SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi văn chương trình lớp 11 cho học sinh miền núi ở trường trung học phổ thông Ngọc Lặc

SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi văn chương trình lớp 11 cho học sinh miền núi ở trường trung học phổ thông Ngọc Lặc

Bàn về vẻ đẹp và giá trị của văn chương từng có nhiều ý kiến đánh giá xác đáng: “Văn học là nhân học” (Macxim Gorki), “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly), “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được” (Nhêcơraxop) Quả đúng như vậy, từ muôn đời nay văn chương luôn có ý nghĩa lớn lao, có sức mạnh mãnh liệt nâng đỡ đời sống tâm hồn con người, khiến tâm hồn trở nên giàu có và mới mẻ.

 Xét từ góc độ nghề nghiệp, nghề dạy học là một nghề cao quý, không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy cách làm người. Trò thành đạt, nên người là niềm vui của người thầy. Riêng với giáo viên dạy Văn có được những học sinh yêu văn, đào tạo được những học sinh giỏi văn là niềm hạnh phúc khó có thể đo đếm được. Bởi vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi văn là điều hết sức quan trọng để tình yêu văn không bị mai một, để môn Văn có chỗ đứng vững chắc trong nhà trường, cũng là một cách khẳng định năng lực chuyên môn, nhiệt huyết của giáo viên dạy Văn.

 Về phía học sinh, nếu yêu văn, thích học văn sẽ có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế; biết rung động trước cái đẹp, biết ngắm nhìn một giọt sương long lanh trên cỏ; biết thương cảm trước những mảnh đời trắc trở, éo le; biết bất bình và đấu tranh với những điều trái tai gai mắt Những cái nắm tay xích lại gần nhau sẽ làm thế giới trở nên đáng sống hơn, sẽ đẩy lùi căn bệnh vô cảm, để mặt đất này nhân rộng yêu thương.

 Học sinh học văn giỏi sẽ hỗ trợ nhiều cho việc giao tiếp, ứng xử, biết lựa chọn từ ngữ phù hợp, cách nói đúng mực giúp ích rất nhiều cho công việc trong tương lai.

 Như vậy có thể thấy học giỏi văn là một điều vô cùng ý nghĩa.

 

doc 35 trang thuychi01 8232
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi văn chương trình lớp 11 cho học sinh miền núi ở trường trung học phổ thông Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
	1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	1.1. Bàn về vẻ đẹp và giá trị của văn chương từng có nhiều ý kiến đánh giá xác đáng: “Văn học là nhân học” (Macxim Gorki), “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly), “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được” (Nhêcơraxop) Quả đúng như vậy, từ muôn đời nay văn chương luôn có ý nghĩa lớn lao, có sức mạnh mãnh liệt nâng đỡ đời sống tâm hồn con người, khiến tâm hồn trở nên giàu có và mới mẻ.
	Xét từ góc độ nghề nghiệp, nghề dạy học là một nghề cao quý, không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy cách làm người. Trò thành đạt, nên người là niềm vui của người thầy. Riêng với giáo viên dạy Văn có được những học sinh yêu văn, đào tạo được những học sinh giỏi văn là niềm hạnh phúc khó có thể đo đếm được. Bởi vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi văn là điều hết sức quan trọng để tình yêu văn không bị mai một, để môn Văn có chỗ đứng vững chắc trong nhà trường, cũng là một cách khẳng định năng lực chuyên môn, nhiệt huyết của giáo viên dạy Văn.
	Về phía học sinh, nếu yêu văn, thích học văn sẽ có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế; biết rung động trước cái đẹp, biết ngắm nhìn một giọt sương long lanh trên cỏ; biết thương cảm trước những mảnh đời trắc trở, éo le; biết bất bình và đấu tranh với những điều trái tai gai mắtNhững cái nắm tay xích lại gần nhau sẽ làm thế giới trở nên đáng sống hơn, sẽ đẩy lùi căn bệnh vô cảm, để mặt đất này nhân rộng yêu thương.
	Học sinh học văn giỏi sẽ hỗ trợ nhiều cho việc giao tiếp, ứng xử, biết lựa chọn từ ngữ phù hợp, cách nói đúng mựcgiúp ích rất nhiều cho công việc trong tương lai.
	Như vậy có thể thấy học giỏi văn là một điều vô cùng ý nghĩa.
 	1.2. Trong thời đại cuộc sống công nghệ - cuộc sống phẳng hiện nay, mở cửa ra là thấy nhà cao tầng, biển hiệu Internet tốc độ cao, khẽ lướt Ipad, điện thoại thông minh là cả thế giới hiện ra trước mắtthì việc giới trẻ nói chung, học sinh phổ thông nói riêng ngại đọc sách, ngại học văn như là một hệ quả tất yếu. Học sinh chịu học văn, thích học văn đã là một điều khó khăn, chứ chưa nói đến yêu văn hay thắp cháy được ngọn lửa đam mê với môn văn. Vì lẽ đó để bồi dưỡng được học sinh giỏi văn chưa bao giờ là điều dễ dàng.
 	Thêm nữa, do quan niệm và nhu cầu công việc nên việc phụ huynh hướng con em đến các môn học tự nhiên là điều dễ hiểu. Cho dù có năng khiếu môn văn nhưng có khả năng các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh thì môn Văn đành khiêm nhường lẫn ngậm ngùi dừng lại, thậm chí đành rớm lệ quay về. Hiện tại môn Văn chưa bao giờ là lựa chọn ưu tiên, lựa chọn hàng đầu.
	1.3. Đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng phần lớn còn chung chung, chưa đi sâu vào từng bước, từng kĩ năng để trang bị kiến thức, dần nâng cao năng lực học trò, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm để thi đạt kết quả cao. Đề thi học sinh giỏi tỉnh là đề chung cho cả miền xuôi và miền núi, trường chuyên và không chuyên, mà với đối tượng học sinh miền núi như trường THPT Ngọc Lặc (mấy năm liên tục trắng bảng hoặc chỉ có một giải khuyến khích) thì rất cần cụ thể, chi tiết các bước ôn luyện.
1.4. Từ nhiều năm nay, đối tượng thi học sinh giỏi của cấp học THPT tỉnh Thanh Hóa là học sinh lớp 12, lớp cuối cấp đã gần như được hoàn thiện về nhận thức, kiến thức, chuẩn bị hành trang bước vào cổng trường Đại học. Năm nay, năm học 2017 – 2018 lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức thi học sinh giỏi lớp 11(lớp 10 cũng có thể tham gia). Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh lớp 11, đặc biệt là học sinh lớp 10 còn rất non nớt trong cảm thụ văn học và xử lý văn bản. Dù vậy phát hiện thấy chất văn, năng khiếu văn chương của học trò tôi đã mạnh dạn khích lệ, ôn luyện và thu được trái ngọt: Học sinh Phạm Phương Ngân, lớp 10A4 trường THPT Ngọc Lặc do tôi giảng dạy trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã được 13 điểm, đạt giải Ba. Giải Ba học sinh giỏi chưa phải là cao, nhưng thiết nghĩ với một học sinh lớp 10, là người dân tộc thiểu số, ở miền núi, điều kiện đi lại khó khăn (cách trường học hơn 10 cây số) là một kết quả đáng khích lệ.
 	Xuất phát từ tình yêu với những trang văn, sự trăn trở trước thực trạng chỗ đứng của môn Văn đang bị lung lay, khát vọng thắp sáng lại ngọn lửa yêu văn cho học trò và từ yêu cầu thực tế của công việc giảng dạy ở trường THPT, chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “MỘT SỐ KINH NGHIỆM ÔN LUYỆN, BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11 CHO HỌC SINH MIỀN NÚI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGỌC LẶC” nhằm góp thêm một chút kinh nghiệm trong việc ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi văn đạt kết quả cao.
	2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài này chúng tôi có những mục đích nghiên cứu cụ thể như sau:
	Thứ nhất: Để đáp ứng yêu cầu của kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh được tổ chức hàng năm, mang thành tích về cho nhà trường.
	Thứ hai: Mong muốn khơi dậy tình yêu văn học trong học trò, dần tác động học sinh quay trở về với văn hóa đọc đang dần bị lãng quên, cũng là cơ hội nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho mỗi người giáo viên.
	Thứ ba: Học sinh miền núi không được ôn luyện chuyên sâu, đặc biệt là đối tượng lớp 10 nên chúng tôi dạy kĩ từng phần kiến thức và kĩ năng để biết cách làm tốt một bài thi.
Thứ tư: Phần nghị luận xã hội trong đề thi học sinh giỏi sẽ giúp học sinh có nhận thức sâu sắc về các vấn đề xã hội, tự rút ra các bài học ý nghĩa về các tấm gương, cách ứng xử phù hợp, cách đối mặt với khó khăn, tình yêu thương, khát vọng vươn tớitrong cuộc sống.
Thứ 5: Phần nghị luận văn học sẽ giúp học sinh hiểu sâu về nền văn học dân tộc, một giai đoạn – trào lưu văn học cũng như những tên tuổi chói sáng, những tác phẩm văn chương giàu giá trị nhân bản.
	3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là một bộ phận học sinh có năng khiếu văn chương ở trường trung học phổ thông, chủ yếu là học sinh khối lớp 11 và lớp 10.
- Đối tượng cụ thể được tiến hành thực nghiệm là học sinh lớp 10A4 trường THPT Ngọc Lặc.
	4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
 Để bồi dưỡng học sinh giỏi văn bước đầu giáo viên cần hướng dẫn, cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh về nghị luận xã hội, lí luận văn học, tri thức văn học sử, kiến thức về tác gia văn học, giai đoạn văn học, các bài học cụ thể trong chương trình để học sinh có “phông nền”, “vốn liếng” từ đó lĩnh hội, suy nghĩ, đào sâu, tìm tòi, dần nâng cao kiến thức văn học của mình.
 	Học sinh là chủ thể trong quá trình học tập, nên cần thúc đẩy học sinh vận động, giáo viên chỉ định hướng, gợi mở và truyền cảm hứng cho học trò.
	4.2. Phương pháp thực hành
	Song song với việc cung cấp kiến thức, trong quá trình học cho học sinh thực hành làm quen với các dạng, các kiểu đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Từ đó hình thành kĩ năng làm văn, tạo sự tự tin cho học sinh bước vào kì thi.
	4.3. Phương pháp kiểm tra, khảo sát
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành làm bài với nhiều dạng đề, kèm chặt thời gian để tạo lực đẩy (làm đúng 180 phút như khi thi), từng bước phát huy khả năng của học sinh, nắm được ưu điểm – nhược điểm của từng em để có thể điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, giúp các em ngày càng tiến bộ.
	4.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Chúng tôi tiến hành thống kê hai nhóm học sinh ôn thi học sinh giỏi trước và sau khi áp dụng sáng kiến để đánh giá mức độ hiệu quả: một nhóm lớp 11 đã được học trước 1 năm, học thời gian dài hơn, một nhóm lớp 10 vừa vào cấp III, học thời gian ngắn hơn (6 tháng)
II. NỘI DUNG
	1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
	Môn Ngữ văn cũng như các môn học khác là một môn khoa học nhưng có những nét đặc thù riêng. “Môn Ngữ văn giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, xã hội, con người và thế giới khách quan, hình thành cho học sinh những kĩ năng nghe – nói – đọc – viết và khả năng giao tiếp trong cuộc sống, giúp học sinh hướng đến Chân – Thiện – Mỹ”[5]. Không như những môn học Khoa học xã hội khác chủ yếu cần khả năng ghi nhớ môn Ngữ văn đòi hỏi khả năng cảm thụ, phân tích, so sánh, tổng hợp
	“Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội mang tính nghệ thuật cao nên khi nghiên cứu giảng dạy đòi hỏi người dạy phải có vốn kiến thức, vốn sống, sự nhạy cảm và quá trình làm việc nghiêm túc, công phu”[4]. Người dạy cũng cần cập nhật, bám sát thực tiễn, lấy mục đích dạy – học văn để phục vụ cuộc sống, để chính cuộc sống kiểm nghiệm và khẳng định.
	Với đối tượng học sinh thông thường khi học văn chỉ cần đáp ứng yêu cầu nắm vững nét chính về tác giả, kiến thức cơ bản của tác phẩm, có kĩ năng làm văn. Học sinh giỏi văn phải là học sinh có khả năng cảm thụ, nhạy cảm, biết rung cảm trước một câu thơ hay, đồng cảm với số phận nhân vật, vốn từ phong phú, có những từ “đắt”, có kĩ năng khái quát, tổng hợp vấn đề. Và cũng rất cần sự chăm chỉ, miệt mài, có phương pháp học tập phù hợp, học bằng sự say mê. Tất nhiên vai trò của người thầy cũng vô cùng quan trọng, là người định hướng, cung cấp kiến thức và truyền lửa đam mê. Thiếu “lửa” thì không thể cháy, không thể trở thành học sinh giỏi văn được.
	2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
	1.1. Thuận lợi
	Những năm gần đây nhà trường và địa phương rất quan tâm đến giáo dục, BGH trường THPT Ngọc Lặc lên kế hoạch cụ thể để chỉ đạo chuyên môn và quan tâm đến việc ôn luyện, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
	Tuy một số học sinh có thành tích tốt đã “đầu quân” vào trường THPT Lam Sơn nhưng vẫn còn một số ít học sinh có tố chất văn chương, có khả năng bồi dưỡng. Bản thân người giáo viên đã có sự đầu tư chuyên môn theo chiều sâu, nâng cao năng lực, trình độ, tâm huyết trong công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
	1.2. Khó khăn
	a) Về phía giáo viên:
	- Tài liệu hướng dẫn ôn luyện học sinh giỏi không phổ biến nên giáo viên phải tự tìm tòi, tích lũy, tự tìm ra hướng đi, cách ôn luyện phù hợp.
	- Giáo viên phải đảm bảo được công việc đứng lớp theo quy định, học sinh thì lịch học khá dày nên phải sắp xếp, tận dụng thời gian cho hợp lí.
	b) Về phía học sinh:
	- Hiện nay học sinh tiếp xúc nhiều với công nghệ nên ngại đọc sách, ngại học văn, khả năng cảm thụ văn chương còn hạn chế. Có những em thích đọc sách thì lại “sa chân” vào thế giới ngôn tình, mơ mộng về những chàng hoàng tử, soái ca trong đời thực mà ít khi chịu đọc nghiêm túc chứ đừng nói đến cảm thụ, đào sâu, tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp của văn chương.
	- Trường THPT Ngọc Lặc là một trường miền núi, nằm trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc vừa lên đô thị loại 4, phân loại rõ các kiểu học sinh: một bộ phận nhiễm lối sống thành thị ăn chơi đua đòi, một bộ phận học sinh dân tộc thiểu số trình độ nhiều hạn chế, một bộ phận ham học thì điều kiện gia đình, địa lý nhiều khó khăn Vì lẽ đó để chọn được những học sinh có tố chất văn chương không phải điều dễ dàng.
	- Ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi bao giờ cũng cần cả một quá trình đầu tư lâu dài về cả chất và lượng, nên tâm lý chung của cả phụ huynh và học sinh là ngại áp lực, ngại sự kéo dài về thời gian mà sợ không có kết quả gì, muốn dồn thời gian học các môn thi vào Đại học.
	- Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh là đề thi chung cho cả miền xuôi và miền núi, trường chuyên và không chuyên, mà học sinh miền núi độ dày về kiến thức và khả năng tiếp nhận văn chương có nhiều hạn chế hơn.
	3. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
	3.1. Phát hiện nhân tố học sinh giỏi
	Bồi dưỡng học sinh giỏi không giống đối tượng học sinh thông thường, nên việc phát hiện, chọn lọc được những học sinh có năng khiếu, có chất văn là điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ văn chương rất cần khả năng cảm thụ, rung cảm chứ không phải cứ gò ép, cứ đọc nhiều là được. Một học sinh học được môn Văn nhưng nếu không có chất văn, không có năng khiếu thì khó có được sức bật khi thi học sinh giỏi, cố gắng thì cũng chỉ có thể chạm ngưỡng. Và với bài viết của những học sinh này người đọc dễ có cảm giác “làm văn”, mà chưa phải là sụ thấu hiểu, đồng cảm, đau nỗi đau của nhân vật, vui sướng với hạnh phúc của chủ thể trữ tình, cảm thương, trân trọng, đau đớn trước số phận riêng bất hạnh của nhà văn, nhà thơ, khiến mỗi dòng văn như chảy ra từ trái tim thấu cảm, nhân ái.
Phát hiện được học sinh có năng khiếu văn chương, chỉ cần người giáo viên có năng lực, có nhiệt huyết, biết thúc đẩy, phát huy điểm mạnh của học trò, bồi đắp những phần non nớt thì chắc chắn sẽ có thu hoạch.
	3.2. Lên kế hoạch nội dung ôn tập
Dân gian có câu “có bột mới gột nên hồ”, nên việc xây dựng kế hoạch ôn tập, tạo nền tảng kiến thức cho học sinh là điều vô cùng quan trọng. Bởi nếu không có kiến thức thì dù lời văn bay bổng vẫn chỉ tạo sự sáo rỗng, hoa mỹ, không có chiều sâu.
	Lượng kiến thức cần trang bị cho học sinh giỏi là vô cùng lớn, nên giáo viên cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng phần, phân bố thời gian hợp lý.
	3.2.1. Dạy học theo chuyên đề
Chương trình ôn thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 11 đã được giới hạn lượng kiến thức trọng tâm, nhưng vẫn cần chia ra các chuyên đề để ôn theo chiều sâu, cụ thể có thể chia thành các phần như sau:
	Chuyên đề 1: Nguyễn Đình Chiểu và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (đi sâu vào vẻ đẹp bi tráng của tượng đài người nông dân – nghĩa sĩ bất tử lần đầu tiên xuất hiện trong văn học dân tộc).
	Chuyên đề 2: Hồ Xuân Hương và “Tự tình II” (lưu ý chùm ba bài thơ “Tự tình”, số phận éo le, ngang trái của nữ sĩ).
Chuyên đề 3: Văn học sử từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
Chuyên đề 4: Thạch Lam và “Hai đứa trẻ” (văn học lãng mạn, chú ý phong cách Thạch Lam trong tương quan với nhóm “Tự lực văn đoàn”).
Chuyên đề 5: Nguyễn Tuân và “Chữ người tử tù” (văn học lãng mạn, chú ý tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”, phong cách tài hoa – độc đáo của Nguyễn Tuân).
Chuyên đề 6: Nam Cao với “Chí Phèo” và “Đời thừa” (văn học hiện thực phê phán, chú ý đến hai mảng đề tài về người nông dân nghèo và người trí thức nghèo, những khám phá mới mẻ của Nam Cao tạo nên phong cách riêng).
	Chuyên đề 7: Vũ Trọng Phụng và “Hạnh phúc của một tang gia” (lưu ý mở rộng về tiểu thuyết “Số đỏ” và nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng).
	Chuyên đề 8: Tản Đà và “Hầu Trời” (chú ý Tản Đà là gạch nối giữa hai thế kỉ, cái tôi lãng mạn, quan niệm văn chương mới mẻ).
	Chuyên đề 9: Xuân Diệu với “Vội vàng” và “Đây mùa thu tới”(chú ý làm rõ cái mới của thơ Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” với giọng thơ sôi nổi đắm say, quan niệm nghệ thuật mới mẻ)
Chuyên đề 10: Huy Cận và “Tràng giang”(giọng thơ sầu “ảo não”)
	Chuyên đề 11: Hàn Mặc Tử và “Đây thôn Vĩ Dạ” (chú ý cuộc đời bất hạnh và sức sáng tạo mạnh mẽ của Hàn Mặc Tử).
Chuyên đề 12: Hồ Chí Minh (Nhật kí trong tù, chú ý bài “Chiều tối”).
	3.2.2. Đặt các đơn vị bài học trong hệ thống
Khi ôn luyện không thể chỉ dạy những đơn vị kiến thức riêng lẻ mà cần đặt các bài học trong hệ thống, trong một giai đoạn, trào lưu văn học để giúp học sinh có cái nhìn khái quát, tổng hợp. Có thể hiểu đơn giản không thể chỉ dạy cho học sinh một cái cây mà cần dạy về cả khu rừng, với những cái cây đứng cạnh, che chở, bao bọc nhau. Chẳng hạn trong giới hạn thi học sinh giỏi văn khối 11 năm học 2017 – 2018 phần Thơ mới gồm các tác phẩm: “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu), “Tràng giang” (Huy Cận), “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) nhưng không thể chỉ dạy những đơn vị kiến thức riêng lẻ của từng bài mà cần dạy về cả phong trào Thơ mới, về “Một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh) để có cái nhìn bao quát về một thời đại văn học. 
	3.2.3. Dạy học chú trọng những giá trị riêng độc đáo
Bên cạnh đó vẫn rất cần hướng dẫn cho học sinh thấy đặc tính riêng biệt của từng cây, những giá trị riêng, nét đẹp độc đáo trong từng tác phẩm cũng như phong cách sáng tác riêng, “giọng riêng biệt trong cổ họng” mỗi nhà văn, nhà thơ. Với Huy Cận là cái buồn “ảo não” của một “chàng Huy Cận xưa nay hay sầu lắm”, là “nỗi buồn thế hệ” của cả một thế hệ thanh niên trí thức chưa tìm thấy lối ra vì sống trong cảnh nước mất nhà tan. Với Xuân Diệu là giọng thơ sôi nổi, đắm say, cuống quýt, vồ vập, ham hốNam Cao bộc lộ “đôi mắt mới” khi khám phá những số phận con người, phong cách tài hoa – độc đáo của Nguyễn Tuân
	3.2.4. Đặt tác phẩm trong mối quan hệ mật thiết với tác giả
Đồng thời khi dạy về tác phẩm cũng không thể tách rời tác giả, đặc biệt là những tác giả có cuộc đời, số phận đặc biệt. Chẳng hạn như khi dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử không chỉ đơn giản cung cấp kiến thức về bài thơ, mà cần lưu ý về số phận bất hạnh của Hàn với những khắc khoải, đau đớn, sống là chạy đua với từng phút từng giây vì lưỡi hái tử thần ngay trước mắt. Giáo viên phải truyền được xúc cảm về một thi sĩ khao khát sống, khao khát sáng tạo nhưng luôn bị nỗi đau dày vò đến ám ảnh, thấy được sức sáng tạo mãnh liệt của Hàn trong phong trào Thơ mới với hai thế giới thơ đối lập: những bài thơ rùng rợn, ma quái với hai hình tượng chính là hồn và trăng; những bài thơ trong trẻo, sáng đẹp đến lạ thường như “Đây thôn Vĩ Dạ”. “Mùa xuân chín” Hai thế giới thơ như sự hiện thân của sự giằng xé mãnh liệt trong nội tâm Hàn Mặc Tử, vừa khao khát được sống, khao khát tình yêu và hạnh phúc; vừa đau đớn vì bị bệnh tật dày vò, vì tử thần có thể đến gõ cửa bất cứ lúc nào. Sự dày vò đến đau đớn trong tâm tưởng thi nhân bởi sự đối lập giữa hai thế giới “trong này” ảm đạm, thiếu sinh khí và “ngoài kia” thắm sắc đượm hương: “Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa, Trời ở trong đây chẳng có mùa”
	3.2.5. So sánh các đơn vị kiến thức
Khả năng so sánh, đối chiếu những vấn đề có điểm gặp gỡ, giao thoa để tìm ra nét chung – riêng cũng vô cùng quan trọng trong quá trình ôn luyện. Ví dụ: Cảm giác sống vội vàng, phấp phỏng lo âu trong thơ Hàn (“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay?”) có thể liên tưởng đến thái độ sống vội vàng trong thơ Xuân Diệu (“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ; Em, em ơi tình non sắp già rồi” (Giục giã); “Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm, Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”(Vội vàng)). Tuy nhiên cần định hướng cho học sinh thấy được thái độ, cảm giác sống vội vàng của hai nhà thơ là khác nhau: Nếu với Hàn chỉ được sống không thôi đã là một điều hạnh phúc rồi thì với Xuân Diệu sống là tận hiến, tận hưởng cuộc sống, là “cái ly tràn đầy cuộc sống tôi dâng”, là sự ham hố, vồ vập, cuống quýt trước thiên đường trên mặt đất. Từ đó phân định được phong cách sáng tác riêng của hai “đỉnh cao Thơ mới” (Chu Văn Sơn). 
Hay khi dạy “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam phải liên hệ với nhóm Tự lực văn đoàn, dạy “Chí Phèo” phải liên hệ với “Tắt đèn”(Ngô Tất Tố), “Bước đường cùng”(Nguyến Công Hoan) để thấy mặc dù Nam Cao là người đến sau nhưng vẫn chứng tỏ được trình độ bậc thầy của mình.
	3.3. Cung cấp tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo đối với học sinh giỏi văn là rất quan trọng, cần cung cấp cho học sinh danh mục tài liệu cần thiết, khuyến khích đọc nhiều để mở rộng, nâng cao vốn từ, vốn kiến thức, học cách hành văn, có những trải nghiệm cuộc sống Học trò đọc nhiều sẽ thấm dần, ngấm dần và tiến bộ từng ngày mà bản thân cũng không ngờ tới. Đó là sự trưởng thành trong suy nghĩ, cảm thụ, có sự nhạy bén hơn khi tiếp cận các tác phẩm văn học. Trong quá trình ôn luyện, chúng tôi chú trọng cho học sinh những tài liệu như: “Giảng văn văn học Việt Nam”, “217 đề và bài văn”, “Những bài văn đạt giải quốc gia”, “Muốn viết được bài văn hay”, “Thi nhân Việt Nam”, “Ba đỉnh cao Thơ mới”, “Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4 Ngữ văn 11”, “Các bài văn nghị luận xã hội”
Bên cạnh đó học sinh thời nay đa phần đều sử dụng tài khoản facebook, thay vì sử dụng chỉ để giải trí chúng tôi hướng dẫn học sinh theo dõi các trang cung cấp tài liệu môn văn, như “Học văn – văn học”, “Quà tặng văn học”, “Nhóm học văn”, “Văn học và những cảm nhận” cập nhật thường xuyên các đề thi học sinh giỏi các tỉnh, các kiến thức bổ ích hình thành những kiến thức đa chiều.
Học sinh giỏi văn đòi hỏi phải có vốn kiến thức rộng và sâu, nên cần cung cấp đa dạng kiến thức cho học sinh, như những nhận định hay về văn học: “Văn chương vượt ra ngoài những định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê-đrin).“Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy” (Sê khốp),“Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. (Banlzac).“Thi ca là một tôn giáo không kỳ vọng” (Jean Cocteau)
Khi dạy về các tác giả, tác

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_on_luyen_boi_duong_hoc_sinh_gioi_van.doc