SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết tại trường tiểu học Minh Khai I

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết tại trường tiểu học Minh Khai I

 Những lời chúng ta nói ra hoặc viết ra khi giao tiếp với nhau gọi là ngôn bản. Sản phẩm của Tập làm văn là các ngôn bản ở dạng nói và dạng viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định, Ở Tiểu học phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao, rèn cho học sinh cả bốn kỹ năng trong đó chú trọng vào kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, học sinh phải được hình thành và rèn luyện năng lực trình bày văn bản nói và viết ở nhiều thể loại khác nhau.

 Phân môn tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt vì nó mang tính thực hành cao và rèn kĩ năng trình bày văn bản cho học sinh. Qua một đề bài cụ thể thường trải qua các tiết học: Quan sát; lập dàn ý ; làm văn nói (miệng) ; làm văn viết ; trả bài viết (chữa bài) . Theo quy trình dạy học tập làm văn thì tiết trả bài viết nằm ở giai đoạn cuối, nghĩa là giai đoạn “ tổng kết đánh giá sản phẩm” vì thế ở tiết học này đòi hỏi người giáo viên sự nổ lực không ngừng để tìm ra cách dạy sao cho học sinh cảm nhận thấy sự lý thú , ham muốn học. Người giáo viên làm được công đoạn “đánh giá sản phẩm công bằng , khách quan ” qua đó học sinh có điều kiện trau chuốt , gọt dũa “ tác phẩm ” của mình và học cách viết tốt hơn .

 Song xét về góc độ thực tiễn , có thể nói rằng có mấy giáo viên quan tâm chú ý tiết dạy “Trả bài viết ” theo đúng yêu cầu ; cũng như có mấy học sinh ý thức được qua tiết học đó em học được gì ? hay chỉ mong được biết điểm . Vì vậy , dạy chưa tốt , học chưa thông thì làm sao mang lại hiệu quả chất lượng được ? Hệ quả là học sinh tiếp tục làm văn chưa tốt là điều không thể tránh khỏi .

 

doc 19 trang thuychi01 14823
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết tại trường tiểu học Minh Khai I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA TIẾT TRẢ BÀI VIẾT
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI I
I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài:
 Những lời chúng ta nói ra hoặc viết ra khi giao tiếp với nhau gọi là ngôn bản. Sản phẩm của Tập làm văn là các ngôn bản ở dạng nói và dạng viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định, Ở Tiểu học phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao, rèn cho học sinh cả bốn kỹ năng trong đó chú trọng vào kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, học sinh phải được hình thành và rèn luyện năng lực trình bày văn bản nói và viết ở nhiều thể loại khác nhau.
 Phân môn tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt vì nó mang tính thực hành cao và rèn kĩ năng trình bày văn bản cho học sinh. Qua một đề bài cụ thể thường trải qua các tiết học: Quan sát; lập dàn ý ; làm văn nói (miệng) ; làm văn viết ; trả bài viết (chữa bài) . Theo quy trình dạy học tập làm văn thì tiết trả bài viết nằm ở giai đoạn cuối, nghĩa là giai đoạn “ tổng kết đánh giá sản phẩm” vì thế ở tiết học này đòi hỏi người giáo viên sự nổ lực không ngừng để tìm ra cách dạy sao cho học sinh cảm nhận thấy sự lý thú , ham muốn học. Người giáo viên làm được công đoạn “đánh giá sản phẩm công bằng , khách quan ” qua đó học sinh có điều kiện trau chuốt , gọt dũa “ tác phẩm ” của mình và học cách viết tốt hơn .
 Song xét về góc độ thực tiễn , có thể nói rằng có mấy giáo viên quan tâm chú ý tiết dạy “Trả bài viết ” theo đúng yêu cầu ; cũng như có mấy học sinh ý thức được qua tiết học đó em học được gì ? hay chỉ mong được biết điểm . Vì vậy , dạy chưa tốt , học chưa thông thì làm sao mang lại hiệu quả chất lượng được ? Hệ quả là học sinh tiếp tục làm văn chưa tốt là điều không thể tránh khỏi ..
 Trong giảng dạy, việc nâng cao chất lượng giờ dạy Tập làm văn trả bài viết cho học sinh lớp 5 không phải là một vấn đề đơn giản. Các em chưa có ý thức học tập tốt những tiết học này. Đó là điều băn khoăn trăn trở trong tôi và của không ít giáo viên khi giảng dạy “ tiết trả bài viết ” . Vì thế tôi xin nêu ra một số biện pháp mà tôi đã rút ra từ quá trình giảng dạy, qua nghiên cứu học tập và qua các đồng nghiệp, từ những lí do khách quan và chủ quan trên về vấn đề “Nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết” tại trường Tiểu học Minh Khai 1
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Trước hết là giúp giáo viên đỡ lúng túng hơn trong giờ trả bài. Vì phần lớn giáo viên đều chán và bối rối với tiết trả bài.
 Thứ hai làgiúp học sinh nhận ra khuyết điểm của mình sau mỗi bài viết. Đồng thời rèn kĩ năng sửa lỗi, rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu đúng trôi chảy hơn. 
 Qua đề tài này tôi hi vọng cả giáo viên và học sinh đều xem trọng “Tiết trả bài Tập làm văn”, đừng dạy và học qua loa. Đây cũng là giải pháp khắc phục dần những nhược điểm của học sinh trong học tập phn môn tập lm văn cũng như một số môn học khác. Thông qua các tiết trả bài học sinh viết văn hay hơn.
 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
 Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là phân môn Tập làm văn. Rèn kĩ năng làm văn là mục tiêu của giờ tập làm văn. Nhưng không phải học sinh nào cũng hình thành kĩ năng ngay. Học sinh nào cũng trãi qua những bài văn có nhiều hạn chế khuyết điểm rồi mới có thể viết được bài văn hay hơn. Vấn đề là người giáo viên có chỉ ra lỗi, giải thích vì sao mắc lỗi và giúp học sinh sửa lỗi hay không. Vì vậy đề tài này tơi đưa ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả thông qua tiết trả bài viết. 
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
 a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
 Đọc tài liệu trên mạng Internet, sách tham khảo.
 b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 -Dự giờ thăm lớp
 -Khảo sát tình hình thực tế lớp 5C
 c. So sánh đối chiếu 
 d. Phương pháp thực hành
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sinh sản ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: 
 - Đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác: Học vần, Tập Viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành.
 - Phân môn TLV rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn ngữ, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn TLV đã thực hện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. 
 Trong chương trình tiểu học, các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Để có kĩ năng này , học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa( hoặc viết lại) bài văn đã được GV chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập dể luôn luôn tiến bộ. Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiên kĩ năng làm văn của học sinh. 
 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm:
 Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh được rèn về khả năng dùng từ, đặt câu một cách chính xác, độc đáo để từ đó giúp các em có thể viết được bài văn hay, giàu tính nghệ thuật. Song song với các tiết Tập làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài viết có một vị trí quan trọng. 
 Tuy quan trọng như vậy nhưng khi dạy tiết Tập làm văn trả bài viết cho học sinh còn có những thực trạng khó khăn như sau :
 2.1. Đối với chương trình sách giáo khoa 
 Đối với lớp 5, phân môn tập làm văn chiếm thời lượng 2 tiết/tuần nhưng thời lượng cho các tiết trả bài viết rất ít. Học sinh được học 3 tiết trả bài văn tả cảnh, 3 tiết trả bài văn tả người, 1 tiết trả bài văn tả đồ vật, 1 tiết trả bài văn tả cây cối, 1 tiết trả bài văn tả con vật. Như vậy trong cả năm học, học sinh được chọn trả bài viết văn miêu tả 9 tiết với từng bộ đề cụ thể dưới nhiều hình thức chữa lỗi như: lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, lỗi về câu, lỗi dùng dấu câu, lỗi đoạn văn  Điều này làm cho học sinh gặp khó khăn trong việc rèn luyện kĩ năng viết văn, thậm chí có em làm văn chưa theo bố cục 3 phần mà các em chỉ viết theo cảm tính của mình.
Lí thuyết trong sách giáo khoa còn chung chung, chưa cụ thể nên việc rèn cho học sinh các kĩ năng tự sửa lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu  ít hiệu quả.
2.2.Đối với học sinh 
- Đa số học sinh nắm được cấu tạo của bài văn nhưng vốn từ ngữ của các em còn rất hạn chế, chưa vận dụng tốt khi viết bài cho nên cách viết của các em còn lủng củng.
- Phần lớn học sinh sau khi đọc tham khảo các bài văn mẫu, các bài văn hay các em không chỉ ra được cái hay, cái tinh tế của bài văn để học tập và vận dụng.
- Có rất nhiều sách Tập làm văn cho học sinh tham khảo, điều này dẫn đến các em lười suy nghĩ mà chỉ chép nguyên văn mẫu, làm hạn chế khả năng tư duy của các em.
- Học sinh dùng từ, viết câu, diễn đạt chưa phù hợp, chưa biết sắp xếp ý một cách logic và cũng không biết lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh hay để sử dụng một cách hợp lí và sinh động.
Khi dạy phân môn Tập làm văn, tôi đã ra đề để khảo sát học sinh lớp 5C năm học 2015-2016:
“Hãy tả một cây có bóng mát đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.” 
Số học sinh được khảo sát (39 em) đã phản ánh thực trạng này như sau:
 *) Về nội dung bài Tập làm văn 
 - 10- 15% học sinh viết văn có bố cục rõ ràng, bài viết cô đọng xúc tích.
 - 50% học sinh thực hiện được yêu cầu của đề nhưng diễn đạt ý còn chưa rõ ràng, lôgic.
 - 10% học sinh còn đôi chỗ dùng từ, đặt câu, liên kết câu, đoạn chưa đạt. Văn viết gò bó thiếu tự nhiên, ít sáng tạo.
 - 25% học sinh thì sao chép nguyên bản bài của bạn hoặc văn mẫu. Thậm chí có em bài viết còn khô khan, rời rạc, lủng củng, vay mượn.
 *) Về kĩ năng:
 - Trong bài văn của các em gần như cả bài nhiều em không có một dấu chấm câu.
 - Bài viết sai lỗi chính tả, đặc biệt là lỗi chính tả thông thường, bên cạnh những lỗi chính tả vốn có của địa phương 50%.
 - Diễn đạt vụng, luẩn quẩn, tối nghĩa do dùng từ viết sai, sai về nội dung do dùng từ tối nghĩa 25%.
 - Sở dĩ chất lượng bài viết của các em chưa cao do những nguyên nhân sau:
 + Học sinh đọc sách ít, vốn kiến thức ít.
 + Không nắm chắc yêu cầu của đề bài ra.
 + Chưa thấy được hết cái đích cần đạt.
 + Chưa biết cách liên kết câu, ý, đoạn, bài.
 + Chưa ham học nên chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng.
 + Do phương pháp dạy của giáo viên khiến học sinh thụ động tiếp thu, giáo viên chưa động viên được học sinh. 
 +Do các tiết học (phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, viết đoạn) chưa ăn 
khớp với nhau, chưa có tính hệ thống chặt chẽ.
+ Việc chấm bài của giáo viên cũng chưa chỉ ra được lỗi của học sinh một cách khoa học, nhất quán.
+ Việc kiểm tra học sinh sửa lỗi trong vở Tập làm văn trên lớp cũng như ở nhà của giáo viên còn hạn chế.
+ Ngay việc tự học, tự nâng cao kiến thức cũng như xây dựng một thiết kế tiết dạy trả bài của một số giáo viên còn chưa đúng mức.
Tóm lại việc khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh là biện pháp cần làm ngay để từ đó giáo viên có biện pháp cụ thể, chi tiết, sát đối tượng hơn nữa trong giảng dạy nói chung, trong mục đích tiến hành giờ trả bài Tập làm văn nói riêng.
 3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Để một giờ trả bài thành công tôi xin nêu ra 3 vấn đề cụ thể cần giải quyết: 
 + Chấm bài
 + Thiết kế bài dạy.
 + Lên lớp
 * Những biện pháp giúp giáo viên dạy tốt tiết Tập làm văn trả bài viết:
 3.1. Chấm bài
 Tuy chấm bài là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho tiết trả bài. Tiết trả bài có thành công hay không ? Học sinh có thấy được đúng sai trong bài làm của em đó hay không ? Đều được bắt đầu bằng việc chấm. Đó chính là phần chuẩn bị của giáo viên.
 Song song với việc chấm bài kỹ là sổ chấm bài. Sổ chấm bài có tác dụng thống kê các loại lỗi để tìm ra lỗi phổ biến, ghi chép những sai, đúng cụ thể của từng học sinh làm tư liệu để phục vụ cho việc nhận xét và hướng dẫn chữa lỗi.. Nhưng trước hết muốn ghi chép đúng thì giáo viên phải chấm kỹ, bám sát yêu cầu mà chuẩn kiến thức và kĩ năng đã đề ra, đưa ra một biểu điểm để đảm bảo tính khoa học , khách quan, vô tư. Từ đó thấy được ưu và nhược điểm của bài viết. Đồng thời sổ này giúp giáo viên so sánh đối chiếu những bài sau so với những bài trước xem sự dứt điểm của từng loại lỗi đã làm được chưa ? Làm đến đâu ? Sự tiến bộ của các em đạt đến mức độ nào? Số được trình bày theo bảng sau:
Các loại lỗi sai
Tên học sinh
Dẫn chứng
Hướng sửa lỗi
1. Bố cục
2. Không đúng yêu cầu của đề bài
3.Lỗi chính tả, lỗi dùng từ
4. Lỗi diễn đạt
5. Lỗi viết câu
 Cuối bảng giáo viên ghi rõ cần dứt điểm loại lỗi nào trong bài viết, kế tiếp việc này được nêu ở tiết trả bài phần củng cố, học sinh sẽ thấy được để ở giờ sau phấn đấu đạt kết quả tốt hơn. Như vậy việc làm từng bước ấy rõ ràng không bị miên man kéo dài.
 3.2. Thiết kế bài dạy:
 Thiết kế bài dạy cũng là yếu tố chuẩn bị quan trọng, nó là cơ sở của giờ lên lớp giúp giáo viên lựa chọn nội dung và cách tiến hành tiết trả bài. Tính kỹ lưỡng và tính khoa học trong bài soạn là yếu tố giúp giáo viên thành công và học sinh tiếp thu bài tốt. Nhưng qua khảo sát bài của học sinh, khảo sát giáo án của đồng nghiệp, dự giờ bạn, tôi thấy thiết kế của một số giáo viên còn chung chung, chưa thể hiện được tính ưu việt, tính sáng tạo trong giáo án, chưa thể hiện được sự khắc phục tồn tại của giáo viên. Tôi đã mạnh dạn thiết kế bài học như sau:
 Theo nguyên tắc chung, thiết kế bài học gồm đủ các phần:
 I.Mục tiêu: 
 II.Đồ dùng dạy - học:
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài làm của HS: 12- 15 phút
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài: 18- 20 phút
Hoạt động 3: GV đọc những đoạn văn, bài văn hay cho HS nghe.
Hoạt động 4 Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
Hoạt động nối tiếp: 1-2 phút
 Trong phần 1 phải ghi rõ 3 yêu cầu của tiết học dựa theo cuốn chuẩn kiến thức- kĩ năng quy định:
 - Kiến thức
 - Kỹ năng
 - Giáo dục
 Trong bước 3 (bài mới) được tiến hành theo các bước sau:
 a. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:
- Ghi đề bài lên bảng phải làm đầu tiên trong tiết học, việc làm này nhắc lại, gợi nhớ lại đề bài các em đã làm tiết trước, nó tác động đến bộ nhớ của các em về vấn đề cần giải quyết trong tiết học.
 - Giúp học sinh xác định lại yêu cầu của đề bài để tự đối chiếu với kết quả bài viết xem đã thực hiện được đến đâu.
 Sau khi chép xong đề lên bảng thì tiến hành bước xác định đề mang tính trực quan nối tiếp. Một lần nữa giúp các em nắm chắc yêu cầu của đề bài. Từ đó các em có thể so sánh và đã có thể hình dung ra mình đúng như thế nào ? Mình thiếu những gì? Để từ đó mà các em dễ dàng nắm được ưu và nhược điểm của bản thân.
- Nêu rõ ưu khuyết điểm của học sinh trong việc thực hiện yêu cầu của đê bài ( dẫn chứng cụ thể qua bài viết được giáo viên chấm và theo dõi qua sổ thống kê lỗi của giáo viên); kết hợp với nhận xét về chữ viết và cách trình bày bài văn, công bố kết quả điểm số và biểu dương học sinh có bài làm tốt hoặc bài làm có tiến bộ. Giáo viên nên công bố tên học sinh có ưu điểm, không cần thiết nêu tên học sinh có khuyết điểm.
 b. Hướng dẫn học sinh chữa bài:
Căn cứ vào kết quả bài làm của học sinh, giáo viên có thể tiến hành việc hướng dẫn học sinh chữa bài sao cho linh hoạt và đạt hiệu quả thiết thực theo các cách sau:
 - Trả bài làm cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận xét chung và những chỗ lưu ý cụ thể của giáo viên trong bài viết.
 - Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung về nội dung( sai, thiếu ý hoặc chi 
tiết, sự việc...) và hình thức( về bố cục, về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả...) 
 - Tổ chức cho học sinh tự chữa bài làm của cá nhân, sau đó đổi bài để kiểm tra, giúp đỡ nhau về việc chữa lỗi.
 - Đọc cho học sinh nghe những câu văn hay, đoạn văn hay, bài văn hay, để giúp các em vận dụng vào bài viết của mình từ đó giúp cho bài viết của các em giàu hình ảnh, cô đọng, xúc tích. Gợi ý học sinh nhận xét, trao đổi để học tập những ưu điểm trong bài văn của bạn (về bố cục, sắp xếp ý, diễn đạt, dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật)
 - Hướng dẫn học sinh chọn viết một đoạn văn trong bài làm cho tốt hơn (Đây là bước dành cho học sinh khá, giỏi)
 Tuỳ điều kiện thời gian cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu này tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kĩ năng viết văn. Đoạn văn học sinh chọn để viết lại cho tốt hơn có thể là đoạn văn còn mắc lỗi ( chính tả, dùng từ, đặt câu..., đoạn viết chưa hay. )
 3.3.Lên lớp:
 3.3.1. Các biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài văn
 a.. Chữa lỗi về làm bài không đúng yêu cầu ( lạc đề):
 Ví dụ: Tả hoạt động của người em yêu mến. 
 Học sinh lại đi sâu tả hoạt ngoại hình mà không chú ý tới tả hoạt động. 
Loại lỗi này học sinh ít mắc. Nhưng với học sinh mắc lỗi, tôi thường giúp xác định lại yêu cầu của đề rồi viết lại bài văn đó theo yêu cầu đã nhận ra
 b.. Chữa lỗi về bố cục:
Trước tiên tôi hỏi về bố cục thông thường của một bài văn, sau đó 
cho học sinh đối chiếu với bài của mình xem đã đủ về bố cục chưa? Nếu chưa đủ thì còn thiếu phần nào? Em cần sửa ra sao? Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi về mở bài, kết bài (Theo cách đã học), về thân bài( sắp xếp ý theo trình tự đã học một cách hợp lí. Sau đó tổ chức cho học sinh tiến hành sửa lỗi cá nhân và trao đổi bài cho nhau để cùng kiểm tra trao đổi kinh nghiệm.
 Ngoài ra,ở phần này học sinh thường không biết tách giữa mở bài với thân bài hoặc giữa thân bài với kết bài. Vì vậy khi sửa lỗi về bố cục, tôi gợi ý cho học sinh nhớ lại dàn ý của bài.Từ đó học sinh sẽ tách được đoạn văn viết lẫn hoặc viết được đoạn văn còn thiếu trong bài văn.
c. Chữa lỗi về chính tả
Khi học sinh tìm ra lỗi chính tả mà mình viết sai, cô giáo đã gạch chân trong vở, giáo viên cần giúp các em cách phân biệt chính tả, giúp các em viết đúng.
Ví dụ 1: Đề bài “Tả một cơn mưa”, SGK- TV5- tập 1, có học sinh viết như sau : 
Sau cơn mưa, những luống rau sanh ngắt trông thật thích mắt. 
Trong các câu trên, do học sinh viết sai chính tả từ sanh ngắt thay từ sanh ngắt thành từ xanh ngắt.
Ví dụ 2 : “Tả một em be đang tuổi tập nói, tập đi”, SGK- TV5- tập 1, có học sinh viết :
1. Bé Lan có đôi mắt chòn xe và đen láy như hai hột nhãn.
2. Bé Lan rất thích đi, bé đi chưa vững nên hay bị ngả.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai trong các câu trên và yêu cầu các em sửa lại cho đúng chính tả. Hai câu trên được sửa lại như sau:
1. Bé Lan có đôi mắt tròn xoe và đen láy như hai hột nhãn.
2. Bé Lan rất thích đi, bé đi chưa vững nên hay bị ngã.
Khi chữa lỗi giáo viên kẻ bảng thành hai cột
Lỗi chính tả
Cách viết chính tả đúng
 d.. Chữa lỗi về cách dùng từ:
 Dạng 1 : Dùng từ không đúng nghĩa
Đó là việc sử dụng từ ngữ một cách tùy tiện do học sinh không hiểu rõ nghĩa của các từ cần miêu tả, gây cho người đọc người nghe khó hiểu trước nội dung muốn thể hiện của người viết. Nguyên nhân của việc dùng từ không đúng nghĩa là do các em chưa hiểu được nghĩa của từ mình đang dùng, nhầm lẫn giữa các từ gần nghĩa, không nắm được sắc thái biểu cảm của từ.
Ví dụ 1 : Đề bài “Tả một người bạn than của em SGK- TV5- tập 1, có học sinh viết : Mỗi khi cười, Hà để lộ hàm răng trắng xóa rất có duyên. Trong trường hợp này, các em dùng từ trắng xóa là thiếu chính xác. Từ trắng xóa dùng để chỉ độ trắng của tuyết hoặc của bọt nước. Còn chỉ độ trắng của hàm răng thì dùng từ trắng bóng hoặc trắng sáng là thích hợp. Câu trên được sửa lại như sau: 
Mỗi khi cười, Hà để lộ hàm răng trắng bóng rất có duyên.
Ví dụ 2 : Đề bài “Tả một cảnh đẹp ở địa phương em” – SGK- TV5 - tập 1, có học sinh đã viết như sau :
a. Cánh đồng như rộng hơn bởi sự uốn lượn của những đợt sóng lúa. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy làm tăng thêm vẻ yên tĩnh cho quê hương.
b. Không khí trong trắng của quê hương đã khiến tâm hồn em trở nên sảng khoái hơn.
Ở đây do học sinh không nắm được nghĩa của các từ mà sử dụng tùy tiện khi viết câu gây khó hiểu cho người đọc, người nghe. Ở câu (a) học sinh đã dùng sai từ yên tĩnh, ở câu b các em dùng sai từ trong trắng.
Khi gặp những lỗi này, tôi đưa ra những câu dùng đúng từ yên tĩnh ; yêu cầu học sinh xác định từ loại của nó ; từ đó giúp các em hiểu được cách dùng từ như vậy là sai ; đồng thời giải thích cho các em về ý nghĩa của câu văn và hướng dẫn các em có thể thay từ yên tĩnh bằng từ thanh bình. Đối với câu b, tôi cho học sinh nêu nghĩa của từ trong trắng và yêu cầu các em đặt câu với từ đó. Sau đó yêu cầu học sinh tự sửa lại câu trên bằng cách thay từ trong trắng bằng từ trong lành.
Ví dụ 3 : Khi tả cái đồng hồ báo thức, có học sinh đã viết : “Bác đồng hồ đeo trên mình bộ quần áo màu xanh nước biển.”
 Trong trường hợp này, tôi đặt câu hỏi gợi mở để giúp học sinh phát hiện lỗi sai và sửa lỗi như sau :
 + Câu văn của bạn đã bị mắc lỗi gì ? (Dùng sai từ đeo)
 + Các em nên thay từ đeo bằng từ nào phù hợp hơn ? (thay từ đeo bằng từ mang, khoác )
 + Sửa lại : Bác đồng hồ khoác trên mình bộ quần áo màu xanh nước biển.
 Dạng 2 : Dùng từ sai do kết hợp
Khi viết, các em sử dụng sai từ ngữ khi kết hợp làm cho câu văn sai về nghĩa hoặc vô nghĩa. Nguyên nhân của việc dùng sai từ là do học sinh không nắm được nguyên tắc phối hợp từ, mối quan hệ giữa hai vế câu ghép, mối quan hệ giữa các từ trong câu.
Ví dụ : Khi làm bài văn tả cảnh một số học sinh đã viết như sau:
a.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_viet_van_mieu_ta.doc