SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi, Trường mầm non Đông Vệ chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1

SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi, Trường mầm non Đông Vệ chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1

Như chúng ta đã biết trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng phù hợp với từng lứa tuổi, chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là sự chuyển biến khá rõ rệt, sự phát triển của giai đoạn này vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này là sự sẵn sàng để đón nhận giai đoạn tiếp theo, ở các giai đoạn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đối với ngành giáo dục sự chuyển biến rõ nét nhất cần chuẩn bị tâm lý đó chính là sự vượt cấp (cấp Mầm Non - Cấp Tiểu học - cấp Trung học cơ sở - cấp Trung học phổ thông.) mà cấp MN là cấp đầu tiên trong đời người, lứa tuổi đầu tiên cần vượt cấp chính là khối mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi).

6 tuổi, trẻ bước vào lớp 1, đó là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ thơ. Hoạt động chủ đạo của trẻ không còn là hoạt động vui chơi như ở trường Mầm Non, mà thay vào đó là hoạt động học tập, thế giới xung quanh trẻ dường như đang có một sự thay đổi, tất cả đều mới lạ: Trường lớp mới, thầy cô mới, bạn bè mới, phương pháp học tập mới,.và cả những nội quy học tập mà trẻ chưa thật sự ý thức được. Thêm vào đó, trẻ phải lĩnh hội một lượng lớn kiến thức vừa mới vừa trừu tượng. Tất cả đều là thử thách đối với trẻ.

Không ai phủ nhận việc cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào học lớp 1. Công việc chuẩn bị ấy là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ và cũng là nội dung của Giáo dục mầm non. Việc chuẩn bị cho trẻ trước khi đi học ở trường phổ thông bao gồm nhiệm vụ phát triển toàn diện cho trẻ về trí lực, thể lực, thẩm mỹ, giao tiếp ứng xử xã hội và chuẩn bị chuyên biệt hơn cho việc lĩnh hội các tri thức, kỹ năng của các môn học mà trẻ sẽ phải học ở lớp 1, cấp 1.

 Ai cũng biết “Lớp 1 là móng, cấp 1 là nền”(1), bởi vậy, việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng.

 

doc 20 trang thuychi01 10103
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi, Trường mầm non Đông Vệ chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng phù hợp với từng lứa tuổi, chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là sự chuyển biến khá rõ rệt, sự phát triển của giai đoạn này vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này là sự sẵn sàng để đón nhận giai đoạn tiếp theo, ở các giai đoạn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 
Đối với ngành giáo dục sự chuyển biến rõ nét nhất cần chuẩn bị tâm lý đó chính là sự vượt cấp (cấp Mầm Non - Cấp Tiểu học - cấp Trung học cơ sở - cấp Trung học phổ thông...) mà cấp MN là cấp đầu tiên trong đời người, lứa tuổi đầu tiên cần vượt cấp chính là khối mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi).
6 tuổi, trẻ bước vào lớp 1, đó là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ thơ. Hoạt động chủ đạo của trẻ không còn là hoạt động vui chơi như ở trường Mầm Non, mà thay vào đó là hoạt động học tập, thế giới xung quanh trẻ dường như đang có một sự thay đổi, tất cả đều mới lạ: Trường lớp mới, thầy cô mới, bạn bè mới, phương pháp học tập mới,...và cả những nội quy học tập mà trẻ chưa thật sự ý thức được. Thêm vào đó, trẻ phải lĩnh hội một lượng lớn kiến thức vừa mới vừa trừu tượng. Tất cả đều là thử thách đối với trẻ.
Không ai phủ nhận việc cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào học lớp 1. Công việc chuẩn bị ấy là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ và cũng là nội dung của Giáo dục mầm non. Việc chuẩn bị cho trẻ trước khi đi học ở trường phổ thông bao gồm nhiệm vụ phát triển toàn diện cho trẻ về trí lực, thể lực, thẩm mỹ, giao tiếp ứng xử xã hội và chuẩn bị chuyên biệt hơn cho việc lĩnh hội các tri thức, kỹ năng của các môn học mà trẻ sẽ phải học ở lớp 1, cấp 1.
 	Ai cũng biết “Lớp 1 là móng, cấp 1 là nền”(1), bởi vậy, việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng.
Thực tế cho thấy rất nhiều vị phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, thậm chí rất sai lệch. Có thể kể ra một số sai lầm các bậc phụ huynh thường mắc phải như: Cho trẻ vào lớp 1 chưa đúng tuổi: Có thể nói việc cho trẻ vào lớp 1 khi chưa tròn 6 tuổi là điều hết sức tai hại, bởi lẽ khi chưa tròn 6 tuổi thì chắc chắn các yếu tố về thể lực, kĩ năng, tâm lí, ngôn ngữchưa đáp ứng với các yêu cầu vận động, sinh hoạt, học tập, giao tiếp của học sinh lớp 1. Trẻ hơn nhau một vài tháng là khác hẳn nhau về khả năng tiếp thu, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Chính vì vậy kết quả học tập không cao. 
Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện theo sách giáo khoa lớp 1, thậm chí cả các tài liệu tham khảo, nâng cao! Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay khi các con phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú. Đó là chưa kể nhiều vị phụ huynh chưa nắm được kĩ thuật tập viết đã cho con cầm bút bi, bút mực viết quá sớm, cầm bút sai (kĩ thuật và khoảng cách) từ đầu sẽ trở thành cố tật hết sức khó khắc phục, chắc chắn sẽ dẫn đến viết chậm, viết xấu và ngại viết.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mĩqua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Nhưng lên lớp 1 học tập lại là hoạt động chủ đạo. Vậy làm thế nào để trẻ có một kiến thức, một hành trang vững vàng để trẻ mạnh dạn tự tin, sẵn sàng bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp 1? Đó là một câu hỏi không chỉ khiến tôi và các bạn đồng nghiệp trăn trở mà đó là câu hỏi cho cả gia đình và xã hội.
Là một giáo viên mầm non có tới 17 năm dạy lớp MG 5-6 tuổi và đã trải qua bao nhiêu lớp trẻ 5- 6 tuổi cần được chuẩn bị vào lớp 1, song mỗi năm lại có yêu cầu đổi mới hơn, phù hợp hơn, để hòa vào sự quan tâm chung của toàn xã hội và hoàn thành nhiệm vụ mà ngành giao phó, tôi luôn muốn tìm tòi học hỏi để có thể giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1 và mong muốn Phụ huynh hiểu được sự phát triển của con mình luôn phải phù hợp với độ tuổi tránh quá sức trẻ, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu trong suốt thời kỳ Mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích nghi với hoạt động ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. 
Qua bao lần đúc rút kinh nghiệm cùng với sự đổi mới của ngành giáo dục và với mong muốn làm sao để trẻ của lớp mình sau khi ra trường có một tâm thế tốt nhất bước vào lớp 1 tôi đã chọn đề tài " Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5- 6 tuổi, Trường mầm non Đông Vệ chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1. " làm đề tài nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn.
- Mục đích của việc nghiên cứu
+ Tìm hiểu tầm quan trọng và nội dung của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
+ Nghiên cứu thực tế việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ở trường mầm non Đông Vệ.
+ Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1 đạt hiệu quả cao.
- Đối tượng nghiên cứu.
Giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1 tại trường Mầm non Đông Vệ.
- Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp lý thuyết gồm:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp khảo sát thực tế ( quan sát, đánh giá chuẩn trẻ 5 tuổi)
* Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận về sự cần thiết giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1.
Giai đoạn chuyển từ mầm non sang lớp 1 là một bước chuyển lớn đối với trẻ. Việc thay đổi thói quen cũng như môi trường khiến nhiều trẻ bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn khi bước vào lớp 1. Vì vậy để việc chuẩn bị tâm lí và kĩ năng cho trẻ trước khi vào lớp 1 là rất quan trọng.
Tiến sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà cho biết: “Trước bất kỳ một thay đổi nào, nếu được chuẩn bị tâm lý một cách tốt nhất sẽ giúp cho trẻ dễ dàng thích nghi hơn. việc quan trọng là nên định hướng cho trẻ một số kỹ năng cơ bản”.(2)
Như chúng ta đã biết đến 6 tuổi, bất cứ một trẻ em nào phát triển bình thường đều có thể đi học. Đối với trẻ em việc đến trường phổ thông được coi là một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Đó là việc trẻ được chuyển qua một lối sống mới đồng thời trẻ cũng được chuyển qua một vị trí xã hội mới với những điều kiện hoạt động mới và những mối quan hệ mới của một học sinh thực thụ.
Khi còn ở tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi đang giữ vai trò chủ đạo. Chơi là một hoạt động mang tính chất thoải mái trong khi chơi trẻ được hoạt động tự do theo ý muốn, trẻ thích thì chơi, không thích thì có thể rút khỏi cuộc chơi một cách nhẹ nhàng nhưng vào lớp 1 trẻ phải thực hiện nhiệm vụ của một học sinh, hoạt động chủ đạo đó là hoạt động mang tính nghiêm túc, có mục đích có tổ chức, chặt chẽ và có kế hoạch theo chương trình do nhà trường quy định mà học sinh phải có trách nhiệm và cố gắng mới đạt được kết quả tốt đẹp, mới chiếm lĩnh được tri thức khoa học.
Quá trình phát triển của trẻ em trải qua nhiều giai đoạn từ giai đoạn này chuyển sang giai đoạn khác là sự biến đổi về chất trong tâm lý trẻ và những thành tựu đạt được ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước vừa là tiền đề cho bước phát triển cho bước tiếp theo điều đó có nghĩa là nếu được phát triển tốt ở giai đoạn trước cũng chính là chuẩn bị tốt cho giai đoạn phát triển sau.
 Một em bé ở tuổi mẫu giáo được chăm sóc và giáo dục phát triển toàn diện cả về chất lẫn tinh thần, vào lớp 1 là lẽ tự nhiên và không phải lo lắng gì lắm thế nhưng trong thực tế không phải bất cứ gia đình nào, lớp mẫu giáo nào cũng làm tốt việc đó hơn nữa hiện nay tuy số trẻ được đến trường đã chiếm tỷ lệ cao song vẫn còn những trẻ mà đặc biệt là những trẻ ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, trẻ không được đi học qua các lớp mẫu giáo không được chăm sóc và giáo dục một cách khoa học nên khi vào lớp 1 còn ngỡ ngàng khó thích nghi với cuộc sống và học tập ở trường tiểu học, nhiều trẻ khi vào lớp 1 còn ngơ ngác chưa biết nghe lời thầy cô do không được dạy cách giao tiếp với những người xung quanh nên không ít trẻ tuy đã đến trường nhưng rất nhút nhát còn sợ thầy cô, bạn bè, lại không được làm quen với hoạt động trí tuệ, không được quan sát sự vật hiện tượng, không được kích thích lòng ham hiểu biết, hứng thú nhận thức về các vấn đề xung quanh nên nhiều cháu sợ đi học, những biểu hiện đó không chỉ mang lại nỗi vất vả cho các giáo viên tiểu học, nỗi lo lắng cho các bậc cha mẹ mà quan trọng hơn là ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý suốt đời của trẻ. 
Chính vì thế để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cần phải đặt ra một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị như thế nào các bậc cha mẹ những người làm công tác giáo dục mầm non cần định ra những nội dung và phương pháp chuẩn bị thật đúng đắn để bước đường phát triển của trẻ sau này được thuận lợi(3). ("Tâm lý học trẻ em trước tuổi đi học". Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.)
Song cùng với sự phát triển của thực tiễn giáo dục mầm non và việc tiếp cận với khoa học, việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào tiểu học một cách khoa học có nghĩa là:
 - Trẻ phát triển về trí tuệ
- Có khả năng điều khiển hành vi của mình (ý chí)
- Động cơ kích thích học tập
- Sự phát triển của hứng thú nhận thức
- Sự thích ứng xã hội của trẻ
Từ những cơ sở lý luận này việc khảo sát tìm vấn đề để giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1 là việc thiết yếu và cần thiết.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Việc chuẩn trẻ 5 tuổi là một bước tiến cao trong việc giúp trẻ có tâm thế, kiến thức vững vàng để học làm người và quan trong hơn là việc sẵn sàng vào lớp1. vì vậy việc chọn đề tài để nghiên cứu, tìm giải pháp hiệu quả để giúp trẻ vững vàng hơn khi vào lớp 1 là vấn đề mà tôi quan tâm. 
Chính vì vậy đầu năm học 2015-2016, khi được Ban giám hiệu tiếp tục phân công dạy lớp 5 tuổi. Với tổng số trẻ là 46 trong đó có 24 cháu nam và 22 cháu nữ. 
Để giúp trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và đạt chuẩn trẻ 5 tuổi và hơn thế nữa là trẻ có các kỹ năng cần thiết và tâm thế vững vàng vào lớp 1 tôi đã khảo sát thực trạng bằng các bài tập đánh giá trẻ.
 Kết quả như sau:
Số trẻ
Trẻ có thể lực tốt
Trẻ có nhận thức tốt
Trẻ có ngôn ngữ tốt
Trẻ có tình cảmvà quan hệ xã hội tốt
Trẻ có kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập
46
41/46 = 89,1%
36/46 = 82,6%
37/46 = 80%
38/46 = 82,6%
36/46 = 78,2%
Từ kết quả của thực trạng trên bước đầu tôi đã thấy được sự thuận lợi và khó khăn sau.
Thuận lợi:
Là một giáo viên có tới 17 năm dạy lớp 5 tuổi và được đi tiếp thu các chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức và truyền đạt lại cho đồng nghiệp trong đó có các chuyên đề như Phổ cập trẻ từ 0-5 tuổi và chuẩn trẻ 5 tuổi, là những chuyên đề tôi thấy tâm đắc bởi tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm và giúp tôi hoàn thành vấn đề mà tôi đang quan tâm " Làm thế nào để có thể giúp trẻ vững vàng nhất khi vào lớp 1 và làm thế nào để phụ huynh thấy được việc cần phải chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, đồng tình cùng phối hợp chặt chẽ với mình trong vấn đề này?” vì vậy để tạo được sự tin tưởng của BGH và của đồng nghiệp tôi luôn cố gắng để tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân để tìm giải pháp giúp cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1.
Khó khăn:
Đông Vệ là một phường đông dân cư vừa được chuyển từ bán nông nghiệp sang phi nông nghiệp do vậy việc thay đổi suy nghĩ về chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 của một số cha mẹ trẻ mới dừng lại ở việc quan tâm đến " Lượng" mà chưa quan tâm đến " Chất" vì vậy có những cháu 5 tuổi mới đến trường. Các cháu không qua các lớp mẫu giáo Bé và mẫu giáo nhỡ vì vậy việc phát triển về các mặt Đức, Trí , Thể, Mỹ ở trẻ chưa có đồng đều.
Một số trẻ chưa có nề nếp học tập, còn nhút nhát rụt rè, chưa biết giữ gìn đồ dùng cá nhân, sách, vở ở lớp
Một số trẻ thể lực yếu hay nghỉ học
Trẻ còn nói ngọng, nói tự do
Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ.
Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp học tập cho trẻ ở nhà còn hạn chế.
Một số gia đình do không nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nôn nóng về việc học hành của con cái nên vội vã cho con học trước chương trình, hay cho đi học viết chữ và làm toán trước.
Vậy để trẻ được trang bị đầy đủ khả năng, không bở ngỡ khi vào lớp 1, không sợ khi bước vào một môi trường mới và trẻ phát triển tốt hơn trong quá trình học tập tôi đã tìm ra một số biện pháp để giúp trẻ sẵn sàng vào lớp 1 như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
*Tổ chức thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi.
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non gồm có 2 mảng lớn là Chăm sóc và Giáo dục với mục đích giúp trẻ phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao Động. Được phân bổ vào 9 thời điểm trong ngày từ Đón trẻ đến Trả trẻ . Để đáp ứng các lĩnh vực phát triển của trẻ 5 tuổi đòi hỏi giáo viên phải thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. 2-3 năm trở lại đây việc dạy trẻ và đánh giá theo Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi đang được tiến hành có hiệu quả, trẻ phát triển theo 4 lĩnh vực như: Phát triển thể lực, Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, Phát triển Ngôn ngữ và giao tiếp, Phát triển nhận thức. Trong đó có 28 chuẩn và 120 chỉ số
Tôi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 do đó đã có những kế hoạch, những việc làm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và còn có thể tích cực chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông, nhất là những trẻ mới đến lớp mẫu giáo 5 tuổi. qua những việc làm cụ thể như:
- Lên kế hoạch chuyên môn theo chủ đề và đưa các chuẩn vào trong các chủ đề đề vừa chăm sóc giáo dục trẻ, vừa tạo tình huống và ghi chép lại những trẻ chưa thực hiện được các chỉ số trong chuẩn, quan sát, ghi chép và đánh giá trẻ bằng phiếu theo dõi và đánh giá trẻ ở từng chủ đề để giúp trẻ hoàn thành Chuẩn trẻ 5 tuổi bằng Bộ công cụ đánh giá trẻ
- Cho Trẻ làm quen với 29 chữ cái, làm quen với Văn học, Làm quen với các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về Toán, làm quen với môi trường xung quanh, thể dục, Làm quen với Âm nhạc và Bé tập tạo hình,
- Luôn chú ý mở rộng vốn từ cho trẻ, dạy trẻ phát âm đúng và nói đúng ngữ pháp
- Tập cho trẻ duy trì chú ý trong một thời gian dài và tập khả năng ghi nhớ cho trẻ qua hoạt động hoạt động có chủ định 30 phút (Hoạt động âm nhạc, tạo hình, hoạt động trong góc...
- Cho trẻ cảm nhận về màu sắc, hình dạng, hình khối của các sự vật hiện tượng và luyện khả năng nhạy cảm về âm thanh.
- Luôn tổ chức hoạt động sao cho phát huy tính tích cực của trẻ
- Rèn luyện cho trẻ cách quan hệ ứng xử với mọi người xung quanh như: Kính trọng lễ phép, đoàn kết thân ái...
- Hình thành ở trẻ thói quen tự phục vụ, thói quen văn hóa và vệ sinh. Luôn chú ý đến việc phát triển thể lực cho trẻ vì sức khoẻ là cơ sở của mọi hoạt động.
- Tạo cho trẻ tâm lý hứng thú đến trường, rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng hoạt động trí tuệ như khả năng quan sát, phân tích tổng hợp và quá trình nhận thức, cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ và khả năng chú ý có chủ định qua đó hình thành ở trẻ những phẩm chất của ý chí như: tính kiên trì, tính tự giác, tính tổ chức kỷ luật giúp cho trẻ điều khiển hành vi của mình khi tham gia vào các dạng hoạt động và cũng từ đó hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, giúp trẻ hiểu được những chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày.
* Giúp trẻ chuẩn bị về thể lực.
 Bác Hồ của chúng ta có nói “Một tâm hồn minh mẩn trong một cơ thể cường tráng”(4), vậy một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh là thể lực. Thể lực phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất, những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách như vậy một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật chất giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở trường Tiểu học.
 Thể lực phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách, là một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của trẻ.
Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng (phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể), mà còn là sự chuẩn bị về chất (năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan).
	VD: Luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô: chạy sức bền, trèo lên xuống thang, đi trên ghế băng.
 Phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ. Các thói quen này rất có ích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.
Ngay từ những ngày đầu trẻ lên lớp mẫu giáo nhà trường đã kết hợp với y tế phường Đông Vệ khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để chấm kênh, đồng thời dựa trên kết quả khám biết tình hình bệnh tật của từng trẻ. Trên cơ sở đó phân loại sức khoẻ theo kênh, và phân loại theo bệnh tật của trẻ, tôi theo dõi, ghi kết quả lên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi. Trao đổi với phụ huynh về chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi.Những trẻ nào ăn chậm, ít ngủ, ít vận động
 Thông qua chủ đề “bản thân” tôi dạy trẻ hiểu được chức năng, sự cần thiết
của việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cơ thể, dạy trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm, biết được lợi ích của 4 nhóm thực phẩm với sức khỏe của bản thân. Cho trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất, sự cần thiết của việc luyện tập thể dục đối với sức khỏe .
 Ngoài việc thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở lớp cần quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cho trẻ một cách hợp lý như: Tổ chức cho trẻ thực hiện các nội dung phát triển vận động qua giờ học thể dục ở lớp, giờ tập thể dục buổi sáng, tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian,..
 Tôi luôn quan tâm đến việc rèn luyện sức khoẻ cho trẻ. Khi rèn luyện thể lực cho trẻ tôi thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, phù hợp với đặc điểm sinh lý trẻ, gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ và kết hợp giữa vận động và nghỉ ngơi, chú ý tính vừa sức.
 VD: Rèn luyện qua giờ thể dục sáng: Tổ chức thường xuyên theo thời gian nhà trường qui định từ 8h – 8h15. Trẻ được khởi động, tập đầy đủ các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật. Các động tác được thay đổi theo tuần để giúp trẻ được tập đầy đủ với các động tác và phát triển toàn diện các nhóm cơ.
 Rèn luyện qua giờ thể dục giờ học: Ngay từ đầu năm học thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thanh Hóa, Trường mầm non Đông Vệ và căn cứ vào chuyên đề “Phát triển vận động”(5), căn cứ vào bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi phần phát triển thể chất, tôi đã cùng các đồng nghiệp khối mẫu giáo 5-6 tuổi nghiên cứu, lựa chọn, sắp xếp các vận động cơ bản đưa vào chương trình và sắp xếp theo nguyên tắc cho trẻ thực hiện đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Lựa chọn các nội dung trong chương trình và sắp xếp để đưa vào hoạt động học có chủ định, sao cho mỗi chủ đề đều phải thực hiện đầy đủ các nội dung của vận động cơ bản bao gồm các vận động: đi, chạy, bò (trườn), tung, ném, bắt và bật nhảy.
+ Rèn luyện qua các trò chơi vận động: Khi tham gia trò chơi trẻ phải vận động toàn bộ cơ thể của mình, dồn hết khả năng để dành kết quả cao nhất. Tôi đã lựa chọn các trò chơi dân gian vừa khuyến khích trẻ hoạt động rèn thể lực vừa làm phong phú thêm kho tàng trò chơi dân gian cho trẻ: “kéo co”, “cướp cờ”, “tiếp sức”,”mèo đuổi chuột”.,”Rồng rắn lên mây”, “nhảy lò cò”, “thả đỉa ba ba.”
+ Rèn trẻ tham gia h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_5_6_tuoi_truong_mam_non_don.doc