SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử 9 ở huyện Thường Xuân
Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục con người đặc biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ những hiểu biết về quá khứ chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, qua đó chúng ta có thể xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai nhất là đối với học sinh.
Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc dạy học bộ môn Lịch sử trong nhà trường chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì vậy mỗi khi các trường có kế hoạch chọn đội tuyển học sinh giỏi rất ít học sinh đăng kí hoặc không có học sinh nào.
Là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử 9 và cũng có những thành tích về học sinh giỏi. Để phát huy thế mạnh bộ môn và nâng cao chất lượng mũi nhọn của huyện nhà, tôi quyết tâm nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng: “Một số kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử 9 ở huyện Thường Xuân” trong những năm học vừa qua.
MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Trang 2 1. MỞ ĐẦU Trang 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Trang 4 2.1. Cơ sở lí luận Trang 4 2.2. Thực trạng vấn đề Trang 4 2.3. Các sáng kiến để giải quyết vấn đề Trang 4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến. Trang 10 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Trang 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 13 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh THCS: Trung học cơ sở PTTH: Phổ thông trung học BGH: Ban giám hiệu GVCN: Giáo viên chủ nhiệm TBCN: Tư bản chủ nghĩa XHCN: Xã hội chủ nghĩa ĐCS VN: Đảng cộng sản Việt Nam VNCM: Việt Nam cách mạng HN: Hội nghị VD: Ví dụ 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục con người đặc biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ những hiểu biết về quá khứ chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, qua đó chúng ta có thể xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai nhất là đối với học sinh. Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc dạy học bộ môn Lịch sử trong nhà trường chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì vậy mỗi khi các trường có kế hoạch chọn đội tuyển học sinh giỏi rất ít học sinh đăng kí hoặc không có học sinh nào. Là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử 9 và cũng có những thành tích về học sinh giỏi. Để phát huy thế mạnh bộ môn và nâng cao chất lượng mũi nhọn của huyện nhà, tôi quyết tâm nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng: “Một số kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử 9 ở huyện Thường Xuân” trong những năm học vừa qua. 1.2. Nghiên cứu đề tài trên với mục đích Giúp cho học sinh củng cố và nâng cao nhận thức lịch sử, có những nhìn nhận chính xác về lịch sử và có những nhận định, đánh giá tổng quan các diễn biến lịch sử phức tạp, rút ra các bài học lịch sử. Giúp học sinh ôn luyện, biết cách trình bày một câu hỏi và một bài thi môn Lịch sử. Đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích đối với đồng nghiệp và học sinh. 1.3. Phạm vi và đối tượng của đề tài Phương pháp ôn luyện học sinh giỏi đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả có những bài viết hay và có nhiều công trình lớn. Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứa và đúc rút một số kinh nghiệm của bản thân trong việc ôn luyện học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử ở huyện Thường Xuân. Đối tượng của đề tài là học sinh trong toàn huyện, vì bản thân trong các năm học vừa qua được lãnh đạo ngành phân công ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi huyện tham gia thi tỉnh. Đề tài nghiên cứu áp dụng cho học sinh huyện Thường Xuân, một huyện còn nhiều khó khăn, đối tượng học sinh đa dạng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp thực nghiệm, dễ tiếp cận, đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Xuất phát từ tình hình thực tế đất nước, đặc biệt là trước cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển như vũ bão, việc chỉnh lí chương trình giáo dục và thay đổi nội dung sách giáo khoa là một vấn đề hết sức cấp thiết và vô cùng quan trọng. Nhằm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục đổi mới hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp theo hướng dạy học ”lấy học sinh làm trung tâm”. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng bộ môn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi Được sự quan tâm giúp đỡ của ngành, BGH, tổ chuyên môn, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp. Giáo viên giảng dạy rất tâm huyết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình. Học sinh tích cực học tập, nhiều học sinh có ý thức học tập cao. Sau khi thi học sinh giỏi cấp huyện hàng năm, học sinh được sàng lọc và học đội tuyển tập trung. 2.2.2. Khó khăn Nguồn học sinh chọn đội tuyển của bộ môn rất ít do tâm lí của phụ huynh học sinh, thích con em bồi dưỡng các môn chính để tạo nền tảng cơ sở thi vào cấp III và chọn nghề sau này ( Toán, lí, Hóa, Tiếng Anh...). Học sinh chưa thực sự yêu thích bộ môn Lịch sử vì chưa có phương pháp học phù hợp để có thể nhớ các mốc thời gian gắn với các sự kiện lịch sử cụ thể. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương rất khó khăn (vùng 30a) nên học sinh tiếp cận với thông tin còn hạn chế, không có nhiều sách tham khảo... Sau một thời gian suy nghĩ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp tôi đã tìm ra một số giải pháp cơ bản để giải quyết khó khăn đang gặp như sau: 2.3. Các sáng kiến đã áp dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Công tác chọn đội tuyển: Đây là một bước khó khăn đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử nói chung và bản thân tôi nói riêng. Tuy nhiên không phải vì thế mà tôi bỏ cuộc, ngược lại tôi càng quyết tâm chọn đội tuyển để bồi dưỡng. Thứ nhất: Tôi phối hợp với tổ chuyên môn của phòng giáo dục huyện, BGH trường bản thân công tác, GVCN, GV giảng dạy bộ môn Lịch sử ở các trường để nắm bắt tình hình học tập của các em. Thứ hai. Tôi bắt đầu tập trung các em đã đăng kí học bồi dưỡng lại để làm quen qua các câu chuyện đời thường, thông qua đó để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em có thực sự yêu thích bộ môn không? Nếu ngại thì vì lí do gì? Từ đây tôi định hướng và chỉ ra cho các em phương pháp học tốt bộ môn. Thứ ba. Sau khi đã chọn được đội tuyển học sinh giỏi tôi đi vào giải quyết vấn đề tâm lí. Tôi động viên học sinh tâm lí thật thoải mái trong học tập, không xem nặng vấn đề thi là phải đậu mà chỉ cho đây là cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Luôn nêu cao ý thức tự học tập, giữ vững lập trường của bản thân. Một số lưu ý chọn học sinh vào đội tuyển: Chọn học sinh có lòng đam mê thật sự đối với bộ môn, tránh tình trạng học sinh đang học giữa chừng lại xin học môn khác hoặc vào ôn thử. Chọn học sinh hay có những phát hiện thú vị trong tiết học. Chọn học sinh có chữ viết dễ nhìn, đúng chính tả ( yêu cầu cơ bản đối với các môn Xã hội ). 2.3.2. Phương pháp ôn luyện Phương pháp ôn luyện được chia thành hai phần : Một là, phương pháp chung (các kĩ năng trình bày bài thi Lịch sử). Hai là, phần ôn luyện kiến thức. 2.3.2.1. Phần phương pháp chung Giáo viên phải ôn luyện cho học sinh các yêu cầu của một bài thi Lịch sử và các kĩ năng cần thiết khi viết bài.Yêu cầu chung của một bài thi Lịch sử: Về hình thức Không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay nhưng hãy cố gắng viết rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, không viết dài dòng, viết tắt. Hãy luôn nhớ: « Đúng, đủ, rõ ràng thế là tốt » và chú ý cách dùng dấu cho chính xác (các dấu chấm, phẩy, hai chấm...), hạn chế tẩy xóa khi làm bài. Về bố cục Bài thi môn Lịch sử các câu hỏi đều trình bày dưới dạng một bài văn, tức là phải có đầy đủ ba phần. Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề. Yêu cầu: Phần đặt vấn đề và kết thúc vấn đề phải viết khái quát, ngắn gọn. Các ý trong bài phải có sự liên kết theo trình tự thời gian lịch sử (sự kiện nào xảy ra trước thì trình bày trước). Khi viết hết câu phải xuống dòng viết hoa đầu dòng. VD câu hỏi: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cu Ba? Thông thường khi gặp câu hỏi như vậy học sinh sẽ trả lời trực tiếp ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cu Ba mà không có phần đặt vấn đề làm cho bài viết cộc lốc, không có tính thuyết phục. Do vậy khi gặp câu hỏi này học sinh có thể đặt vấn đề như sau : « Cu Ba một đất nước nhỏ nằm ở khu vực Mĩ la tinh, sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Cu Ba phát triển mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của Phi đen Cat-xtơ-rô nhân dân Cu Ba đã đấu tranh lật đổ ách thống trị của chế độ độc tài Ba-tix-ta và bọn can thiệp Mĩ, mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước Cu Ba. Vậy cách mạng Cu Ba thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Trong bài làm phải có các câu chuyển ý, chuyển đoạn để bài làm có sự mạch lạc, sáng tỏ và gắn kết các sự kiện cần trình bày. Câu nên viết đúng đủ, các sự kiện đưa vào phải chính xác, cụ thể. Không đưa các sự kiện mà bản thân không nhớ chính xác. Có một số cách khắc phục vấn đề này, đó là bất kì một sự kiện lịch sử nào nếu không nhớ rõ ngày thì chỉ cần đưa tháng và năm của sự kiện đó vào hoặc không nhớ cả ngày, tháng của sự kiện thì chỉ cần đưa năm, còn nếu không nhớ thì tuyệt đối không đưa sự kiện sai vào bài làm. Để tăng tính thuyết phục của bài làm khi trả lời phần kết thúc vấn đề cần có sự liên hệ thực tế, liên hệ giữa lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới hoặc ngược lại. VD: Cũng câu hỏi; Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cu Ba? Sau khi viết bài hoàn chỉnh trong phần kết thúc vấn đề học sinh cần đưa phần liên hệ vào, có thể viết như sau: Cách mạng Cu Ba thắng lợi xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh, là tấm gương cho phong trào cách mạng ở các nước Á, Phi noi theo trong đó có cách mạng nước ta. Các kĩ năng cần thiết trong khi làm bài: Kĩ năng phân tích câu hỏi, xác định đề. Như chúng ta biết khi học sinh đi thi thường gặp rất nhiều dạng câu hỏi nhưng có 3 dạng câu hỏi chính, đó là: Dạng câu hỏi cụ thể ( hỏi trực tiếp vấn đề cần hỏi ). VD: Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta? Dạng câu hỏi khái quát : ( vấn đề cần hỏi ẩn đi ). VD: Có ý kiến cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á. Bằng sự phát triển của một số nước Châu Á trong những năm gần đây, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? Dạng câu hỏi tổng hợp ( bao hàm cả hai dạng trên ). VD: Em hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương? Khi nhận đề HS phải thật bình tĩnh, phân tích các câu hỏi trong đề thi, phải đọc hết và hiểu chính xác từng từ trong câu hỏi. Mỗi câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là thừa. Khi đọc phải gạch chân những từ quan trọng, đọc kĩ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi. Kĩ năng phân phối thời gian làm bài. Thường thì học sinh sau khi nhận đề thi, vạch dàn ý và bắt đầu bước vào viết bài, có rất ít học sinh chịu phân chia thời gian cho từng câu hỏi của đề thi. Việc phân phối thời gian cho các câu hỏi là một phép toán cực kì đơn giản song lại có tác dụng vô cùng to lớn. Nhờ vào phân phối thời gian hợp lí giúp thí sinh không bị sa đà làm vào một vài câu hỏi và mất nhiều thời gian không còn thời gian để làm các câu hỏi khác. Vì nếu các em quá sa đà vào trình bày một câu hỏi thì cũng khó mà đạt điểm tối đa của câu hỏi đó, phương châm của tôi là «xấu đều hơn tốt lõi », do vậy yêu cầu các em cần hết sức chú ý vấn đề này. VD: Đề thi học sinh giỏi THCS thường là 150 phút và thang điểm cho bài thi là 20 điểm. Chúng ta có thể phân phối thời gian như sau: lấy 150p : 20đ = 7,5 phút/điểm. Như vậy 1 điểm của câu hỏi ứng với thời gian làm bài là 7,5 phút, nếu câu hỏi của bài thi là 5 điểm thì: 5đ x 7,5p = 37,5 phút. Điều này sẽ giúp các em có đủ thời gian để trả lời tất cả các câu hỏi của đề thi. Kĩ năng lập dàn ý cho các câu hỏi: Sau khi đọc xong các câu hỏi các em cần giành ra khoảng 5 phút để lập dàn ý cho từng câu hỏi. Lập dàn ý theo dạng mở tức là trong giấy nháp cần để các khoảng trống để bổ sung các ý bất chợt nghĩ ra trong quá trình làm bài. Việc lập dàn ý cho các câu hỏi tuy ít thời gian nhưng các em học sinh thường chủ quan và cho rằng các môn Xã hội không cần nháp, do vậy khi làm bài thường hay bỏ sót ý hoặc làm đảo lộn các ý dẫn tới bài làm không khoa học. 2.3.2.2. Phần ôn luyện kiến thức Giáo viên có thể chia các đơn vị kiến thức và ôn theo các mạch sau: Ôn luyện theo chủ đề Đối với giáo viên: Đây là phương pháp ôn luyện mất rất nhiều thời gian của giáo viên, nhưng muốn đạt hiệu quả cao và thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải xây dựng đề cương tóm tắt những nội dung cơ bản nhất, kiến thức mở rộng, nâng cao làm cơ sở cho học sinh nắm vững kiến thức một cách có hệ thống và chắc chắn, dễ học. Giúp học sinh có một vốn kiến thức phong phú để khi làm bài các em luôn chủ động trong các dạng của đề thi. Giáo viên có thể chia 34 bài trong chương trình lịch sử lớp 9 khi ôn thành các chủ đề. VD: Phần lịch sử thế giới 13 bài có thể chia thành các chủ đề như sau: Chủ đề 1: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1991. Chủ đề 2: Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Chủ đề 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Chủ đề 4: Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay. Chủ đề 5: Cuộc cách mạng Khoa học - Kĩ thuật lần thứ hai. Đối với học sinh: Các em cần phải cần cù, chịu khó học tập, có trí nhớ tốt, khả năng nắm kiến thức nhạy bén để so sánh, đánh giá, nhận xét sự kiện, bám sát đề cương ôn tập, không lan man. VD: Khi ôn chủ đề; Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Giáo viên cần cho học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của ba giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh, các sự kiện tiêu biểu của từng giai đoạn. Đặc biệt giáo viên cần ôn xoáy sâu vào phần ASEAN, vì đây là phần rất quan trọng. Ôn luyện theo phương pháp tổng hợp giai đoạn lịch sử. Phương pháp ôn luyện này nhằm giúp HS hệ thống lại từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tránh được sự nhầm lẫn kiến thức giữa các giai đoạn lịch sử với nhau. Khi ôn tập Phần Lịch sử Việt Nam, GV cần tổng hợp kiến thức từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn GV cần nhấn mạnh, khắc sâu từng hoàn cảnh, từng kẻ thù, từng nhiệm vụ, từng chủ trương sách lược của Đảng, hình thức và phương pháp đấu tranh, tên Đảng... VD: Khi ôn giai đoạn từ 1930 – 1939 giáo viên cần cho HS nắm được những nội dung cơ bản sau: Phong trào Nội dung Phong trào 1930 - 1931 Phong trào 1936 - 1939 Kẻ thù Đế quốc – phong kiến nói chung. Bọn phản động thuộc địa, Chủ nghĩa phát xít Mục tiêu đấu tranh Đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày Giành quyền tự do dân chủ, cải thiện dân sinh Hình thức đấu tranh Bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang. Hợp pháp và nửa hợp pháp. Mặt trận Mặt trận chưa rõ ràng Mặt trận dân chủ Đông Dương Ý nghĩa Khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Là cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn, uy tín của đảng thấm sâu trong quần chúng. Sau khi HS thực hiện song phần luyện GV đưa ra nhận xét, đánh giá theo hướng tích cực, đưa ra những ưu điểm và hạn chế của từng HS để uốn nắn, động viên khích lệ các em cố gắng phấn đấu học tập. Ôn tập bằng hệ thống lược đồ, đồ thị Phương pháp này sử dụng ở dạng bài tiến trình cách mạng, quá trình phát triển, tư tưởng nhận thứcgiúp học sinh hứng thú học, hiểu và nắm bắt bài nhanh. VD: Đồ thị về bước phát triển tư tưởng, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1930 ( phục vụ cho bài 16, 17, 18 SGK Lịch sử 9 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2005). Bước 1: Cho học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu sự chuyển biến. Bước 2: Vẽ đồ thị Thành lập "Hội VNCM Thanh niên" Thành lập ĐCS Việt Nam Bỏ phiếu tán thành Quốc Tế III 1911 1917 1919 7/1920 12/1920 6/1925 3/2/1930 Bước phát triển Tìm đường cứu nước Phân biệt bạn thù Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Gửi yêu sách tới HN Véc sai Bước 3: Cho học sinh nhận xét đánh giá bước phát triển vượt bậc về tư tưởng, chính trị và tổ chức đi tới thành lập đảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ôn tập bằng lược đồ, đồ thị có thể sử dụng cho một số bài ở lớp 9, giúp các em nắm vững kiến thức đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi. 2.3.3. Làm quen với các đề thi học sinh giỏi Để HS luôn chủ động làm bài khi đi thi, tôi đã sưu tầm một số đề thi của các năm trước từ các nguồn: Công nghệ thông tin, sách bài tập nâng cao cho HS tham khảo và làm. VD: Cho HS giải đề thi học sinh giỏi những năm trước của các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa Qua đó để nắm bắt tình hình học tập và cách vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS khi làm bài để kịp thời góp ý sửa chữa cho các em. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm khi áp dụng. Khi tôi chưa áp dụng một số kinh nghiệm ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi trên thì kết quả không cao, cụ thể: Năm học Học sinh giỏi trường Học sinh giỏi huyện Học sinh giỏi tỉnh 2009 - 2010 0 0 0 2010 – 2011 1 0 0 Sau khi áp dụng phương pháp trên thì kết quả đạt được như sau: Năm học Học sinh giỏi trường Học sinh giỏi huyện Học sinh giỏi tỉnh 2011 – 2012 04 1 0 2012 – 2013 05 02 1 2013 – 2014 05 04 03 2014 - 2015 08 05 04 (Năm học 2011 – 2012, 2012 – 2013 và 2013 - 2014, giáo viên được phân công dạy đội tuyển huyện tham dự thi học sinh giỏi tỉnh). Như vậy, khi chưa áp dụng đề tài này thì chưa có nhiều HS yêu thích bộ môn và cũng không có học sinh đạt giải các cấp. Sau khi áp dụng đề tài đã có nhiều HS tâm huyết thật sự và mong muốn theo đuổi, rèn luyện bộ môn. Kết quả học sinh giỏi tăng dần qua mỗi năm học. Có học sinh đạt giải cấp tỉnh. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Phương pháp ôn luyện bồi dưỡng HS giỏi môn lịch sử lớp 9 là phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm nhất để các em chủ động được vốn kiến thức trong học tập cũng như trong các kì thi. Qua đó giáo dục cho các em truyền thống quí báu của dân tộc, để tự giác phấn đấu và rèn luyện bản thân trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên khi sử dụng các phương pháp này đòi hỏi GV phải nắm vững kiến thức lịch sử, sử dụng linh hoạt và sáng tạo hệ thống phương pháp trong giảng dạy. Qua quá trình thực hiện phương pháp ôn luyện trên, căn cứ vào khả năng học tập và kết quả đạt được, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Về phía giáo viên: Tham mưu cho BGH, GV bộ môn, phụ huynh học sinh để chọn đội tuyển, sắp xếp, bố trí thời gian học. Xây dựng đề cương ôn tập ngắn gọn, đầy đủ nội dung, dễ tiếp thu. Xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng buổi, tuần đầu tiên cho HS nắm các nội dung cơ bản nhất, sau đó mở rộng, nâng cao. Mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để sưu tầm nhiều dạng đề cho HS tham khảo, làm quen. Giáo viên phải tâm huyết có trách nhiệm cao và thực sự là người bạn lớn của các em. Về phía học sinh: Học sinh thực sự đam mê môn Lịch sử, có ý thức cao trong học tập, cần cù, chịu khó Phải biết sắp xếp thời gian hợp lí giữa chính khóa và ôn luyện. Đề tài ứng dụng trong việc ôn luyện học sinh giỏi lớp 9 ở các trường THCS trong toàn huyện, đặc biệt thiết thực trong ôn đội tuyển tỉnh. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với giáo viên trong huyện, nhất là các giáo viên đang dạy ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong huyện. 3.2. Kiến nghị, đề xuất Để cho việc ôn luyện được tốt hơn trong những năm kế tiếp tôi có những đề xuất sau: BGH các trường cần lên kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi sớm hơn để chủ động thời gian, chọn nguồn. Hằng năm phòng giáo dục nên tổ chức Hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử. Trên đây là một số kinh nghiệm ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 9 được tôi áp dụng vào ôn luyện học sinh giỏi trên địa bàn huyện Thường Xuân. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, tổ chuyên môn Khoa học Xã Hội, BGH trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ, Thường Xuân đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành đề tài. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để cho đề tài được hoàn thiện hơn, đặc biệt để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn ngày một tốt hơn. Thường Xuân, ngày 20 tháng 3 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện đề tài Nguyễn VănThường DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS Phan Ngọc Liên chủ biên. NXB GD năm 2001. Phương pháp luận sử học. GS Phan Ngọc Liên chủ biên – NXB ĐHSP Hà Nội 2002. Phương pháp dạy học lịch sử. Tác giả: Trần Vĩnh Thanh ( giáo viên trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai ) – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm 2005. 1001 câu trắc nghiệm lịch sử. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III ( 2004 – 2007 ) môn Lịch sử - của Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục trung học – Quyển 1 và quyển 2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Lịc
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_on_luyen_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_9.doc