SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mấu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Xuân Hòa – huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mấu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Xuân Hòa – huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động và sinh hoạt của người dân Việt Nam. Đó không đơn giản chỉ giúp con người có được phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người.

Nhắc tới trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè có lẽ trẻ em là đối tượng được nói tới nhiều nhất, bởi đối với trẻ thơ cuộc sống không thể thiếu những trò chơi, những làn điệu dân ca, hò, vè. Những trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, sự khéo léo, rèn luyện sức khoẻ mà còn là bài học giúp trẻ hiểu và thêm yêu nền văn hoá dân tộc cũng như bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Những làn điệu dân ca, hò, vè với những giai điệu mượt mà, êm dịu, những lối gieo vần nhắc nhịp đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ như thổi vào trẻ những tình cảm yêu thương hình thành những tâm hồn trong sáng.

Trên thế giới, không có một dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho con em mình. Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó mà trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay. Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ định. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ định tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

 

docx 21 trang thuychi01 8874
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mấu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Xuân Hòa – huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối Tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2
1. Cơ sở lí luận
2
2.Thực trạng vấn đề 
3
2.1. Thuận lợi
3
2.2. Khó Khăn
3
2.3. Các biện pháp đã sử dụng khi giải quyết vấn đề
4
Biện pháp 1: Lập kế hoạch lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với các chủ đề, phù hợp với trẻ
4
Biện pháp 2. Chuẩn bị địa điểm, đồ dùng đồ chơi, lời đồng dao trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
6
Biện pháp 3. Tổ chức thực hiện trò chơi dân gian
9
Biện pháp 4. Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi
12
Biện pháp 5. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về việc hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
1. Kết luận
17
2. Kiến nghị
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 	Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động và sinh hoạt của người dân Việt Nam. Đó không đơn giản chỉ giúp con người có được phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người.
Nhắc tới trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè có lẽ trẻ em là đối tượng được nói tới nhiều nhất, bởi đối với trẻ thơ cuộc sống không thể thiếu những trò chơi, những làn điệu dân ca, hò, vè. Những trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, sự khéo léo, rèn luyện sức khoẻ mà còn là bài học giúp trẻ hiểu và thêm yêu nền văn hoá dân tộc cũng như bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Những làn điệu dân ca, hò, vè với những giai điệu mượt mà, êm dịu, những lối gieo vần nhắc nhịp đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ như thổi vào trẻ những tình cảm yêu thương hình thành những tâm hồn trong sáng.
Trên thế giới, không có một dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho con em mình. Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó mà trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay. Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ định. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ định tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi hoạt là động chủ đạo của trẻ. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa sát thực cho việc học, vui chơi lấy trẻ làm trung tâm.
	Trong những năm gần đây phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” thực hiện rất có hiệu quả, trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc). Trong năm học 2016 – 2017 chuyên đề trọng tâm là dạy học“ Lấy trẻ làm trung tâm” thì trò chơi dân gian thực sự không thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
 Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ điều khiến tôi luôn băn khoăn đó là kĩ năng chơi và sự hứng thú tham gia chơi của trẻ có những hạn chế nhất định. Vậy làm thế nào để đưa trò chơi dân gian đến với trẻ vừa giúp trẻ thích thú giúp trẻ sảng khoái về tinh thần, giúp trẻ phát triển thêm ngôn ngữ và trò chơi dân gian nó mang tính giáo dục cao đối với trẻ mầm non. Chính vì vậy mà qua nhiều năm công tác giảng dạy bản thân tôi rất trăn trở và đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mấu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Xuân Hòa – huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa”
	2. Mục đích nghiên cứu. .
	- Nhằm giúp trẻ giàu vốn kiến thức về các trò chơi dân gian, giúp trẻ phát triển thêm ngôn ngữ và hình thành cho trẻ tính thích thú tham gia chơi.
- Thông qua trò chơi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về: Đức, trí, thể, mỹ, lao động, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Đồng thời làm giàu thêm hành trang của giáo viên về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu. 
Nghiên cứu các biện pháp tổ chức trò chõi dân gian cho trẻ mầm non, đặc biệt đối tượng nghiên cứu là trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi lớp mẫu giáo lớn A – Trường mầm non Xuân Hòa nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy.
	4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
	- Phương pháp quan sát sư phạm.
	- Phương pháp thực hành.
	- Phương pháp đánh giá.
	- Phương pháp thống kê toán học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận.
	Theo phó giáo sý tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chõi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước – đang ngày càng bị mai một và quên lãng.Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn gốc các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Trò chơi dân gian không chỉ mang tính học tập mà còn mang tính vận động. Với những trò chơi dân gian chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi trẻ thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thoải mái. Điều đó giúp trẻ nỗ lực tìm kiếm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ trí tuệ như một nhiệm vụ chơi, chính điều đó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Chúng thực sự là những chủ thể với những năng lực riêng, có khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người. Chúng có kỹ năng nghe, hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểu. Trẻ 5-6 tuổi chủ động, độc lập, có sáng kiến, biết tự tìm kiếm các phương thức giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm tra  kết quả trong hoạt động học và chơi. Trẻ 5-6 tuổi tập trung chú ý và nỗ lực, cố gắng giải quyết và hoàn nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động của chúng.
Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ  5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết liên hệ các sự vật hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện động tác chơi như chơi “Ô ăn quan” đây là cơ sở để phát triển tư duy logic cho trẻ.
Mối quan hệ cô giáo và trẻ 5 tuổi trong trò chơi dân gian ngày càng gần gũi. Cô giáo vừa như người bạn cùng chơi với trẻ vừa như người hướng dẫn trẻ chơi, chính nhờ sự giúp đỡ của cô giáo mà trẻ có  tự lựa chọn nguyên vật liệu để làm đồ chơi, tự chọn trò chơi và có thể tự tổ chức các trò chơi dân gian mà mình yêu thích, trẻ làm trung tâm.
Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thaoPhạm trù thể lực bao gồm các mặt sau:
        Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về  khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng.
         Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể , đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng.
2. Thực trạng vấn đề.
Được Ban giám hiệu nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) tại khu trung tâm với tổng số cháu là 25 cháu trong đó có 16 cháu nữ và 9 cháu nam. Bước vào thực hiện đề tài tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau .
2.1.Thuận lợi: 
Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi khu trung tâm trường mầm non Xuân Hòa luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường. 
Luôn nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của các bạn đồng nghiệp, các bậc phụ huynh luôn luôn ủng hô nhiệt tình.
Phòng học được xây dựng kiên cố, đồ dùng học tập của trẻ đầy đủ theo qui định, có đầy đủ các thiết bị, bàn ghế, đồ chơi tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học
Học sinh đến trường chăm ngoan, khoẻ mạnh, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần đạt tỷ lệ 98% trở lên, trẻ trong độ tuổi điều tra ra lớp đạt 100%.
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên song vẫn còn không ít khó khăn:
Lớp mẫu giáo 5 tuổi tôi phụ trách có 100% trẻ đều là người dân tộc thái nên ngôn ngữ và nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ nhút nhát trong giao tiếp, chính vì vậy mà khả năng nhận thức của các cháu còn hạn chế nên ảnh hưởng không ít đến việc giáo viên hướng dẫn dạy trẻ tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi cũng như các hoạt động khác. 
Đồ dùng dạy học, đồ chơi để phục vụ lớp học chưa phong phú và đa dạng về chủng loại, độ bền đẹp chưa cao vì chủ yếu đồ chơi được tận dụng từ phế thải và nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
Một số ít phụ huynh chưa hiểu biết nhiều về cách chăm sóc giáo dục con, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con trẻ. 
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu tìm tòi và đưa ra được một số biện pháp tối ưu để đưa vào áp dụng trong các giờ tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở lớp tôi và đã có kết quả như sau:
Mức độ
Đầu năm học 2016 – 2017
Số lượng
Tỷ lệ
Trẻ yêu thích, hứng thú
12/25
48%
Hiểu biết về trò chơi dân gian
10/25
40%
Phát triển thể chất
14/25
56%
Tinh thần đoàn kết – ý thức tập thể
13/25
52%
Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian
13/25
52%
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: 
 Một là, khả năng hứng thú của trẻ theo ý thích chưa cao mà còn bị chi phối bởi một điều kiện nào khác. Quá trình chơi trẻ thể hiện ngôn ngữ còn hạn chế, mức độ hứng thú được duy trì đến cuối buổi chơi chưa cao.
Hai là, chưa có sự chủ động trong việc tham gia trò chơi, cô phải hướng dẫn cho trẻ tham gia chơi.
Ba là, quá trình chơi trẻ chưa biết phối hợp được với bạn cùng chơi, các thao tác chưa nhanh nhẹn, trẻ chưa kết hợp nhịp nhàng được giữa lời ca và động tác.
Tỷ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao.
Căn cứ vào thực trạng của lớp tôi chủ nhiệm, căn cứ khả năng nhận thức của trẻ trong lớp, qua thời gian tìm tòi nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn cải tiến một số nội dung, phương pháp, biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tham gia vào trò chơi dân gian đạt hiệu quả hơn.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
* Biện pháp 1: Lập kế hoạch lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với các chủ đề, phù hợp với trẻ:
 Ðiều đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn ngọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi.
Đồng dao là để chỉ các bài hát của trẻ em khi vui chơi tập thể, có thường là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn được ghép lại với nhau, không theo một logic nào cả, nhưng chình vì thế mà lại trở nên hấp dẫn đối với trẻ em. Đồng dao trước hết là một trò chơi tập thể của trẻ em và nó chỉ có giá trị trong một trò chơi cụ thể chứ không tồn tại độc lập ngoài trò chơi như bài dân ca khác. Nó là ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi. Đồng dao thường mang tính chu kỳ, tức là lặp đi lặp lại mãi không bao giờ hết. Ngôn ngữ của nó nhiều khi rất kỳ quặc, là những câu vui tai, gây thêm hào hứng cho trẻ khi chơi.
Các trò chơi dân gian vô cùng phong phú về thể loại, nội dung, hình thức thể hiện Vì vậy muốn đưa vào dạy trẻ, người giáo viên phải nghiên cứu lựa chọn, sưu tầm cho phù hợp với nội dung, hình thức giáo dục trẻ lớp mình để trẻ yêu thích và tham gia tích cực vào các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, hò, vè từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục.
	Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ  5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết liên hệ các sự vật hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện động tác chơi như chơi “Ô ăn quan”, “Cờ đi đường”  đây là cơ sở để phát triển tư duy logic cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi nắm được ngôn ngữ cảnh và ngôn ngữ mạch lạc, do vậy trẻ rất thích những trò chơi kết hợp với những bài đồng dao. Trong trò chơi trẻ vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà chúng yêu thích và thưc hiện những hành động chơi, do vậy trò chơi dân gian càng hấp dẫn với trẻ. Bên cạnh đó, do vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ ngày càng phong phú, nên trẻ rất thích thú với những nguyên vật liệu chơi, thích tìm kiếm và dùng các vật liệu khác nhau để làm đồ chơi phục vụ trò chơi của mình.
Ðể lập được kế hoạch tôi luôn bám sát và mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, căn cứ vào khả năng nhận thức của trẻ lớp mình, căn cứ vào kế hoạch thực hiện các hoạt động theo các chủ đề, tôi đã lựa chọn, sưu tầm những trò chơi dân gian.
TT
Tên chủ đề
Tên trò chơi dân gian
1
Trường mầm non
Nhảy bao bố, thả đỉa ba ba, kéo co, bắn bi
2
 Gia đình
Lộn cầu vồng, chốn tìm, ô ăn quan
3
Bản thân
Nu na nu nống, chi chi chành chành 
4
Nghề nghiệp
 Rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ, cắp cua bỏ giỏ
5
Thế giới động vật
Mèo ðuổi chuột, bịt mắt bắt dê
6
Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
Ô ăn quan, tập tầm vông, trồng nụ trồng hoa
7
Phương tiện và một số quy định giao thông
Ðua thuyền, thả đĩa ba ba.
8
Nước và các hiện tượng tự nhiên
Kéo co, ném vòng cổ trai, chong chóng.
9
Quê hương – đất nước – Bác Hồ
Nhảy dây, cướp cờ, chơi u.
Khi đã lựa chọn được theo các chủ đề, đã giúp tôi sử dụng các trò chơi dân gian không những dạy trẻ một cách hiệu quả mà còn giúp trẻ phát triển thể chất và nhận ra những điều hợp lý, không hợp lý khi sử dụng nguyên bản các trò chơi dân gian khi dạy trẻ. Trẻ hào hứng tham gia các trò chơi dân gian mà tôi tổ chức. Trẻ nắm được cơ bản cách chơi, luật chơi của các trò chơi.
* Biện pháp 2: Chuẩn bị địa điểm, đồ dùng đồ chơi, lời đồng dao trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ:
* Chuẩn bị địa điểm:
Trò chơi dân gian gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên Việt Nam. Trong trò chơi dân gian, con người và thiên nhiên hoà quyện với nhau, thiên nhiên được nhân cách hoá trở nên có hồn. Có những trò chơi dân gian mang tính tập thể cao thường có số lượng cháu tham gia đông như trò chơi: Rồng rắn, kéo co, mèo đuổi chuột...
Tuy vậy cũng có những trò chơi tĩnh trẻ hay chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi: Chồng nụ chồng hoa, cắp cua...Vì vậy tôi luôn nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm chơi phù với từng trò chõi.
Đối với những trò chơi có số lượng trẻ tham gia chơi đông, tôi đã tận dụng khoảng không gian thoáng mát ở sân trường để tổ chức cho trẻ chơi, với những trò chơi tĩnh tôi tổ chức lồng ghép vào các hoạt động chung, hoạt động chiều để cho các cháu chơi trong lớp
* Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi:
Để trò chơi được thành công thì ngoài kiến thức cơ bản như nắm vững luật chơi, cách chơi, thuộc lời ca. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi cũng là cơ sở quyết định kết quả của trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng, nếu thiếu nó sẽ không tiến hành được.
Ví dụ: Trò chơi “Cướp cờ” đòi hỏi một mảnh vải hoặc cành lá làm cờ, giữa sân vẽ 1 vòng tròn đặt làm cành hoặc mảnh vải, ở đầu mỗi sân vẽ một vạch ngang làm mốc. 
Đối với trò chơi “kéo co” thì đòi hỏi phải có 1 sợi dây thừng 6m, vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội. 
( Cô và trẻ đang chơi kéo co)
Với trò chơi “Ném vòng cổ chai” thì đòi hỏi phải có 2 thanh gổ xếp theo hình chữ x hoặc 3 cái chai, vòng tròn đường kính 10 -15cm làm bằng tre... 
(Trẻ đang chơi năm vòng)
Hay như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” nếu thiếu khăn bịt mắt thì không thể tổ chức được.
(Trẻ đang chơi bịt mắt bắt dê)
Để có được đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi,ngoài việc tìm tòi nghiên cứu ở sách báo tôi cũng tận dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương như: cành cây, lá cây, tre, nứa...những vật liệu phế thải như: chai nhựa, vải vụn. Ngoài ra tôi cũng huy động ở các bậc phụ huynh sưu tầm thêm những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra những đồ dùng đồ chơi an toàn, đẹp mắt thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tham gia vào trò chơi. Và với đồ dùng đồ chơi tự làm khi đưa vào sử dụng trong trò chơi dân gian tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú chơi. Điều đó chứng tỏ rằng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian rất quan trọng. Vì thế trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kĩ về cách chơi, luật chơi, xác định những đồ dùng đồ chơi phù hợp với trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi để trò chơi được tổ chức tốt, hiệu quả hơn.
* Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao):
 Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. 
Ví dụ như: chơi “Chi chi chành chành”, trẻ hát “Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa chết trương – Tam vương ngũ đế”. Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành. 
(Trẻ đang chơi chi chi chành chành)
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trờiKhi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
* Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện trò chơi dân gian:
Để có thể truyền tải hết nội dung cho trẻ chơi trò chơi dân gian tôi đã xây dựng một kế hoạch, xác định mục tiêu cần đạt khi cho trẻ tham gia chơi. Cụ thể như sau:
* Chuẩn bị trước khi chơi:
* Lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
	- Xác định mục đích yêu cầu.
	- Phát triển khả năng suy đoán, suy luận.
	- Rèn luyện ngôn ngữ.
	- Rèn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cac_tro_choi_dan_gian_cho_tre.docx