SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm - 10A7 trường THPT Tĩnh Gia 3 lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm - 10A7 trường THPT Tĩnh Gia 3 lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai

 Bước vào nền kinh tế thị trường, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế thì nguồn lực con người Việt Nam càng đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chính phủ ban hành Chương trình hành động với 15 nội dung, trong đó nội dung và nhiệm vụ thứ 2 cũng đã nêu rõ: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế đến năm 2020 theo lộ trình phù hợp, trong đó đổi mới quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt. Tiếp tục hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực 2011-2020; thu hút và sử dụng nhân tài gắn với phát triển và ứng dụng khoa học- công nghệ. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, dạy nghề; xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm hơn vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bằng, dân tộc thiểu số. Bổ sung quy hoạch các trường đại học, cao đẳng phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia; đổi mới và phát triển công tác đào tạo nghề và các nhiệm vụ khác liên quan.”

doc 20 trang thuychi01 4940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm - 10A7 trường THPT Tĩnh Gia 3 lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu..........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
2. Nội dung.......................................................................................................3
Cơ sở lí luận.............................................................................................3
Thực trạng vấn đề....................................................................................5
Giải pháp thực hiện..................................................................................7
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.....................................................13
3. Kết luận, kiến nghị.....................................................................................17
Kết luận..................................................................................................18
Kiến nghị................................................................................................18
Tài liệu tham khảo.19
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Bước vào nền kinh tế thị trường, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế thì nguồn lực con người Việt Nam càng đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chính phủ ban hành Chương trình hành động với 15 nội dung, trong đó nội dung và nhiệm vụ thứ 2 cũng đã nêu rõ: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế đến năm 2020 theo lộ trình phù hợp, trong đó đổi mới quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt. Tiếp tục hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực 2011-2020; thu hút và sử dụng nhân tài gắn với phát triển và ứng dụng khoa học- công nghệ. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, dạy nghề; xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm hơn vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bằng, dân tộc thiểu số. Bổ sung quy hoạch các trường đại học, cao đẳng phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia; đổi mới và phát triển công tác đào tạo nghề và các nhiệm vụ khác liên quan.” 
 Trước bối cảnh đó, công tác hướng nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng, là một trong những hoạt động có vai trò chiến lược- một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông đã được đưa vào chương trình giáo dục từ lớp 9 đến lớp 12. Bởi lẽ, hướng nghiệp cũng là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúp học sinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề cho tương lai. Chọn đúng nghề - sáng tương lai, vì vậy việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn nghề sai lầm nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Nhất là hiện nay, hầu hết mọi nghề trong xã hội đều thay đổi và có nhiều nghề mới xuất hiện, muốn chọn một nghề không còn đơn giản như trước đây mà cần phải tìm hiểu kỹ những yêu cầu về năng lực, tính cách, trình độ học vấn mà nghề đòi hỏi và phải đối chiếu với khả năng của mình xem có phù hợp hay không.
 Tuy nhiên, hiện nay vấn đề giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông nói chung vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa đồng đều; hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức triển khai, phổ biến tuyên truyền bằng văn bản, chưa đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế nhu cầu của xã hội, để đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc hướng nghiệp cho học sinh, đảm bảo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. Qua thực tế tìm hiểu có thể nhận thấy công tác hướng nghiệp trên địa bàn huyện Tĩnh Gia vẫn là một vấn đề “bỏ ngỏ”! Hầu như các trường của huyện chỉ tập trung mạnh vào công tác mũi nhọn, quan tâm đến kết quả điểm số cuả học sinh trong các kì thi, chú trọng các môn thi THPT QG nhất là các môn xét tuyển đại học. Thậm chí, có trường giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11, 12 không thực hiện, chỉ hợp lí hoá đúng hồ sơ sổ sách; đến mùa tuyển sinh tư vấn hướng nghiệp cho khối 12 mới áp dụng song vẫn mang tính hình thức, có lệ nên chất lượng và hiệu quả không đáp ứng được nhu cầu cho học sinh. Nhiều học sinh chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học vẫn lúng túng về việc chọn cho mình một ngành học, chưa kể những em sau khi tốt nghiệp đại học mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều bạn trẻ phải học lại, chọn lại những ngành nghề mới, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, tài chính cho gia đình, xã hội... và rồi nhiều bạn trẻ cầm tấm bằng đại học trên tay nhưng vẫn thất nghiệp.
 Là một giáo viên đã từng làm việc ở trường THPT Tĩnh Gia 2 và khi chuyển về trường THPT Tĩnh Gia 3 cho đến nay, nhiều năm liền tôi đều được phân công làm công tác chủ nhiệm. Nhận thấy, một giáo viên chủ nhiệm không chỉ đồng hành cùng các em 3 năm học ở trường THPT mà còn có thể gắn bó lâu dài kể cả khi các em ra trường. Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm đã trở thành người bạn đồng hành, người mẹ, người cha thứ hai của các em. 
 Điều đặc biệt, trường THPT Tĩnh Gia 3 lại đóng trên địa bàn xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, khu vực tuyển sinh của trường hầu như lại là các xã nghèo, các xã vùng khó như xã Tĩnh Hải, Mai Lâm, Trường Lâm, Phú Sơn, Hải Bình... điểm đầu vào trường thấp...., lại thường chủ nhiệm các lớp không phải mũi nhọn của trường. Đó là vấn đề luôn làm tôi phải trăn trở rất nhiều: làm thế nào để những đứa con - học sinh lớp chủ nhiệm vẫn có thể thành đạt trong cuộc sống mà không phải chỉ có con đường vào đại học mới là duy nhất. Vì vậy trong công tác chủ nhiệm, việc xây dựng cho các em một dự định nghề nghiệp tương lai là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Chính dự định này sẽ trở thành động cơ thúc đẩy tính tích cực của từng học sinh qua học tập các môn liên quan đến nghề nghiệp chọn. Do đó, việc lập kế hoạch dự định nghề nghiệp bao giờ cũng rất cần thiết giúp các em chọn được nghề phù hợp, vạch ra cho các em con đường để đạt được ước mơ để tiến gần với hiện thực hơn. Có thể có những em còn vượt qua khó khăn, cố gắng học tập, sửa đổi tính tình cho phù hợp với tính chất công việc mình chọn. Song hiện tại đồng nghiệp, nhà trường lại chưa có kinh nghiệm, thậm chí chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề hướng dẫn các em tự lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai. Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm- 10A7 trường THPT Tĩnh Gia 3 lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai” làm sáng kiến kinh nghiệm. 
Mục đích nghiên cứu
 Đề tài này giúp học sinh có khả năng xây dựng kế hoạch hướng nghiệp và chuẩn bị lộ trình để đi tới mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, đồng thời giúp các anh chị, đồng nghiệp có thêm một số kinh nghiệm hướng dẫn có hiệu quả học sinh lớp chủ nhiệm lập kế hoạch dự định nghề nghiệp cho tương lai. 
Đối tượng nghiên cứu
 Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Để triển khai nội dung của sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phân tích tổng hợp, hệ thống hoá các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về hướng nghiệp...
 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sư dụng phương pháp điều tra sư phạm: hỏi, quan sát, phỏng vấn học sinh, phụ huynh, giáo viên để tìm hiểu thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh trưòng THPT tĩnh Gia 3. Đồng thời cũng áp dụng để thu thập số liệu về kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp thử nghiệm: một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai áp dụng cho lớp 10A7 trường THPT Tĩnh Gia 3.
- Phương pháp thống kê toán học: dùng để xử lí số liệu thu được về thực trạng và tính khả thi của đề tài.
2. Nội dung
Cơ sở lý luận
2.1.1.Quan niệm về hướng nghiệp
 Có rất nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục hướng nghiệp của các nhà khoa học, dù ở khía cạnh nào thì các quan niệm cũng đã nhấn mạnh đến những vấn đề sau đây: 
- Thứ nhất: Giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần, đồng thời giúp HS chọn nghề phù hợp với năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân và nhu cầu của xã hội. 
- Thứ hai: Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác động: các biện pháp tâm lí học, sinh lí học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giáo dục hướng nghiệp cho HS 
- Thứ ba: Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp vừa là hoạt động dạy của giáo viên, là công việc của tập thể sư phạm vừa là hoạt động học của HS, HS lĩnh hội được những thông tin về nghề trong xã hội, đặc điểm yêu cầu của từng nghề  và kết quả cuối cùng của giáo dục hướng nghiệp là HS chọn được nghề phù hợp. Trên cơ sở các quan niệm trên: giáo dục hướng nghiệp là một tổ hợp các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề cho HS trên cơ sở đó HS lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Như vậy, các quan niệm trên cho thấy giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua rất nhiều hoạt động, nhiều con đường khác nhau, với các mục tiêu và nội dung khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là giúp HS chọn được nghề phù hợp.[1]
 Giáo dục hướng nghiệp là một quá trình lâu dài, được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau theo một quy trình đã được xác định nhằm “giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”. Cụ thể qua kênh hình sau:
2. 1.2. Lập kế hoạch hướng nghiệp
 Bao gồm 5 bước sau:
 - B1: Hiểu mình
 Tức cần phải xác định được đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của bản thân mình. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét đến các yếu tố quan trọng như là sở thích, ước muốn hoặc đam mê của bản thân mình về một lĩnh vực cụ thể nào đó.
- B2: Hiều nghề
 Là cần tìm hiểu về các loại hình nghề nghiệp phổ thông hiện nay bao gồm: Các nhóm nghề chính, những đặc điểm công việc theo từng nhóm, những yêu cầu quan trọng về mặt năng lực hoặc tính cách để phù hợp với nghề. Khi có ý định chọn 1 nghề nào đó, bạn cần phải tìm hiểu rất rõ về nó.
- B3: Hiểu tình hình
 Có nghĩa cần tìm hiểu về tình hình lao động việc làm hiện nay và những xu thế việc làm trong tương lai. Đồng thời, cần tìm hiểu nghề nào đang được xã hội quan tâm cũng như những nghề nào có thể giúp bạn có được những giá trị mà bạn mong muốn. Bên cạnh đó, cũng tìm hiểu những yếu tố tác động đến viêc chọn lựa nghề của bản thân mình, ví dụ như gia đình, môi trường sống, các mối quan hệ sẵn có, ...
- B4: Xác định mục tiêu
 Sau khi phân tích rõ để “hiểu mình, hiểu nghề và hiểu tình hình”, bạn cần xác định được rõ những mục tiêu mình mong muốn đạt được trong công việc tương lai là gì và đưa ra được những quyết định trong việc chọn lựa ngành nghề đối với bản thân mình. Cụ thể, ở bước này, bạn cần xác định được ngành nghề mà mình dự định trong tương lai là gì.
- B5: Lập kế hoạch hành động
 Tức cần phải xác định được những việc làm cụ thể mình cần thực hiện, ở những mốc thời gian cụ thể, để có thể đạt được những mục tiêu nghề nghiệp mình đặt ra. Ở bước này, cần có những hành động cụ thể để giải quyết những điểm yếu, khắc phục những cơ hội và phát huy điểm mạnh của bản thân để hướng tới mục tiêu nghề nghiệp đã định.[2]
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2. 1. Thực trạng chung
 Những năm gần đây, ở các trường THPT nước nhà nói chung và Tỉnh Thanh Hoá nói riêng, công tác hướng nghiệp đã được quan tâm nhiều hơn từ các cấp quản lí, giáo viên, phụ huynh Thông tin nghề nghiệp ngày nay đã được phổ quát và ý kiến về nghề nghiệp của các em cũng đã được tôn trọng. Dù công tác hướng nghiệp đã được chú trọng hơn nhưng vẫn còn tình trạng rất nhiều thế hệ mà ở đó HS chọn đi sai đường nghề nghiệp rất nhiều. “Người mê văn đi học kinh tế, người thích kinh tế đi học kỹ thuật, người thích hàng không lại đi học giáo viên’’......Nếu làm một cuộc phỏng vấn sinh viên ở các trường ĐH, thường câu trả lời của các em sẽ là ba mẹ thích em theo ngành đó, hoặc là ba mẹ thấy nghề đó đang hot. Chưa kể sẽ có một số câu trả lời nghe xong cười ra nước mắt: “em không biết chọn nghề nào nên chọn đại, hoặc là em không biết mình hợp với nghề nào, hoặc là ba mẹ bảo đảm em sẽ có việc làm nếu học ngành đó” Ngay cả các sinh viên học ngành Sư phạm cũng không ngoại lệ; nhiều năm làm công tác hướng dẫn sinh viên sư phạm thực tập, tôi nhận thấy các em không có sự đam mê, rất thờ ơ với công tác thực tập chủ nhiệm kể cả chuyên môn, không cần quan tâm mình có học được kinh nghiệm,nghiệp vụ, kĩ năng gì khi đi thực tập... Những sinh viên ấy, hiện nay đang có rất nhiều, sẽ trở thành người bàng quan với tương lai của mình, có ra sao cũng được vì đây đâu phải nghề mình mơ ước. Khi ra trường các em sẽ chọn đại một công việc và trở thành người lặng lẽ trong cuộc đời. Và đó là hậu quả của việc hiện nay người Việt Nam làng nhàng, an phận rất nhiều bởi lẽ trước đó không chọn được nghề nghiệp để mình đam mê, để mình bùng nổ. Tại sao lại như vậy? Phải chăng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh chúng ta làm chưa tới nơi tới chốn, có trường làm được, có trường chưa làm được, có phụ huynh hiểu, có phụ huynh chưa hiểu, có học sinh nhận thức được, có học sinh chưa nhận thức được về nghề nghiệp tương lai?
2.2.2. Thực trạng công tác hướng nghiệp và hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm lập kế hoạch nghề cho tương lai ở trường THPT Tĩnh Gia 3
 Qua tìm hiểu thực tế ở huyện Tĩnh Gia và trường sở tại, tôi nhận thấy công tác hướng nghiệp và hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm lập kế hoạch nghề cho tương lai chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức, đa số học sinh THPT và thậm chí các em lớp 12 tới ngày làm hồ sơ tuyển sinh vẫn rất mơ hồ về chọn nghề, nhất là không có hiểu biết đầy đủ, có hệ thống về phương pháp chọn nghề phù hợp, không biết cách lập và cũng chưa hề lập kế hoạch nghề dự định tương lai. Bằng chứng là số liệu khảo sát từ 3 lớp của 3 khối 10, 11 và 12 với 137 HS trường THPT Tĩnh Gia 3 đầu năm học 2017- 2018 cho thấy:
Nội dung
Số học sinh khảo sát 137
Tỷ lệ 100%
Kết quả
1. Số học sinh trả lời đúng thế nào là chọn nghề phù hợp
41
29,9%
2. Số học sinh trả lời đúng thế nào là tìm hiểu bản thân để định hướng nghề nghiệp 
43
31,4%
3. Số học sinh trả lời đúng các bước lập kế hoạch nghề cho tương lai.
1
0,75%
 Như vậy hoàn toàn có căn cứ khi dư luận xã hội, thông tin đại chúng đã không ít lần phàn nàn về sự yếu kém của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, dẫn đến đa số HS rất lúng túng trong việc chọn hướng đi, ngành học, trường thi khi làm hồ sơ tuyển sinh; để rồi tới buổi “Tư vấn mùa thi” do các các trường đại học, cao đẳng , THCN tổ chức, học sinh “nô nức” đến nghe với vô vàn câu hỏi.
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Một là Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phần lớn chỉ tập trung mạnh vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi đại học – cao đẳng, quan tâm đến kết quả điểm số của học sinh mà vẫn chưa thực sự quan tâm, coi trọng và đầu tư đúng mức cho công tác giáo dục hướng nghiệp nói chung, hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm lập kế hoạch nghề cho tương lai nói riêng . Dẫn đến tình trạng giáo viên tổ chức thực hiện chỉ mang tính chất đối phó cho có lệ, miễn sao hợp lí hoá tốt hồ sơ sổ sách nên chưa mang lại hiệu quả . 
- Hai là các trường THPT chưa có đội ngũ cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp được đào tạo bài bản. Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp của các trường chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm chứ chưa có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách. Đa số giáo viên chưa ý thức rõ vai trò của mình trong công tác hướng nghiệp, các thầy cô không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về thế giới nghề nghiệp vốn dĩ vô cùng đa dạng và phức tạp nên rất bị động, thiếu kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm lập kế hoạch nghề dự định cho tương lai. Thậm chí một bộ phận không nhỏ giáo viên, kể cả lãnh đạo nhà trường còn cho rằng tổ chức hướng nghiệp mất thời gian, tốn kém ... 
- Ba là nhận thức của cha mẹ HS về việc chọn nghề còn rất phiến diện. Gần như tuyệt đại đa số phụ huynh đều tha thiết mong muốn con em mình phải đậu ĐH. Bên cạnh đó, tâm lý chọn nghề chung của học sinh mang tính may rủi, thiếu thông tin chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề theo “mác”, “nhãn”; chọn các nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không cần biết có phù hợp với năng lực, hứng thú, điều kiện bản thân hay không.
- Bốn là hướng nghiệp ở trường THPT hiện nay chỉ là “hướng học’, trong những hoạt động hướng nghiệp được các trường thực hiện, “Dạy nghề phổ thông” là hoạt động được tiến hành thường xuyên nhất. Nhưng có lẽ việc dạy nghề ở trường phổ thông chỉ có thể nói “than ôi’’, theo phân phối chương trình 105 tiết nhưng thực tế chỉ “dạy 5 buổi” vậy lấy đâu ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn nghề của học sinh (vì có đến 74.5% học sinh chọn học ở bậc đại học và chỉ có 2% chọn học ở các trường nghề). Bên cạnh đó, nhiều học sinh học nghề chỉ nhằm mục đích được cộng điểm vào kỳ thi tốt nghiệp. 
 Ngoài ra, một số biện pháp hướng nghiệp khác cũng rất quan trọng nhưng chưa được các trường quan tâm đúng mức như: mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, kết hợp với doanh nghiệp để tư vấn nghề cho học sinh, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ về nghề nghiệp tương lai...
- Năm là điều kiện cơ sở vật chất lẫn kinh phí đầu tư cho hoạt động hướng nghiệp ở phần lớn các trường THPT còn hạn chế. Nhiều trường chưa có nguồn tài liệu phong phú về thế giới nghề nghiệp để giới thiệu đến học sinh 
- Sáu là do áp lực của học tập và thi cử, kết hợp với đa phần học sinh cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của hướng nghiệp, các em tỏ ra thờ ơ, không hứng thú với các buổi hướng nghiệp, học hướng nghiệp mang tính chất đối phó.. 
 Chính vì công tác hướng nghiệp, hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm lập kế hoạch nghề cho tương lai ở các trường thực hiện chưa hiệu quả nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lập và lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Trong đó, khó khăn lớn nhất là “Không biết nghề em chọn có những yêu cầu gì về phẩm chất và năng lực” và "Không biết bản thân phù hợp với nghề nào”. Đặc biệt “Làm thế nào để có thể tới đích với nghề mình chọn’’. Thực chất, các nội dung này liên quan mật thiết với nhau: vì học sinh không biết rõ yêu cầu của nghề nên không biết bản thân phù hợp với nghề nào hoặc phù hợp với nghề nào hơn, không biết các bước để lập kế hoạch nghề dự định... Ngoài ra, còn một số khó khăn khác khiến học sinh khó có thể chọn được nghề phù hợp:“Không có người am hiểu về nghề để tư vấn cho em”, “Không biết những ngành nghề xã hội, địa phương đang cần” ,“Thiếu thông tin về trường đào tạo” và“Thiếu thông tin về ngành nghề”. 
 Thực tế trên cho thấy, cần có những biện pháp cụ thể, có cơ sở khoa học ngay từ lớp 10 thậm chí có thể sớm hơn càng tốt để nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp, tạo được hứng thú của học sinh với các chương trình hướng nghiệp giúp các em biết cách và sẽ tự lập ra kế hoạch nghề dự định cho tương lai ở các trường THPT.
Giải pháp thực hiện
2.3

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_chu_nhiem_10a.doc