SKKN Một số kinh nghiệm luyện đọc góp phần rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3

SKKN Một số kinh nghiệm luyện đọc góp phần rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3

Trong chương trình giáo dục Tiểu học, bộ môn tiếng Việt chiếm một vị trí rất quan trọng. Học tốt bộ môn này là điều kiện cần để các em có thể tiếp thu nhanh hơn các môn còn lại.

Vậy nhiệm vụ đặt ra để cả thầy và trò cùng hoàn thành tốt việc dạy và học đối với bộ môn này là gì? Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em hứng thú, say mê và khắc sâu một vốn văn học đáng kể cho các em. Cũng thông qua các bài văn, bài thơ, học sinh được hiểu thêm các vùng miền của Đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đã xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Mặt khác, nó còn có tác dụng giúp các em hiểu được cái đúng, cái đẹp, cái tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Học đọc, các em đồng thời học cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ, diễn đạt. Dạy tập đọc không những rèn kỹ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ tiếng Việt phong phú.

Ở bậc Tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng, phân môn Tập đọc có ba yêu cầu chính: - Rèn kỹ năng đọc đúng.

 - Rèn kỹ năng đọc hiểu( trả câu lời hỏi).

 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.

Học môn Tập đọc, việc đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt sẽ giúp cho việc đọc hay được tốt. Ngược lại, việc đọc hay giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc.

 Thật vậy, học sinh có đọc thông thạo và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện cảm xúc, có nghĩa là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết dạy tập đọc lớp 3, việc rèn kỹ năng đọc hay cho học sinh là vô cùng cần thiết. Trong giờ học, học sinh biết đọc hay thì tiết học đó mới đem lại hiệu quả cao và tạo niềm hứng thú, say mê cho các em ở các tiết học sau.

 

doc 18 trang thuychi01 6894
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm luyện đọc góp phần rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
GHI CHÚ
1
1
 MỞ ĐẦU.
1
2
1.1
Lý do chọn đề tài
1
3
 1.2
Mục đích nghiên cứu
2
4
 1.3
Đối tượng nghiên cứu.
2
5
 1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
6
1.5
Những điểm mới của SKKN 
2
7
2
 NỘI DUNG SKKN
8
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2
9
2.2
Thực trạng của việc rèn đọc cho HS lớp 3C
3
10
2.3
 Các sáng kiến kinh nghiệm
4
11
 2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4
12
3.
 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
13
3.1
Kết luận
14
14
3.2
Kiến nghị, đề xuất
16
1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình giáo dục Tiểu học, bộ môn tiếng Việt chiếm một vị trí rất quan trọng. Học tốt bộ môn này là điều kiện cần để các em có thể tiếp thu nhanh hơn các môn còn lại.
Vậy nhiệm vụ đặt ra để cả thầy và trò cùng hoàn thành tốt việc dạy và học đối với bộ môn này là gì? Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em hứng thú, say mê và khắc sâu một vốn văn học đáng kể cho các em. Cũng thông qua các bài văn, bài thơ, học sinh được hiểu thêm các vùng miền của Đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đã xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Mặt khác, nó còn có tác dụng giúp các em hiểu được cái đúng, cái đẹp, cái tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Học đọc, các em đồng thời học cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ, diễn đạt. Dạy tập đọc không những rèn kỹ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ tiếng Việt phong phú. 
Ở bậc Tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng, phân môn Tập đọc có ba yêu cầu chính: - Rèn kỹ năng đọc đúng.
 - Rèn kỹ năng đọc hiểu( trả câu lời hỏi).
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
Học môn Tập đọc, việc đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt sẽ giúp cho việc đọc hay được tốt. Ngược lại, việc đọc hay giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc.
	Thật vậy, học sinh có đọc thông thạo và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện cảm xúc, có nghĩa là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết dạy tập đọc lớp 3, việc rèn kỹ năng đọc hay cho học sinh là vô cùng cần thiết. Trong giờ học, học sinh biết đọc hay thì tiết học đó mới đem lại hiệu quả cao và tạo niềm hứng thú, say mê cho các em ở các tiết học sau. 
Trong quá trình dự giờ và thực nghiệm dạy tập đọc lớp 3, tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh còn chưa tốt. Các em đọc sai nhiều do lỗi phát âm tiếng địa phương(chủ yếu là lỗi dấu hỏi, dấu ngã, nguyên âm đôi). Khi gặp các tiếng chứa những dấu ngã các em thường đọc thành dấu hỏi hoặc khi đọc các 
tiếng chứa nguyên âm đôi iê, các em thường hay đọc khuyết đi âm ê. Trên thực tế, bất kì người người thầy, người cô nào khi đứng trên bục giảng đều nhận ra những lỗi trên ở học sinh, thậm chí một số thầy cô còn nhận thấy mình phát âm sai nhưng không sao sửa được.
Nhận thấy được những khó khăn trên và bản thân đồng nghiệp mình chưa đưa ra được những biện pháp hay, thuyết phục về lĩnh vực này nên tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm luyện đọc góp phần rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3”
1. 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Bản thân tôi khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài này đã xác định những mục đích cơ bản sau:
Tự tìm tòi khả năng sáng tạo của bản thân.
Vận dụng những sáng tạo đó để giúp học sinh đọc diễn cảm một cách tốt nhất có thể.
Giúp học sinh có niềm say mê khi học bộ môn tiếng Việt.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng tôi chọn để nghiên cứu là học sinh lớp 3C trường Tiểu học Xuân Du. Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã chọn nội dung chương trình một số bài dạy trong sách TV3 để làm minh chứng cụ thể nhằm giúp các em học tốt hơn ở bộ môn tiếng Việt.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Qua một quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng và phương pháp khái quát hoá. Có thể nói ở đây, phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở việc điều tra thực trạng mà phải điều tra từng giai đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi giai đoạn, tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả của giai đoạn trước. Cuối cùng, tôi đã tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm.
1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Khi đứng trên bục giảng, tôi đam mê tất cả các môn học ở Tiểu học. Tuy nhiên, môn học mà tôi muốn nghiên cứu nhiều hơn cả là bộ môn tiếng Việt. Năm học 2011-2012 ; 2013-2014, tôi đã viết về đề tài này và được phòng GD- ĐT Như Thanh xếp loại C cấp huyện. Trong năm học này, tôi vẫn tâm huyết với đề tài này nên tiếp tục nghiên cứu. Trong những năm học trước, tôi nhận thấy một số biện pháp tôi đưa ra đã có hiệu quả tuy nhiên chưa cao. Chính vì vậy tôi đã đưa ra 1 số biện pháp mới, hy vọng sẽ đem lại kết quả cao hơn, góp phần giúp các em học tốt hơn ở bộ môn tiếng Việt.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin chữ viết dựa vào các hoạt động của cơ quan thị giác.
	Kĩ năng đọc là kĩ năng khó, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài, được chia làm 3 giai đoạn: phân tích, tổng hợp, tự động hoá. Chỉ khi nào học sinh hiểu được điều mình đọc thì khi đó mới gọi là biết đọc. 
 Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói.
- Đọc thành tiếng: là đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hợp lí.
- Đọc thầm: là đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.
- Đọc hiểu: là đọc để hiểu được nghĩa của từ và hiểu nội dung bài.
- Đọc diễn cảm: là đọc hay, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giọng đọc thay đổi phù hợp với nội dung bài và với từng nhân vật trong bài, cuốn hút được người nghe.
Từ những khái niệm trên, có thể nói đọc diễn cảm là đọc văn bản sao cho có hồn để có thể cảm thụ văn bản một cách toàn diện. Đọc diễn cảm là ‘biện pháp hoạt động đặc thù” nhằm tăng cường sự đồng sáng tạo của người đọc, tạo điều kiện cho sự đồng thể nghiệm và phát triển trí tưởng tượng của người đọc. Hiểu rộng hơn, đọc diễn cảm có thể trở thành một hình thức “phân tích tác phẩm”, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu hơn tác phẩm. 
* Đối với học sinh Tiểu học nói chung, yêu cầu đọc là: 
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các đoạn đối thoại, các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí,...
- Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn dần bắt đầu từ lớp 2.
- Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc,... (1) 
* Đối với học sinh lớp 3 nói riêng, yêu cầu đọc được cụ thể hoá hơn là: Học sinh đọc đúng và rành mạch bài văn, bài thơ... nhận biết được ý chính của bài. 
- Việc đọc diễn cảm chủ yếu thể hiện ở hoạt động luyện đọc lại. Đối với học sinh lớp 3, dựa vào trình độ của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc, giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp: luyện tập và thi đọc tốt một, hai đoạn hoặc cả bài; đọc truyện theo vai, tổ chức 
Ghi chú: Trong trang này phần (1) Trích Tài liệu bồi dưỡng các môn học lớp 3- Tập hai- Nhà xuất bản GD- 2004
trò chơi học tập có tác dụng luyện đọc và bước đầu hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Nhưng nếu ta xem thường việc đọc diễn cảm thì có lẽ giờ học tập đọc sẽ 
giảm đi khá nhiều hứng thú.
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3C.
1.Thực trạng:
 Lớp 3C tôi dạy có tổng số học sinh là 22 em. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học sinh lớp và thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Đọc nhỏ, ấp úng
Đọc to, rõ, lưu loát
Đọc diễn cảm
22 em
9 em
10 em
3 em
Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn rất thấp,đặc biệt là đọc hay (diễn cảm). Tôi đã trăn trở và suy nghĩ để tìm ra đâu là nguyên nhân đang tồn tại thực trạng trên? 
 2.Nguyên nhân:
 + Về người dạy:
	Giáo viên đã chú trọng phương pháp dạy học mới: ‘‘Thầy thiết kế, trò thi công’’, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn Tập đọc nhưng chất lượng chưa cao. Bởi vì giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc hay nhưng chỉ lướt qua,
ít sử dụng đồ dùng dạy học để giới thiệu bài tạo hứng thú cho học sinh.
 + Về người học:
	Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc tương đối đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn gặp nhiều khó khăn, do vậy nên khó khăn trong việc nêu được ý chính của bài, chưa đọc hay toàn bài văn. Khi đọc, gặp các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ như nhau, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm. Chưa có thói quen chuẩn bị bài và cảm thụ bài ở nhà trước khi đến lớp. Về khả năng ngôn ngữ của học sinh còn chậm, tư duy của các em chưa cao.
	Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thực trạng về chất lượng đọc của học sinh tôi đã tiến hành một số biện pháp cụ thể sau:
2.3 : CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.3.1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng:
- Khắc phục lỗi phát âm: 
+ Đối với học sinh ở trường tôi dạy, đọc sai cơ bản của các em là không phân biệt được thanh hỏi/ thanh ngã; chưa phân biệt được các tiếng có âm đôi và âm đơn (iê; uô; ươ); sai do thói quen,...
*Đối với trường hợp sai do chưa phân biệt được tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã: 
 Ví dụ: Gió thổi (thỗi) từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy 
Hoà có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. áo có dây kéo ở (ỡ) giữa (giửa), lại có cả (cã) mũ (mủ) để (đễ) đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã (đả) mặc thử (thữ), ấm ơi là ấm....
 (Chiếc áo len - Tiếng Việt 3 – tập 1- trang 20)
Trường hợp sai về thanh hỏi/ thanh ngã, tôi hướng dẫn các em: Khi đọc 
tiếng có thanh hỏi, các em cần đọc thấp giọng hơn, nhẹ nhàng hơn. Còn khi đọc
tiếng có thanh ngã, các em cần hơi cao giọng một chút. Với những từ ngữ có thanh hỏi và thanh ngã đi liền nhau (ở giữa; lại có cả mũ để đội...;...) thì các em càng dễ mắc, càng cố đọc thì lại càng sai, có khi đọc đúng được tiếng này thì tiếng kia lại sai. Đối với những trường hợp như thế này, tôi tách nhỏ từng tiếng độc lập ra để luyện cho các em đọc đúng: ở; giữa; cả; mũ; để, sau đó mới ghép lại nguyên từ ngữ (ở giữa; lại có cả mũ để đội...; ...) để các em đọc.
*Bên cạnh việc sửa lỗi đọc sai thanh hỏi/ thanh ngã thì việc sửa lỗi đọc sai những tiếng có âm đôi iê; uô; ươ cũng rất cần thiết. Đây là lỗi thứ hai sau lỗi về thanh hỏi/ thanh ngã mà các em hay mắc trong khi đọc. Có lẽ do bản chất phương ngữ nên cách nói thường ngày đã ảnh hưởng không ít đến việc rèn đọc cho các em.
Ví dụ: 
- Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại- thầy giáo đầu tiên của tôi.
 (Ông ngoại - Tiếng Việt 3 – Tập 1) (2)
Khi đọc, học sinh thường đọc sai: ngưỡng/ngững; tiểu/tỉu; tiên/tin; ...
- Hoặc khi đọc: Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa nói khẽ: “Ra vườn đi!”.
 (Người lính dũng cảm- Tiếng Việt 3 – Tập I) (2)
học sinh thường đọc sai: “viên tướng” thành “vin tướng”.
- Hay khi đọc: Lần này Quang quyết định chơi bóng bổng. 
 ... Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ.... (2)
 (Trận bóng dưới lòng đường- Tiếng Việt 3 – Tập 1) 
học sinh thường đọc : “quyết” thành quýt”; “tuổi” thanh tủi”;...
Trong những trường hợp trên, trước hết, giáo viên phải đọc mẫu và yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe để phát hiện cách đọc của giáo viên đối với những 
Ghi chú: Trong trang này phần (2) Tham khảo tài liệu SGK- SGV lớp 3- Tập1- Nhà xuất bản GDVN
tiếng có chứa âm đôi iê; ươ; uô, sau đó cho những học sinh thường mắc lỗi luyện đọc đúng. GV có thể nêu một số câu hỏi như:
Ví dụ: “Viên” – Nếu nhấn giọng vào “i”, ta sẽ đọc thành tiếng gì? “vin”;
 - Nếu nhấn giọng vào “ê’ ta sẽ đọc thành tiếng gì? “vên”
 - Nếu đọc lướt đều ở 2 âm “i” và “ê” (nguyên âm đôi iê), ta sẽ đọc thành tiếng gì? “viên”.
Tương tự, giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm khi gặp những tiếng có âm đôi iê; uô; ươ.
* Ngoài hai lỗi cơ bản trên, học sinh còn mắc một lỗi đọc sai do thói quen mà chưa hiểu được nghĩa của tiếng mình đọc. Ví dụ: “Sản xuất” đọc là “xản xuất”; “trình bày” đọc là “trình bầy”; “cảm ơn” đọc là “cám ơn”;...
Để khắc phục lỗi phát âm trên, giáo viên phải nhắc nhở học sinh tập trung chú ý vào bài đọc trong sách giáo khoa, không đọc tuỳ tiện theo thói quen. Nếu học sinh nào đọc sai, cần cho chính học sinh đó sửa ngay lại, tránh tình trạng giáo viên chỉ nêu cái sai nhưng không yêu cầu học sinh sửa lại. Đồng thời, giáo viên cũng cần cho học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ mà các em vừa sửa cho đúng, như vậy học sinh sẽ nhớ lâu hơn, ít mắc lỗi lại.
Ví dụ: “Bày tỏ” khác với ‘bầy tỏ”. Vì :
“Bầy” dùng để chỉ nhiều động vật cùng loại, cùng sống với nhau như: bầy thú; bầy chim,...
“Bày tỏ” là biểu lộ một điều gì đó.
Như vậy, “bầy tỏ” sẽ không có nghĩa nên không thể đọc là “bầy tỏ” được.
Có thể nói những cách đọc trên là do ảnh hưởng theo cách nói địa phương. Nhiều em, khi đọc đúng và muốn thể hiện mình thì còn bị bạn bè cho là “điệu”. Trong trường hợp này, giáo viên cần nghiêm khắc phê bình và cần phân tích cho các em hiểu ý nghĩa của việc đọc đúng sẽ giúp các em hiểu đúng và viết đúng. Bên cạnh đó, cần cho học sinh đọc các câu trong bài đọc có chứa các từ đúng để học sinh đọc đúng. Nhắc các em không được đọc theo thói quen nói tiếng địa phương, từ đó để các em có ý thức đọc đúng tốt hơn.
- Luyện đọc văn xuôi (câu văn dài); ngắt nhịp thơ:
*Đối với những câu văn dài:
Giờ Tập đọc phải hướng các em đến giáo dục lòng yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Khi đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng cần phải phù hợp với ranh giới của quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa. Nếu ngắt giọng sai cũng tức là đã hiểu sai nội dung văn bản. Đọc sai chỗ ngắt giọng chính là phản ánh một cách hiểu sai về nghĩa, đọc mà không để ý đến nghĩa. Cho nên ngắt giọng đúng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài đọc.
Thực tế qua những năm giảng dạy cho thấy ở những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp hoặc mắc lỗi ngay cả những câu văn ngắn nhưng các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Khi đó, các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện mà không tính đến nghĩa. Một số lỗi sai mà học sinh của tôi thường mắc phải như sau:
Ví dụ 1: Thành phố sắp vào thu.// Những cơn gió/ nóng mùa hè đã nhường/ chỗ cho luồng không khí mát dịu/ dịu buổi tối.// Trời xanh ngắt trên cao,/ xanh như dòng/ sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn/ cây hè phố.//
 (Ông ngoại- TV3 Tập 1) (2)
Ví dụ 2: Tiếng hát bay lượn trên/ mặt suối, tràn qua lớp lớp cây/ rừng, bừng lên như/ ngọn lửa rực rỡ giữa đêm/ rừng lạnh tối, làm cho lòng người/ chỉ huy ấm hẳn lên.//
 (ở lại với chiến khu – TV3 – Tập 2) (2)
Cùng một câu văn, nếu chúng ta ngắt giọng khác nhau thì nội dung được hiểu sẽ khác nhau. Điều đó chứng tỏ việc ngắt giọng sai thì sẽ hiểu sai về nội dung ý nghĩa. Vì vậy, trước khi dạy một bài tập đọc cụ thể, giáo viên cần xác định cách ngắt giọng phù hợp nhất, dự tính chỗ có thể ngắt giọng để hướng dẫn học sinh bằng cách hiểu đúng nội dung ý nghĩa câu văn, đoạn văn, từ đó giúp các em ngắt giọng một cách có ý thức.
Ví dụ: Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi
 đến trường.
 (Ông ngoại- TV 3 – Tập 1) (2)
- Nếu ngắt giọng sai: “Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên/ chiếc xe đạp cũ, đèo tôi đến trường.//” thì nội dung của câu văn sẽ là: Chiếc xe đạp cũ ấy đã đưa tôi đến trường.
Nội dung câu này ngắt đúng như sau: “Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ,// đèo tôi đến trường.//” và nội dung đúng của câu văn lúc này sẽ là: Ông đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp cũ.
Để luyện đọc câu văn dài cho học sinh, ngoài việc ngắt giọng phù hợp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu cách đọc: khi gặp dấu phẩy, các em có thói quen ngắt giọng trong mỗi bài đọc.
* Đối với việc ngắt nhịp thơ:
- Nhịp, vần là những yếu tố tạo nên cái hay, cái đặc sắc, cái nhạc điệu của 
Ghi chú: Trong trang này phần (2) Tham khảo tài liệu SGK- SGV lớp 3- Tập1,2- Nhà xuất bản GDVN
thơ ca. Khi đọc thơ, cần chú ý đến đặc trưng này. Cần chú ý đọc ngắt nhịp thơ phải tương ứng với chỗ kết thúc một ý dài hay ngắn. Bởi đôi khi trong mỗi câu thơ, tác giả đã lược bỏ các dấu câu dẫn đến tình trạng học sinh ngắt nhịp sai.
Qua thực tế cho thấy, khi đọc thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp sai là do các em không để ý đến nghĩa mà chỉ đọc theo nhạc thơ. Các em thường tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng dòng thơ hoặc câu thơ. Với thơ 4 tiếng, các em thường ngắt nhịp 2/2. Với thơ 5 tiếng, các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2; thơ lục bát sẽ được ngắt nhịp chẵn 2/2/2 và 4/2 hoặc 2/2/2/2 và 4/4, vì vậy, các em đã ngắt nhịp sai.
 Ví dụ: 
Đối với thể thơ 4 chữ: 
- Các em thường mắc lỗi sau:
 Hoa cam,/ hoa khế/ 
 Chín lặng/ trong vườn/
 Bà mơ/ tay cháu/
 Quạt đầy/ hương thơm.//
 (Quạt cho bà ngủ – TV3 Tập 1) (2)
Nếu các em ngắt nhịp thơ sai thì sẽ làm giảm sức biểu cảm và làm mất đi tính nhạc điệu cùng những nét đặc sắc của thơ ca. Vì vậy, cách sửa là: 
 Hoa cam,/ hoa khế/ ( nhịp 2/2 ) 
 Chín lặng trong vườn/ (ngắt nhịp cuối dòng thơ)
 Bà mơ tay cháu/ (ngắt nhịp cuối dòng thơ)
 Quạt đầy hương thơm.// (ngắt nhịp cuối dòng thơ)
Đối với thể thơ 7 chữ:
- Các em thường mắc lỗi sau:
 ở tận/ sông Hồng/ em có biết/
 Quê hương anh/ cũng có/ dòng sông?/
 Anh mãi gọi/ với lòng/ tha thiết/
 Vàm Cỏ Đông!/ Ơi Vàm/ Cỏ Đông!//
 (Vàm Cỏ Đông – TV3 – Tập 1)	(2)
Mắc lỗi trên là do học sinh thường có thói quen đọc thơ theo kiểu “giật cục” mà không nắm được giá trị biểu cảm của thơ ca biểu hiện qua nhịp và vần. Cách sửa là:
 ở tận sông Hồng/ em có biết/ (nhịp 4/3)
 Quê hương anh/ cũng có dòng sông?/ (nhịp 3/4)
 Anh mãi gọi/ với lòng tha thiết/ (nhịp 3/4)
 Vàm Cỏ Đông! / Ơi Vàm Cỏ Đông!// (nhịp 3/4 )
Đối với thể thơ lục bát:
- Cũng do thói quen đọc thơ theo kiểu ‘giật cục” như đã nói ở trên, các em thường mắc lỗi sau:
 Bạn bè/ ríu rít/ tìm nhau
 Qua con/ đường đất / rực màu/ rơm phơi/
 Bóng tre/ mát rợp/ vai người
 Vầng trăng/ như lá / thuyền trôi / êm đềm.//
 (Về quê ngoại- TV3 – Tập 1) (2)
Cách sửa là: 
 Bạn bè ríu rít tìm nhau/ ( ngắt nhịp cuối dòng thơ)
 Qua con đường đất / rực màu rơm phơi/ ( nhịp 4/4 )
 Bóng tre/ mát rợp vai người (nhịp 2/4)
 Vầng trăng/ như lá thuyền trôi êm đềm.//	 (nhịp 2/6)
Vì lẽ đó, khi dạy tập đọc thơ, giáo viên cần dự tính các tình huống khi đọc của học sinh để khi lên lớp không bị động, kịp thời có cách xử lí tình huống một cách hợp lí, đúng đắn nhất. 
Tóm lại, đối với những bài văn xuôi, khi đọc, ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh luyện đọc, giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt, cần hướng dẫn học sinh biết ngắt hơi ở những chỗ không có dấu câu 
nhưng đó lại là chỗ tách ý. 
Còn đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp, hiểu đúng nội dung câu thơ. 
2.3.2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu:
Trong một giờ luyện đọc, việc các em đọc đúng rất quan trọng nhưng nếu đúng mà không hiểu thì khi rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho các em quả là một điều không dễ dàng chút nào bởi vì khi hiểu văn bản, các em sẽ truyền tải văn bản đó đến người nghe một cách hiệu quả nhất.
 Sự thực đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm chỉ tập trung để 
Ghi chú: Trong trang này phần (2) Tham khảo tài liệu SGK- SGV lớp 3- Tập1- Nhà xuất bản GDVN
hiểu nội dung điều mình đọc. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_luyen_doc_gop_phan_ren_doc_dien_cam.doc