SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non
Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học hiện nay là nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm văn học, được chọn lọc sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật. Tiếp xúc với tác phẩm văn học, trẻ được tiếp xúc với vốn từ tiếng việt học cách phát âm đúng, tích lũy vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo, sinh động giàu sức biểu cảm. Qua đó các em yêu mến, trân trọng tiếng nói. Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ tình cảm, đạo đức làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, những ấn tượng đẹp đẽ về những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm sẽ thúc đẩy ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Những bài thơ, những câu chuyện kể, tranh vẽ, mô hình mô phỏng chính là sự thể hiện thế giới bên trong, là nhu cầu tự thể hiện mình của trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ thơ được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ qua những mẩu chuyện ngắn hay bài thơ, trẻ đã được giáo dục để hình thành nhân cách con người.
Thông qua hoạt động văn học giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc từ đó bồi dưỡng cho trẻ tính trung thực, hiền lành, chăm chỉ, lòng nhân ái. Qua đó giáo dục cho trẻ yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và con người.
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học hiện nay là nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm văn học, được chọn lọc sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật. Tiếp xúc với tác phẩm văn học, trẻ được tiếp xúc với vốn từ tiếng việt học cách phát âm đúng, tích lũy vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo, sinh động giàu sức biểu cảm. Qua đó các em yêu mến, trân trọng tiếng nói. Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ tình cảm, đạo đức làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, những ấn tượng đẹp đẽ về những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm sẽ thúc đẩy ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Những bài thơ, những câu chuyện kể, tranh vẽ, mô hình mô phỏng chính là sự thể hiện thế giới bên trong, là nhu cầu tự thể hiện mình của trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ thơ được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ qua những mẩu chuyện ngắn hay bài thơ, trẻ đã được giáo dục để hình thành nhân cách con người. Thông qua hoạt động văn học giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc từ đó bồi dưỡng cho trẻ tính trung thực, hiền lành, chăm chỉ, lòng nhân ái. Qua đó giáo dục cho trẻ yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và con người. Việc tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ hiện nay tuy đã được chú trọng hơn song vẫn còn có những tồn tại nhất định. Một số các bậc phụ huynh chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa của môn làm quen với văn học ở lứa tuổi mầm non . - Bản thân còn hạn chế khi thể hiện giọng đọc thơ, giọng kể của từng nhân vật. - Môi trường giáo dục, đồ dùng tranh ảnh, con rối phục vụ cho môn học chưa đa dạng, chưa phong phú hấp dẫn . - Cô chưa tận dụng được cơ hội mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động trên ngày để tẻ làm quen với tác phẩm văn học. - Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo vốn từ còn hạn chế một số trẻ còn nói ngọng, mang nặng âm sắc địa phương. Đề tài, tác phẩm văn học chưa phong phú và hấp dẫn trẻ. Hay nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động làm quen tác phẩm văn học chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo, chưa tận dụng được cơ hội, tình huống thực tiễn để phát triển tác phẩm văn học cho trẻ một cách tốt nhất và điều quan trọng là trong tổ chức hoạt động làm quen với văn học nói chung chưa khai thác được các yếu tố tích cực từ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả từ đó mà chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, năm học 2016- 2017 tôi đã mạnh dạn áp dụng: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non”. 2. Mục đích việc tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi ở trường Mầm non Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ. Vấn đề cần quan tâm là: - Tạo môi trường giáo dục phong phú, đa dạng (đồ dùng tranh ảnh, mô hình, con rối,) trong đó chứa đựng các nội dung hấp dẫn kích thích hứng thú của trẻ, kích thích trẻ tích cực, tự giác tham gia hoạt động. - Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình các tác phẩm văn học cho trẻ ở độ tuổi Mầm non đặc biệt là lứa tuổi 5- 6 tuổi, - Xây dựng mục tiêu, nội dung, mạng hoạt động, yêu cầu, kế hoạch lựa chọn đề tài, các tác phẩm văn học theo chủ đề, chủ điểm, mang tính đặc trưng vùng miền, sự nhận thức của trẻ ở lớp, sử dụng linh hoạt các phương pháp và biện pháp thực hiện. - Linh hoạt sử dụng các hình thức thực hiện nội dung, tận dụng cơ hội mọi lúc mọi nơi để cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ hành vi đúng đắn cho trẻ trong quá trình hoạt động. - Khâu Chuẩn bị của cô giáo để thực hiện tốt “Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học”. - Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của tác phẩm văn học. - Ứng dụng chuyên đề trọng tâm đã tiếp thu, lĩnh hội những vấn đề mới nhất vận dụng vào thực tế giảng dạy. - Coi trọng việc tổ chức tốt hoạt động chung chú trọng cung cấp kiến thức kỹ năng bài mới, ôn luyện các kỹ năng kiến thức bài đã học. Đó là những vấn đề mà tôi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng trong tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học. 3. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu thực hiện trong việc tổ chức hoạt động nâng cao chất lượng cho trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non. 4. Phương pháp thực hiện Để tổ chức tốt nhất các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường Mầm non, tôi đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sử dụng phương pháp dùng lời nói: Trong phương pháp dùng lời nói, tôi cần chú ý tới phương pháp đọc, kể diễn cảm tác phẩm, phương pháp đàm thoại và phương pháp giảng giải. - Sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan: Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, bên cạnh phương pháp dùng lời nói, phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học cũng hết sức cần thiết. Phương pháp này không những gây hứng thú cho trẻ, mà còn giúp trẻ củng cố lại những điều đã được nghe, được học. Từ đó khắc sâu những ấn tượng nghệ thuật cho trẻ. - Phương pháp thực hành: Còn gọi là phương pháp tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật: Bao gồm trò chơi, đọc thơ, kể chuyện diễn cảm và đóng kịch. Với việc tổ chức học thơ, kể chuyện diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, đọc thơ, đóng kịch là hoạt động nghệ thuật văn học của trẻ. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lý luận Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch; cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Tác phẩm văn học là khâu quan trọng nhất của khoa nghiên cứu văn học. Với đối tượng là trẻ em mầm non (0- 6 tuổi), cho trẻ làm quen với văn học là giúp trẻ cảm nhận sự độc đáo của phong cách nghệ thuật và vẻ đẹp riêng của nội dung hình thức văn chương. Miêu tả hiện thực cuộc sống xung quanh với những màu sắc đa dạng, phong phú. Bằng cảm quan, tài năng của mình, người nghệ sỹ đã làm đẹp thêm bức tranh cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật. Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì cần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố...! Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cô cháu,...Trẻ cũng dần nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. Văn học có thể đề cập đến những lực lượng siêu nhiên như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu còn đọng trong tâm thức dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần. Tiếp xúc với văn học trẻ được làm quen với ngôn từ giàu đẹp đó chính là dấu hiệu để trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cách nói năng mạch lạc. Khi dạy trẻ tập kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch giúp trẻ có trí nhớ tốt, có tư duy sáng tạo. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ 5 tuổi vì đây là lứa tuổi mà ngôn ngữ của trẻ đang phát triển ở mức độ cao. Với những tầm quan trọng trên, một số đặc điểm tâm lí có liên quan ảnh hưởng không nhỏ đến việc cảm thụ tác phẩm văn học. + Về tư duy: Tư duy của trẻ mầm non mang tính chất trực quan cụ thể, dần dần chuyển sang tư duy hình tượng. Tư duy của trẻ từ chỗ gắn liền với yếu tố chủ quan mang đầy màu sắc xúc cảm đến việc xuất hiện sự tự ý thức của trẻ, vì vậy khi dạy cần có đồ dùng trực quan. + Ngôn ngữ: Tuổi mầm non là lứa tuổi có sự phát triển cực nhanh về ngôn ngữ theo hướng hoàn thiện dần về các mặt ngữ âm, từ vựng và nắm các cấu trúc câu. Tuy vậy các từ mang ý nghĩa trìu tượng trẻ chưa hiểu được, với những từ mới, từ khó giáo viên cần giảng giải bằng nhiều cách để trẻ hiểu tác phẩm dễ hơn. + Tình cảm xúc cảm: Trẻ nhỏ giàu xúc cảm, tình cảm, do đó các em dễ hòa nhập với tâm trạng của các nhân vật trong tác, trẻ em thường biểu hiện những xúc cảm tình cảm một cách hồn nhiên nên trẻ hay có cử chỉ bột phát khi tiếp xúc với tác phẩm. + Về đặc điểm chú ý, tưởng tượng của trẻ chưa thật sự phát triển. Trẻ thường chú ý đến cái gì mình thích, dễ bị phân tán. Cô giáo cần phải biết cách gây hứng thú đối với trẻ để trẻ tập trung chú ý vào việc nghe cô kể, đọc tác phẩm. Những ý nghĩa, đặc điểm tâm sinh lí đó, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng việc nâng cao chất lượng cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học nói riêng, trẻ mầm non nói chung có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với trẻ mầm non và nhất là trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. 2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non. * Thuận lợi: Trường Mầm non Thị Trấn Quán Lào là một đơn vị trung tâm của huyện luôn được tiếp cận với các chương trình đổi mới sớm nhất, được sự chỉ đạo tận tình của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD- ĐT. Hàng năm chuyên đề được tổ chức triển khai thực hiện, các giáo viên được tham gia tiếp cận được nắm bắt, cập nhật sớm những thông tin về đổi mới hình thức tổ chức trẻ hoạt động. Vì vậy thuận lợi cho giáo viên chúng tôi học hỏi, đúc rút những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, hướng dẫn trẻ hoạt động có hiệu quả. Nhà trường đã quan tâm mua sắm, như màn hình chiếu, ti vi màn ảnh rộng, đầu đĩa để dạy các tiết “ ứng dụng công nghệ thông tin” đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, tranh truyện đây là yếu tố giúp cho tôi có điều kiện tốt để tổ chức, hướng dẫn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. * Khó khăn: Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động thực sự của trẻ, việc thu hút đa số trẻ hứng thú tham gia các giờ luyện tập còn có những hạn chế nhất định, nhiều giáo viên chưa trú trọng chu đáo đến khâu chuẩn bị cho một tiết dạy, chưa biết tập trung khai thác tốt các nội dung rèn luyện để cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng nghe, hiểu đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch và điều quan trọng ở đây là hình thành cho trẻ thái độ hành vi đúng đắn cho trẻ trong hoạt động. Các hình thức tổ chức hoạt động chung nhiều khi còn cứng nhắc, đơn điệu, biện pháp thực hiện chưa thực sự linh hoạt, thiếu tính sáng tạo, đôi khi còn áp đặt trẻ, đồ dùng đồ chơi, môi trường hoạt động, chưa phong phú, chưa mang tính thẩm mĩ cao, bên cạnh đó phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến môn văn học, cô chưa biết cách tận dụng tối đa đưa tác phẩm văn học vào các hoạt động mọi lúc mọi nơiTừ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chưa rõ ràng mạch lạc, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ với đọc thơ kể chuyện chưa cao, đặc biệt là trẻ chưa thể hiện mạnh dạn trong ngâm thơ, kể chuyện, sáng tạo, đóng kịch dẫn đến chất lượng kiến thức cho trẻ chưa cao. Những vấn đề trên là thực trạng chung, trong đó có cá nhân tôi, một giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non nói chung, chất lượng tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói riêng, điều khiến tôi băn khoăn, trăn trở là làm thế nào để kích thích hứng thú cho trẻ, khai thác triệt để, các nội dung giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động để đáp ứng nhu cầu cho trẻ như mong muốn. Làm sao trẻ hiểu cảm nhận tác phẩm văn học sâu sắc nhất, hứng thú đọc thơ kể chuyện sáng tạo, ngâm thơ hay hấp dẫn, đóng kịch... Động lực ấy đã thôi thúc tôi tiến hành thực nghiệm trên lớp mình. Để có cơ sở đối chứng sau thực nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, đối tượng trẻ 5- 6 tuổi với tổng số là 40 trẻ, cụ thể trên 3 nội dung, kết quả cho thấy: Đối tượng trẻ Số trẻ được đánh giá Nội dung đánh giá Xếp loại chung Phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc của trẻ Xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối với đọc thơ kể chuyện Trẻ mạnh dạn trong ngâm thơ, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch, Trẻ 5-6 tuổi 40 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt TK TB 4 TK TB 5 TK TB 5 TK TB 4 16 20 15 20 16 19 16 20 * Tỷ lệ(%) 40 50 10 37,5 50 12,5 40 47,5 12,5 40 50 10 Kết quả trên cho thấy thực trạng việc nâng cao tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi còn có những hạn chế nhất định so với yêu cầu chung của nhà trường. Cụ thể: Kỹ năng phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc của trẻ tỷ lệ đạt là (90%). Trong đó tốt khá (40%), trung bình (50%), số trẻ nói lắp, nói ngọng chưa đạt ở tỷ lệ còn cao (10%). Khả năng xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối với đọc thơ kể chuyện ở mức độ đạt (87,5%). Ở tỷ lệ khá tốt còn thấp (37,5%), trung bình (50%), tỷ lệ trẻ chưa đạt còn (12,5%). Đối với trẻ mạnh dạn trong ngâm thơ, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch tỷ lệ đạt (87,5%), mức độ chưa đạt còn khá cao (12,5%). Đánh giá chung mức độ đạt của trẻ còn quá thấp 90%, trong khi đó trẻ đạt khá tốt (40%), trung bình (50%), tỷ lệ trẻ chưa đạt ở mức độ chung còn (10%). Để khắc phục thực trạng này, năm học 2016- 2017 tôi đã tiến hành các biện pháp tích cực nhằm cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng tổ chức nâng cao hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm phát triển tốt nhất vốn từ ngôn ngữ, cảm xúc thẩm mỹcho bé góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay. 3. Các biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. 3.1. Xây dựng môi giáo dục trường văn học phong phú, làm đồ dùng đồ chơi tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học. Mỗi một tác phẩm văn học luôn khắc sâu vào tâm hồn trẻ, ngoài việc sáng tạo tìm tòi các biện pháp hình thức tổ chức khác nhau để đạt hiệu quả cao thì môi trường hoạt động cũng là một trong các biện pháp được tôi trú trọng. Muốn làm tốt công tác này, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch về tạo môi trường và xây dựng góc văn học cho trẻ, màu sắc hình dạng của góc xây dựng theo kiểu cổ tích huyền ảo, thần bí. Để tạo hứng thú tìm tòi sáng tạo, đi đôi với từng nội dung bài thơ câu chuyện, tranh ảnh, sách báo, tập san theo mỗi chủ đề đó phải mang tính cách gần gủi với cuộc sống của trẻ, phù hợp với nhận thức, màu sắc trẻ thơ sao cho khi tiếp xúc tạo cho trẻ tạo cho trẻ sự thích thú, mong muốn học hỏi và khám phá. Mỗi chủ đề tôi thiết kế các kiểu trang trí khác nhau. Với chủ đề này tôi cắt dán các nhân vật cắt rời trang trí, chủ đề khác tôi làm mới trong mắt trẻ tô màu nóng vẽ lên câu chuyện, bài thơ, không dừng lại ở đó sau các hoạt động khác tôi thường xuyên tận dụng các sản phẩm của trẻ trang trí và ghi các cụm từ chú thích nội dung và cho trẻ kể chuyện sáng tạo trong các góc, làm như vậy tránh được sự nhàm chán trong mắt trẻ ngoài ra tạo hứng thú phấn khởi, khi cô dùng sản phẩm của mình để trang trí. Đây là một trong những biện pháp động viên khuyến khích tốt nhất đối với trẻ. Phía trên của giá là các loại sách dựng hình có tủ treo các loại quần áo, mũ để tập kịch, có máng gỗ bỏ cát để sử dụng điều khiển que rối.... Các loại này tôi thường xuyên thay đổi hôm thì rối que hôm thì rối tay. Tôi luôn chú ý tạo sự thần bí trong nội dung một số câu truyện, bài thơ để trang trí bằng cách làm mô hình khung cảnh thần bí cho trẻ khi đến với câu truyện “Tấm Cám, Quả bầu tiên,..” hay tạo dựng khung cảnh làng quê hiền hòa yên tĩnh khi đến với bài thơ “Về quê ngoại” hay tạo cho trẻ sự mát mẽ vui tươi khi đến bài thơ “Hoa kết trái”! Như chúng ta đã biết ngày nay công nghệ thông tin phát triển và ngày một được cập nhật và ứng dụng rộng rãi. Ngoài tạo môi trường trong lớp trên các mảng tường thì một trong những cách tạo môi trường vừa sáng tạo và vừa gây cảm xúc hứng thú nhất đối với trẻ đó là môi trường của góc thư viện. Ngoài những bức tranh rờiTôi đã nghiên cứu và tạo môi trường bằng góc thư viện hình ảnh động trên Powepoint. Những hình ảnh này tôi thiết kế rời được chạy trên các sslide show, khi trẻ học trên tiết học xong trẻ về các góc khám phá trẻ sẽ lựa chọn các nhân vật trên các slide đó để kể sáng tạo theo ý tưởng tượng của trẻ hoặc kể theo nội dung bức tranh hoặc cũng cố lại nội dung câu chuyện và bài thơ vừa được học. Đồ dùng đồ chơi: Để truyền tải nội dung giáo dục trẻ thông qua các bài thơ câu chuyện một cách có hiệu quả thì đồ dùng đồ chơi đóng vai trò vị trí quan trọng. Phối hợp giáo viên đứng lớp lên kế hoạch tìm kiếm nguyên vật liệu, phế liệu, sách báo, tập san.. làm đồ dùng đồ chơi. Với mỗi bài thơ câu truyện tôi nghiên cứu thiết kế một loại đồ dùng khác nhau như: vẽ tranh rời, tranh mảng lớn, sa bàn, rối tay, rối rẹt, bằng rơm, mo cau, mô hình, vẽ tranh chữ to, vẽ tranh kể truyện sáng tạo, vẽ lô tô. Mặt khác cô tổ chức cho trẻ cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi làm album cắt dán từ các hình ảnh trong tạp chí, sách báo cũ ghép thành từng câu chuyện, bài thơ phù hợp theo chủ đề, xây dựng góc cổ tích. Với những màu sắc đậm rõ nét, đẹp mang tính nghệ thuật cao. Đồng thời tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, như tranh truyện, bảng tuyên truyền, sách tham khảo của cô, băng đĩa, truyện tranh nhiều bổ sung ở góc sách, góc thư viện, mô hình kể chuyện rối, sân khấu rối! 3.2. Khâu chuẩn bị của cô giáo để thực hiện tốt"Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học": Muốn thực hiện tốt việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học" thì cô giáo phải có một sự chuẩn bị chu đáo, chuẩn bị trước tiên là phải nghiên cứu kỹ nội dung tác phẩm, việc thông hiểu nội dung tác phẩm sẽ định ra tính cách, hành động, ngữ điệu của nhân vật, nắm được tư tưởng bao trùm của chủ đề, bài thơ, câu chuyện, từ đó xác lập thái độ, cử chỉ, điệu bộ, giọng đọc, kể một cách phù hợp. Trong khâu chuẩn bị, mọi việc rất cần thiết đó là chuẩn bị đồ dùng dạy học. Xây dựng giáo án hoàn chỉnh phải có nội dung phương pháp linh hoạt sáng tạo, với những yêu cầu phù hợp nhận thức của trẻ và thiết kế giáo án điện tử với những hình ảnh nội dung tranh chuyện, bài thơ đẹp, sống động sẽ tạo được sự lôi cuốn phấn khích trẻ. Chuẩn bị đồ dùng trực quan cũng phải đòi hỏi tính sáng tạo lại vừa có tính nghệ thuật và thẩm mỹ. Nếu như nội dung câu chuyện hay mà bức tranh cô vẽ xấu thì khi kể cũng giảm hứng thú của trẻ. Để nâng cao chất lượng cho tiết dạy thì cụ không chỉ kể và xem tranh mà đòi hỏi phải tiết học có sử dụng rối, mô hình. Vì vậy việc chuẩn bị của cô phải có rối các nhân vật, sân khấu, cảnh! và đòi hỏi có tinh quyết định đó là sự điều khiển con rối làm sao cho có hồn. Muốn đạt được cô phải tập điều khiển, hướng dẫn một số trẻ cùng điều khiển rối và một số chuyện cô phải tập cho trẻ đóng kịch cho các bạn xem, khi đóng kịch thì phải chuẩn bị trang phục, mũ nhân vật, một số cảnh đơn giản để bố trí theo nội dung vở kịch... Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng trực quan cô phải chuẩn bị tâm thế chỗ ngồi cho trẻ, làm quen với tác phẩm văn học cô cần cho trẻ ngồi quây quần gần cô khi cô kể, đọc tác phẩm cho trẻ nghe, sẽ tạo sự gần gủi thân thiết giữa cô với trẻ giữa trẻ với tác p
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuoi.doc