SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3

Ngành giáo dục là chiếc nôi đào tạo ra những con người có đầy đủ những phẩm chất và trình độ văn hóa. Để làm được việc đó thì bậc Tiểu học giữ một vai trò hết sức quan trọng. Ở bậc Tiểu học, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản, trọng yếu giúp các em hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách.

 Toán học là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới hiện thực trong cuộc sống và ứng dụng nó vào cuộc sống.

Trong hệ thống kiến thức cơ bản, toán học đóng một vị trí quan trọng trong việc ứng dụng vào hoạt động sản xuất cũng như lĩnh vực nghiên cứu toán học của các nhà khoa học. Đặc biệt là cung cấp các tri thức khoa học tự nhiên cho người học. Từ đó làm cơ sở tiền đề, vốn tri thức để phục vụ con người, cải tạo thế giới tự nhiên.

Toán học góp phần phát triển tư duy lôgic biện chứng cùng với các môn tự nhiên và xã hội khác. Nó bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cho học sinh, thông qua đó mà các em nhận thức thế giới hiện thực từ cụ thể hóa đến khái quát hóa. Từ đó tạo điều kiện cho các em có phương pháp suy nghĩ, suy luận và giải quyết vấn đề có căn cứ chính xác, toàn diện.

 

doc 22 trang thuychi01 11444
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngành giáo dục là chiếc nôi đào tạo ra những con người có đầy đủ những phẩm chất và trình độ văn hóa. Để làm được việc đó thì bậc Tiểu học giữ một vai trò hết sức quan trọng. Ở bậc Tiểu học, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản, trọng yếu giúp các em hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách. 
 Toán học là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới hiện thực trong cuộc sống và ứng dụng nó vào cuộc sống.
Trong hệ thống kiến thức cơ bản, toán học đóng một vị trí quan trọng trong việc ứng dụng vào hoạt động sản xuất cũng như lĩnh vực nghiên cứu toán học của các nhà khoa học. Đặc biệt là cung cấp các tri thức khoa học tự nhiên cho người học. Từ đó làm cơ sở tiền đề, vốn tri thức để phục vụ con người, cải tạo thế giới tự nhiên.
Toán học góp phần phát triển tư duy lôgic biện chứng cùng với các môn tự nhiên và xã hội khác. Nó bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cho học sinh, thông qua đó mà các em nhận thức thế giới hiện thực từ cụ thể hóa đến khái quát hóa. Từ đó tạo điều kiện cho các em có phương pháp suy nghĩ, suy luận và giải quyết vấn đề có căn cứ chính xác, toàn diện.
Môn Toán có tác dụng bồi dưỡng trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hình thành nề nếp và tác phong làm việc khoa học. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện mà một trong những yếu tố để nâng cao giáo dục toàn diện là phải lấy đổi mới phương pháp dạy học làm then chốt. 
Trong trường Tiểu học hiện nay, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán là môn có thời lượng giảng dạy cao hơn hẳn các môn học khác. Điều đó cho thấy môn Toán hết sức quan trọng trong việc dạy học. Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng làm nền tảng cho việc học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh dễ hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học tốt môn Toán.
Trước mục tiêu của giáo dục và yêu cầu của việc dạy học hiện nay. Việc nâng cao chất lượng dạy học là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để năng cao chất lượng giảng dạy môn toán. Với những kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm giảng dạy khối 3, tôi xin mạnh dạn đưa ra “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3"
2. Mục đích nghiên cứu:
 Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học sinh lớp 3 được tốt hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Phương pháp dạy học môn toán lớp 3.
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học toán 3.
- HS lớp 3B trường Tiểu học Thịnh Lộc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
 B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
 Dạy học Toán là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó, môn Toán có nhiệm vụ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học, đó là: Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học còn lại.
 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con người lao động năng động, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với điều kiện đổi mới đang diễn ra hằng ngày. Một trong những quan điểm dạy học hiện đại hiện nay đó là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong quá trình dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng. Trong dạy học toán, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh huy động những kiến thức học sinh đã được học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng tốt để luyện tập thực hành. Điều này đòi hỏi giáo viên trong mỗi tiết dạy phải tăng cường các yếu tố giải quyết các câu hỏi, các bài tập có tình huống, có vấn đề,...để học sinh tìm ra tri thức và chiếm lĩnh tri thức đó.
Mặt khác, học sinh Tiểu học rất hiếu động, thích hoạt động, thích khám phá cái mới lạ, nhưng việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo lại kém bền vững. Mức độ tư duy của các em đi từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng. Học sinh thường dựa vào những đặc điểm bề ngoài của sự vật, hiện tượng để khái quát hóa thành khái niệm. Hoạt động phân tích- tổng hợp còn sơ đẳng, chủ yếu được tiến hành khi tri giác trực tiếp các đối tượng trực quan. Vì vậy khi dạy học Toán, giáo viên cần quan tâm đến việc rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm cách giải và trình bày cách giải cho học sinh. 
 Đối với học sinh Tiểu học, tuổi của các em là tuổi chơi mà học, học mà chơi. Các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện nên mức độ tập trung chú ý lâu chưa bền vững, ngồi lâu trong một tiết học nếu không thay đổi hình thức tổ chức dạy học các em sẽ không thấy thoải mái. Bời vậy, cần có những hình thức tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt để các em có cơ hội vừa học, vừa vận động cơ thể. Những hoạt động gây hứng thú sẽ khuyến khích các em chủ động học tập, thích học, khơi dậy tính tò mò, phát triển năng lực, tìm ra những điểm mới trong hệ thống kiến thức sẽ có tác dụng làm cho học sinh nhớ lâu, nhớ kĩ, hiểu sâu trong việc lĩnh hội tri thức.
2.Thực trạng của việc dạy và học môn Toán lớp 3 ở trường Tiểu học Thịnh Lộc:
Năm học 2016 – 2017, tôi được phân công giảng dạy lớp 3B, với tổng số 20 học sinh, trong đó có 8 nữ và 12 nam. Đa số các em đều là con em gia đình thuần nông và các em có cùng độ tuổi.
 Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, đối chiếu với việc giảng dạy ở trên lớp, kết hợp trao đổi với đồng nghiệp lâu năm tôi rút ra nhận định chung như sau:
 a.Về giáo viên:
 -Việc dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức theo kiểu áp đặt, chưa chú ý phát huy tính tích cực, chủ động phát hiện kiến thức ở học sinh.
 - Trong quá trình dạy giáo viên chưa chú trọng đến việc phân tích đề bài, xác định từ khóa mấu chốt của đề bài toán mà giáo viên chỉ yêu cầu học sinh đọc đề bài, gọi học sinh lên bảng làm rồi nhận xét đúng sai sau khi học sinh giải. Các em thường đọc đề xong là làm luôn không biết suy luận kiểm tra sai hay đúng.
 - Môn Toán rất khô cứng và khi giảng dạy ở một số giáo viên chưa linh hoạt trong việc tổ chức dạy học vì thế, chưa tạo được sự hứng thú khi dạy và học phân môn này, tình trạng như trên vẫn còn tồn tại dẫn đến hiệu quả trong tiết Toán chưa đạt được như mong muốn.
 b.Về học sinh: 
 Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học (Lớp 3) tư duy mới ở giai đoạn đầu nên phần nhiều học sinh chưa nắm vững những kiến thức cơ bản về toán. Học sinh chưa ghi nhớ sâu nên việc nhớ các bảng nhân, bảng chia còn máy móc, chưa ghi nhớ logic. Học sinh chỉ biết nhắc lại kiến thức đã học chứ chưa biết cách giải thích, chưa hiểu bản chất và chưa biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết bài tập trong tình huống mới.
 Sau khi nhận lớp được một tháng, tôi đã tiến hành ra đề khảo sát chất lượng học sinh lớp 3B (vào cuối tháng 9), nội dung kiểm tra yêu cầu học sinh nắm được các phép tính trong bảng nhân, bảng chia, các phép tính cộng trừ, nhân chia và giải toán. Kết quả như sau:
Tổng số
 hs khảo
 sát
Kết quả khảo sát chất lượng
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
 22
 3
 13,64%
 17
 77,27%
 2
 9,09%
 Qua kết quả khảo sát trên cho thấy còn nhiều học sinh chưa thuộc bảng nhân, bảng chia; chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên; một số học sinh đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia còn sai. Đặc biệt, trong giải toán có lời văn các em xác định sai phép tính, lời giải đặt chưa đảm bảo chính xác rõ ràng, có những em làm phép tính đúng nhưng lại đặt lời giải sai, có những em lời giải đúng thì xác định phép tính lại sai
 Đứng trước yêu cầu đổi mới của ngành, trước thực trạng các mạch kiến thức mà học sinh chưa nắm được tôi đã có những giải pháp để nâng cao chất lượng học toán cho các em.
3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 3
3.1. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình về mạch kiến thức số học và giải toán có lời văn lớp 3
Trong chương trình môn toán lớp 3, với tổng số là 175 tiết trong đó chủ yếu mạch kiến thức số học và giải toán có lời văn chiếm 70% số tiết trên. Các nội dung trong từng mạch kiến thức được sắp xếp theo kiểu “đồng tâm”, để kiến thức học sau là sự ứng dụng và sự ôn tập, củng cố của kiến thức học trước.
Học về cách đọc, viết số, so sánh các số và các phép tính. Học các bảng nhân, bảng chia 6,7,8,9. Nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 1000. Giới thiệu các số trong phạm vi 10000; 100000. Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân (không có nhớ và có nhớ), chia (chia hết và chia có dư). Các tiết học này được học xen kẽ với các tiết thuộc yếu tố hình học, đo đại lượng...
 Đối với việc giải các bài toán có lời văn học sinh giải các bài toán đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị....
	Như vậy có thể nói rằng nội dung chương trình phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, chính vì thế trong quá trình giảng dạy cần phải xác định mục tiêu cần đạt được các đơn vị kiến thức, trên cơ sở đó đưa ra các phương pháp phù hợp nhất để truyền thụ tới học sinh một cách tích cực, chủ động. Một trong những đặc điểm việc dạy học toán đó là việc hình thành mỗi kiến thức, kỹ năng cơ bản đều phải trải qua quá trình, các mức độ từ đơn giản, cụ thể đến phức tạp và khái quát dần giúp học sinh hệ thống hóa và hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng cơ bản đó.
3.2. Sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học nhằm tăng cường rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong học Toán:
3.2.1. Luyện cho học sinh thuộc bảng nhân, bảng chia:
 Đã nhiều năm giảng dạy lớp 3, theo tôi nghĩ, để học sinh học tốt môn toán thì không thể không luyện cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia. Bởi lẽ học sinh có thuộc bảng nhân, chia mới vận dụng giải các bài tập có liên quan. Đặc biệt là các phép chia có số bị chia 3, 4 chữ số và giải toán hợp. Để luyện cho học sinh thuộc và khắc sâu các bảng nhân, bảng chia tôi làm như sau:
* Đối với bảng nhân: 
 Tôi giúp các em nhận thấy: 
+ Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân đều bằng nhau. Các thừa số thứ hai trong bảng nhân đều khác nhau và theo thứ tự từ 1 đến 10. Mỗi thừa số này hơn kém nhau 1 đơn vị. Trong bảng nhân, các thừa số thứ hai nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 10, không có thừa số 0.
+ Các tích cũng khác nhau và mỗi tích liền nhau hơn kém nhau bằng thừa số thứ nhất. (Tích thứ nhất trong bảng nhân chính là thừa số thứ nhất, tích cuối cùng trong bảng nhân gấp thừa số thứ nhất 10 lần).
* Đối với bảng chia: 
 Tôi giúp các em nhận thấy mối quan hệ giữa bảng nhân và bảng chia.
 Ví dụ: Bảng chia 9
+ Các số bị chia trong bảng chia 9 là các tích của bảng nhân 9 và hơn kém nhau 9 đơn vị.
+ Số chia trong bảng chia 9 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 9 đều là 9.
+ Các thương của bảng chia 9 là thừa số thứ hai của bảng nhân 9.
+ Để học sinh thuộc được các bảng nhân, bảng chia, tôi thường xuyên kiểm tra học sinh bảng nhân, chia bằng cách in bảng nhân, chia trên giấy A4, nhưng không in kết quả và bỏ trống một số thành phần của phép nhân, chia trong bảng. Vào cuối tuần dành thời gian khoảng 10 phút cho các em ghi đầy đủ và hoàn chỉnh bảng nhân, chia như yêu cầu. Tôi và học sinh cùng nhau nhận xét, khen ngợi học sinh làm bài tốt, nhắc nhở các em làm bài chưa tốt.
 Ngoài ra tôi còn thường xuyên cho học sinh chép bảng nhân nào mà các em chưa thuộc vào vở riêng. Ngày sau trình bày và đọc cho tổ trưởng nghe vào đầu giờ, sau đó tổ trưởng báo cáo cho giáo viên. 
Với cách làm trên, đến nay, tất cả học sinh lớp tôi dạy đều thuộc được bảng nhân, bảng chia và các em rất thích thú trong việc được cô giáo gọi lên đọc bảng nhân, bảng chia trước lớp.
3.2.2. Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên
 Đây là chuỗi kiến thức này nhằm giúp học sinh nắm được cách đọc, viết và so sánh các số tự nhiên vận dụng vào cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên và giải bài toán hợp.
 Dạy chuỗi kiến thức này theo tôi người giáo viên cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản sau:
a. Giúp học sinh hiểu về các số tự nhiên
- Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, . . . là các số tự nhiên.
- Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Số 0, 2, 4, 6 . . . là các số tự nhiên chẵn, số 1, 3, 5,7, 9, 11, . . . là các số tự nhiên lẻ. Hai số chẵn ( hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
b. Hướng dẫn HS đọc, viết số tự nhiên
 Để HS đọc, viết được số tự nhiên tôt hơn, tôi đã giúp các em:
- Nắm được tên, vị trí của các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn) và biết giá trị của từng chữ số theo vị trí các hàng trong mỗi số đó.
- Trong các số có 4 chữ số gồm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị thì hàng nghìn là các chữ số lớn hơn 0
 VD: 4132; 5427; 1325; . . . . hàng nghìn là: 4, 5, 1 nghìn. Không thể có hàng nghìn là 0 như: 0132, 0427, 0325, . . . . Vậy số có bốn chữ số có hàng nghìn nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 9.
- Hướng dẫn phân hàng: VD số: 1325.
+ Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
. Số 1325: Có 1 nghìn, 3 trăm, 2 chục, 5 đơn vị.
. Đọc số 1325: Một nghìn ba trăm hai mươi lăm.
Giáo viên viết: 1325.
 Phân tích: 1 3 2 5
 1nghìn 3trăm 2chục 5đơn vị.
 Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị.
. Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải).
. Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó.
. Học sinh đọc: Một nghìn ba trăm hai mươi lăm
 Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc đối với các số giống nhau ở chữ số hàng đơn vị.
VD: Số 2521 và 2511
. Số 2521 đọc là: Hai nghìn, năm trăm hai mươi mốt.
. Số 2511 đọc là: Hai nghìn, năm trăm mười một.
 Vậy từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 2521, hàng đơn vị đọc là mốt, còn số 2511 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số “1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Tôi còn giúp học sinh đọc và nhận ra cách đọc của một vài số có cách đọc tương tự trên như số 1205 và 1225 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và “lăm”; số 1214 và số 1224 cùng hàng đơn vị là 4 nhưng lại đọc là “bốn” và “tư”.
 Riêng số 1010 nhiều em đọc là “Một nghìn không trăm linh mười”. Tôi hướng dẫn các em: Trong số tự nhiên chỉ được đọc “linh một, linh hai, . . . .linh chín, không đọc là linh mười” vậy số 1010 đọc là: Một nghìn không trăm mười.
c. Hướng dẫn học sinh so sánh số:
- Trong trường hớp 2 số có số chữ số khác nhau thì: Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn và ngược lại.
VD: 3456> 932; 9999> 999. 
- Trong trường hợp các số có cùng chữ số thì tôi hướng dẫn HS làm như sau:
VD: Để tìm số lớn nhất trong các số: 1064, 1735, 1892,1846 tôi hướng dẫn học sinh:
+ Xếp các số theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với nhau. Cụ thể trên bảng phần được xoá là: 
 1 0 6 4 
 1 7 3 5 
 1 8 9 2 1 8	9 2	Số lớn nhất 1892.
 1 8 4 6 1 8 4 6 
- Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- So sánh từng hàng để chọn ra số lớn nhất trong hàng như: hàng nghìn đều bằng nhau là 1. Đến hàng trăm chọn được hai số lớn là 8 có trong 1892 và 1846. Sau đó yêu cầu các em chỉ so sánh hai số này và tìm được số lớn nhất là 1892.
3.2.3. Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính (cộng, trừ, nhân, chia cột dọc)
 Theo tôi, đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Vì thế tôi yêu cầu HS phải nắm vững cách đặt tính, các thành phần cũng như sự liên quan giữa các phép tính cộng trừ, nhân chia.
a. Đối với phép cộng, trừ: (giúp học sinh nhớ và áp dụng)
- Phép cộng:
 VD : 4624 + 1253 = 7877
 Số hạng số hạng Tổng
+ Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi.
4624 + 1253 = 1253 + 4624
 = 7877
+ Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai.
4624 + 1253 = 7877
+ Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
4624 + x = 7877
 x = 7877 – 4624
 x = 1253
+ Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
 1 + 0 = 1
- Phép trừ:
VD: 6432 – 4210 = 2212
 Số bị trừ số trừ hiệu
+ Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
 6432 – 4210 = 2212 
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
 x – 4210 = 2212
 x = 2212 + 4210
 x = 6432
+ Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
 6432 - x = 2212
 x = 6432 - 2212 
 x = 4210
+ Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó.
 2 - 0 = 2 
- Đặt tính và tính:
 Cần hướng dẫn học sinh đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau (hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng, trừ từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp.
5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
4 cộng 1 bằng 5, viết 5. 
+
 435
 127
 562
 562
* GV nói: Khi kẻ vạch ngang, tất cả các em đều dùng bằng thước.
* Nhắc học sinh chú ý: Trong phép cộng, trừ 2 số tự nhiên chỉ nhớ 1, không nhớ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.(trừ khi có nhiều số hạng cộng với nhau như bài tập 1b trang 156).
b. Đối với phép nhân, chia: (giúp học sinh nhớ và áp dụng).
- Phép nhân:
 VD: 9 × 3 = 27 
 Thừa số Thừa số Tích 
+ Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai.
 9 × 3 = 27
+ Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
 9 × x = 27
 x = 27 : 9
 x = 3
+ Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
 9 × 3 = 3 × 9
 = 27
+ Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
 9 × 1 = 9
+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
 9 × 0 = 0
- Đặt tính và tính:
 Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học sinh: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1, 2 mm, rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ.
 Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (hoặc tính từ phải sang trái). Các chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất.
3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1.
(Không viết 1 nhớ 8)
3 nhân 0 bằng 0, viết 0.
3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
 Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số chục. (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái).
3
×
 2106
 6318 
* Nhắc thêm cho học sinh:
 Nếu trường hợp như: 8 nhân 3 bằng 24, thì viết 4 nhớ 2, . . . ( đối với phép nhân thì chỉ có nhớ 1, 2, . . . 8, không có nhớ 9)
- Phép chia:
VD: 6 : 3 = 2
+ Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia, chia cho số chia. 6369 : 3
+ Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.
 x : 3 = 2
 x = 2 × 3
 x = 6
+ Muốn tìm số chia chưa biết, ta lấy số bị chia, chia cho thương.
 6 : x = 2
 x = 6 : 2
 x = 3
+ Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
 6 : 1 = 6; . . . . . ; 9 : 1 = 9
+ 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0.
 0 : 3 = 0
* Nhắc thêm cho học sinh: không thể chia cho 0. 
+ Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi số dư rồi chia cho thương.
 Ví dụ: 7 : x = 2 (dư 1) 
 x = (7 – 1) : 2
 x = 3
+ Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.
 Ví dụ: x : 3 = 2 (dư1) 
 x = 2 × 3 + 1
 x = 7
+ Trong phép chia có dư, số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất kém số chia 1 đvị
VD: Số chia là 9, thì số dư là 1, 2, 3, 4, . . . . 8. (số dư phải nhỏ hơn số chia)
- Đặt tính và tính:
 Tôi nghĩ thực hiện đặt tính

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_toan.doc