Đối với học sinh: 15 2.4.2. Đối với giáo viên 15 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 3.1. Kết luận 16 3.2. Kiến nghị 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT ĐÁNH GIÁ TỪ LOẠI C TRỞ LÊN 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Môn Giáo dục công dân (GDCD) cùng với các môn học khác có một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới, với những phẩm chất, năng lực mới để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước trong thế kỷ XXI. Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn để làm rõ lý luận. Do đó, giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó, nếu bài giảng của giáo viên không có những ví dụ thực tế, sinh động và thiếu sự vận dụng những phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học thì chắn chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt, không tạo được hứng thú cho học sinh, hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Việc đổi mới về phương pháp dạy học cần sử dụng các phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại để minh họa cho bài giảng phong phú, khích thích được hứng thú học tập của học sinh. Do đó, việc thiết kế một bài giảng điện tử với những tư liệu, hình ảnh thực tiễn phong phú, những đoạn phim sinh động, hấp dẫn trong quá trình dạy sẽ được áp dụng ngày càng nhiều, đặc biệt đối với các trường Miền núi. Các em ít được quan sát trực tiếp sự đa dạng, phong phú của đời sống thực tế, nên vốn sống, vốn hiểu biết về các vấn đề xã hội của các em cũng sẽ hạn chế. Việc dạy học bằng bài giảng điện tử sẽ nâng cao nhận thức, tạo sự lôi cuốn, thích thú, từ đó sẽ tạo cho các em hứng thú học tập môn GDCD. Qua nhiều năm giảng dạy ở Trường THCS Thiệu Dương, bản thân tôi đã rút ra kinh nghiệm cần thiết nhất đối với người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD để tạo hứng thú cho tiết học, lôi cuốn được các em vào bài giảng của mình, đem lại hiệu quả cao thì việc áp dụng bài giảng điện tử vào một số tiết dạy là cần thiết. Với suy nghĩ đó, tôi đã chọn vấn đề “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học môn GDCD thông qua sử dụng bài giảng điện tử ở trường THCS Thiệu Dương” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài tôi sẽ nghiên cứu thực trạng vận dụng phương pháp sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Giáo dục công dân và đề xuất một số kinh nghiệm nhằm vận dụng phương pháp này đạt hiệu quả hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Hứng thú học môn GDCD thông qua sử dụng bài giảng điện tử của học sinh khối 6,7,8 ở Trường THCS Thiệu Dương thành phố Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Đây là nhóm phương pháp nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan đến đề tài bằng cách đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dựa vào những vấn đề trong đời sống thực tiễn của học sinh, giáo viên đưa ra các câu chuyện, tình huống liên quan đến thực tế cho học sinh giải quyết và thu kết quả. 1.4.3. Phương pháp trắc nghiệm Phương pháp này người nghiên cứu sử dụng phiếu trắc nghiệm phát cho học sinh và thu về phân tích kết quả. 1.4.4. Phương pháp phỏng vấn Giáo viên đặt câu hỏi trực tiếp cho học sinh về những vấn đề liên quan đến đề tài và ghi lại ý kiến. 1.4.5. Phương pháp thống kê phân loại Đây là phương pháp người nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân loại được kết quả của các đối tượng học sinh tiếp thu bài học khi vận dụng phương pháp nêu trên. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm - Đổi mới phương pháp dạy và học là đổi mới cách thức tổ chức thực hiện, lấy người học làm trung tâm, thầy cô giáo đóng vai trò là người dẫn dắt, định hướng để học sinh tích cực chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức. Vấn đề này đã được xã hội quan tâm ngay từ những năm 1970, đến đầu thập kỉ 90, nhưng trên thực tế giáo dục ở các nhà trường vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đến những năm 1995 - 1996, 2000 - 2001 Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học, Chỉ thị số 29/2001/ CT/ Bộ GD&ĐT ngày 30/07/2001 của bộ trưởng Bô GD&ĐT về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã chỉ rõ: ...Các bộ môn không chuyên về công nghệ thông tin cần đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin. Với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo những thử thách và cơ hội mới cho sự phát tirển của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có thể khẳng định rằng, các kiến thức của môn GDCD THCS rất gần gũi với cuộc sống học sinh, diễn ra hàng ngày xung quanh các em. Đó là những vấn đề đạo đức và pháp luật, những vấn đề về hội nhập quốc tế, về phát triển kinh tế - xã hội, về an ninh quốc phòng, các truyền thống của dân tộc, về hôn nhân và gia đình Việc đẩy mạnh ứng dụng bài giảng điện tử trong Giáo dục - Đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học. Với đặc trưng của môn GDCD là môn khoa học - chính trị đòi hỏi sự chính xác và thường xuyên cập nhật những thông tin mang tính thời sự về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng, pháp luật.... Vì thế, việc sử dụng bài giảng điện tử là công cụ đắc lực để giáo viên cung cấp thông tin, hình ảnh, sự kiện cho học sinh, từ đó khích thích hứng thú học tập của học sinh đối với môn học chính trị khô khan. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Đặc trưng môn GDCD là một môn học xã hội mang tính chất khô khan, cứng nhắc, nên thực tế đã cho thấy rằng đại đa số học sinh có những khuynh hướng sai lầm là: Coi môn GDCD là môn học đạo đức chính trị thuần tuý trong nhà trường, các em không hiểu những tri thức khoa học của bộ môn, trong đó tri thức khoa học về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn là những nhân tố cơ bản mà mỗi con người cần phải tự trang bị cho bản thân để hoàn thiện nhân cách chính mình. Các em cho rằng đây là môn học phụ, nên các em chưa thực sự chú ý đến việc học tập. Mặt khác, trong các nhà trường vẫn còn tồn tại ý thức coi môn GDCD là môn học thứ yếu. Chính vì quan niệm đó nên một số trường vẫn còn bố trí cho giáo viên dạy kiêm nhiệm, trái ban, đã dẫn đến tình trạng giáo viên không đầu tư nhiều cho tiết dạy, trong quá trình giảng dạy giáo viên còn sử dụng phương pháp truyền thống như thuyết trình, đọc chép. Học sinh chỉ tập trung trả lời các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa làm cho tiết học trở nên khô khan, đơn điệu, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động nên tạo cho các em sự nặng nề, uể oải, thiếu đam mê đối với môn học GDCD. Nhận thức của học sinh ngoại thành, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp khó khăn về những kiến thức liên quan đến pháp luật, chính trị xã hội còn hạn chế như: kiến thức về an toàn giao thông, kinh doanh, hôn nhân gia đình Học sinh thiếu sự yêu thích đối với môn học GDCD, học sinh chỉ học thuộc bài mà không hiểu bài, không biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, tài liệu, phương tiện dạy học còn thiếu, số liệu thông tin, hình ảnh trong nội dung của sách giáo khoa chưa cập nhật kịp thời và thiếu sự đa dạng. Việc tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo chuyên đề bộ môn còn ít. Vì thế đã làm cho giáo viên không có cơ hội để bồi dưỡng, học hỏi bạn bè đồng nghiệp nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ bộ môn. Thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học và công nghệ, chúng ta đang từng bước tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học - kĩ thuật. Vì vậy, sự chuẩn bị nguồn lực cho đất nước bước vào thời kì đổi mới là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Muốn theo kịp các nước tiên tiến và đón đầu sự phát triển đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách đồng bộ là tất yếu. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy. Từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại, đặc biệt việc ứng dụng bài giảng điện tử trong quá trình thiết kế bài giảng bộ môn là con đường hữu hiệu có tác dụng tăng hiệu quả tiết học lên gấp bội. Mặt khác, nếu ứng dụng thành công trong bài giảng môn GDCD, đưa ra các hình ảnh sinh động trong bài giảng thì chất lượng học tập bộ môn sẽ được nâng cao và học sinh sẽ rất hứng thú học môn học này, cũng như bao môn học khác trong chương trình phổ thông. Một tình trạng phổ biến trong các tiết học môn GDCD chưa thực sự sinh động vì thiếu hụt về phương tiện cũng như về thông tin, sự kiện thực tế. Trong giờ học, học sinh ít hoạt động nếu có thì chỉ tập trung trả lời một số câu hỏi do giáo viên đưa ra và một vài học sinh chú ý học. Tiết học ít có những hình ảnh sinh động, do vậy học sinh chưa tự phát hiện và giải quyết vấn đề, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh. Do đó chất lượng bộ môn chưa được cao. Qua điều tra về mức độ hứng thú học tập môn GDCD cuối năm học 2015- 2016 của học sinh khối 6,7,8 ở Trường THCS Thiệu Dương khi chưa ứng dụng bài giảng điện tử trong một số tiết học như sau: Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập bộ môn GDCD của học sinh Khối Tổng số học sinh Có hứng thú học Không có hứng thú học SL % SL % 6 152 106 69.74 % 46 30.26% 7 120 97 80.83% 23 19.17% 8 97 68 70.1 % 29 29.9% Bảng thống kê kết quả học tập môn GDCD cuối năm học 2015- 2016 của học sinh khối 6,7,8 ở Trường THCS Thiệu Dương Kết quả điều tra như sau Khối Tổng số học sinh Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6 152 31 20.39% 75 49.34% 41 26.97% 5 3.29% 0 0 7 120 40 33.33% 57 47.5% 18 15.00% 5 4.17% 0 0 8 97 29 29.90% 39 40.21% 24 24.74% 5 5.15% 0 0 Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong nghành giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Trường THCS Thiệu Dương đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những kết quả nhất định. Bộ môn GDCD mặc dù là một môn khoa học xã hội với đặc trưng đa dạng, phong phú về nội dung, thiên về lí luận, nội dung kiến thức mang tính trừu tượng cao. Song là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học. Từ vận dụng các phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu gương, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo nhóm... bước đầu tôi cũng đã ứng dụng bài giảng điện tử trong một số tiết học làm cho tiết dạy sinh động, có hiệu quả cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh thực sự say mê, thích thú, làm việc có hiệu quả, phát huy tính chủ động của học sinh. Trong quá trình tiến hành ứng dụng thiết kế một số bài giảng bài giảng điện tử, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi như sau: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, Chuyên môn nhà trường, Tổ chuyên môn đã chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình biên soạn bài giảng Power Point: + Nhà trường đã có một số cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học như: máy chiếu , mạng Internet... + Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề cho giáo viên về biên soạn bài giảng điện tử. + Tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng để góp ý, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học. - Trong trường có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm tin học (như đồng chí Dương Văn Thanh, Cao Hoài Nam, Dương Văn Dũng, ...) là điều kiện thuận lợi cho việc dự giờ, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng bài giảng điện tử vào bài dạy của mình. - Việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ chuyển tải được lượng thông tin lớn đến với học sinh, việc trao đổi thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn. - Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh rất mong muốn được học những giờ học sử dụng máy chiếu. Nhưng bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số hạn chế: * Về phía giáo viên: Hiện nay việc ứng dụng bài giảng điện tử trong dạy và học môn GDCD vẫn còn hạn chế: - Nhà trường chưa có phòng học chức năng, hệ thống mạng Internet để cập nhật dữ liệu chưa được thường xuyên. - Để biên soạn một bài giảng điện tử đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị. *Về phía học sinh: Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ có ứng dụng máy chiếu. Nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: - Một số học sinh chưa kịp thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy (cô) giáo giảng quên cả việc ghi bài. - Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ghi chép: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ. Từ những thực trạng trên, bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm ứng dụng bài giảng điện tử vào dạy học môn GDCD để tạo hứng thú học cho học sinh ở Trường THCS Thiệu Dương mà tôi đã thực hiện như sau. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Chúng ta đã biết ngày nay công nghệ thông tin là một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong trường học, đặc biệt là đối với bộ môn GDCD, theo quan sát và theo dõi trong quá trình bản thân ứng dụng vào trong những tiết giảng dạy bằng bài giảng điện tử, học sinh học rất tích cực và hăng say, mang lại bài dạy hay và có sự lôi cuốn các em. Để ứng dụng tốt bài giảng điện tử nhằm tạo hứng thú học cho học sinh, giáo viên cấn thực hiện tốt các nội dung sau: 2.3.1. Những nội dung nên sử dụng trong khi soạn bài giảng điện tử Một là: Sử dụng các đoạn phim, video, tranh, ảnh, thông tin đưa vào bải giảng Nếu giáo viên chỉ giảng dạy trên lớp và cung cấp kiến thức, thông tin cho học sinh một cách chung chung, không có số liệu, hình ảnh để chứng minh thì bài giảng sẽ thiếu đi tính thực tế. Vì vậy lựa chọn và sử dụng các đoạn phim, video, tranh, ảnh, thông tin là điều rất quan trọng trong bài giảng điện tử, nó sẽ tạo nên sự phong phú đa dạng, đặc biệt là tăng tính trực quan sinh động, từ đó phát huy được các kỹ năng quan sát, phân tích, nhận định, khái quát, tư duy logic, liên hệ thực tiễn cho học sinh, làm cho tiết học sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Hai là: Sử dụng trò chơi trong bài giảng Để tạo không khí sôi nổi cho tiết học không thể không nói đến việc tổ chức thực hiện các trò chơi. Đây là công việc không tốn nhiều thời gian nhưng nó lại mang lại hiệu quả cao làm cho các em thích học, Ba là: Khai thác các hiệu ứng của phần mền Power Point. - Sử dụng màu sắc trong các trang trình chiếu Để có những trang trình chiếu thu hút và ấn tượng, ngoài nội dung khoa học ra, chúng ta phải biết sử dụng màu sắc hợp lí: chọn màu, phối màu giữa nền và chữ, phối màu giữa các dòng văn bản. Nếu chữ viết trong một trang chỉ có một màu duy nhất, người đọc sẽ rất nhàm chán (ngoại trừ trường hợp, trên trang đó chỉ chứa một loại nội dung duy nhất). Ngược lại, sử dụng quá nhiều màu sắc trong một trang hoặc trong một bài giảng sẽ làm cho học sinh hoặc cảm giác đẹp sặc sỡ, thích thú với màu mà không tập trung vào nội dung bài học, hoặc có cảm giác khó chịu, dẫn đến phản tác dụng. Các nhà nghiên cứu về phần mềm Power point, Violet khuyến cáo nên sử dụng nhiều nhất là 5 màu trong mỗi trang bài giảng. - Chữ viết trong trang trình chiếu: Kiểu chữ: 2 kiểu chữ thường được chọn nhất là Times New Roman và Arial. Chú ý: Nếu chọn cùng một cỡ chữ thì chữ Arial lớn hơn Times New Roman 1 bậc. Cỡ chữ: Nếu không phải là đề mục của bài thì nên dùng cỡ chữ 24 (trường hợp bất khả kháng, phải viết nhiều chữ trên một trang thì có thể nhỏ hơn) và lớn nhất là từ 28 - 32. Số chữ trên một trang trình chiếu: Vấn đề này cũng cần lưu ý. Để các trang trình chiếu chứa đủ nội dung cơ bản của bài học, không nhất thiết phải viết nhiều, viết nguyên câu, viết hết mọi điều như trong SGK, có thể làm như sau: + Thay vì viết nguyên câu, ta chọn từ khóa hoặc cụm từ khóa cho chính xác để đưa lên màn hình thay cho câu ấy. + Nếu không có gì đặc biệt, trên mỗi trang nên có khoảng từ 10 đến 15 dòng, mỗi dòng không quá 10 chữ để trang trình chiếu được tập trung và sáng sủa. - Sử dụng các hiệu ứng trên trang trình chiếu: Cần hạn chế sử dụng các hiệu ứng “quay lộn”, “bay nhảy” vì chúng không thích hợp với không khí nghiêm túc của tiết dạy GDCD. Các hiệu ứng vui mắt nhưng không cần thiết, không đúng lúc sẽ gây thích thú cho các em nhưng không phải với nội dung bài giảng mà là với phần mềm của máy tính! Cho nên chỉ nên sử dụng các effect vừa phải, đảm bảo ở mức đủ sinh động: - Sử dụng các trang Power point kết hợp các hoạt động dạy và minh hoạ Trong bài giảng điện tử, GV cần mở rộng nội dung ra thực tế (bằng hình ảnh, phim), cần cập nhật thông tin hoặc chèn các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận, trong khi vẫn phải để nội dung bài giảng trên trang Power point phát triển liên tục, có nhiều cách để người thiết kế thực hiện điều đó: + Sử dụng “liên kết” (Hyperlink), + Chèn tư liệu bằng các hiệu ứng xuất hiện và xóa đi (Add effect). 2.3.2. Các bước thực hiện soạn giảng bài giảng điện tử Để có thể thiết kế một bài giảng điện tử có chất lượng, bài dạy có tính thời sự, tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập bản thân tôi đã thực hiện theo các bước sau: - Xác định rõ mục tiêu bài dạy (theo chuẩn kiến thức kĩ năng). - Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm (theo chuẩn kiến thức kĩ năng). - Lựa chọn tư liệu tranh, ảnh, phim, thông tin cần thiết, phù hợp để phục vụ bài dạy. - Lựa chọn phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền, kí hiệu nội dung cần ghi nhớ cho các Slide bài giảng. - Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung của bài nhằm tạo sự hứng thú và sôi nổi cho tiết học. 2.3.3. Một số ví dụ minh họa. Ví dụ: Dạy bài 14 “Trật tự an toàn giao thông”. ( Tiết 23 – 24, lớp 6) Ở bài này, tôi đã lấy các thông tin, hình ảnh từ mạng Internet để cung cấp cho học sinh như hình ảnh về một số trường hợp vi phạm luật giao thông, giúp các em quan sát trực quan, nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Từ đó các em phân biệt đâu là việc làm tuân thủ đúng quy định của luật an toàn giao thông và có trách nhiệm khi tham gia giao thông, gây hứng thú học tập cho học sinh đối với môn học. Hay một số biển báo hiệu giao thông thông dụng thường gặp khi tham gia giao thông Dạy bài 19 “Quyền tự do ngôn luận” ( tiết 27, lớp 8). Giáo viên có thể cho các em xem những hình ảnh thể hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh, từ đó để các em có thể hiểu về điều kiện để thực hiện quyền tự do ngôn luận cho đúng, không vi phạm pháp luật. Ở chương trình lớp 7 có bài “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” (tiết 23 - 24). Giáo viên có thể lấy những hình ảnh thực tế về vấn đề ô nhiễm môi trường. Qua đó giáo dục các em phải ý thức bảo vệ môi trường sống của mình, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học và địa phương. Từ đó các em sẽ thấy được trách nhiệm của mình đối với những vấn đề chung của cộng đồng, xã hội 2.3.4. Một số chú ý khi soạn giảng bằng bài giảng điện tử Thứ nhất: Người giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát độn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_mon_gdcd_thong_qua.doc