SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh để giáo dục giới tính cho học sinh lớp 10

SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh để giáo dục giới tính cho học sinh lớp 10

Qua thực tế giảng dạy những năm qua tôi nhận thấy một thực trạng đáng báo động về học sinh THPT là các em có quá ít hiểu biết, dư thừa năng lượng, thiếu tầm nhìn xa và quá nhiều điều giấu diếm cha mẹ. Đến tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu tìm hiểu, khám phá và cảm nhận những cảm xúc mới lạ về cơ thể mà trước đây không hề có. Cùng với sự thay đổi về hormon, thì sách báo, phim ảnh và quan niệm sống cởi mở hơn Lứa tuổi học sinh THPT nhất là lớp 10 đầu cấp là giai đoạn chuyển giao giữa trẻ con chuyển sang giai đoạn người lớn. Đặc biệt em nữ thường trưởng thành hơn em nam do đó thường có sự thay đổi rõ rệt trong suy nghĩ và tư tưởng. Các em thường ý thức được rằng mình không còn là trẻ con nữa nên mong muốn được cha mẹ tôn trọng. Đồng thời, ở một số gia đình có con gái bố mẹ quản con rất nghiêm nhưng lại “ngại” trang bị cho con những kiến thức cần thiết nhất về giới tính khi bước vào tuổi dậy thì. Ở giai đoạn này bé gái sẽ nghĩ rằng mình đã trưởng thành nên bắt đầu không muốn sống trong khuôn khổ của cha mẹ nữa mà muốn “tự do” hơn để khám phá những điều khác bên ngoài cuộc sống. nên mỗi khi có sự việc rắc rối đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giới tính các em thường giấu diếm cha mẹ, người lớn mà tự mình giải quyết nên đôi khi đẩy những sự việc trở nên rắc rối hơn, đôi khi là ngoài tầm kiểm soát của các em. Xuất phát từ những lí do trên mà với cương vị và trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp 10 tôi thấy giữa gia đình

và nhà trường nên cùng nhau dạy trẻ theo hướng tích cực, đừng để chúng tò mò tự

tìm hiểu trên các trang mạng xã hội không chính thống sẽ dẫn tới những hậu quả

không lường trước.Nhằm mục đích nhân rộng cách làm này tôi tiến hành chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân thông qua sáng kiến kinh nghiệm “MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC KẾT HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 10”

 

doc 20 trang thuychi01 5301
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh để giáo dục giới tính cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Qua thực tế giảng dạy những năm qua tôi nhận thấy một thực trạng đáng báo động về học sinh THPT là các em có quá ít hiểu biết, dư thừa năng lượng, thiếu tầm nhìn xa và quá nhiều điều giấu diếm cha mẹ. Đến tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu tìm hiểu, khám phá và cảm nhận những cảm xúc mới lạ về cơ thể mà trước đây không hề có. Cùng với sự thay đổi về hormon, thì sách báo, phim ảnh và quan niệm sống cởi mở hơn Lứa tuổi học sinh THPT nhất là lớp 10 đầu cấp là giai đoạn chuyển giao giữa trẻ con chuyển sang giai đoạn người lớn. Đặc biệt em nữ thường trưởng thành hơn em nam do đó thường có sự thay đổi rõ rệt trong suy nghĩ và tư tưởng. Các em thường ý thức được rằng mình không còn là trẻ con nữa nên mong muốn được cha mẹ tôn trọng. Đồng thời, ở một số gia đình có con gái bố mẹ quản con rất nghiêm nhưng lại “ngại” trang bị cho con những kiến thức cần thiết nhất về giới tính khi bước vào tuổi dậy thì. Ở giai đoạn này bé gái sẽ nghĩ rằng mình đã trưởng thành nên bắt đầu không muốn sống trong khuôn khổ của cha mẹ nữa mà muốn “tự do” hơn để khám phá những điều khác bên ngoài cuộc sống. nên mỗi khi có sự việc rắc rối đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giới tính các em thường giấu diếm cha mẹ, người lớn mà tự mình giải quyết nên đôi khi đẩy những sự việc trở nên rắc rối hơn, đôi khi là ngoài tầm kiểm soát của các em. Xuất phát từ những lí do trên mà với cương vị và trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp 10 tôi thấy giữa gia đình
và nhà trường nên cùng nhau dạy trẻ theo hướng tích cực, đừng để chúng tò mò tự
tìm hiểu trên các trang mạng xã hội không chính thống sẽ dẫn tới những hậu quả
không lường trước.Nhằm mục đích nhân rộng cách làm này tôi tiến hành chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân thông qua sáng kiến kinh nghiệm “MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC KẾT HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 10”
1.2. Mục đích nghiên cứu
-Tìm hiểu thực trạng nhu cầu cần được trang bị kiến thức về giới tính ở tuổi vị thành niên nhằm đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Vấn đề kết hợp giữa giáo viên và gia đình trong việc giáo giục giới tính cho học sinh lớp 10
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp phỏng vấn
 - Phương pháp điều tra bằng bảng
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm về giáo dục giới tính : 
Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.[1]
2.1.2.Đặc trưng cơ bản của tuổi vị thành niên
-Sự thay đổi tâm lý trong giai đoạn vị thành niên.
Tuổi  VTN  được chia làm 3 giai đoạn:
  Giai đoạn đầu vị thành niên (10 -13 tuổi):
+ Bắt đầu dậy thì, phát triển thể chất nhanh chóng làm thay đổi dáng vẻ bề ngoài của các em. Trẻ bắt đầu quan tâm đến sự phát triển của cơ thể.
Giai đoạn giữa tuổi vị thành niên ( từ 14 – 16 tuổi)
+ Đây là giai đoạn nổi bật nhất trong lứa tuổi vị thành niên. Các em ở lứa tuổi này ngày càng ham thích những sở thích của tuổi trẻ như âm nhạc, văn hoá, quần áo, kiểu tóc...
+ Những phát triển cơ thể  của thời kỳ dậy thì thường đã hoàn thành và những phát triển về giới tính đã nổi bật rõ.
+ Nhóm bạn cùng lứa đặt ra những hành vi chuẩn mực mặc dù giá trị gia đình vẫn còn tồn tại.Trẻ tuân thủ theo nhóm bạn, nghe theo những người bạn hơn cả cha mẹ, coi họ như những người trợ giúp tích cực.
+ Ở tuổi này trẻ hay có những bất đồng với bố mẹ xung quanh vấn đề muốn mở rộng khả năng độc lập và quyền tự quyết định. Tuy nhiên, ở giai đoạn này trẻ vẫn cần tiếp tục có sự trợ giúp và hướng dẫn của cha mẹ
+ Nhận thức mang tính lý thuyết về thực tế. Trẻ bắt đầu cố gắng đạt đến những khả năng hoàn hảo trong khi năng lực thực sự về thực tế cuộc sống còn yếu kém vì sự phát triển nhận thức còn chưa đầy đủ.
 Giai đoạn cuối vị thành niên( từ 17 - 19 tuổi )
+ Giai đoạn này được coi là thời kỳ chuẩn bị trưởng thành, được đặc trưng bởi sự ổn định về hình dạng, tính cách mỗi cá nhân.
-Phát triển tâm lý giới tính
Ở thời kỳ dậy thì có sự phát triển mạnh về tâm lý và giới tính. Cơ sở của giai đoạn chuyển đổi này là sự thay đổi của hoocmon giới tính. Hoạt động tình dục quá sớm có thể là vấn đề cần phải thảo luận vì kèm theo sẽ là những nguy cơ khác về hành vi ở tuổi vị thành niên.
Các trẻ gái vị thành niên có nguy cơ cao buộc làm mẹ sớm thường có nguyên nhân thiếu thốn tình cảm hoặc thiếu chăm sóc nuôi dưỡng ở thời kỳ thơ ấu. Trẻ vị thành niên phải vào trại giáo dưỡng hay trẻ lang thang thường có nguy cơ đặc biệt về vấn đề có thai sớm và không theo ý muốn..
Giai đoạn vị thành niên là thời kỳ quan trọng cho cả hai giới để phát triển tốt về thể chất và tâm lý giới tính chuẩn bị cho tuổi trưởng thành.[4]
2.1.3. Vì sao cần kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh 
- Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã tiếp tục khẳng định “Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.
- Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục tháng 6/1957, Bác Hồ căn dặn“Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh. Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.”
2.1.4. Sự cần thiết giáo dục giới tính cho học sinh THPT
Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ muốn khẳng định mình nên dễ thay đổi tính cách, hành vi ứng xử được thể hiện như sau:
Tính độc lập: Bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Đôi khi chống đối lại bố mẹ.
Về nhân cách: Các em thường cố gắng khẳng định mình như một người lớn vì vậy có những hành vi bắt chước người lớn.Tuy nhiên các em vẫn phải chịu sự giám sát và quản lí của cha mẹ nên đôi khi dẫn đến mâu thuẫn quan điểm với những người lớn tuổi trong gia đình và cộng đồng. 
Về tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương (xuất hiện tình yêu bạn bè, khó phân biệt đâu là tình yêu, đâu là bạn bè, dễ mơ mộng, khi đổ vỡ niềm tin dễ chán nản), học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong quan hệ với người khác.
Tính tích hợp: Những thông tin thu thập được từ cha mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè, người trung gian, các hoạt động văn hóa là cơ sở để tạo ra giá trị của bản thân tạo niềm tự tin và cách ứng xử.
- Học sinh THPT thuộc lứa tuổi thanh niên mới lớn, đây là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp. Do vậy, để học sinh THPT có kiến thức và hiểu biết về giới tính thì vấn đề giáo dục giới tính cho các em là “nhu cầu” cần thiết. Giáo dục giới tính trong trường THPT sẽ trang bị cho các em có thái độ, hành vi đúng đắn trong giải quyết các mối quan hệ với bạn bè khác giới đặc biệt sẽ làm chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tình yêu, hôn nhân và gia đình để góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
-Theo Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), tính ở thời điểm năm 2015, thế giới có có khoảng 20 ngàn trẻ em gái từ 15-19 tuổi tại các nước đang phát triển đã từng sinh con; có đến 3,2 triệu số ca nạo phá thai không an toàn ở trẻ em trong độ tuổi từ 15-19 tuổi. Việt Nam là một trong 5 nước có tỷ lệ nạo phá thai nhiều nhất thế giới.
- Một số em dành quá nhiều thời gian cho việc kết bạn, yêu đương dẫn đến sao nhãng việc học hành,bỏ học đi chơi,... kết quả học tập giảm sút.
- Chính sự mang thai ở tuổi vị thành niên cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển thể chất và tâm sinh lý cũng như phát triển trí tuệ sau này.
Do sự phát triển cơ thể chưa hoàn chỉnh, vì vậy hành vi tình dục ở độ tuổi vị thành niên thường không kiểm soát và thường dẫn đến thai nghén ngoài ý muốn.  Nếu mang  thai ở tuổi vị thành niên sẽ liên quan đến một số hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ tình dục như nạo phá thai, sẩy thai, sinh thiếu cân, đẻ non, thai nhỏ so với tuổi thai, tử vong mẹ. Đây thực sự là một thảm họa, là gánh nặng cho bản thân, cho gia đình và xã hội.Thực tế ở trường học đã có một số em gái bỏ học dẫn đến giảm cơ hội tìm được việc làm tốt hoặc từ bỏ quyền làm mẹ, tảo hôn... dẫn đến điều kiện kinh tế khó khăn ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của cả mẹ và con.
Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang là nỗi lo ngại của cộng đồng (lậu, giang mai, HIV...).
Hậu quả về kinh tế, xã hội với vấn đề thai sản và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên bao gồm:
Hạn chế khả năng học tập hoặc có khi giết đứa trẻ mới sinh hoặc bi quan tự sát, làm gái mại dâm...  Điều kiện kinh tế khó khăn sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của cả mẹ và con.
Nhà nước phải chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn cho mẹ và con; làm tăng tốc độ phát triển dân số; điều kiện chăm sóc trẻ và sức khỏe của người mẹ không được tốt.
-Đoàn trường đã kết hợp với nhóm chuyên môn sinh học tổ chức buổi ngoại khóa về sức khỏe sinh sản vị thành niên,tuy nhiên hoạt động này còn chưa thường xuyên.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giới thiệu tập thể lớp 10c4
- Tập thể học sinh lớp 10c4 bao gồm có 37 thành viên cư chú chủ yếu ở 6 xã của huyện Thạch thành trong đó :
Học sinh nữ
Nữ dân tộc Mường
Nam dân tộc Mường
Học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn
Học sinh con hộ nghèo
Học sinh con hộ cận nghèo
Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt(mất bố, mẹ, bố mẹ li hôn)
Học sinh sống cùng ông bà
Học sinh ở trọ
16
7
10
10
3
7
7
2
5
2.3.2 Tìm hiểu thực trạng hiểu biết về giới tính của học sinh lớp 10c4
Thông qua phiếu thăm dò 37 học sinh về các vấn đề liên quan đến giới tính khi bắt đầu vào lớp 10 của lớp cho thấy:
HS nhớ mốc thời gian dậy thì của mình
HS nhớ chu kì ngày kinh của mình(với nữ)
HS biết đầy đủ tác hại của việc quan hệ tình dục ở tuổi THPT
HS biết ít nhất 3 biện pháp phòng tránh thai
HS được cha mẹ hướng dẫn về vấn đề giới tính
HS được thầy, cô hướng dẫn vấn đề giới tính 
HS đã từng tìm hiểu vấn đề giới tính qua bạn bè
HS đã từng tìm hiểu vấn đề giới tính qua các nguồn khác
5(7%)
3/16(19%)
15/37
20/37
18/37
25/37
21/37
30/37
- Từ kết quả khảo sát cho thấy đa số các em không nhớ hay biết mình bắt đầu dậy thì từ khi nào vì lớp 9 mới được học mà bây giờ thì hầu như các em xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên sớm hơn nhiều.
- Các em nữ đa phần không quan tâm đến mốc ngày kinh vì thấy nó không quan trọng
- Số học sinh ở những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ người dân tộc thiểu số thì hầu như bố mẹ không bao giờ đề cập đến vấn đề giới tính với con cái, cá biệt có gia đình khi con cái nói về chuyện này thì bố mẹ nổi nóng cho rằng đó là hư hỏng “ Khi xem ti vi thấy cô gái trong phim đã uống thuốc tránh thai mà vẫn có thai em đã hỏi và lập tức bị bố mẹ cùng mắng chửi và cho rằng hỏi vớ vẩn không lo học chỉ lo lếu láo.Những gia đình có đề cập đến vấn đề này thì chủ yếu là nói về vấn đề nếu yêu đương sẽ không học được và ngăn cấm tuyệt đối.
- Các nhà trường tiến hành giáo dục giới tính không đồng bộ
- Hầu hết các em đều tự tìm hiểu thông qua bạn bè và các phương tiện truyền thông, báo mạng.
Từ kết quả trên tôi nhận thấy kiến thức về giới tính của các em khá mỏng, hầu như các em tự mò mẫm, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân từ bạn bè mà ở độ tuổi này hầu như các em đều đang trên đường tìm hiểu nên các em thường có các nhìn sai lệch như quy chụp giới tính đồng nghĩa với tình dục dẫn đến cái nhìn có thể lệch lạc. Từ kết quả trên tôi thấy thực tế thì các bậc cha mẹ có thể là một nguồn hỗ trợ tốt nhưng không phải là nguồn duy nhất. Rất nhiều trẻ ngại nói chuyện với bố mẹ về tình yêu, tình dục vì sợ bố mẹ có thể không chấp nhận quan điểm của mình. Nhiều trẻ quay sang hỏi bạn bè và điều này có thể tạo nguy cơ cho trẻ vì những thông tin trẻ nhận được không phải bao giờ cũng đúng. Người có thể cung cấp nhiều thông tin nhất cho trẻ là thầy cô giáo vì giáo viên (GV) là những người kề cận nhất với học sinh (HS) tại trường học và hiểu HS nhất trong vấn đề giới tính. Không chỉ định hình cho tương lai học thuật và tương lai nghề nghiệp của HS, một nhiệm vụ quan trọng của GV là giáo dục giới tính cũng như tư vấn về kỹ năng sống cho HS. Những sự gợi ý cẩn thận của GV có thể ngăn cho trẻ không bị mang thai ngoài ý muốn dẫn đến việc nạo phá thai. 
2.3.3 Biện pháp thực hiện: 
- Hoạt động gián tiếp thông qua phụ huynh:Tôi đã xây dựng và thực hiện kế hoạch kết hợp với phụ huynh của lớp trong việc giáo dục giới tính cho các em bằng cách:
Ngay trong buổi họp phụ huynh đầu tiên của năm học tôi đã trao đổi làm rõ sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho con em như thế nào, hướng dẫn phụ huynh các nội dung cần hướng dẫn trao đổi với con về vấn đề này:
Thứ nhất: Nên giáo dục giới tính từ sớm, nhưng không được vội vã 
Thứ 2: Giáo dục giới tính không chỉ là nói về tình dục 
Thứ 3: có cái nhìn tích cực về sex
Thứ 4: Phải dạy cho các em những kiến thức, kỹ năng cụ thể như cách từ chối tình dục, cách giữ gìn thân thể, cách thoát hiểm... bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện tâm sự, giữa mẹ với con gái, bố với con trai. Đây chính là chìa khóa giúp con biết cách tự vệ, giữ gìn bản thân ở mọi hoàn cảnh,  khi người khác có cái nhìn khiếm nhã, có động tác đụng chạm, người lạ rủ đi chơi, dụ cho ăn uống, cho quà... Vấn đề mấu chốt là trang bị cho con gái lứa tuổi vị thành niên kỹ năng sống và biết cách từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ bạn tình; những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để giúp con tránh được những nguy cơ có thể đến với chúng.
Từ đây đã cung cấp cho con em rất nhiều những kiến thức về giới tính, các em đã tâm sự trao đổi với bố mẹ nhiều hơn, chia sẻ nhiều vấn đề mà các em còn vướng mắc trong tình yêu, tình bạn hơn
Hoạt động giáo dục trực tiếp của bản thân thông qua các giờ sinh hoạt cuối tuần: Mỗi sinh hoạt cuối tuần tôi đều dành mười lăm phút để tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục về giới tính thông qua các bài tập nhóm. 
Bài 1: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về những nhận biết thời kì dậy thì, thay đổi về mặt sinh học của giai đoạn dậy thì (viết ngắn gọn, trình bày trong 5 phút)
Bài 2: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về những chú ý về chăm sóc sức khỏe sinh sản
Bài 3: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về tình bạn, tình yêu
Bài 4: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về Cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai trong phòng tránh trai, phân biệt tác dụng thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai thông thường.
Bài 5: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em vền những hệ lụy khi quan hệ tình dục trước hôn nhân
Bài 6: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về thế nào là quan hệ tình dục an toàn
Bài 7: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về những khó khăn có thể gặp phải khi làm mẹ ở tuổi vị thành niên
Bài 8: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về vấn đề nhận biết và tự bảo vệ trước hành vi cố ý xâm phạm cơ thể .
Bài 9: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về như thế nào là tình yêu trong sáng. ở tuổi của các em nên có thái độ yêu như thế nào?
Bài 10: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về những môi trường cần tránh để không “vượt đèn đỏ” trong tình yêu trước hôn nhân.
Mỗi tuần một chủ đề cho các em trình bày vào giấy A0, bắt thăm chọn nhóm, trình bày, các nhóm khác góp ý, giáo viên chủ nhiệm nhận xét làm rõ, nhấn mạnh những vấn đề cần thiết. 
Các kiến thức cần đạt được trong các buổi thảo luận nhóm
Bài 1: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về những nhận biết thời kì dậy thì, thay đổi về mặt sinh học của giai đoạn dậy thì (viết ngắn gọn, trình bày trong 5 phút) 
Dậy thì là chỉ giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên.Ở trẻ dưới 8 tuổi, mặc dù cơ quan sinh dục trong và ngoài của nam và nữ đã có sự phân biệt, chiều cao và thể trọng của cơ thể tăng rất nhanh nhưng không có sự khác biệt nhiều về giới tính. Đó là do công năng tuyến sinh dục của cả nam và nữ đều ở trong trạng thái bị ức chế, nồng độ hoóc môn sinh dục trong cơ thể cũng rất thấp.
Trung bình sau 11 tuổi (phạm vi là 9-12 tuổi), đặc trưng giới tính của trẻ em gái mới dần dần phát triển, biểu hiện chủ yếu là hai bên vú bắt đầu nhô lên, đầu vú to dần và màu sắc cũng thẫm dần; nách và cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu xuất hiện lông. Thông thường, vào khoảng 13 tuổi (phạm vi 10-16 tuổi), cô gái sẽ thấy kinh lần đầu và 2-5 năm sau sẽ xuất hiện hiện tượng rụng trứng, là lúc công năng sinh dục phát triển hoàn thiện. Sự phát triển đặc trưng giới tính của trẻ em gái từ khi bắt đầu cho đến khi phát dục hoàn toàn mất khoảng 4 năm (phạm vi 1,5 – 6 năm).
Ở bạn nam bạn sẽ nhận thấy sự phát triển của cơ thể thông qua bàn tay và bàn chân trước tiên. Bàn tay và chân của con trai sẽ to hơn và có thể làm cho chúng trở nên vụng về hơn. Sau đó, bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu về việc tăng chiều cao. Nếu chúng ta bị thừa cân ở giai đoạn trước đó thì trong thời kì dậy thì, cùng với việc tăng chiều cao, bạn có thể nhìn trông thon gọn hơn. Khi cậu hết tuổi dậy thì, bạn có thể cao thêm 35cm và nặng thêm 18kg.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi một vài bộ phận khác như cổ có thể dày hơn, vai và hông rộng hơn. Xương mặt bạn cũng có thể thay đổi và phần xương hàm cũng trở nên rõ ràng hơn. Con trai sẽ bắt đầu nhìn giống một người đàn ông, không chỉ ở ngoại hình bên ngoài mà còn ở giọng nói. Đây là thời kì con trai bắt đầu vỡ giọng Giọng nói của bạn sẽ trầm và sâu hơn giống người trưởng thành.
Phần lông trên cơ thể bạn cũng bắt đầu xuất hiện và nó trở lên dày hơn khi chúng gần kết thúc giai đoạn dậy thì. Một lượng nhỏ lông bắt đầu xuất hiện ở phần dưới cánh tay. Phần lông trên chân và cánh tay sẽ trở lên rõ hơn và chúng sẽ bắt đầu nhận thấy phần lông vùng dương vật xuất hiện. Bạn cũng có thể bắt đầu cạo râu mỗi tuần một lần trong vài năm đầu tiên của trung học phổ thông. Bạn cũng có thể nhìn thấy việc gia tăng số lượng mụn, mồ hôi và mùi cơ thể. Vì vậy việc vệ sinh hàng ngày là vô cùng quan trọng.[5]
Bài 2: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về những chú ý chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Biết những thay đổi cơ thể và tâm sinh lý để đối mặt và đón nhận nó một cách tích cực.
Biết cách vệ sinh cơ quan sinh dục
 Hậu quả của quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
Những điều nên và không nên•
Nên:Chủ động tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản (SKSS), bệnh lây truyền qua đường tình dục từ cha mẹ, Sách báo, thầy cô, anh chị và bạn bè.
• Nên tâm sự những điều lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với cha mẹ, những người thân, tin cậy, có kiến thức và có trách nhiệm.
• Tránh xa những hình ảnh khiêu dâm, tệ nạn ma túy, cờ bạc.
• Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao điều độ.
• Thiết lập tình bạn, tình bạn khác giới trong sáng, thủy chung, tôn trọng và giúp đở lẫn nhau cùng tiến bộ.
2. Không nên:• Quen hệ với những bạn bè không tốt
• Yêu quá sớm
• Thử quan hệ tình dục
• Thử dùng thuốc lá, rượu, ma túy.
• Đi chơi riêng với bạn khác giới, vào những chỗ vắng, tối tăm.
• Tiếp bạn khác giới khi nhà vắng người.
Bài 3: Hãy trình bày hiểu biết của nhóm em về tình bạn, tình yêu
Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Một người bạn luôn ở cạnh, động viên và nhắc nhở, giúp đỡ những lúc mình sai...(nhưng không phải có quan hệ máu mủ) Cách định nghĩa khác: Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh... Mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_trong_viec_ket_hop_giua_giao_vien_c.doc