SKKN Một số kinh nghiệm phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh qua ứng dụng zalo trên điện thoại
Là giáo viên với 21 năm đứng lớp và làm công tác chủ nhiệm, tôi hiểu hơn hết vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) quan trọng và cần thiết như thế nào. Thầy cô chủ nhiệm chính là một trong những yếu tố góp phần vào sự nghiệp giáo dục toàn diện cho học sinh. Bởi song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức và học tập cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong đó, GVCN sẽ là người hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt của các em. Từ đó có thể uốn nắn, điều chỉnh kịp thời,giúp các em chăm ngoan và tích cực hơn trong học tập để sau này trở thành những con người “vừa hồng, vừa chuyên”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh qua ứng dụng zalo trên điện thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Trần Thị Kim xuyến Năm sinh: 1977 Năm vào ngành: 1998 Ngày vào Đảng: 18/08/2005 Chức vụ: Giáo viên- Tổ trưởng tổ KHXH Đơn vị công tác: Trường THCS Tản Lĩnh-Ba Vì- Hà Nội Trình độ chuyên môn: Đại học Bộ môn giảng dạy: Ngữ văn và Giáo dục công dân. Khen thưởng: Từ năm 2010 – 2019: Chín năm liên tục đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đạt giải Nhất cấp Huyện, giải Ba cấp Thành phố trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi Chuyên đề tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh môn Ngữ văn Năm học 2014- 2015: Đạt giải Nhất huyện, giải Khuyến khích cấp Thành phố trong cuộc thi thiết kế bài giảng Eleaning. Năm 2016-2017: Hội khuyến học Thành phố Hà Nội tặng Học bổng khuyến học, khuyến tài. - Năm 2017- 2018: + Đạt giải Nhì thi thiết kế bài giảng Eleaning + Ban chấp hành Liên đoàn lao động huyện Ba Vì, BCH Công đoàn Ngành Giáo dục Thành phố Hà Nội tặng giấy khen. + Đạt giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. - 5 năm gần đây đều được UBND Huyện tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Nhiều năm có đề tài đạt loại B,C cấp Thành phố. Tên đề tài: "Một số kinh nghiệm phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh qua ứng dụng zalo trên điện thoại” A. ĐẶT VẤN ĐỀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lí do khách quan Giáo dục là nền móng của sự phát triển khoa học – kỹ thuật, mang lại sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân, nền văn minh của đất nước. Với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường học, mỗi cấp học. Lý do chủ quan: Là giáo viên với 21 năm đứng lớp và làm công tác chủ nhiệm, tôi hiểu hơn hết vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) quan trọng và cần thiết như thế nào. Thầy cô chủ nhiệm chính là một trong những yếu tố góp phần vào sự nghiệp giáo dục toàn diện cho học sinh. Bởi song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức và học tập cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong đó, GVCN sẽ là người hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt của các em. Từ đó có thể uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, giúp các em chăm ngoan và tích cực hơn trong học tập để sau này trở thành những con người “vừa hồng, vừa chuyên”. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình giáo dục cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa GVCN và phụ huynh học sinh. Vấn đề tôi trăn trở ở đây là làm thế nào để kết hợp với phụ huynh một cách kịp thời và hiệu quả nhất. Sau nhiều biện pháp thực hiện, tôi nhận thấy ngày nay sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã đưa đến nhiều tiện ích cho cuộc sống của con người. Sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh có rất nhiều tiện ích giúp con người liên lạc, kết bạn, giao lưu một cách dễ dàng với nhau. Trong đó, zalo là một ứng dụng rất tiện ích, kết nối nhanh và rất hiệu quả. Việc kết nối nhóm này tuy không phải là mới nhưng thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả, đó là điều tôi luôn suy nghĩ và vì thế tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: "Một số kinh nghiệm phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh qua ứng dụng zalo trên điện thoại” MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích Trên cơ sở lý luận đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt được các mục tiêu sau: Kết nối thường xuyên, trao đổi thông tin hai chiều giữa với phụ huynh. Tạo được hứng thú, sự tích cực cho học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà, rèn thói quen giúp đỡ gia đình Nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. Nhiệm vụ: Tìm hiểu thực tế để đánh giá tình hình học tập của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa tích cực học tập và rèn luyện bản thân. Từ những kinh nghiệm thực tế để đưa ra các biện pháp phối kết hợp với phụ huynh giúp học hứng thú và tích cực rèn luyện, thay đổi bản thân, đồng thời bồi dưỡng năng lực tự học và tự rèn luyện nhằm phát huy mọi tiềm năng tích cực, chủ động của học sinh, biến quá trình được giáo dục thành quá trình tự giáo dục. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu : Học sinh của lớp 8A Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về sự tiện ích, hiệu quả khi thực hiện kết nối trên nhóm zalo trong việc giáo dục học sinh. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu nghiên cứu và áp dụng thực hiện từ năm học 2018-2019 và trong năm học tiếp theo. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp điều tra phỏng vấn Phương pháp trực quan Phương pháp so sánh- đối chiếu Phương pháp phân tích- tổng hợp Phương pháp thống kê- phân loại B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ tri thức và phẩm chất đạo đức là trách nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Ở Điều 27, mục tiêu của giáo dục phổ thông 2005 của nước ta có ghi: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chính vì vậy, Học tập luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt đất nước ta hôm nay đang trong đà hội nhập quốc tế, muốn kinh tế, xã hội phát triển thì không thể thiếu nhân tài giúp ích cho đất nước. Mà nhân tài thực sự không ở đâu xa xôi chính là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế mà trách nhiệm của mỗi giáo viên chúng ta ngày càng cao hơn. Và để phát triển toàn diện về nhân cách và năng lực của học sinh cần có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học và thường xuyên giữa nhà trường- gia đình và xã hội. Trong các mối quan hệ đó thì vai trò quan hệ giữa GVCN và phụ huynh là một mắt xích vô cùng quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Bởi GVCN sẽ là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, gần gũi với các em nhất nên sẽ là người hiểu rõ tâm lý cũng như việc học tập của từng học sinh một cách rõ nhất. Còn cha mẹ là người quản lý con cái, nắm rõ nhất về việc học tập cũng như rèn luyện lối sống tại nhà. Vì thế giữa GVCN và phụ huynh sẽ là cầu nối để giúp các con có thể thay đổi bản thân, tích cực học tập và chăm ngoan hơn Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục học sinh không phải phụ huynh nào cũng nhiệt tình và có sự quan tâm tới con cái, nhất là đối với những phụ huynh quá bận rộn với công việc. Như vậy để thuận lợi cho việc trao đổi và cập nhật thông tin một cách nhanh nhất và không mất thời gian nhiều sẽ rất cần đến những ứng dụng tiện ích. Vì thế giải pháp kết nối thông tin qua nhóm trên zalo điện thoại sẽ là giải pháp mang lại hiệu quả cao và được rất nhiều phụ huynh hài lòng và ủng hộ. Bằng ứng dụng này GVCN có thể sử dụng rất nhiều các giải pháp kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi, chỉ đạo sát sao cho công tác giáo dục của nhà trường nói chung cũng như công tác chủ nhiệm nói riêng. Bản thân là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Lớp chủ nhiệm có nhiều con em là cán bộ công nhân viên, một số phụ huynh rất quan tâm và sát sao trong việc giáo dục con; thường xuyên kết hợp, trao đổi thông tin với GVCN. 100% phụ huynh có điện thoại thông minh và có kết nối zalo. Vì thế việc trao đổi rất tiện lợi, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian. Những phụ huynh bận rộn với công việc có thể xem các thông tin trên nhóm vào buổi tối và có thể sắp xếp trao đổi vào thời gian phù hợp. Hơn thế việc trao đổi trên nhóm sẽ giúp tất cả các phụ huynh nắm bắt được tình hình chung của lớp, từ đó có các ý kiến góp ý trong việc giáo dục học sinh cho các phụ huynh trong lớp. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nói trên, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi còn gặp một số vấn đề khó khăn: Về cơ sở vật chất: Trường tôi thuộc khu vực miền núi còn rất nhiều khó khăn: khuôn viên trường chật hẹp, không có các phòng chức năng, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn rất nhiều, học sinh ít được tiếp xúc với máy chiếu Về phía học sinh: Là học sinh lớp 8, các em chưa ý thức được hết về việc học tập cũng như rèn luyện bản thân. Nhiều em còn mải chơi, chưa chăm học, không tích cực trong các hoạt động của lớp, chưa biết tự giác giúp đỡ gia đình Về phía phụ huynh: Lớp có một vài phụ huynh đi làm ăn xa, gửi con ở với ông bà nên không có thời gian trực tiếp trong việc giáo dục con; một vài phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con. Một số phụ huynh rất ít khi trao đổi hoặc có phản hồi khi GVCN có việc đột xuất cần ý kiến đóng góp. * SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Để nắm bắt được thực trạng của học sinh về việc học tập và rèn luyện tại nhà, trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã sử dụng phiếu điều tra với phụ huynh của lớp 8A bằng phiếu điều tra như sau: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH (Tổng số phụ huynh: 38) Ý thức học tập của các con ở nhà như thế nào? A. Tự giác, chăm chỉ B. Học nhưng chưa tích cực. C. Thường xuyên phải nhắc nhở Phụ huynh có thường xuyên trao đổi với con về việc học tập trên lớp, kiểm tra vở ghi và bài tập ở lớp của con không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Rất ít khi Góc học tập của con ở nhà như thế nào? A. Sắp xếp ngăn nắp, khoa học B. Sắp xếp sách vở chưa khoa học C. Còn bừa bộn Con có biết tự giác giúp đỡ gia đình không? A. Tự giác, chăm chỉ B. Thường xuyên phải nhắc nhở C. Lười làm việc nhà Phụ huynh thấy việc kết nối nhóm trên zalo để trao đổi thông tin thường xuyên cùng GVCN có thuận tiện và cần thiết không? A. Thuận tiện và cần thiết B. Không cần thiết lắm C. Không cần thiết Kết quả sau khi điều tra như sau: Đáp án Câu A B C 1 10 = 26.3% 13 = 34.2% 15 = 39.5% 2 19 = 50% 14 = 36.8% 5 = 13.2% 3 9 = 23.7% 15 = 39.5% 14 = 36.8% 4 10 = 26.3% 13 = 34.2% 15 = 39.5% 5 31 = 81.56% 07 = 18,4% 0 - Qua kết quả khảo sát, tôi nhân thấy đa số học sinh có học tập và giúp đỡ gia đình nhưng nhiều em chưa tích cực, thiếu tính tự giác, thực hiện nhiều khi với sự bắt buộc. Còn một vài phụ huynh chưa thực sự sát sao với việc học tập của con. Chính vì vậy nên một số em thường xuyên chưa làm hết bài tập, học bài qua loa dẫn đến bị điểm kém. Thực tế lấy ý kiến của giáo viên bộ môn trên lớp: 55% ý kiến cho thấy các em thiếu sự tích cực, lười phát biểu xây dựng bài.... Thống kê theo sổ đầu ghi đầu bài, tôi nhận thấy còn 1 số học sinh thường xuyên bị ghi sổ vì lỗi không hoàn thành bài tập và thiếu tập trung trong giờ học. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỐ HỢP VỚI PHỤ HUYNH BẰNG CÁCH KẾT NỐI QUA NHÓM ZALO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH . Trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, tôi luôn tôi luôn trăn trở: Cần phải làm gì và làm như thế nào để rèn luyện ý thức tự giác trong học tập và tu dưỡng bản thân, từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy việc lập nhóm kết nối qua zalo đã mang lại hiệu quả vô cùng thiết thực. Với giải pháp này tôi đã thực hiện như sau: Lập danh sách và số điện thoại của phụ huynh Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi triển khai tới phụ huynh về nội dung, kế hoạch cụ thể. Thống kê số phụ huynh có sử dụng điện thoại thông minh. Lấy ý kiến phụ huynh về việc kết nối nhóm. Phân tích những ưu, nhược điểm khi sử dụng nhóm trên zalo Qua điều tra khảo sát một số GVCN, tôi nhận thấy một số lớp phụ huynh có tham gia nhóm zalo nhưng chỉ được khoảng 30% phụ huynh có sự trao đổi thông tin hai chiều, phối hợp với GVCN. Một số phụ huynh ở lớp cũng cho rằng sử dụng nhọm zalo đôi khi tin nhắn nhiều gây ra những phiền phức. Vì vậy để có được sự ủng hộ của phụ huynh, trong buổi họp, tôi nêu ra những ưu, nhược điểm và cách khắc phục các nhược điểm đó tới phụ huynh. Uu điểm: Dễ dàng cập nhật, trao đổi thông tin mọi lúc mọi nơi. Kết nối, cập nhật các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, thuận tiện. Chia sẻ hình ảnh, video một cách dễ dàng. Cập nhật được các thông tin chung của lớp, kết quả học tập cũng như ý thức rèn luyện của con để từ đó phụ huynh có thể kịp thời động viên, khích lệ hay nhắc nhở các con sẽ giúp các con tiến bộ hơn. Nhược điểm Lượng tin nhiều nên dễ bị trôi mất thông tin. Nhiều tin nhắn cá nhân đôi khi gây ảnh hưởng phiền phức cho người khác. Nhóm zalo của cả lớp thường sẽ rất đông vậy nếu không sử dụng hợp lý sẽ gây ra những điều phiền phức. Để khắc phục những nhược điểm trên, tôi đưa ra những quy định chung cụ thể như sau: Chỉ trao đổi nhưng thông tin chung và những việc có liên quan đến lớp, tránh đưa những thông tin cá nhân trên nhóm. Những nội dung nào chưa rõ, phụ huynh có thể trao đổi lên trang cá nhân. Các thông báo GVCN gửi lên, phụ huynh chỉ cần xác nhận đã xem bằng cách thả TIM để tránh lượng tin nhiều và tránh việc tin nhắn bị trôi khiến người xem sau không đọc được. Không nhắn tin vào buổi trưa hoặc qua 22h tối (trừ những việc khẩn cấp) Những thông tin GVCN cần sự hỗ trợ của phụ huynh như: gửi hình ảnh, video để phục vụ cho bài học, phụ huynh sẽ gửi lên trang cá nhân của GVCN. Sử dụng nhóm zalo như một kênh trực tuyến. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Thông tin kịp thời về tình hình học tập, ý thức của học sinh và những thay đổi đột xuất hoặc những kế hoạch mới của nhà trường + Hàng tuần tôi chụp lại phần nhận xét, đánh giá trên sổ đầu bài để phụ huynh nắm bắt chung về ý thức học tập của các con ở tất cả các môn học. Từ việc cập nhật này nếu học sinh nào còn vi phạm nội quy hay lười học phụ huynh sẽ có trách nhiệm nhắc nhở các con. Việc đưa lên nhóm công khai như vậy khiến các con sẽ tự ý thức cố gắng hơn để không còn bị mắc lỗi nữa. + Khen ngợi đối với những học sinh chăm ngoan, tích cực học tập, đạt xuất sắc tiêu biểu Đối với học sinh, tâm lý các em khi được khen thường rất thích. Việc khen trên nhóm và sự tác động của phụ huynh không chỉ khích lệ các em mà khiến cho nhiều học sinh khác cũng cố gắng để được khen như bạn. Đối với các hoạt động tập thể, tôi cũng thường xuyên chụp lại các hình ảnh hoặc các đoạn clip gửi tới phụ huynh. Từ sự cập nhật trên, phụ huynh sẽ nắm bắt được tình hình cụ thể để từ đó kịp thời nhắc nhở và uấn nắn các con. Đây là biện pháp tương đối hiệu quả, không tốn kém mà thông tin được cập nhật nhanh chóng, cụ thể, kịp thời. Đặc biệt trong đợt dịch Covid-19, từ sau nghỉ Tết Nguyên Đán, học sinh phải nghỉ học trong thời gian khá dài. Ngoài việc cung cấp thông tin như: thông báo về lịch nghỉ học, tuyên truyền tới phụ huynh về cách phòng tránh dịch bệnh cho các con, tôi xuyên hướng dẫn cho các con việc học online, gửi cho các con video hướng dẫn cách đăng nhập vào học cụ thể. Và để tạo sự hăng hái, tích cực cho học sinh, hàng ngày tôi thường cập nhật kết quả của từng môn, tổng hợp số học sinh đã ôn tập, học sinh chưa ôn tập, chụp và gửi lên nhóm cho phụ huynh và các con xem. Các kết quả này cũng sẽ được gửi tới giáo viên bộ môn của lớp và lấy điểm cho các em (nội dung này cũng được thông báo cụ thể trên nhóm). Cách làm này rất có hiệu quả vì việc cập nhật rất cụ thể, chi tiết, có điểm số từng bài. Khi các con xem nếu chưa thấy có tên mình hoặc thấy mình ôn tập được ít hơn các bạn các con sẽ tự giác cố gắng hơn. Các phụ huynh kiểm tra sẽ biết được con chăm học hay chưa để kịp thời nhắc nhở, đồng thời cũng biết được tình hình học tập chung của cả lớp và từ đó có trách nhiệm hơn với việc học tập của con. Chính bởi có sự cập nhật kịp thời như vậy nên sau 2 ngày triển khai học online, số học sinh của lớp vào học và số lượt học luôn cao nhất toàn trường. Số liệu này cũng được tôi gửi lên nhóm để phụ huynh thấy được sự cố gắng của các con so với các lớp khác. Sau mỗi lần cập nhật như vậy phụ huynh đều cảm thấy rất hài lòng, thường xuyên trao đổi với tôi về việc học tập của con và bày tỏ sự yên tâm khi con nghỉ ở nhà. SỐ LƯỢNG HỌC SINH LỚP 8A HỌC TRỰC TUYẾN TRONG ĐỢT NGHỈ PHÒNG DỊCH. Ngày 24/2/2020 Ngày 26/02/2020 Ngày 29/02/2020 Ngoài những môn học trực tuyến, tôi thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn để gửi bài tập lên nhóm cho các em ôn tập. Đối với đội tuyển ôn học sinh giỏi, tôi lập nhóm riêng và chuyển bài cho học sinh để tránh bị nhầm lẫn với việc giao bài cho cả lớp. Nhờ có ứng dụng zalo việc giao bài cho học sinh rất thuận tiện, tránh tập trung đông trong đợt có dịch bệnh. Với cách làm này, phụ huynh đã ủng hộ GVCN rất nhiệt tình. Những phụ huynh chưa có sự quan tâm tới con cái cũng đã dần thay đổi, tích cực tương tác với cô giáo nhiều hơn. 2.2. Nhiệm vụ của phụ huynh: Các nội dung này đã được thông qua trong buổi họp phụ huynh đầu năm: Cập nhật các thông tin trên nhóm, từ đó nắm bắt được thông tin để kịp thời khen ngợi hay nhắc nhở các con. Thường xuyên quan tâm tới việc học tập, nhắc nhở các con học bài, kiểm tra sách vở hàng ngày Ngoài thời gian học cần hướng dẫn con giúp đỡ gia đình Hàng tuần phụ huynh có thể chụp lại những hoạt động học tập, làm việc nhà như: nấu cơm, rửa bát, lau nhà, giặt quần áo, chụp lại góc học tập, tử đựng quần áo hoặc quay các đoạn clip gửi tới GVCN. Tổng hợp các thông tin trên nhóm và lồng kết giáo dục trong các giờ Sinh hoạt và giờ Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, ngoài việc giáo dục ý thức cho các con trên lớp, tôi luôn quan tâm tới việc giáo dục về ý thức tự giác học tập và giúp đỡ gia đình của các con khi ở nhà. Vì vậy, từ những thông tin phụ huynh cung cấp, hàng tuần tôi thường tổng hợp lại sau đó tạo các slide, clip... và lồng kết trình chiếu các hình ảnh về những việc các con đã làm trong các giờ Sinh hoạt hay Hoạt động ngoài giờ. Mỗi hình ảnh sẽ có những lời bình hài hước, kết hợp với các bản nhạc vui nhộn sẽ tạo cho các em sự hứng khởi, lớp học trở nên sôi động hơn. Hơn thế việc được xem lại các hình ảnh của chính mình và các bạn khiến các em cũng thấy rất thích thú. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng nó đã có những tác động rất hiệu quả tới các em. Từ đó mỗi học sinh sẽ dần thay đổi bản thân mình, chăm chỉ, tích cực hơn để những hình ảnh của mình được đẹp hơn. Trước đây khi điện thoại thông minh chưa được sử dụng phổ biến, tôi thường cho học sinh thực hiện bằng cách tự ghi lại kết quả sau mỗi tuần vào cuốn sổ tay và có xác nhận của phụ huynh về những việc các con đã thực hiện. Cách làm này cũng có hiệu quả nhưng chưa tạo được hứng thú và hiệu quả như khi thực hiện phương pháp trên. Đây cũng là cách hiệu quả hơn rất nhiều so với dịch vụ gửi tin nhắn. Vì qua zalo giữa GVCN và phụ huynh có thể thông tin hai chiều, không chỉ cập nhật về thông tin mà còn có thể đưa được những hình ảnh cụ thể, thiết thực. Và chính bởi vậy hiệu quả từ biện pháp này mang lại rất cao. Với hoạt động này, tôi thường tổ chức lồng kết vào tuần 2 sơ kết tuần và tuần 4 sơ kết tháng. Vì điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn, có lúc không thực hiện được bằng máy chiếu, tôi khắc phục bằng cách sử dụng máy tính. Dù vậy, các em vẫn rất hứng thú trong tiết học. Cho học sinh chia sẽ về cách sắp xếp thời gian học tập, giúp đỡ gia đình và cảm nghĩ về n
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_phoi_hop_giua_giao_vien_chu_nhiem_vo.docx
- SKKN GVCN LOP 9 - XUYẾN 2020_13578238.pdf