SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 giải nhanh bài toán trắc nghiệm Hóa học dạng đồ thị

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 giải nhanh bài toán trắc nghiệm Hóa học dạng đồ thị

Trong những năm gần đây trong đề thi THPT Quốc Gia có rất nhiều đổi mới về cấu trúc đề thi đó là:

 - Tăng số lượng các câu dễ.

 - Tăng độ khó của những câu hỏi trong khung điểm 9- 10.

 - Sử dụng những câu hỏi và bài tập đặc trưng cho bộ môn Hóa học: Câu hỏi sử dụng hình ảnh, thí nghiệm, đặc biệt là bài toán trắc nghiệm dạng đồ thị.

Trong khi đó các bài toán trắc nghiệm dạng đồ thị tôi thấy trong sách giáo khoa và sách tham khảo đề cập chưa nhiều, tài liệu hướng dẫn giải bài tập bằng phương pháp này còn ít, học sinh thực sự gặp khó khăn, thường lúng túng khi gặp những dạng bài toán này.

Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, thì việc giải nhanh các bài toán Hóa học là yêu cầu hàng đầu của người học. Phương pháp giải nhanh một bài toán sẽ giúp học sinh tiết kiệm được thời gian, rèn luyện được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề.

Vì những lí do trên để giúp các em có được kỹ năng, kỹ sảo khi gặp các bài toán trắc nghiệm dạng đồ thị trước khi bước vào những kì thi THPT Quốc Gia tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 giải nhanh bài toán trắc nghiệm Hóa học dạng đồ thị”.

 

doc 21 trang thuychi01 8943
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 giải nhanh bài toán trắc nghiệm Hóa học dạng đồ thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây trong đề thi THPT Quốc Gia có rất nhiều đổi mới về cấu trúc đề thi đó là:
 - Tăng số lượng các câu dễ.
 - Tăng độ khó của những câu hỏi trong khung điểm 9- 10. 
 - Sử dụng những câu hỏi và bài tập đặc trưng cho bộ môn Hóa học: Câu hỏi sử dụng hình ảnh, thí nghiệm, đặc biệt là bài toán trắc nghiệm dạng đồ thị.
Trong khi đó các bài toán trắc nghiệm dạng đồ thị tôi thấy trong sách giáo khoa và sách tham khảo đề cập chưa nhiều, tài liệu hướng dẫn giải bài tập bằng phương pháp này còn ít, học sinh thực sự gặp khó khăn, thường lúng túng khi gặp những dạng bài toán này.
Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, thì việc giải nhanh các bài toán Hóa học là yêu cầu hàng đầu của người học. Phương pháp giải nhanh một bài toán sẽ giúp học sinh tiết kiệm được thời gian, rèn luyện được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề.
Vì những lí do trên để giúp các em có được kỹ năng, kỹ sảo khi gặp các bài toán trắc nghiệm dạng đồ thị trước khi bước vào những kì thi THPT Quốc Gia tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 giải nhanh bài toán trắc nghiệm Hóa học dạng đồ thị”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, đầy đủ, rõ ràng về bài tập sử dụng đồ thị dựa trên kiến thức sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. 
- Phân loại các bài tập theo từng dạng bài tập thích hợp và phương pháp giải.
- Học sinh có thể chủ động để giải quyết tốt các bài tập thuộc từng dạng.
- Những kiến thức đưa ra phải chính xác, có chọn lọc để phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, đảm bảo tính vừa sức và tính sáng tạo của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 12 nói chung và học sinh lớp 12 thi khối A, B, B1 nói riêng. Đối tượng lớn nhất là các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách thấu đáo, cặn kẽ có chiều sâu, có cơ sở để phát huy áp dụng một cách nhanh nhẹn trong việc tìm tòi kiến thức mới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đã sử dụng các phương pháp để hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này cụ thể là: 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập Hóa học 11, Hóa học 12 mạng internet, đề thi đại học, cao đẳng các năm, đề thi học sinh giỏi lớp 12 của một số tỉnh, đề thi thử THPT Quốc Gia của một số trường trong cả nước.
- Phương pháp điều tra thực tiễn: Dự giờ, quan sát việc dạy và học phần bài tập loại này.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Về Hóa học: Chúng ta thường gặp các bài toán khi cho CO2, SO2 tác dụng với dung dịch NaOH, Ca(OH)2 hay Ba(OH)2 thu được muối, kết tủa hoặc cho dung dịch NaOH, KOH tác dụng với dung dịch AlCl3 hay ZnSO4 thu được kết tủa, muối... đó cũng là những dạng toán khó và có nhiều trường hợp xảy ra trong bài toán. 
 Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
 hoặc CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
- Nếu CO2 dư thì kết tủa bị hòa tan: CO2 + CaCO3 +H2O → Ca(HCO3)2
 hoặc CO2 + BaCO3 +H2O → Ba(HCO3)2
Về Toán học: + Trục tung Oy gắn với giá trị kết tủa.
 + Trục hoành Ox gắn với giá trị CO2, OH- hoặc H+. 
Ví dụ:
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh thường mắc những khó khăn sau:
- Học sinh không biết khai thác các thông tin từ đồ thị.
- Học sinh còn lúng túng trong việc chọn phương pháp giải hoặc chọn phương pháp giải tối ưu để hoàn thành xuất sắc bài thi của mình.
2.3. Các dạng toán thường gặp.
Dạng 1: CO2 phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2.
1. Thiết lập hình dáng đồ thị.
 Khi sục CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 thì xảy ra các phản ứng sau:
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
 hoặc CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
- Nếu CO2 dư thì kết tủa bị hòa tan: CO2 + CaCO3 +H2O → Ca(HCO3)2
 hoặc CO2 + BaCO3 +H2O → Ba(HCO3)2
+ Biểu diễn đồ thị như sau: 
2. Phương pháp.
 Quan sát đồ thị cho ta thấy: 
 + Nếu nCaCOmax = a mol thì nCO= a mol.
 + Nếu 0 < n < a thì nCOmin = x mol = nmol.
 hoặc nCOmax = y mol = ( 2a - n↓) mol.
3. Bài tập minh họa.
Câu 1: Hấp thụ hết V lít CO2 ở đktc vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của V là:
 A. 3,36 lít hoặc 5,6 lit. B. 3,36 lít. 
 C. 4,48 lít. D. 4,48 lit hoặc 5,6 lít. 
Giải: 
 nCa(OH)= 0,2 mol = a mol; nCaCO = 0,15 mol.
ta biểu diễn đồ thị như sau:
Dựa vào đồ thị ta có nCO min = x mol = n= 0,15 mol.
 nCOmax = y mol = 2a - n↓ = 2.0,2 -0,15 = 0,25 mol.
Vậy VCO= 3,36 lít hoặc VCO= 5,6 lít. Chọn đáp án A.
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 26,88 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 157,6 gam kết tủa. Giá trị của a là:
 A. 0,6 mol/l. B. 0,3 mol/l. C. 0,4 mol/l. D. 0,5 mol/l.
Giải: 
nCO = 1,2 mol; nBaCO= 0,8 mol; nBa(OH)= 2,5a mol.
Ta biểu diễn đồ thị như sau:
 Theo đồ thị ta có: 2,5a – 0,8 = 1,2 – 2,5a Þ a = 0,4. Chọn đáp án C.
4. Bài tập tự giải dạng 1.
Câu 1: Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị dưới đây. Khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa đã xuất hiện là m gam. Giá trị của m là:
 A. 40 gam. B. 55 gam. C. 45 gam. D. 35 gam. 
Câu 2: Trong một bình kín chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sục vào bình lượng CO2 có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0,05 mol đến 0,24 mol thu được m gam kết tủa. Giá trị của m biến thiên trong khoảng nào sau đây?
 A. 0 đến 39,4 gam. B. 0 đến 9,85 gam.
 C. 9,85 đến 39,4 gam. 	 D. 9,85 đến 31,52 gam.
Dạng 2: CO2 phản ứng với dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, Ca(OH)2.
1. Thiết lập dáng của đồ thị.
+ Khi sục từ từ CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Ca(OH)2 thì xảy ra phản ứng dạng ion thu gọn:
	CO2 + 2OH- → CO32- + H2O	
	CO32- + CO2 + H2O → 2HCO3- 	
	Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ 	
+ Ta thấy: nOH= (x + 2y) mol Þ nCOmax = (0,5x + y) mol.
+ Mặt khác: nCa = y (mol).
Suy ra: nCaCOmax = y (mol). Đồ thị của pư trên là:
 2. Phương pháp giải.
Quan sát đồ thị cho ta thấy: 
- Nếu nCaCOmax = y (mol) thì nCO= y mol hoặc nCO= (y + x ) mol.
- Nếu 0 < nCaCO< y thì nCO= n mol hoặc nCO= (x + 2y - n) mol.
- Nếu kết tủa bị hòa tan hoàn toàn thì nOH= (x + 2y) mol.
3. Bài tập minh họa. 
Câu 1: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH; 
x mol KOH và y mol Ba(OH)2 kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
Giá trị của x, y, z lần lượt là: 
 A. 0,6; 0,4 và 1,5. B. 0,3; 0,6 và 1,4.
 C. 0,3; 0,3 và 1,2. D. 0,2; 0,6 và 1,25 [3].
Giải: 
 nCaCOmax = 0,6 mol Þ y = 0,6.
nOH= (0,1 + x + 2y) = 1,6 Þ x = 0,3 mol. 
Từ đồ thị Þ 1,6 – z = 0,2 Þ z = 1,4 mol. Chọn đáp án B.
Câu 2: Sục khí CO2 vào V lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 như sau
m kết tủa
0,03
0,13
Giá trị của V là:
 A. 300. B.250. C.400. D.150 [2].
Giải: 
Từ đồ thị ta có: nOH= 0,03 + 0,13 = 0,16 mol = 0,4V 
 V= 0,4 lít = 400 ml. Chọn đáp án C.
4. Bài tập tự giải dạng 2.
Câu 1: Cho x mol CO2 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và b mol NaOH sinh ra c mol kết tủa. Kết quả ta được đồ thị sau.
0,05
0,4
a+0,25
a
Giá trị của a là :
 A. 0,1. B. 0,15. C. 0,2. D. 0,25 [4].
Câu 2: Cho m gam hỗn hợp Na và Ca vào một lượng nước dư thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch X kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :
0,1
0,05
0,05
0,35
0,4
 0,1
Giá trị của V là:
 A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D.5,6 [5].
 Câu 3: Số mol CaCO3
Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol được biểu diễn theo đồ thị sau:
0,25
 Số mol CO2
0,7
Tỉ lệ a : b tương ứng là:
 A. 4 : 5. B. 2 : 3. C. 5 : 4. D. 4 : 3 [6].
Dạng 3: Dung dịch kiềm OH- phản ứng với dung dịch Al3+.
1. Thiết lập dáng của đồ thị.
TH1: Cho từ từ dung dịch OH- vào dung dịch chứa a mol Al3+.
 Ta có các phản ứng dạng ion thu gọn: Al3+ + 3OH- Al(OH)3 
 Nếu OH- dư thì: Al(OH)3 + OH- Al(OH)4- 
 Đồ thị biểu diễn hai phản ứng trên như sau: 
TH2 : Cho từ từ dung dịch OH- vào dung dịch chứa x mol H+ và a mol Al3+.
 Ta có các phản ứng dạng ion thu gọn:
 H+ + OH- H2O
 Al3+ + 3OH- Al(OH)3 .
 Al(OH)3 + OH- Al(OH)4- 
 Đồ thị biểu diễn như sau : 
2. Phương pháp giải.
TH1: Cho từ từ dung dịch OH- vào dung dịch chứa a mol Al3+.
 + Quan sát đồ thị ta có kết tủa cực đại nAl(OH) = a mol khi nOH = 3a mol.
 + Nếu 0 < nAl(OH) < a thì nOH = 3nmol hoặc nOH= (4a - n) mol.
TH2 : Cho từ từ dung dịch OH- vào dung dịch chứa x mol H+ và a mol Al3+.
 + Nếu kết tủa cực đại nAl(OH)= a mol khi nOH = ( x + 3a ) mol.
 + Nếu 0 < nAl(OH)< a thì nOH = (x + 3n) mol.
 hoặc nOH = (x + 4a - n) mol.
3. Bài tập minh họa.
Câu 1: Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2: V1 là:
A. 4 : 3.	B. 25 : 9. C. 13 : 9. D. 7 : 3 [7].
Giải: 
Thiết lập đồ thị 	
0,05
0,15
Ta có n= x = 0,15 mol, nAl = a = 0,15 mol.
 Nên nOH = x + 3n = 0,15 + 0,15 = 0,001.V1 V1 = 300 ml.
hoặc nOH = 4a + x - n= 4.0,15 + 0,15 – 0,05 = 0,001.V2 V2 = 700 ml.
	Vậy V2 : V1 = 7: 3. Chọn đáp án D.
Câu 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tỉ lệ a:b là:
 A. 4 : 3. B. 2 : 1. C. 1 : 1. D. 2 : 3 [2].
Giải: 
 Từ đồ thị ta có: a = 0,8 mol, nOH = a + 4b = 2,8 + 0,4 b = 0,6 mol.
 Vậy a : b = 4 : 3. Chọn đáp án A.
4. Bài tập tự giải dạng 3.
Câu 1: Rót từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2 M vào 150 ml dung dịch AlCl3 0,04M thấy lượng kết tủa phụ thuộc vào số ml dung dịch Ba(OH)2 theo đồ thị dưới đây. Giá trị của a và b tương ứng là:
 A. 45 và 60. B. 45 và 90. C. 90 và 120. D. 60 và 90.
Số mol
0,006
V (ml) 
b
a
Câu 2: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X gồm Al(NO3)3, HNO3 và HCl. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
0,15
y
0,06
0,224a
0,144a
Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
 A. 2,8. B. 2,3. C. 2,0. D. 2,6 [8].
Câu 3: Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M phản ứng với dung dịch NaOH 0,5M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. Giá trị của b là:
 A. 360 ml.	 B. 340 ml.	C. 350 ml.	D. 320 ml.	
Dạng 4: Dung dịch kiềm (OH-) phản ứng với dung dịch Zn2+.
1. Thiết lập dáng đồ thị.
TH1: Cho từ từ dung dịch chứa OH- vào dung dịch chứa a mol Zn2+.
 Ta có pư xảy ra dạng ion thu gọn: 
 Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2
	Zn(OH)2 + 2OH- → Zn(OH)42- 
+ Đồ thị biểu diễn hai pư trên như sau:
TH2: Cho từ từ dung dịch chứa OH- vào dung dịch chứa x mol H+ và a mol Zn2+.
Ta có pư xảy ra dạng ion thu gọn:
 H+ + OH- → H2O
 Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2↓
 Zn(OH)2 + 2OH- → Zn(OH)42-
+ Đồ thị biểu diễn ba phản ứng trên như sau:
2. Phương pháp.
TH1: Cho từ từ dung dịch OH- vào dung dịch chứa a mol Zn2+.
 + Quan sát đồ thị ta có kết tủa cực đại nZn(OH)= a mol khi nOH = 2a mol.
 + Nếu 0 < nZn(OH)< a thì nOH = 2nmol hoặc nOH = (4a - 2n) mol.
TH2 : Cho từ từ dung dịch OH- vào dung dịch chứa x mol H+ và a mol Zn2+.
 + Nếu kết tủa cực đại nZn(OH)= a mol khi nOH = (x + 2a) mol.
 + Nếu 0 < nZn(OH)< a thì nOH= ( x + 2n) mol.
 hoặc nOH = ( x + 4a - 2n) mol.
3. Bài tập minh họa.
Câu 1: Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là: 
 A. 20,125. B. 22,540. C. 12,375. D. 17,710 [2].
Giải : 
 Ta đặt nZn = x mol, nZn(OH) = y mol.
 Thiết lập đồ thị ta có :
y
x
0,28
0,22
Theo đồ thị ta có : = 0,22 = 2y y = 0,11 mol. 
 = 0,28 = 4x -2y x = 0,125 mol.
 Vậy m = 20,125 g. Chọn đáp án A. 
Câu 2: Cho từ từ dung dịch chứa x mol NaOH vào 300 ml dung dịch ZnSO4 1,5M thu được 19,8 gam kết tủa. Giá trị của x là:
 A. 0,4 mol hoặc 1,4 mol. B. 0,4 mol hoặc 1,2 mol.
 C. 0,4 mol hoặc 1,6 mol. D. 0,5 mol hoặc 1,4 mol.
Giải: 
+ Ta có: nZn = 0,45 mol Þ nZn(OH) max = 0,45 mol.
+ nZn(OH) = 0,2 mol.
+ Đồ thị của bài toán: 
+ Từ đồ thị Þ a = 2n = 0,2.2 = 0,4 mol. 
 hoặc b = 4nZn - 2n= 4.0,45 – 2.0,2= 1,4 mol.
 Vậy x = 0,4 mol hoặc x = 1,4 mol. Chọn đáp án A. 
Câu 3: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch gồm a mol HCl và b mol ZnSO4 . Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên sơ đồ sau:
Tỉ lệ a:b là:
 A. 2 : 3. B. 3 : 2.	 C. 1 : 2. D. 3 : 4. 
Giải
+ Từ đồ thị Þ a = 0,4 mol, nZn(OH)max = b mol.
+ Ta có đồ thị:
+ Từ đồ thị Þ 2x = 1 – 0,4 Þ x = 0,3 mol.
+ Ta cũng có: 1,0 – 0,4 = 0,4 + 4b – 3,0 Þ b = 0,8 mol.
Þ a : b = 1 : 2. Chọn đáp án C.
 4. Bài tập tự giải dạng 4.
Câu 1: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và 
x mol ZnSO4 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình dưới. Giá trị của x là: 
 A. 0,4. B. 0,6. C. 0,7. D. 0,65.
Câu 2: Nhỏ từ từ đến dư NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol ZnSO4, kết quả thí nghiêm được biểu diễn theo đồ thị hình dưới. Tổng a+b là:
 A. 1,4. B. 1,6. C. 1,2. D. 1,3.
Câu 3: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol ZnCl2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị hình dưới.
Tỉ lệ a:b là:
 A. 3 : 2. B. 2 : 3. C. 1 : 1 D. 2 : 1.
Câu 4: Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là: 
 A. 17,71. B. 16,10. C. 32,20. D. 24,15 [2].
 Dạng 5: Dung dịch H+ phản ứng với dung dịch AlO2-.
 1. Thiết lập dáng của đồ thị.
 TH1: Khi cho từ từ dung dịch H+ vào dung dịch chứa a mol AlO2-.
 Ta có phản ứng xảy ra dạng ion thu gọn:
 H+ + AlO2- + H2O Al(OH)3
 Al(OH)3 + 3H+ Al3+ + 3H2O
 Đồ thị biểu diễn hai phản ứng trên:
TH2: Khi cho từ từ dung dịch H+ vào dung dịch chứa x mol OH- và a mol AlO2-. 
 Ta có phản ứng xảy ra dạng ion thu gọn:
 H+ + OH- H2O
 H+ + AlO2- + H2O Al(OH)3
 Al(OH)3 + 3H+ Al3+ + 3H2O
 Đồ thị biểu diễn ba phản ứng trên:
 a
x
4a + x
a + x
2. Phương pháp.
TH1: Khi cho từ từ dung dịch H+ vào dung dịch chứa a mol AlO2-.
 + Kết tủa cực đại nAl(OH) = a mol, khi n= a mol.
 + Nếu 0 <nAl(OH) < a thì n= n mol hoặc n= (4a - 3n) mol.
TH2: Khi cho từ từ dung dịch H+ vào dung dịch chứa x mol OH- và a mol AlO2-.
 + Kết tủa cực đại nAl(OH) = a mol, khi n= (x + a) mol.
 + Nếu 0 <nAl(OH)< a thì n= (x + n) mol. 
 hoặc n= (x + 4a - 3n) mol.
3. Bài tập minh họa.
Câu 1: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
Giá trị của x và y lần lượt là:
 A. 0,05 và 0,15. B. 0,10 và 0,30.
 C. 0,10 và 0,15. D. 0,05 và 0,30 [3].
Giải:
+ Từ đồ thị Þ nOH = 0,1 mol Þ 2x = 0,1 Þ x = 0,05 mol.
 + Từ đồ thị Þ khi kết tủa tan vừa hết thì: nHCl = 0,7 + 0,2.3 = 1,3 mol.
Þ nAl(OH) max = 2y = Þ y = 0,15 mol. Chọn đáp án A.
Câu 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị bên. Tỉ lệ x: y là: 
A. 1 : 3. B. 2 : 3. C. 1 : 1. D. 4 : 3 [9].
Giải: 
 + Từ đồ thị ta có x = 0,4 mol.
 + Từ đồ thị Þ khi kết tủa tan vừa hết thì: nHCl = 1,0 + 0,2.3 = 1,6 mol.
Þ nAl(OH) max = y = (1,6 – 0,4):4 = 0,3 mol. 
 Vậy x : y = 4 : 3. Chọn đáp án D.
4. Bài tập tự giải dạng 5.
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là: 
 A. 15,6 và 27,7. B. 23,4 và 35,9. 
 C.23,4 và 56,3. D. 15,6 và 55,4 [2].
Câu 2: Khi nhỏ từ từ V(lít) dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và NaAlO2 0,1M. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị như hình dưới. Giá trị của a, b là: 
 A. 0,4 và 1,0. B. 0,2 và 1,2. C. 0,2 và 1,0. D. 0,4 và 1,2.
Dạng 6: Dung dịch H+ phản ứng với dung dịch ZnO22-.
1. Thiết lập dáng đồ thị.
TH1: Cho từ từ dung dịch chứa H+ vào dung dịch chứa a mol ZnO22-.
 Ta có phản ứng xảy ra dạng ion thu gọn:
	ZnO22- + 2H+ → Zn(OH)2↓
	Zn(OH)2 + 2H+ → Zn2+ + 2H2O
TH2: Cho từ từ dung dịch chứa H+ vào dung dịch chứa x mol OH- và a mol ZnO22-.
 Ta có phản ứng xảy ra dạng ion thu gọn:
 H+ + OH- → H2O
	 ZnO22- + 2H+ → Zn(OH)2↓
 	Zn(OH)2 + 2H+ → Zn2+ + 2H2O
2. Phương pháp. 
TH1: Khi cho từ từ dung dịch H+ vào dung dịch chứa a mol ZnO22-.
 + Kết tủa cực đại nZn(OH) = a mol, khi n= 2a mol.
 + Nếu 0 < nZn(OH)< a thì n= 2nmol hoặc n= (4a - 2n) mol.
TH2: Khi cho từ từ dung dịch H+ vào dung dịch chứa x mol OH- và a mol ZnO22-.
 + Kết tủa cực đại nZn(OH) = a mol, khi n= (x + 2a) mol.
 + Nếu 0 < nZn(OH)< a thì n= (x + 2n) mol.
 hoặc n= (x + 4a - 2n) mol.
3. Bài tập minh họa.
Câu 1: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2ZnO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. Giá trị của x là:
 A. 0,06. B. 0,24. C. 0,12. D. 0,08.
Giải: 
 + Từ đồ thị ta có: 4x = 0,24 x = 0,06. Chọn đáp án A.
Câu 2: Khi nhỏ từ từ V(lít) dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và Na2ZnO2 0,1M. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị như hình dưới. Giá trị của x, a là: 
 A. 0,04 và 0,01. B. 0,02 và 0,02. C. 0,02 và 0,01. D. 0,04 và 0,2.
Giải:
 Ta có: nOH = 0,02 mol, nZnO= 0,02 mol.
 Theo đồ thị ta có: x = 0,02 mol, a = 0,02 mol. Chọn đáp án B.
4. Bài tập tự giải dạng 6.
Câu 1: Hòa tan hết 4,667 gam hỗn hợp Na, K, Ba và ZnO ( trong đó oxi chiếm 5,14% khối lượng) vào nước, thu được dung dịch X và 0,032 mol khí H2. cho 88 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X đến khi các phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
 A. 0,990. B. 0,198. C. 0,297. D. 1,188.
Câu 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol KOH và y mol K2ZnO2, kết quả của thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Số mol 
z
Số mol H+
0,6
1,4
1,0
Tổng ( x + y + z) là:
 A. 2,0. B. 1,1. C. 0,9. D. 0,8.
Bài tập tổng hợp.
Câu 1: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau: 
69,9
V
Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây:
 A. 1,7. B. 2,1. C. 2,4. D. 2,5 [10].
Câu 2: Hòa tan hết 12,06 gam hỗn hợp Mg và Al2O3trong dung dịch chứa HCl 0,5M và H2SO4 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Số mol kết tủa
5a
3a
2a
Số mol OH-
Nếu cho từ từ V ml dung dịch NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X thu được kết tủa lớn nhất, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
 A. 37,860. B. 41,940. C.48,152. D.53,124 [11].
Câu 3: Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc giữa lượng kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
0,2
0,1
V
0,3
0,1
Giá trị của x và y tương ứng là:
A. 0,1 và 0,05. B. 0,2 và 0,05. 
C. 0,4 và 0,05. D. 0,2 và 0,1 [12].
Câu 4: Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol KOH, b mol NaOH và c mol K2CO3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tổng (a + b) có giá trị là:
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,1.	 D. 0,4 [3].
Câu 5: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3 thu được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị:
y
x
0,6
0,3
Tổng giá trị (x + y) bằng:
A. 163,2.	B. 162,3.	C. 132,6.	D. 136,2 [13].
Câu 6: Dung dịch A chứa a mol ZnSO4; dung dịch B chứa b mol AlCl3; dung dịch C chứa c mol NaOH. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
 + Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch A.
 + Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch B.
Lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm biến đổi theo đồ thị sau đây: 
Tổng khối lượng kết tủa ở hai thí nghiệm khi dùng x mol NaOH gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9. B. 8. C. 8,5. D. 9,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_12_giai_nhanh_bai.doc