SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 tự tin giải quyết tốt các bài tập muối amoni hữu cơ nhằm nâng cao kết quả thi trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 tự tin giải quyết tốt các bài tập muối amoni hữu cơ nhằm nâng cao kết quả thi trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học

Cổ nhân xưa đã có câu: “Mười năm trồng cây một ngày hái quả”, câu nói trên quả rất đúng với học sinh lớp 12. Kết quả học tập của các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 không phải là những điểm số vô hồn mà có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của các em, vì vậy kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) là sự kỳ vọng và mong đợi không chỉ của các em mà còn là của cả thầy cô, cha mẹ, và toàn xã hội.

 Năm học 2016 – 2017, kì thi THPTQG có nhiều điểm đổi mới về cách thức thi, số lượng bài thi, thời gian làm bài Trước những thay đổi này, mỗi giáo viên trường THPT Triệu Sơn 3 đều đang trăn trở, nỗ lực hết sức mình, tìm kiếm phương pháp và những kinh nghiệm quý báu nhằm giúp các em học sinh nâng cao chất lượng thi THPTQG. Đối với môn Hóa học, đề thi năm nay không còn dàn trải kiến thức trong cả ba năm THPT mà sẽ xoáy sâu vào chương trình Hóa học 12. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh nắm vững kiến thức, đào sâu nghiên cứu và luôn bám sát nội dung các đề thi minh họa THPTQG mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

 Bài tập muối amoni hữu cơ là một dạng bài thường xuyên có mặt trong các đề thi THPTQG hàng năm, các đề thi minh họa do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Đây là một phần kiến thức hay nhưng tương đối khó với nhiều học sinh, đã thế phần kiến thức này chỉ được giới thiệu rất sơ lược trong chương trình Hóa học 12. Hiện tại, tài liệu viết về muối amoni hữu cơ còn ít và chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này do đó nội dung kiến thức và kĩ năng giải bài tập cung cấp cho học sinh chưa được nhiều, chưa đủ để học sinh hiểu rõ và tính toán thành thạo các dạng bài tập. Chính vì thế, khi gặp các bài tập về muối amoni hữu cơ các em thường lúng túng trong việc tìm ra phương pháp giải phù hợp.

 Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 tự tin giải quyết tốt các bài tập muối amoni hữu cơ nhằm nâng cao kết quả thi trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học” làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017.

 

doc 19 trang thuychi01 12393
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 tự tin giải quyết tốt các bài tập muối amoni hữu cơ nhằm nâng cao kết quả thi trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU..
1
1.1. Lí do chọn đề tài ..
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
	2.3.1. Bổ sung kiến thức về muối amoni
4
	2.3.2. Phương pháp giải bài tập..
5
	2.3.3. Một số dạng bài tập vận dụng.
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
 14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
3.1. Kết luận.
16
3.2. Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..
17
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài.
	Cổ nhân xưa đã có câu: “Mười năm trồng cây một ngày hái quả”, câu nói trên quả rất đúng với học sinh lớp 12. Kết quả học tập của các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 không phải là những điểm số vô hồn mà có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của các em, vì vậy kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) là sự kỳ vọng và mong đợi không chỉ của các em mà còn là của cả thầy cô, cha mẹ, và toàn xã hội.
	Năm học 2016 – 2017, kì thi THPTQG có nhiều điểm đổi mới về cách thức thi, số lượng bài thi, thời gian làm bài Trước những thay đổi này, mỗi giáo viên trường THPT Triệu Sơn 3 đều đang trăn trở, nỗ lực hết sức mình, tìm kiếm phương pháp và những kinh nghiệm quý báu nhằm giúp các em học sinh nâng cao chất lượng thi THPTQG. Đối với môn Hóa học, đề thi năm nay không còn dàn trải kiến thức trong cả ba năm THPT mà sẽ xoáy sâu vào chương trình Hóa học 12. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh nắm vững kiến thức, đào sâu nghiên cứu và luôn bám sát nội dung các đề thi minh họa THPTQG mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. 
	Bài tập muối amoni hữu cơ là một dạng bài thường xuyên có mặt trong các đề thi THPTQG hàng năm, các đề thi minh họa do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Đây là một phần kiến thức hay nhưng tương đối khó với nhiều học sinh, đã thế phần kiến thức này chỉ được giới thiệu rất sơ lược trong chương trình Hóa học 12. Hiện tại, tài liệu viết về muối amoni hữu cơ còn ít và chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này do đó nội dung kiến thức và kĩ năng giải bài tập cung cấp cho học sinh chưa được nhiều, chưa đủ để học sinh hiểu rõ và tính toán thành thạo các dạng bài tập. Chính vì thế, khi gặp các bài tập về muối amoni hữu cơ các em thường lúng túng trong việc tìm ra phương pháp giải phù hợp. 
	Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 tự tin giải quyết tốt các bài tập muối amoni hữu cơ nhằm nâng cao kết quả thi trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học” làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Khi tiến hành nghiên cứu tôi đặt ra mục đích nghiên cứu của đề tài là:
	- Phải khắc phục được tâm lí lo ngại, lúng túng của học sinh khi gặp bài toán về muối amoni hữu cơ, giúp các em nhận diện tốt dạng bài, xác định đúng hướng giải quyết vấn đề.
	- Phát triển tối đa năng lực tư duy, năng lực phát hiện vấn đề, kĩ năng giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học cho học sinh.
	- Góp phần nâng cao hứng thú, sự say mê, tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài sẽ nghiên cứu, tổng kết việc xây dựng cơ sở lí thuyết, phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập về muối amoni hữu cơ.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 	Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
	Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, giáo trình, các tài liệu tham khảo, các văn bản hướng dẫn liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	Tìm hiểu thực tiễn dạy học của môn học thông qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, tham gia dự giờ lấy ý kiến của đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn ở trường. Từ đó xác định những khó khăn, hạn chế và tìm hướng khắc phục. 
	Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, thu thập thông tin phản hồi từ học sinh khi tiến hành xây dựng nội dung dạy học.
	- Phương pháp thực nghiệm.
	Dựa trên kế hoạch môn học, kế hoạch dạy thêm, soạn giáo án chi tiết các tiết dạy có áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện các tiết dạy tại nhà trường theo lịch học thêm nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra những đề xuất cần thiết.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
	Thông qua kết quả kiểm tra – đánh giá thường xuyên và định kì học sinh, xử lí thống kê toán học trên cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm để rút ra những kết luận và đề xuất.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Trong chương trình Hóa học THPT hiện nay, muối amoni có thể chia là hai loại là muối amoni vô cơ và muối amoni hữu cơ. Về muối amoni vô cơ học sinh đã được học trong chương trình Hóa học 11 bài: Amoniac và muối amoni, do đó các kiến thức về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của các muối amoni vô cơ đều đã được trình bày đầy đủ.
	Muối amoni hữu cơ hầu như không được đề cập đến trong chương trình Hóa học THPT hiện hành, học sinh chỉ được giới thiệu về muối amoni hữu cơ trong chương trình Hóa học 12 bài: Amin khi nghiên cứu phản ứng của amin với axit. Ngoài ra, các kiến thức về đặc điểm cấu tạo, phân loại, tính chất của muối amoni hữu cơ không được nhắc tới trong chương trình SGK, các tài liệu viết về muối amoni hữu cơ còn ít, nguồn tư liệu để giáo viên và học sinh nghiên cứu còn hạn chế. 
	Khi nghiên cứu các đề thi Đại học, Cao đẳng, đề thi THPT quốc gia hàng năm, đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi thử của các trường THPT trong cả nước tôi nhận thấy trong đề thi luôn có ít nhất một câu hỏi liên quan đến muối amoni hữu cơ. Câu hỏi này thường ở trong khung điểm từ 7 trở lên của đề thi, dù số lượng câu hỏi không nhiều nhưng nếu giải quyết tốt bài tập này sẽ giúp các em học sinh có thêm cơ hội khi xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mong muốn.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Do nội dung kiến thức về muối amoni hữu cơ hầu như không được đề cập trong chương trình SGK hiện hành nên khi dạy phần kiến thức này giáo viên thường liên hệ tới tính chất của muối amoni vô cơ (trong chương trình Hóa học 11) để so sánh, trên cơ sở đó xây dựng và dự đoán tính chất của các muối amoni hữu cơ. Vì thế đối với mỗi người giáo viên cách đề cập và giải quyết vấn đề có nhiều điểm khác nhau, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến học sinh, gây ra không ít khó khăn và lúng túng.
	Với học sinh đây là một nội dung kiến thức lạ và khó trong chương trình. Đa số học sinh chỉ biết tới muối amoni của amin với axit HCl, các em hầu như không biết có những loại muối amoni hữu cơ nào, chúng có cấu tạo và tính chất gì. Do đó, khi làm các bài tập về muối amoni hữu cơ hầu hết các em thường gặp những khó khăn sau:
	+ Không nhận diện được dạng bài.
	+ Không suy ra được công thức cấu tạo muối amoni.
	+ Không viết được phương trình phản ứng.
	Chính vì những điều trên nên nhiều học sinh có tâm lý sợ học, ngại học dẫn đến khi gặp bài toán muối amoni hữu cơ là các em bỏ qua hoặc khoanh tù mù phó mặc may rủi. 
	Từ thực trạng trên, tôi luôn trăn trở, băn khoăn là làm thế nào để học sinh nắm được nội dung và phương pháp giải các dạng bài tập về muối amoni hữu cơ. Bởi vậy, tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm: Dạy cho học sinh lớp 12 các phương pháp giải bài tập về muối amoni hữu cơ với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	2.3.1. Bổ sung kiến thức về muối amoni.
	Tôi đã tìm tòi nghiên cứu các tài liệu về muối amoni đặc biệt là các dạng bài tập đã từng xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, đề thi minh họa, đề thi THPTQG hàng năm, trên cơ sở đó xây dựng những nội dung kiến thức cần nhớ của muối amoni như sau:
	I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI
	* Khái niệm: 
	“Muối amoni là muối của amoniac hoặc amin với axit vô cơ hoặc hữu cơ.”[5]
	(Muối amoni của amoniac với axit vô cơ là hợp chất vô cơ đã được học trong chương trình Hóa học 11, trong nội dung SKKN này tôi chỉ tập trung vào muối amoni hữu cơ).
	* Phân loại:
	+ Muối amoni của axit vô cơ:
	Ví dụ: 	C6H5NH3NO3: Phenylamoni nitrat
	CH3NH3Cl: metylamoni clorua
	(CH3NH3)2CO3: metylamoni cacbonat
	C2H5NH3HSO4: etylamoni hiđrosunfat
	+ Muối amoni của axit hữu cơ:
	Ví dụ: 	CH3COONH4: amoni axetat
	CH3COONH3CH3: metylamoni axetat
	CH2=CHCOONH3C2H5: etylamoni acrylat
	II. TÍNH CHẤT
	* Tác dụng với dung dịch kiềm.
	Các muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng NH3 hoặc amin.
	Ví dụ: 	C2H5NH3NO3 + NaOH → C2H5NH2↑ + NaNO3 + H2O
	(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → 2CH3NH2↑ + Na2CO3 + 2H2O
	CH3COONH4 + KOH → CH3COOK + NH3↑ + H2O
	Hiện tượng: Giải phóng khí không màu làm xanh quỳ tím ẩm.
	* Tác dụng với dung dịch axit.
	Muối amoni của axit yếu có tính lưỡng tính nên tác dụng được với dung dịch axit tạo muối mới và axit mới.
	Ví dụ: 	CH3COONH3CH3 + HCl → CH3COOH + CH3NH3Cl
	CH2=CHCOONH3C2H5 + HCl → CH2=CHCOOH + C2H5NH3Cl
	Lưu ý: Muối amoni của axit cacbonic tác dụng với axit mạnh hơn giải phóng khí CO2.
	Ví dụ: 	(CH3NH3)2CO3 + 2HCl → 2CH3NH3Cl + CO2 + H2O
	 	C2H5NH3HCO3 + 	HCl → C2H5NH3Cl + CO2 + H2O
	III. ĐIỀU CHẾ
	Cho amoniac hoặc amin tác dụng với axit.
	Ví dụ: 	CH3COOH + NH3 → CH3COONH4
	C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
	CH2=CHCOOH + CH3NH2 → CH2=CHCOONH3CH3
	2.3.2. Phương pháp giải bài tập.
	Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khó khăn lớn nhất của học sinh khi làm dạng bài tập này chính là tìm ra công thức cấu tạo của muối amoni. Các bài tập về muối amoni thường cho công thức phân tử và dữ kiện về phản ứng của muối với dung dịch NaOH hoặc HCl, do đó nếu học sinh không có kĩ năng phân tích, biện luận dựa vào giả thiết và công thức phân tử thì thường lúng túng, bị động có khi không định hướng được phương pháp làm bài.
	Để khắc phục các nhược điểm trên tôi đưa ra các bước để giải bài tập muối amoni như sau:
	Bước 1: Nhận định dạng bài tập muối amoni.
	Dấu hiệu: Khi cho hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O, N phản ứng với dung dịch kiềm thấy giải phóng khí hoặc giải phóng khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm thì chất đó là muối amoni.
	Bước 2: Xác định gốc axit trong muối.
 	- Nếu muối amoni có công thức dạng CxHyNO2 hoặc CxHyN2O4 thì thường là muối của axit hữu cơ (RCOO– hoặc –OOC-R-COO–).
	- Nếu muối amoni có công thức dạng CxHyNO3 thì là muối amoni hiđrocacbonat (RNH3HCO3).
	- Nếu muối amoni có công thức dạng CxHyN2O3 thì có thể là một trong các trường hợp:
	+ Muối amoni nitrat (RNH3NO3);
	+ Muối hiđrocacbonat của amino axit (H2N-R-NH3HCO3);
	+ Muối amoni cacbonat trung hòa (R1NH3CO3H3NR2).
	Để giúp học sinh xác định nhanh được gốc axit thì tôi giới thiệu thêm công thức kinh nghiệm tính số liên kết ion trong phân tử muối amoni.
	“Với công thức tổng quát: CxHyOzNt thì i = π – k 
	Trong đó: 	i: số liên kết ion trong phân tử muối amoni (i ≤ t).
	π: tổng số liên kết π trong phân tử 
	π = π chức + πC-C với π chức = 
	k: tổng số liên kết π và vòng trong phân tử.	 ” [6]
	Bước 3: Xác định gốc amoni
	Sau bước 2 ta xác định được gốc axit, dùng định luật bảo toàn nguyên tố ta tìm số nguyên tử của mỗi loại nguyên tố có trong gốc amoni, từ đó suy ra cấu tạo của gốc amoni.
	Lưu ý: 	+ Nếu gốc amoni tìm được không phù hợp thì thử lại với gốc axit khác.
	+ Nếu tìm được gốc amoni phù hợp mà có từ 2 nguyên tử C trở lên thì xét tiếp các đồng phân mạch C và đồng phân bậc amin để tìm đầy đủ các đồng phân.
	Bước 4: Thực hiện yêu cầu của đề bài
	Viết phương trình phản ứng để tính toán lượng chất mà đề bài yêu cầu. 
	Lưu ý: + Nếu đề bài yêu cầu tính khối lượng chất rắn sau khi cô cạn dung dịch thì cần lưu ý thành phần của chất rắn là muối và có thể có kiềm dư. 
	+ Nếu gặp bài tập hỗn hợp muối amoni thì nên sử dụng phương pháp trung bình kết hợp với định luật bảo toàn khối lượng để tính toán.
	2.3.3. Một số dạng bài tập vận dụng.
	Sau khi giới thiệu cho học sinh phương pháp chung để giải bài tập về muối amoni tôi đưa ra các dạng bài tập cơ bản nhất và hướng dẫn giải chi tiết, ngắn gọn các dạng bài tập đó cho học sinh. Mỗi phần kiến thức đều có bài tập tự luyện từ dễ đến khó cho học sinh luyện tập, khuyến khích các em tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức.
	Dạng 1: Xác định công thức cấu tạo.
	Đây là dạng bài tập cơ bản và hay gặp nhất về muối amoni hữu cơ. Nó vừa là một dạng bài tập độc lập, lại vừa là một phần trong những dạng bài tập phức tạp hơn. Do đó giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ để học sinh nắm chắc được các bước làm bài, giúp các em chủ động nắm bắt kiến thức.
	Ví dụ 1: (Trích đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 khối A, B – lần 2 – trường chuyên Đại học Vinh – năm 2014)
	Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H12O3N2 khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được hai khí làm xanh quỳ tím tẩm nước cất. X có bao nhiêu công thức cấu tạo của thõa mãn điều kiện trên là:
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
	Hướng dẫn giải
	Bước 1: Theo đề X tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng khí làm xanh quỳ tím tẩm nước cất, suy ra X là muối amoni. 
	Bước 2: X có dạng CxHyO3N2 nên gốc axit là hoặc hoặc 
	Mặt khác công thức phân tử C3H12O3N2 có: k = –1; π = 1 i = π – k = 2 
	 X có 2 liên kết ion trong phân tử Gốc axit của X là . 
	Bước 3: Do gốc axit của X là nên khi đó tổng số nguyên tử trong hai gốc amoni là C2H12N2.
	+ Nếu hai gốc amoni giống nhau thì cấu tạo là (trường hợp này chỉ thu được 1 khí sau phản ứng là CH3NH2).
	+ Nếu hai gốc amoni khác nhau thì cấu tạo 	là và trong đó gốc có 2 đồng phân là và (trường hợp này thu được 2 khí sau phản ứng).
	Vậy X có 2 công thức cấu tạo thõa mãn là: CH3CH2NH3CO3NH4 và (CH3)2NH2CO3NH4.
	=> Đáp án A.
	Ví dụ 2: (Trích đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng khối B năm 2008)
	Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử là C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là:
	A. 85.	B. 45.	C. 68.	D. 46.
	Hướng dẫn giải
	Theo đề X tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ đơn chức Y, suy ra X là muối amoni tạo bởi amin đơn chức. 
	Công thức C2H8O3N2 có: k = 0; π = 1 i = 1
	 X có 1 liên kết ion, Y đơn chức gốc axit của X là 
	Vậy gốc amoni của X là (có 2 đồng phân là và ). 
	PTHH: 	C2H5NH3NO3 + NaOH → C2H5NH2 + NaNO3 + H2O 
	(CH3)2NH2NO3 + NaOH → (CH3)2NH + NaNO3 + H2O
	Vậy Y là C2H5NH2 hoặc (CH3)2NH đều có MY = 45 đvC.
	 Đáp án B.
	Ví dụ 3: (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2010)
	Ứng với công thức phân tử C2H7O2N (X) có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
	A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
	Hướng dẫn giải
	X chứa C, H, N, O vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl vậy X có thể là amino axit, este của amino axit, peptit hoặc muối amoni.
	Công thức C2H7O2N có k = 0.
	Nếu X là amino axit, este của amino axit, peptit thì k > 0 (do các chất này đều có ít nhất 1 liên kết π) X là muối amoni.
	X có công thức dạng CxHyNO2 nên X là muối của axit hữu cơ (RCOO–).
	 X là: 	HCOONH3CH3 hoặc CH3COONH4
	 Đáp án A.
	Bài tập tự luyện:
	Câu 1: (Trích đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng khối B năm 2009)
	Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và hợp chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:
	A. CH3OH và CH3NH2	B. C2H5OH và N2	
	üC. CH3OH và NH3	D. CH3NH2 và NH3
	Câu 2: (Trích đề minh họa THPTQG lần 1 của Bộ GD và ĐT năm 2017)
	Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3(Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là: 
	A. X, Y, Z, T. 	üB. X, Y, T. 	
	C. X, Y, Z. 	D. Y, Z, T.
	Câu 3: X có công thức phân tử là C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số đồng phân phù hợp của X là: 
 	A. 5.	üB. 3.	C. 4.	D. 2.
	Câu 4: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là:
	A. Vinylamoni fomat và amoni acrylat. 
	B. Axit 2–aminopropionic và axit 3–aminopropionic. 
	C. Axit 2–aminopropionic và amoni acrylat. 
	üD. Amoni acrylat và axit 2–aminopropionic.
	Câu 5: Chất X có công thức phân tử C3H9O2N. Khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z (Z có khả năng tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch FeCl3). Nung nóng Y với hỗn hợp NaOH/CaO thu được CH4. Z có phân tử khối là:
 	A. 45. 	B. 32. 	C. 17. 	üD. 31.
	Dạng 2: Tính theo phương trình phản ứng.
	Dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải vận dụng tốt các kĩ năng đã được hình thành ở dạng 1 là biện luận tìm ra công thức cấu tạo của muối, ngoài ra học sinh còn phải viết được các PTHH liên quan đến tính chất của muối amoni do đó xây dựng cho học sinh các kĩ năng tính toán theo phương trình phản ứng, biện luận lượng dư, bảo toàn khối lượng...
	Loại 1: Bài toán có 1 muối amoni tham gia phản ứng.
	Ví dụ 1: Cho 0,1 mol chất X có công thức phân tử là CH6O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
	A. 8,5.	B. 12,5.	C. 15,6.	D. 7,1.
	Hướng dẫn giải
	Do X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm nên X là muối amoni.
	Công thức CH6O3N2 có: k = 0; π = 1 i = 1
	 X có 1 liên kết ion Gốc axit của X là 
	Vậy gốc amoni của X là công thức của X: CH3NH3NO3.
	PTHH: CH3NH3NO3 + NaOH → CH3NH2 + NaNO3 + H2O
	 0,1 mol	 0,2 mol
	Vậy chất rắn sau phản ứng gồm: mc.rắn = 12,5 gam.
	=> Đáp án B.
	Ví dụ 2: (Trích đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng khối A năm 2009)
	Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 g X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 8,2.	B. 10,8.	C. 9,4.	D. 9,6.
	Hướng dẫn giải
	Do X tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất khí Y làm xanh giấy quỳ tím ẩm nên X là muối amoni.
	X có công thức phân tử C4H9NO2 nên X là muối của axit hữu cơ dạng RCOOH3NR’.
	Y nặng hơn không khí nên Y không thể là NH3, Y có số nguyên tử H nhỏ hơn 9 Y chỉ có 1 hoặc 2 nguyên tử C X có 2 hoặc 3 nguyên tử C.
	Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom nên Z là muối Na của axit cacboxylic không no, có số C lớn hơn hoặc bằng 3.
	 Z là CH2=CH–COONa => X là CH2=CH–COOH3NCH3.
PTHH: CH2=CH–COOH3NCH3 + NaOH→CH2=CH–COONa +CH3NH2 + H2O.
	Vậy nZ = nX = 0,1 mol mZ = 0,1.94 = 9,4 gam Đáp án C.
	Bài tập tự luyện:
	Câu 1: Cho 16,05 gam hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H9O3N phản ứng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là : 
	üA. 19,9. 	B. 15,9. 	C. 21,9. 	D. 26,3.
	Câu 2: (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2009) 
	Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có CTPT C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là
	A. CH3CH2COONH4	B. HCOONH3CH2CH3
	C. HCOONH2(CH3)2	üD. CH3COONH3CH3	
	Câu 3: (Trích đề minh họa THPTQG lần 3 của trường THPT chuyên Đại học Vinh năm 2017)
	Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C5H11NO2 có mạch cacbon phân nhánh. Cho 11,7 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tẩm nước chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu đư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_12_tu_tin_giai_quy.doc
  • docBìa.doc