SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo Tổ quốc cho học sinh qua bài 14 GDCD 10 THPT

SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo Tổ quốc cho học sinh qua bài 14 GDCD 10 THPT

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc giáo dục là một lĩnh vực có

vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là môn GDCD THPT, không chỉ giáo dục cho học sinh nắm vững kiến thức môn học mà còn giáo dục cho các thế hệ học sinh tình yêu thương quê hương đất nước, tinh thần sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Đất nước khi Tổ quốc cần

Với nước ta trong thời gian gần đây vấn đề biên giới biển, hải đảo luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng thu hút được nhiều người quan tâm vì vậy: Hiểu được gốc tích chủ quyền lãnh thổ quốc gia là rất quan trọng và thiêng liêng. Trong ý thức của mỗi người dân chúng ta, nơi bắt đầu Tổ quốc, cũng là nơi bắt đầu của lịch sử một dân tộc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, gìn giữ toàn vẹn mỗi tấc đất biên cương, mỗi dặm hải lý biển cả của Tổ quốc không chỉ là trọng trách cao cả của mọi thể chế chính trị, mà còn là tiêu chí cao nhất để đánh giá chất lượng giáo dục học sinh về mặt tư tưởng. Nhưng có một thực tế khi tham gia giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh nhiều giáo viên còn lúng túng về mặt phương pháp, học sinh mơ hồ về lịch sử, lập trường tư tưởng không vững vàng ảnh hưởng đến giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc

 Việt Nam ở vị trí trọng yếu, đầu mối của nhiều con đường giao thương, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, nơi tiếp xúc giữa đại lục và đại dương. Từ đó, mà đất nước ta luôn đứng trước nguy cơ bị đe dọa, nhòm ngó bởi các thế lực lớn mạnh, từ nhiều phía, trong điều kiện tương quan lực lượng hết sức chênh lệch. Vì thế mà trong toàn bộ lịch sử lâu dài và oanh liệt của dân tộc Việt Nam, lịch sử chống ngoại xâm luôn luôn là nội dung xuyên suốt, bao trùm, xây dựng đất nước luôn luôn phải gắn liền với đấu tranh bảo vệ đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mang tính khu vực và tính toàn cầu. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, nhất là hiện nay Biển Đông đang “dậy sóng”, với sức mạnh của mình Trung Quốc đang tham vọng thực hiện mưu đồ biến Biển Đông trở thành khu vực độc chiếm của Trung Quốc. Vì vậy, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển đang có nhiều diễn biến phức tạp. Nên việc giáo dục ý thức bảo vệ biên giới, chủ quyền biển, hải đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa mang tính chiến lược của quốc gia.

 

doc 16 trang thuychi01 6921
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo Tổ quốc cho học sinh qua bài 14 GDCD 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 	
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc giáo dục là một lĩnh vực có 
vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là môn GDCD THPT, không chỉ giáo dục cho học sinh nắm vững kiến thức môn học mà còn giáo dục cho các thế hệ học sinh tình yêu thương quê hương đất nước, tinh thần sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Đất nước khi Tổ quốc cần 
Với nước ta trong thời gian gần đây vấn đề biên giới biển, hải đảo luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng thu hút được nhiều người quan tâm vì vậy: Hiểu được gốc tích chủ quyền lãnh thổ quốc gia là rất quan trọng và thiêng liêng. Trong ý thức của mỗi người dân chúng ta, nơi bắt đầu Tổ quốc, cũng là nơi bắt đầu của lịch sử một dân tộc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, gìn giữ toàn vẹn mỗi tấc đất biên cương, mỗi dặm hải lý biển cả của Tổ quốc không chỉ là trọng trách cao cả của mọi thể chế chính trị, mà còn là tiêu chí cao nhất để đánh giá chất lượng giáo dục học sinh về mặt tư tưởng. Nhưng có một thực tế khi tham gia giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh nhiều giáo viên còn lúng túng về mặt phương pháp, học sinh mơ hồ về lịch sử, lập trường tư tưởng không vững vàng ảnh hưởng đến giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc
 	Việt Nam ở vị trí trọng yếu, đầu mối của nhiều con đường giao thương, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, nơi tiếp xúc giữa đại lục và đại dương... Từ đó, mà đất nước ta luôn đứng trước nguy cơ bị đe dọa, nhòm ngó bởi các thế lực lớn mạnh, từ nhiều phía, trong điều kiện tương quan lực lượng hết sức chênh lệch. Vì thế mà trong toàn bộ lịch sử lâu dài và oanh liệt của dân tộc Việt Nam, lịch sử chống ngoại xâm luôn luôn là nội dung xuyên suốt, bao trùm, xây dựng đất nước luôn luôn phải gắn liền với đấu tranh bảo vệ đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mang tính khu vực và tính toàn cầu. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, nhất là hiện nay Biển Đông đang “dậy sóng”, với sức mạnh của mình Trung Quốc đang tham vọng thực hiện mưu đồ biến Biển Đông trở thành khu vực độc chiếm của Trung Quốc. Vì vậy, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển đang có nhiều diễn biến phức tạp. Nên việc giáo dục ý thức bảo vệ biên giới, chủ quyền biển, hải đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa mang tính chiến lược của quốc gia.
Ở nhà trường phổ thông, đặc biệt môn GDCD với chức năng và nhiệm vụ của mình đã góp phần quan trọng trong chiến lược chung của quốc gia về giáo dục ý thức bảo vệ biên giới, chủ quyền biển, hải đảo Tổ quốc cho học sinh Nhưng hiện tại chưa có một tài liệu nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Nhà sử học Dương Trung Quốc trong một bài phát biểu “... Chúng ta quá đơn giản, không thấy ý thức, trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ ý thức về chủ quyền lãnh thổ của mình....” .Vì vậỵ việc giáo dục ý thức bảo vệ biên giới, chủ quyền biển, hải đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa mang tính chiến lược của quốc gia.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo Tổ quốc cho học sinh qua bài 14. GDCD 10 THPT
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua dạy học GDCD giáo dục ý thức chủ quyền biên giới, biển, đảo Tổ quốc cho học sinh để học sinh được khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học lịch sử, học sinh nắm bắt được vai trò của biên giới, biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt vai trò của biển trong phát triển kinh tế đất nước.
- Qua dạy học GDCD, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước.
- Bồi dưỡng ý thức tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về văn hóa dân tộc, ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền và tính toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Giáo dục lòng biết ơn đối với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Từ đó có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, xác định động cơ học tập vì lý tưởng cao đẹp, phục vụ lợi ích của Tổ quốc. 
	1.3. Đối tượng nghiên cứu	
	Đề tài là hệ thống các tài liệu, bài tập và phương pháp có nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, hải đảocho học sinh lớp 10 THPT.
	Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 4 lớp nguyên vẹn của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3, cụ thể:
- Năm học 2014 - 2015:	Lớp thực nghiệm: 10B2
 	Lớp đối chứng: 10B1
- Năm học 2015– 2016: 	Lớp thực nghiệm: 10C2
 	Lớp đối chứng: 10C1
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, năng lực học tập, thái độ học tập với bộ môn GDCD, đặc biệt là ý thức về chủ quyền biên giới, biển, đảo trước khi tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tôi chọn năm nhóm phương pháp để tiến hành nghiên cứu đề tài
Nhóm 1: Phương pháp phân tích và tổng hơp tài liệu 
Nhóm 2 : Phương pháp điều tra khảo sát và thu thập thông tin 
Nhóm 3: Phương pháp giải quyết vấn đề 
Nhóm 4 : Phương pháp quan sát sư phạm 
Nhóm 5: Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
2. NỘI DUNG 
2. 1. Cơ sở lí luận:
“ Không có gì quý hơn độc lập tự do” là tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước mà Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Người đã đúc rút ra kinh nghiệm “ dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, từ xưa tới nay , mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thân ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước.’’
Ngày 26/07/2013 thứ trưởng Bộ GD& ĐT Bùi Văn Ga đã ký công văn gửi các sở GD&ĐT chỉ đạo các trường cập nhật tình hình biển đảo để đáp ứng yêu cầu tích hợp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh
Hơn nữa nếu như bộ môn lịch sử ở trường THPT là dạy cho học sinh biết và hiểu sâu sắc những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ thì môn GDCD có nhiệm vụ phải hệ thống hóa kiến thức để từ đó góp phần giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về mặt tư tưởng, trưởng thành hơn về mặt hành động và định hướng nhân cách cho học sinh, đồng thời qua đó giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và định hướng lí tưởng sống cao đẹp cho các em.
Một thực tế đặt ra yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thế hệ trẻ lớn lên mà không có một hiểu biết cần thiết về lịch sử, không được bồi dưỡng về chủ nghĩa yêu nước, không kế thừa và phát huy được những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc... thì rõ ràng đó là một trong những yếu tố thất bại của dân tộc
Vì thế việc lồng ghép giáo dục thế hệ trẻ về ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, hải đảo, đồng thời bổ sung những nội dung không thể thiếu trong nhận thức của thế hệ trẻ như chủ quyền và tính toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ	
- Về phía giáo viên:
Các giáo viên đều cho rằng việc sử dụng các phương pháp dạy học GDCD nhằm giáo dục ý thức về chủ quyền biên giới, biển, hải đảo tổ quốc cho học sinh là cần thiết và môn GDCD là một trong những môn có ưu thế nhất trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biên giới, biển, hải đảo cho học sinh. Nhưng trên thực tế, nội dung này chưa được đề cập đến nhiều và cụ thể trong chương trình sách giáo khoa và chương trình giảng dạy ở cấp THPT, nên dường như việc giáo dục cho học sinh về ý thức chủ quyền biên giới, biển, hải đảo Tổ quốc đặc biệt là về hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa còn bỏ ngỏ và giáo viên chưa có phương pháp hiệu quả để nâng cao việc giáo dục ý thức về chủ quyền biên giới, biển, hải đảo Tổ quốc cho học sinh.
- Về phía học sinh:
Đối với vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo Tổ quốc, kiến thức và sự hiểu biết của các em về vấn đề này còn rất hạn chế. Thậm chí các em rất mơ hồ về hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa và học sinh rất mong muốn giáo viên bổ sung kiến thức về chủ quyền biên giới, biển, hải đảo thông qua môn GDCD Từ việc tìm hiểu thực trạng trên, để tôi đưa ra các phương pháp lồng ghép thông qua các bài 14 GDCD 10 nhằm nâng cao hiểu biết và giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, hải đảo.
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 2.3.1: Giải pháp 1 : Xác định những yêu cầu cơ bản giáo dục ý thức về chủ quyền biên giới biển,hải, đảo Tổ quốc cho học sinh lớp 10 THPT
- Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần giáo dục
Xác định kiến thức cơ bản trong chương trình môn học là yêu cầu quan trọng để dạy học GDCD đạt hiệu quả. Việc bám sát những yêu cầu và nội dung cơ bản được đề cập trong chương trình sẽ giúp giáo viên xác định dạy cái gì, để từ đó dạy như thế nào; học sinh học cái gì và học như thế nào. Như vậy sẽ giúp người giáo viên thực hiện được mục tiêu bộ môn, mục tiêu bài học hướng tới, mục tiêu lồng ghép để giáo dục tư tưởng, tình cảm, ý thức của học sinh.
- Đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính tư tưởng
Dù tiến hành giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh theo hình thức và bằng phương pháp nào thì một yêu cầu quan trọng, cần thiết là phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác trong việc lựa chọn nội dung kiến thức để giáo dục. Tính khoa học được thể hiện qua việc lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất, chính xác nhất để hình thành những kiến thức lịch sử cho học sinh, từ đó giáo dục cho các em về thế giới quan khoa học, đúng đắn, xây dựng cho các em niềm tin, ý thức trách nhiệm đối với những vấn đề của quá khứ, hiện tại và tương lai. Tính tư tưởng thống nhất với tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử, dạy học lịch sử, đòi hỏi chúng ta phải bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người giáo viên lịch sử. Vì vậy, khi dạy họcGDCD nói chung, dạy về chủ quyền biển, hải đảo Tổ quốc nói riêng, phải cung cấp cho học sinh những tư liệu khoa học, chính xác làm bằng chứng về việc xác lập chủ quyền biển, hải đảo Tổ quốc qua các giai đoạn lịch sử, của bao thế hệ người Việt Nam. Từ đó hình thành cho thế hệ trẻ ý thức, trách nhiệm để bảo vệ những thành quả mà cha ông ta đã dựng xây, bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc nói chung, biển đảo nói riêng.
- Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử 
Trong dạy học GDCD, việc đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong dạy học GDCD. Thông qua lời giảng sinh động của giáo viên với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh dẫn dắt học sinh trở về với bức tranh quá khứ của lịch sử. Để tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hạn chế về mặt lịch sử của học sinh học sinh việc sử dụng phương pháp trực quan là rất quan trọng như: sử dụng tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử, tài liệu văn học, văn kiện...kết hợp với những đồ dùng trực quan sinh động (như bản đồ, sơ đồ, phim ảnh tư liệu, hiện vật lịch sử...). Thông qua đó giúp cho các sự kiện, hiện tượng lịch sử trở nên ấn tượng hơn, khơi gợi những cảm xúc cho học sinh, kiến thức lịch sử được khắc sâu.
- Phát huy tính tích cực của học sinh:
Để phát huy được vai trò tích cực của học sinh, cần có một quy trình dạy học tích cực hướng vào người học. Các phương pháp dạy học cần mềm dẻo cho phù hợp với nội dung từng bài học và hình thức tổ chức giờ học để đạt được hiệu quả. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
2.3.2: Giải pháp 2: Lựa chọn một số nội dung tích hợp kiến thức các bộ môn khoa học xã hội trong dạy học mục 1: Lòng yêu nước
a. Ý thức về chủ quyền biên giới, biển, hải đảo Tổ quốc trong quá trình dựng nước và giữ nước dựa trên kiến thức lịch sử, kiến thức văn học, kiến thức âm nhạc
 	* Vị Trí lãnh thổ và chủ quyền biển đảo thông qua kiến thức lịch sử văn học Khi dạy mục 1: Lòng yêu nước
 Giáo viên dẫn dắt để học sinh hiểu được yêu nước là gì ? Truyền thống yêu nước của dân tộc ta: Ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng được hình thành từ rất sớm: Giáo viên kể câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ trong đó nhấn mạnh chi tiết 50 người con theo mẹ lên rừng và 50 người con theo cha xuống biển, đồng thời chiếu lược đồ và giới thiệu lãnh thổ nước ta thời Văn Lang – Âu Lac:
Chú giải: Căn cứ vào các tài liệu sử học, có thể tạm xác định địa bàn nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ nước ta hiện nay cùng với một phần phía nam Quảng Ðông, Quảng Tây (Trung Quốc).  Từ đó khẳng định cho học sinh thấy được Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
+ Giáo viên lồng ghép để học sinh hiểu đồng thời với việc không ngừng mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam thì ông cha ta cũng đã rất chú trọng bảo vệ chủ quyền của đất nước. Giáo viên lấy một số ví dụ minh chứng như: Lý Thường Kiệt đã khẳng định chân lý vĩnh hằng: "Sông núi nước Nam vua Nam ở" (Nam quốc sơn hà Nam đế cư) qua bài Thơ Thần bên sông Như Nguyệt. Mấy trăm năm sau, Nguyễn Trãi thể hiện tinh thần tự chủ "Từ Triệu - Đinh - Lý - Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán - Đường - Tống - Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương" với Đại Cáo bình Ngô. Lê Thánh Tông khắc lên núi Bài Thơ "Muôn thuở trời Nam sông núi còn mãi" (Thiên Nam vạn cổ sơn hà tại), việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đã trở thành một mệnh lệnh của vương triều: "Kẻ nào dám đem một thước đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc sẽ bị tội tru di". Trước giặc Thanh cuồng bạo, Quang Trung - Nguyễn Huệ tiếp nối ý chí quật cường với lời hịch vang vọng non sông "Đánh cho chúng biết nước Nam anh hùng và có chủ" (Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ)... Trong bản Tuyên ngôn độc lập (năm 1945) khai sinh ra nước Việt Nam mới của một thời đại mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập"... 
+ Giáo viên chiếu lên một số dẫn chứng minh chứng cho quá trình xác lập chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa thời phong kiến để học sinh đọc 
+ Giáo viên chiếu cho sinh nghe bài hát: “Nơi đảo xa” “Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa/ Quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngợi sáng,” để củng cố quá trình thực thi xác lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Cơ sở pháp lý về chủ quyền biển đảo
+ Giáo viên nhấn mạnh: chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lí và các bằng chứng giá trị lịch sử để minh chứng xác thực chủ quyền của đất nước ta ở Hoàng sa và Trường Sa. Vậy mà nay, Trung Quốc với mưu đồ bá chủ biển Đông đã ngang nhiên tự cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, trong khi đó ngay trong bản đồ ''Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ ''do chính nhà Thanh Trung Quốc in năm 1904,trong đó không có Hoàng Sa ,Trường Sa. Giáo viên chiếu bản đồ cho học sinh xem: 
Việc làm đó của Trung Quốc là không có căn cứ đi ngược với lịch sử. Chúng ta phải khẳng định rằng trong lịch sử nước nhà từ xưa đến nay và mãi mãi về sau hai quần đảo Hoàng Sa ,Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
c. Ý thức về những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cụ thể: Tôi sẽ tập trung khai thác phần 2. Trách nhiệm xây dựng Tổ Quốc
Từ những thế kỉ đầu sau Công nguyên, cư dân Việt cổ, Cham-pa, Phù Namđã nổi tiếng về kỹ thuật đóng thuyền, tài đi biển, năng lực chinh phục biển khơi và tiến hành những hoạt động giao thương trên biển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay ở nước ta kinh tế biển đóng giữ vai trò quan trọng chiếm 80% GDP góp phần thúc đẩy kinh tế , văn hóa xã hội phát triển
2.3.3: Giải pháp 3: Lựa chọn phương pháp gáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh Biện pháp thực hiện 
Phương pháp cơ bản là lồng ghép các câu chuyện, băng hình, bản đồ, trích dẫn về tấm gương về các anh Hùng liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp dân tộc thông qua các tiết học để học sinh học tập và làm theo, từ đó biết đánh giá bản thân xem cần điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng, cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xà hội và đáp ứng được yêu cầu hiện nay 
Thứ nhất: Phương Giải quyết vấn đề: Sử dụng tài liệu lịch sử – đây là nguồn tài liệu tin cậy. Loại tài liệu này dùng để làm dẫn chứng, minh họa cho các sự kiện đang trình bày.
Ví dụ 1: Khi giáo dục cho học sinh về quá trình xác lập chủ quyền biên giới, biển, hải đảo Tổ quốc một cách hòa bình và liên tục qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử Cụ thể: mục b : Truyền thống yêu nước của dân tộc ta: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỷ X đến XV), giáo viên nhấn mạnh các triều đại phong kiến Việt Nam cho tới nay luôn ý thức sâu sắc về chủ quyền đất nước. 
Thứ hai: Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng kiến thức địa lý làm cơ sở chứng minh cho một luận điểm khoa học để hiểu đúng. Trên cơ sở những tài liệu môn Địa lý giáo viên cung cấp cho học sinh về chủ quyền biên giới, biển, hải đảo Tổ quốc. 
Ví dụ : Khi giáo dục cho học sinh ý thức về những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thông qua mục 2: Trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Ở phần này Giáo viên sử dụng tư liệu địa lý nhằm nhằm dẫn dắt cho học sinh thấy được vai trò kinh tế biển từ đó rút ra trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ . Đặc biệt là vùng trời vùng biển quần đảo và hải đảo VN trong đó phải kể tới Hoàng Sa và Trường Sa
Thứ ba: Phương pháp kể chuyện, đọc thơ : Sử dụng tài liệu văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh ở phần c. biểu hiện lòng yêu nước
Ví dụ 1: Khi dạy về nội dung Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước có thể sử dụng một khổ thơ: “ Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
 Như mẹ cha ta, như vợ như chồng 
 Ôi Tổ quốc! nếu cần ta chết...”
Ví dụ 2 : Giáo viên cho học sinh thi kể chuyện về Hoàng Sa – Trường Sa với chủ đề “ Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa ”
 	Thứ tư: sử dụng đồ dùng trực quan hiện vật để tạo biểu tượng lịch sử. Đây là loại tài liệu rất có giá trị và có ý nghĩa to lớn. Để giáo dục ý thức về chủ quyền biên giới, biển, đảo Tổ quốc, giáo viên khai thác hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn đã khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sông nước lấy thuyền làm phương tiện làm ăn sinh sống; hay quan tài hình thuyền trong những ngôi mộ cổ được tìm thấy ở Tràng Kênh - Việt Khê (Hải Phòng) với hơn 100 hiện vật tùy táng bằng đồng thau, trong đó có trống đồng đã chứng minh điều ấy.
Ví dụ 1: Khi dạy mục 2,3 Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử làm tư liệu tham khảo kết hợp với minh họa bằng các bản đồ cổ làm bằng chứng chứng minh; sử dụng những bức ảnh lịch sử có giá trị kết hợp với lời giảng truyền cảm, giàu hình ảnh khi nói về nhiệm vụ khó khăn của những người lính Đội Hoàng Sa nhằm giáo dục cho các em lòng khâm phục đối với những người lính Đội Hoàng Sa xưa và những người lính Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay đang canh giữ biển trời để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng.
Ví dụ 2: Để giáo dục cho học sinh về vai trò của biển, đảo trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc. Giáo viên khai thác những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta gắn liền với sông, biển thông qua đồ dùng trực quan như lược đồ chiến thắng Bạch Đằng (938), năm (1288) tranh ảnh mô tả trận địa cọc Bạch Đằng kết hợp với phương pháp tường thuật miêu tả sinh động, giàu hình ảnh. 
2.4 : Kết quả kiểm nghiệm
2.4.1: Cơ sở kiểm nghiệm: Sử dụng kết quả các bài kiểm tra trước và sau khi tác động, cụ thể như sau:
- Trước tác động
Tôi lấy kết quả điểm kiểm tra viết (15 phút lần 1 học kì II) do nhóm chuyên môn ra đề và chấm.
- Sau tác động
Là kết quả bài bài thu hoạch cuối tiết 28, do nhóm chuyên môn chấm. 
Lưu ý: Đề kiểm tra dùng để đánh giá hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_y_thuc_bao_ve_chu.doc
  • docM2-Bia.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc