SKKN Một số kinh nghiệm soạn giảng môn GDCD lớp 12 góp phần nâng cao chất lượng thi THPTQG tại trường THPT Triệu Sơn 3
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Trong đó điểm mới nhất là môn GDCD được đưa vào bài tổ hợp môn KHXH bằng hình thức thi trắc nghiệm để xét tốt nghiệp và có mặt xét tuyển năng lực đầu vào và một số tổ hợp của các trường đại học.
Vấn đề đặt ra cho bản thân tôi nói riêng và các thầy cô giáo đang giảng dạy môn GDCD nói chung là; môn học đã đi vào thi nhưng có rất nhiều điểm mới, điểm khó, giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc soạn giảng theo phương pháp tích cực, ôn tập còn mang tính hình thức, học sinh vẫn chưa có ý thức chủ động tích cực trong việc học.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số kinh nghiệm soạn giảng môn GDCD lớp 12 góp phần nâng cao chất lượng thi THPTQG tại trường THPT Triệu Sơn 3.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Trong đó điểm mới nhất là môn GDCD được đưa vào bài tổ hợp môn KHXH bằng hình thức thi trắc nghiệm để xét tốt nghiệp và có mặt xét tuyển năng lực đầu vào và một số tổ hợp của các trường đại học. Vấn đề đặt ra cho bản thân tôi nói riêng và các thầy cô giáo đang giảng dạy môn GDCD nói chung là; môn học đã đi vào thi nhưng có rất nhiều điểm mới, điểm khó, giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc soạn giảng theo phương pháp tích cực, ôn tập còn mang tính hình thức, học sinh vẫn chưa có ý thức chủ động tích cực trong việc học. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số kinh nghiệm soạn giảng môn GDCD lớp 12 góp phần nâng cao chất lượng thi THPTQG tại trường THPT Triệu Sơn 3. 1.2. Mục đích nghiên cứu Khi chọn đề tài nghiên cứu tôi đã đặt ra những mục tiêu cho đề là: - Làm cho hoạt động giảng dạy môn GDCD không chỉ là môn học giáo dục chính trị, pháp luật đơn thuần mà trở thành môn học giáo dục đa dạng, một sân chơi bổ ích. - Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm trước đám đông giúp các em tự tin vào bản thân làm chủ kiến thức. - Bồi dưỡng ý thức tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về tự học, tự sáng tạo, chuyên cần trong học tập. Nâng cao trách nhiệm của bản thân với môn học, Đam mê, học hỏi, sưu tầm tài liệu tự nghiên cứu, chủ động đề xuất với thầy cô giáo về phương pháp học tập tích cực, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung, và kết quả thi THPTQG nói riêng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rút ra Một số kinh nghiệm soạn giảng môn GDCD lớp 12 góp phần nâng cao chất lượng thi THPTQG tại trường THPT Triệu Sơn 3. 1.4 . Phương pháp nghiên cứu Xuất phát thực tiễn yêu cầu, tôi chọn một số phương pháp để tiến hành nghiên cứu đề tài. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế và thu thập thông tin. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp phân tích và tổng hơp tài. - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu. 1.5. Điểm mới của sáng kiến Trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực người học trong giáo dục phổ thông qua việc soạn giảng để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận Công văn 4818 của Bộ GD&ĐT về phương thức tổ chức kỳ thi năm 2017 lấy kết quả thi THPTQG làm ăn cứ để xét tốt nghiệp bằng phương pháp trắc nghiệm trừ môn ngữ văn. Nghiên cứu kỹ thông tư TT 04/2017 về quy chế thi và xét công nhận TNTHPTQG và ĐH,CĐ nằm trong chương trình khối 12 và năm học 2017-2018 nằm trong chương trình học lớp 11,12. Nghiên cứu kỹ đề minh họa do Bộ GD&ĐT công bố theo từng thời điểm khác nhau. Đay là cơ sở để tôi biên soạn câu hỏi, định hướng về kiến thức cũng như kỹ năng làm bài cho học sinh 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Mặc dù cấp ủy Chi bộ, Ban giám hiệu các trường đã nhận thức, xác định được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn GDCD trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh, song đến thời điểm hiện nay, trong tâm niệm của của đa số phụ huynh và học sinh vẫn còn lối suy nghĩ bộ môn GDCD là bộ môn phụ trong nhà trường, tuy đã có trong các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia nhưng chủ yếu vẫn dừng ở xét tốt nghiệp nên học sinh thường học chỉ để có đủ điểm, bỏ qua vấn đề suy ngẫm, tìm hiểu thêm kiến thức đằng sau mỗi bài học, thậm chí là học qua loa, học cho xong. Từ năm học 2016 – 2017, các trường đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng vẫn còn “bó khung” trong khuôn khổ của lớp học, giờ dạy nặng tính lý thuyết, thiếu những tư liệu, trích đoạn “người thật việc thật”, những tình huống “thật” cho nên sức thuyết phục, độ cảm xúc của bài dạy chưa cao. Hơn nữa thời lượng dành cho môn GDCD chỉ có 1 tiết/ tuần mà lượng kiến thức thì khá nhiều, không chỉ riêng nội dung chính thức mà nhiều nội dung giáo dục khác nhau cũng "bị giao" cho môn GDCD để “tích hợp” nên việc dạy học mang nặng tính khái quát, nếu dạy học theo phương pháp truyền thống giáo viên không có nhiều thời gian hướng dẫn cặn kẽ cho học sinh những nội dung, vấn đề nào đó mà học sinh có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn. 2.3. Giải pháp nghiên cứu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào xây dựng kế hoạch dạy học (soạn bài) đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng chi tiết, cụ thể từng hoạt động thì bài học càng sinh động. Bởi vì: Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn" hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Để góp phần thực hiện điều đó, tôi xin phép đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng kế hoạch bài học một cách hiệu quả: 2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng bảng mô tả chuẩn mục tiêu bài học càng chi tiết càng tốt Xây dựng bảng mô tả chuẩn mục tiêu bài học đòi hỏi người giáo viên phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của bộ giáo dục và đào tạo; chú trọng đến chuẩn đầu ra. 2.3.2. Giải pháp 2: Xác định các năng lực cần hướng tới phát triển ở học sinh 9 năng lực đó cụ thể là: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán. 6 phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân. Tùy theo từng bài học, từng chủ đề mà người giáo viên sẽ lựa chọn những năng lực, phẩm chất chủ yếu để hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh. 2.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động học đa dạng nhằm hình thành các năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Người giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; chú ý cho HS thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, có tính “phức hợp” (đòi hỏi sự vận dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau – hành động trong các bối cảnh, tình huống), tìm tòi khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập, thảo luận, thuyết trình, qua đó phát triển năng lực của HS (năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, ); HS được tham gia các hình thức “học tập cá nhân”, “học hợp tác”,rèn kĩ năng học tập, có thái độ tích cực đối với việc học tập; tăng cường các hình thức tổ chức hoạt động GD với sự tham gia, phối hợp, gắn kết của cộng đồng; quan tâm ứng dụng có hiệu quả về công nghệ thông tin; chú ý dạy học “hướng tới từng đối tượng HS” (như quan tâm tới sự khác biệt về NL, sự đa dạng trong phong cách học của HS để sử dụng các hình thức và PPDH cho phù hợp, tác động tốt nhất tới sự phát triển năng lực của từng HS). Các hoạt động học trong chủ đề được thực hiện thông qua các hình thức học cá nhân, cặp đôi, học nhóm nhằm giúp học sinh hiểu được các quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội ; khả năng vận dụng các kiến thức đó để phân tích, giải thích các hiện tượng trong gia đình, xã hội, trên cơ sở đó hình thành ở học sinh thái độ tích cực trong giải quyết các vấn đề thực tiễn. 2.3.4. Giải pháp 4: Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vì sự tiến bộ của học sinh Định hướng chung trong đánh giá kết quả học tập của học sinh là phải xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: - Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học khi được yêu cầu. - Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập. - Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học. - Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không. Sau đây, tôi xin được vận dụng các giải pháp trên vào xây dựng kế hoạch (soạn) Tiết 9 bài 4, GDCD lớp 12: ( Bài soạn chỉ minh họa một số phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong giờ dạy) 1. Bảng mô tả mục tiêu: * Mục tiêu: HS có hiểu biết ban đầu về bình đẳng trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình Nội dung Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. - Hiểu được quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình. - Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày - Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân. * Nội dung: Cho học sinh theo dõi tiểu phẩm “Chuyện nhà H” và trả lời các câu hỏi sau: Tiểu phẩm nói về những vấn đề gì? Thông điệp chủ đạo của tiểu phẩm? * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: - HS tìm được thông điệp chủ đạo trong nội dung của video: sự bất bình đẳng trong hôn nhân va gia đình, - HS trả lời câu hỏi: H có được phép thực hiện dự định của mình không. - Xuất hiện vấn đề cần tìm hiểu: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, *.Phương thức tổ chức hoạt động: GVgiới thiệu tên chủ đề, những mục tiêu cần đạt được trong bài. Bước 1: GV hướng dẫn HS theo dõi tiểu phẩm, trong quá trình theo dõi tiểu phẩm , GV yêu cầu HS ghi ra giấy/vở những chi tiết, cảm nhận (hình ảnh, hoạt động) phản ánh nội dung của tiểu phẩm để thực hiện 2 nhiệm vụ : mô tả hình ảnh và trả lời câu hỏi. Bước 2: GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi kết quả sau khi xem tiểu phẩm; hướng dẫn HS ghi những điều còn thắc mắc trong quá trình thảo luận để chia sẻ trước lớp. Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận kết quả trước lớp. 2. Hoạt động hình thành kiến thức NỘI DUNG : BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Mục tiêu: Nêu được khái niệm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Nội dung: Hoạt động 1a : Thực hiện trò chơi «Nhanh tay – Nhanh mắt » : Quan sát các hình ảnh sau và sắp xếp chúng theo chủ đề phù hợp theo bảng 1 và hoàn thiện hai nhận định sau : Nhận định 1: là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Nhận định 2: là một cộng đồng người chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Bảng 1 NHANH TAY – NHANH MẮT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH ----- ------- Hình 1 Hình2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hoạt động 1b: Tìm ra các mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình. Sơ đồ hóa mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình. Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Đối với hoạt động 1a: - HS ghép được: hôn nhân với ảnh 1,2,3; gia đình với ảnh 4,5,6. - HS hoàn thiện được nhận định như sau: Nhận định 1: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Nhận định 2: Gia đình là một cộng đồng người chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Đối với hoạt động 1b: - HS hoàn thành bảng mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình: Hôn nhân Gia đình Giống nhau Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng Khác nhau - Chỉ nói về quan hệ giữa vợ và chồng. - Ngoài quan hệ giữa vợ và chồng, còn có quan hệ cha mẹ với con cái; ông bà với các cháu; anh, chị, em với nhau. - HS vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình: Phương thức tổ chức hoạt động: Hoạt động 1a: Thực hiện trò chơi “Nhanh tay – Nhanh mắt”. * GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - GV giao cho mỗi nhóm tập hình ảnh có dán keo 2 mặt ở phía sau. Yêu cầu các nhóm quan sát thật nhanh các hình ảnh, đọc và suy ngẫm hai nhận định để dán các bức ảnh và nhận định phù hợp với cột chủ đề trong bảng 1. * HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, xếp hình ảnh theo chủ đề hôn nhân/ gia đình; HS đọc, suy ngẫm và hoàn thành hai nhận định về hôn nhân và gia đình, ghi kết quả ra giấy/ vở. HS trao đổi với các bạn trong nhóm, thống nhất ý kiến về các hành vi trong ảnh; hoàn thiện hai nhận định và dán những bức ảnh, nhận định vào cột chủ đề phù hợp trong bảng 1. - Các nhóm thống nhất lời giải thích cho những lựa chọn của nhóm mình. * GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp: - Mỗi nhóm cử một đại diện thuyết minh về kết quả của đội mình trong hoạt động “Nhanh tay – Nhanh mắt”. GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận và nhận xét kết quả của nhóm trình bày và kết quả của các nhóm khác. - GV nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm; sản phẩm hoạt động của các nhóm và kết luận: - Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. - Gia đình là một cộng đồng người chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Lưu ý: Tùy theo tình hình và điều kiện thời gian, GV có thể chọn cử những nhóm có kết quả không giống nhau để tạo sự tranh luận; làm xuất hiện tình huống có vấn đề. Hoạt động 1b. So sánh hôn nhân và gia đình. * GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Trên cơ sở kết quả của hoạt động 1a, hãy trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh để hoàn thành bảng so sánh. - Trên cơ sở hoàn thiện bảng so sánh, HS trao đổi, thảo luận trong nhóm để vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa hôn nhân và gia đình. * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc, suy ngẫm và hoàn thiện bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình. HS trao đổi trong nhóm sử dụng bảng so sánh để vẽ sơ đồ mô tả các mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình. * GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả hoạt động - GV chọn hai nhóm báo cáo kết quả trước lớp (có thể chọn 2 nhóm có kết quả không giống nhau để tạo sự tranh luận). * GV hướng dẫn HS trong lớp trao đổi trao đổi về kết quả để đi đến kết luận về hôn nhân và gia đình, và các mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình. Từ đó khẳng định bình đẳng trong hôn nhân và gia đình (Ghi kết quả vào vở). Ghi nhớ: - Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. - Gia đình là một cộng đồng người chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. - Các mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình là các mối quan hệ giữa: * Vợ và chồng. * Cha mẹ và con. * Ông bà và cháu. * Anh, chị, em. => Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Mục tiêu: nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình. - Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày. - Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình. Nội dung: Hoạt động 2a: Tìm hiểu bình đẳng giữa vợ và chồng. Học sinh thảo luận về tình huống sách giáo khoa trang 33. Hoạt động 2b: Tìm hiểu bình đẳng giữa cha mẹ và con Đi tìm đáp án cho tranh: mô tả các bức ảnh và xác định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con: H1. H2. H3. H4. H5. H6. H7. H8. Kết quả mong đợi từ hoạt động: Hoạt động 2a: - HS tham gia tích cực thảo luận để xác định bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân và tài sản. - HS nêu được bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân và tài sản, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng. Hoạt động 2b: - HS mô tả, phân tích tranh, đặt tên mỗi tranh tương ứng với các quyền và nghĩa vụ: - H1,2,3,4,7,8: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. - H5,6: Nghĩa vụ của con đối với cha mẹ. - HS xác định được quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ. Phương thức tổ chức hoạt động: Hoạt động 2a: Chia lớp thành 4 nhóm học sinh thảo luận * GV hướng dẫn HS thảo luận theo các gợi ý: - Cách xử sự của người chồng trong tình huống có đúng không? - Người vợ phản đối, không đồng ý bán. Theo em, người vợ có quyền đó không? Vì sao? - Người vợ cần phải làm gì để có được quyền bình đẳng trong gia đình? * HS thảo luận: - GV yêu cầu các nhóm được phân công thảo luận theo nội dung trên. - Đại diện một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận: Các nhóm còn lại phản biện, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày trả lời. * GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận: - Tinh thần tham gia thảo luận, tranh luận của các nhóm - Ý nghĩa của tình huống: HS xác định được các mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong từng mối quan hệ. Ghi nhớ: Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình - Trong quan hệ nhân thân, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau: + Trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú + Tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. + Cùng bàn bạc và thống nhất biện pháp kế hoạch hóa gia đình cho phù hợp - Trong quan hệ tài sản + TS riêng: Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng, có quyền sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. + TS chung: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Mọi việc trao đổi, mua bán, cho , mượn tài sản có giá trị đều phải có sự bàn bạc giữa vợ và chồng. Hoạt động 2b: * GV
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_soan_giang_mon_gdcd_lop_12_gop_phan.doc
- Bìa SKKN.doc
- MỤC LỤC.doc
- PHỤ LỤC.doc