SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân môn Lịch sử lớp 5

SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân môn Lịch sử lớp 5

Để góp phần cho sự thành công sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện, giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, một trong những yếu tố quan trọng hiện nay chính là đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được giáo viên quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Tham gia góp phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học đó là việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, nó được coi là tiền đề của việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lý thuyết, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động với tư cách là trung tâm của quá trình dạy học. Làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn.

Đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng trong dạy học tất cả các môn học ở tiểu học, đặc biệt là trong dạy học Lịch sử lại càng quan trọng hơn bởi ngoài tác dụng minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần tạo biểu tượng, cụ thể hóa sự kiện lịch sử cho học sinh tiếp thu kiến thức, đồ dùng dạy học còn là một trong những nguồn tư liệu quan trọng. Trên cơ sở khai thác thông tin từ nguồn tư liệu do thiết bị mang lại, dưới sự tổ chức và dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ từng bước lĩnh hội, nắm vững kiến thức bài học.

Trong quan niệm dạy học hiện nay, kênh hình trong sách giáo khoa và đồ dùng dạy học không chỉ dừng ở việc minh họa kiến thức bài học, làm bài học thêm sinh động mà còn được xác định là nguồn tư liệu lịch sử quan trọng, một bộ phận cấu thành của bài học lịch sử. Vì vậy việc tổ chức dạy học lịch sử ở tiểu học rất cần sự hỗ trợ của phương tiện, đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, sơ đồ, lược đồ, phim tư liệu.Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học môn Lịch sử ở các trường tiểu học hiện nay, việc sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy còn nhiều hạn chế, nhiều giáo viên quá lạm dụng hoặc sử dụng phương tiện dạy học chưa đúng với các yêu cầu sư phạm. Điều này đã làm cho học sinh bị phân tán trong giờ học, dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế, hiệu quả của giờ học không cao.

Là một giáo viên tiểu học, qua thực tiễn dạy học nhiều năm bản thân tôi nhận thấy vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của đồ dùng dạy học, đặc biệt là đối với phân môn Lịch sử. Chính vì vậy trong những năm qua tôi đã nghiên cứu, tìm tòi đã rút ra “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn Lịch sử lớp 5” để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử ở Trường Tiểu học Thành Công nói riêng.

 

doc 22 trang thuychi01 16985
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân môn Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
 Người thực hiện : Hà Thị Thắm
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Công
 SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu 
2
1.1. Lý do chọn đề tài 
2
1.2. Mục đích nghiên cứu 
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
3
2. Nội dung. 
3
2.1. Cơ sở lí luận 
3
2.2. Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học ở trường Tiểu học Thành Công. 
4
2.3. Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong môn lịch sử 
lớp 5 ở Trường Tiểu học Thành Công. 
7
2.3.1. Giáo viên phải thống kê, nắm vững danh mục đồ dùng dạy học
 tối thiểu đối với phân môn Lịch sử lớp 5. 
7
2.3.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng sẵn có; dự kiến đồ dùng 
cần làm ngay từ đầu năm học. 
7
2.3.3.Tổ chức sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học trong từng tiết dạy 
11
2.4. Một số kết quả đạt được. 
18
3. Kết luận - kiến nghị. 
19
3.1. Kết luận.
20
3.2. Kiến nghị.
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Để góp phần cho sự thành công sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện, giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, một trong những yếu tố quan trọng hiện nay chính là đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được giáo viên quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Tham gia góp phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học đó là việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, nó được coi là tiền đề của việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lý thuyết, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động với tư cách là trung tâm của quá trình dạy học. Làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn. 
Đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng trong dạy học tất cả các môn học ở tiểu học, đặc biệt là trong dạy học Lịch sử lại càng quan trọng hơn bởi ngoài tác dụng minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần tạo biểu tượng, cụ thể hóa sự kiện lịch sử cho học sinh tiếp thu kiến thức, đồ dùng dạy học còn là một trong những nguồn tư liệu quan trọng. Trên cơ sở khai thác thông tin từ nguồn tư liệu do thiết bị mang lại, dưới sự tổ chức và dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ từng bước lĩnh hội, nắm vững kiến thức bài học.
Trong quan niệm dạy học hiện nay, kênh hình trong sách giáo khoa và đồ dùng dạy học không chỉ dừng ở việc minh họa kiến thức bài học, làm bài học thêm sinh động mà còn được xác định là nguồn tư liệu lịch sử quan trọng, một bộ phận cấu thành của bài học lịch sử. Vì vậy việc tổ chức dạy học lịch sử ở tiểu học rất cần sự hỗ trợ của phương tiện, đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, sơ đồ, lược đồ, phim tư liệu...Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học môn Lịch sử ở các trường tiểu học hiện nay, việc sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy còn nhiều hạn chế, nhiều giáo viên quá lạm dụng hoặc sử dụng phương tiện dạy học chưa đúng với các yêu cầu sư phạm. Điều này đã làm cho học sinh bị phân tán trong giờ học, dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế, hiệu quả của giờ học không cao.
Là một giáo viên tiểu học, qua thực tiễn dạy học nhiều năm bản thân tôi nhận thấy vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của đồ dùng dạy học, đặc biệt là đối với phân môn Lịch sử. Chính vì vậy trong những năm qua tôi đã nghiên cứu, tìm tòi đã rút ra “Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn Lịch sử lớp 5” để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử ở Trường Tiểu học Thành Công nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Qua đề tài này tôi muốn mình thực sự nghiên cứu cách sử dụng đồ dùng dạy học trong môn lịch sử lớp 5, cụ thể là thống kê các đồ dùng dạy học, xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng sẵn có, dự kiến đồ dùng cần làm hoặc sưu tầm khi dạy lịch sử lớp 5, cách sử dụng đồ dùng để góp phần vào việc thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử lớp 5.Từ đó tích lũy kinh nghiệm cho bản thân phục vụ việc giảng dạy môn lịch sử ở Tiểu học nói chung và môn lịch sử lớp 5 nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài này nghiên cứu về thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong môn lịch sử lớp 5 của giáo viên trường Tiểu học Thành Công; Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thành Công.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết:
 Trên cơ sở lý luận của các vấn đề như: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tầm quan trong của đồ dùng dạy học các môn học ở tiểu học. Tôi nghiên cứu để rút ra các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đồ dùng dạy học ở các môn học ở Tiểu học. Đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu về việc sử dụng đồ dùng trong môn lịch sử lớp 5. Từ đó tôi tìm ra phương pháp chung để sử dụng đồ dùng trong dạy học môn lịch sử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử lớp 5.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
 Thông qua việc điều tra, khảo sát tôi có thể nắm được thực tế của việc sử dụng đồ dùng trong môn lịch sử của giáo viên. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có phương pháp sử dụng đồ dùng hiệu quả trong giảng dạy môn lịch sử lớp 5.
- Phương pháp trò chuyện:
 Sử dụng phương pháp này tôi đã trực tiếp trao đổi với giáo viên trong trường để tìm hiểu về thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học môn lịch sử lớp 5; những khó khăn của giáo viên khi sử dụng đồ dùng và kinh nghiệm sử dụng đồ dùng có hiệu quả khi dạy môn lịch sử nói chung và môn lịch sử lớp 5 nói riêng.
- Phương pháp thống kê: 
 Tôi sử dụng phương pháp thống kê đề thống kê danh mục thiết bị dạy học đối với phân môn lịch sử lớp 5; Thống kê việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên Trường Tiểu học Thành Công
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
 Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuyển vị trí trung tâm của quá trình dạy học từ người dạy sang người học, chuyển mục tiêu bài học từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, từng bước khắc phục hạn chế của phương pháp dạy học chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức, ít yêu cầu người học vận dụng kiến thức vào thực tế. Nhưng để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả thì đồ dùng dạy học trở thành một điều kiện không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, đồ dùng dạy học là những công cụ lao động của giáo viên và học sinh. Thông qua những công cụ lao động này, giáo viên và học sinh biết sử dụng hợp lý, đúng quy trình, phù hợp với từng đơn vị kiến thức, nội dung bài học, môn học thì đồ dùng dạy học sẽ là nguồn phương tiện cung cấp kiến thức cho học sinh.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, bao giờ cũng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Giáo viên và học sinh sử dụng các đồ dùng dạy học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, xây dựng cho học sinh biết quan sát một cách có tổ chức, có kế hoạch, biết tư duy một cách độc lập, linh hoạt, sáng tạo, biết tưởng tượng một cách đúng hướng và phong phú.
Ở mỗi tiết dạy, các phương pháp dạy học chỉ được thực hiện nhờ có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học nhất định, với những hình thức dạy học nhất định, phối kết hợp những thủ pháp hết sức phong phú đa dạng. Đồ dùng dạy học đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc và thuận lợi trong tất cả các môn học ở tiểu học, đặc biệt là môn Lịch sử. Việc khai thác sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn Lịch sử ở tiểu học là hết sức cần thiết. Nó giúp cho học sinh tái hiện lại những sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ vì khi học lịch sử học sinh không thể tiếp xúc với những sự kiện của đời sống xã hội đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy làm việc với đồ dùng dạy học sẽ góp phần tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, nhờ đó mà học sinh tốn ít công sức nhưng thu nhận có hiệu quả kiến thức lịch sử. Ngoài ra sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học trong dạy học lịch sử ở Tiểu học còn giúp học sinh nhớ kĩ hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử mà các em thu nhận được qua đó giúp các em phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ. Với ý nghĩa như vậy, dạy học Lịch sử ở Tiểu học cần thiết phải hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ đồ dùng dạy học.
2.2. Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học ở trường Tiểu học Thành Công.
2.2.1. Ưu điểm
* Về giáo viên: Trong những năm qua, nhà trường đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho tất cả các môn học. Bên cạnh đó hàng năm nhà trường còn xây dựng kế hoạch mua sắm thêm các trang thiết bị để phục vụ cho hoat động dạy và học và tổ chức phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học ở tất cả các khối lớp. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, thao giảng, dạy học để sử dụng có hiệu quả và phát huy hết các tính năng của đồ dùng phục vụ cho việc dạy học.Việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong nhà trường cơ bản đã trở thành nền nếp, qua đó phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Một số giáo viên đã tích cực học hỏi, rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy nhằm khai thác có hiệu quả các đồ dùng dạy học đã được cấp. Cho đến nay đa số giáo viên trong nhà trường đều nhận thức đúng ý nghĩa, tác dụng to lớn của đồ dùng, trang thiết bị dạy học trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh. Trong quá trình dạy học giáo viên đã biết kết hợp các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học như tranh ảnh, lược đồ, bản đồ sách giáo khoa, đèn chiếu,...từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử.
*Về học sinh: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung tìm hiểu, suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra theo sự chuẩn bị bài ở nhà, trả lời câu hỏi ở cuối mục trong bài, quan sát tranh ảnh, trình bày diễn biến trên lược đồ cho nên khi học các em luôn chú ý để tìm hiểu nội dung bài dạy, tích cực thảo luận nhóm, đưa ra các vấn đề cần giải quyết. Trong quá trình lĩnh hội kiến thức các em cũng học hỏi lẫn nhau để nắm bắt kiến thức thông qua các hoạt động thảo luận, vấn đáp, đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ, tranh ảnh,...các em đã mạnh dạn trình bày diễn biến của các trận đánh trên lược đồ, trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các mốc lịch sử, sự kiện, nhân vật lịch sử,...trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
2.2.2. Hạn chế
*Về giáo viên: Vẫn còn một số ít giáo viên quan niệm lịch sử không phải là môn chính mà chỉ chú trọng vào hai môn Toán, Tiếng việt. Chính vì vậy mà giáo viên không đầu tư vào chất lượng dạy học môn lịch. Giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh để tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm kiến thức. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức, khi trả lời các câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa đọc nguyên bản và học thuộc một cách máy móc dẫn đến nhanh quên kiến thức.
Đồ dùng- thiết bị dạy học môn lịch sử (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, hiện vật, sa bàn, băng đĩa, đèn chiếu,..) còn ít. Trong phân môn lịch sử lớp 5 đồ dùng dạy học được cấp phát chỉ phục vụ cho các bài như: Cách mạng tháng Tám năm 1945; Quân Pháp bị bắt ở Điện Biên Phủ; Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn tháng 4 năm 1945; Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Như vậy đồ dùng dạy học tối thiểu chỉ áp dụng được một phần nội dung và phương pháp dạy học môn lịch sử lớp 5. 
Ý thức cũng như khả năng sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học và việc ứng dụng công nghệ thông tin như giáo án điện tử, đèn chiếu phục vụ cho môn lịch sử ở một số giáo viên còn hạn chế. Bởi họ cho rằng đây là môn học khó, việc sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử lại tốn nhiều chi phí, thời gian và công sức.
*Về học sinh: Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của phân môn lịch sử, chưa yêu thích phân môn lịch sử coi lịch sử là “môn phụ”. Các em chưa tìm thấy hứng thú trong các giờ học sử, thấy khó nhớ, khó học, chán nản khi học lịch sử.
Trong các tiết học lịch sử học sinh thường trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. Một số học sinh chưa chăm học thậm chí không làm bài, không chuẩn bị bài ở nhà, trên lớp không tập trung suy nghĩ cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, diễn biến, nhân vật lịch sử còn nhiều hạn chế.
 	Từ thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học phân môn lịch sử của giáo viên và thực trạng học môn lịch sử của học sinh lớp 5 Trường tiểu học Thành Công. Ngay đầu năm học tôi đã tiến hành dự một tiết lịch sử của đồng nghiệp tại lớp 5A. Sĩ số 34 em. Bài: “Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”. 
 	Sau khi dự giờ xong tôi đã tiến hành khảo sát khả năng tiếp thu bài và nhớ bài của học sinh bằng hệ thống câu hỏi như sau: “ Em hãy nêu những biểu hiện mới về nền kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?”
Sau khi học sinh làm bài, tôi tiến hành chấm và thu được kết quả như sau:	
Tổng số HS
Mức đạt được
34
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
4
11,8%
10
29,4%
20
58,8%
 	Đó là một một số liệu không chút khả quan. Trong một tiết học lịch sử chỉ có 4 em là hứng thú học tập, tập trung nghe giảng, tiếp thu và nhớ kiến thức tại lớp tốt; 10 em hoàn thành bài kiểm tra nhưng trong giờ học chưa tập trung nghe giảng, chưa suy nghĩ trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Còn lại 20 chưa hứng thú học tập môn lịch sử, chưa tập trung nghe giảng, các em thấy khó nhớ, khó học, chán nản khi phải học lịch sử . Từ đó dẫn đến các em không tiếp thu được kiến thức. Tôi không tránh khỏi những băn khoăn tại sao chất lượng của môn lịch sử lại thấp như vậy? Theo tôi có lẽ do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là do giáo viên chưa coi trọng môn lịch sử, coi lịch sử là “môn phụ”. Chính vì vậy mà giáo viên không đầu tư vào chất lượng dạy học môn lịch sử. Nguyên nhân thứ hai là do giáo viên còn lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học để cung cấp kiến thức cho học sinh dẫn đến giờ học nhàm chán, không phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh tiếp thu một cách bị động, khó nhớ khi phải nghe nhiều số liệu, địa danh; học sinh học xong bài sau đã quên kiến thức của bài trước.
Từ thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn lịch sử lớp 5 tôi thấy rằng: mỗi giáo viên tiểu học khi dạy lịch sử cũng đã biết nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của môn lịch sử là cho học sinh tiếp nhận những thông tin từ tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ,... để tạo ra những hình ảnh cụ thể, chính xác về các nhận vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức nhanh, nhớ kiến thức lâu. Cho nên việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học đối với mỗi giáo viên cũng được xem là một nhiệm vụ rất cần thiết khi giảng dạy môn lịch sử ở Tiểu học nói chung và môn lịch sử lớp 5 nói riêng.
2.3. Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong môn lịch sử lớp 5 ở Trường Tiểu học Thành Công
2.3.1. Giáo viên phải thống kê, nắm vững danh mục đồ dùng dạy học tối thiểu đối với phân môn Lịch sử lớp 5.
Cũng như đối với các môn học khác, khi dạy học môn Lịch sử công việc đầu tiên tôi quan tâm là chú ý đến việc sử dụng hiệu quả đồ dùng tối thiểu được cấp theo Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học (các trường được cấp phát). Có rất nhiều hoạt động không nhất thiết giáo viên phải hì hục thiết kế đồ dùng thật kỳ công, tạo ra nhiều đồ dùng mới lạ mà quên hẳn những đồ dùng được cấp phát cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự, thậm chí là cao hơn, còn đồ dùng đã làm ra thì lại thấy không cần thiết và hiếm khi dùng đến. Do đó ngay đầu mỗi năm học chúng tôi đều tiến hành thống kê, nắm rất vững danh mục đồ dùng dạy học tối thiểu đối với phân môn Lịch sử lớp 5, cụ thể là:
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Đơn vị tính
Đối tượng sử dụng
GV
HS
I
TRANH ẢNH
1
Cách mạng tháng 8 năm 1945 (ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn)
3
Tờ
x
x
2
Quân Pháp bị bắt ở Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954
3
Tờ
x
x
3
Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn tháng 4 năm 1975
3
Tờ
x
x
II
LƯỢC ĐỒ
1
Chiến dịch Điện Biên Phủ
2
Tờ
x
x
2.3.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng sẵn có; dự kiến đồ dùng cần làm ngay từ đầu năm học.
Xác định và sử dụng tốt đồ dùng dạy học tức là đã xác định được cái đích cần đạt của mỗi bài và của môn học, là sự thiết kế các hoạt động cơ bản của học sinh trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức mới. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học và dự kiến đồ dùng cần làm đối với môn học và coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu bài học nâng cao hiệu quả giảng dạy. Trên cơ sở đó tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng đồ dùng các môn học nói chung, môn lịch sử nói riêng và báo cáo với Hiệu trưởng để quản lý và theo dõi, đồng thời đề xuất để mua sắm thêm các đồ dùng cần thay thế, bổ sung. Mặt khác trong các buổi sinh hoạt tổ, tôi cùng với các thành viên trong tổ đều trăn trở suy nghĩ xây dựng ý kiến cần sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để đạt hiệu quả và tính năng của chúng. Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học được đề ra theo kế hoạch bài học cụ thể như sau:
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Đồ dùng cần sử dụng
Đồ dùng 
sẵn có
(được cấp)
Đồ dùng tự làm
(hoặc sưu tầm)
1
1
“Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
-Hình vẽ trong SGK, phóng to
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
3
3
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí kinh thành Huế, đồn Mang Cá, toà Khâm sứ 
- Bản đồ hành chính Việt Nam
4
4
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Phiếu học tập của HS.
- Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
5
5
Phan Bội Châu và phong trào Đông du
- Bản đồ thế giới.
- HS chuẩn bị các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được về phong trào Đông du và Phan Bội Châu. 
6
6
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
- Truyện Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng.
8
8
Xô viết Nghệ – Tĩnh
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
9
9
Cách mạng mùa thu
Ảnh: Cách mạng tháng 8 năm 1945 (ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn)
- Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám.
- Sưu tầm thông tin về khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương mình năm 1945.
10
10
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
- Phiếu học tập
11
11
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)
- Bảng kẻ sẵn bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
- Sưu tầm các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này để chơi trò chơi.
12
12
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
-Thư của Bác Hồ.gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, nạn thất học.
- Sưu tầm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày toàn dân quyết tâm diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
13
13
“Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”
- Sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.
14
14
Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.	
- Phiếu học của HS (hoạt động 2,3)
- Tư liệu về chiến dịch việt bắc thu đông.
15
15
Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
- Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen.
16
16
Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
- Sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
17
17
Ôn tập học kì I
Phiếu học tập.
18
18
Kiểm tra định kì (CKI)
Đề kiểm tra
19
19
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Ảnh: Quân Pháp bị bắt ở Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954
-Lược đồ: Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu truyện kể về chiến dịch Điện Biên Phủ .
20
20
Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_nham_gop_pha.doc