SKKN Bước đầu nghiên cứu lồng ghép một số nội dung kiến thức liên môn vào giảng dạy bài: Phân bón hóa học – Ban cơ bản và bài: Hợp chất của cacbon – Ban cơ bản

SKKN Bước đầu nghiên cứu lồng ghép một số nội dung kiến thức liên môn vào giảng dạy bài: Phân bón hóa học – Ban cơ bản và bài: Hợp chất của cacbon – Ban cơ bản

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khẳng định lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để có những thành tựu và kết quả đó, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc, sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội, sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay thực trạng giáo dục cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của nhiều học sinh không cao, đặc biệt là việc phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực giải quyết vấn đề đối với nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học chưa được quan tâm nhiều. Trong thực tế, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển.

 Trong giảng dạy, việc lồng ghép một số nội dung kiến thức môn học khác vào môn học môn hóa học có sự hỗ trợ của phương pháp dạy học tích cực phù hợp với điều kiện nhà trường, nội dung bài học và phù hợp với đối tượng học sinh là nhiệm vụ quan trọng của từng giáo viên. Đặc biệt, theo xu thế tất yếu của xã hội thì dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, dạy học sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực cho học sinh đang được coi trọng. Từ thực tiễn khách quan, từ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, từ thực tế giảng dạy của bản thân và xu thế chung của xã hội, tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Bước đầu nghiên cứu lồng ghép một số nội dung kiến thức liên môn vào giảng dạy bài: Phân bón hóa học – Ban cơ bản và bài: Hợp chất của cacbon – Ban cơ bản”

 

doc 25 trang thuychi01 5431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bước đầu nghiên cứu lồng ghép một số nội dung kiến thức liên môn vào giảng dạy bài: Phân bón hóa học – Ban cơ bản và bài: Hợp chất của cacbon – Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khẳng định lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Để có những thành tựu và kết quả đó, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc, sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội, sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay thực trạng giáo dục cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của nhiều học sinh không cao, đặc biệt là việc phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực giải quyết vấn đề đối với nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học chưa được quan tâm nhiều. Trong thực tế, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. 
 Trong giảng dạy, việc lồng ghép một số nội dung kiến thức môn học khác vào môn học môn hóa học có sự hỗ trợ của phương pháp dạy học tích cực phù hợp với điều kiện nhà trường, nội dung bài học và phù hợp với đối tượng học sinh là nhiệm vụ quan trọng của từng giáo viên. Đặc biệt, theo xu thế tất yếu của xã hội thì dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, dạy học sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực cho học sinh đang được coi trọng. Từ thực tiễn khách quan, từ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, từ thực tế giảng dạy của bản thân và xu thế chung của xã hội, tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Bước đầu nghiên cứu lồng ghép một số nội dung kiến thức liên môn vào giảng dạy bài: Phân bón hóa học – Ban cơ bản và bài: Hợp chất của cacbon – Ban cơ bản”
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về tích hợp liên môn ở các mức độ khác nhau và tìm hiểu một số nội dung có thể tích hợp liên môn trong bài học cụ thể.
Nghiên cứu lồng ghép một số nội dung kiến thức liên môn trong giảng dạy bài: “Phân bón hóa học – Ban cơ bản và bài: Hợp chất của cacbon – Ban cơ bản”, để thấy mối liên hệ giữa kiến thức trong một bài học liên quan đến một số môn học khác.
III – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp liên môn.
Nghiên cứu lồng ghép một số nội dung kiến thức liên môn vào giảng dạy bài: Phân bón hóa học – Ban cơ bản và bài: Hợp chất của cacbon – Ban cơ bản.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc lồng ghép một số nội dung kiến thức liên môn vào giảng dạy bài: Phân bón hóa học – Ban cơ bản và bài: Hợp chất của cacbon – Ban cơ bản.
IV – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 11 trường THPT Quảng Xương 1.
Phương pháp nghiên cứu
Phân tích lý luận và thực tiễn của tích hợp liên môn liên quan đến môn hóa học ở trường THPT.
Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thu được.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
I.1.1 1. Khái niệm dạy học tích hợp liên môn
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn “liên môn” là đề cập đến nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy học liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.
Như vậy, dạy học tích hợp là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động và tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới đồng thời phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
I.1.1.2. Mục đích của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp nhằm hướng đến 4 mục đích chính sau:
- Định hướng vấn đề cần giải quyết- năng lực thực hiện công việc.
- Định hướng cuộc sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật, giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống và nghề nghiệp.
- Phát triển năng lực thực hiện ở người học.
- Giảm sự trùng lặp kiến thức kỹ năng giữa các môn học.
I.1.1.3. Các mức độ tích hợp
* Mức độ chung:
+ Tích hợp ở mức độ thấp: Ở mức độ này dạy học tích hợp chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào vào quá trình dạy học một môn học như: Lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông
+ Tích hợp ở mức độ cao: Ở mức độ này dạy học tích hợp là phải xử lý các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, đảm bảo cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
* Các mức độ tích hợp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên
+ Lồng ghép: Đó là đưa ra các yếu tố nội dung gắn với thực tiễn, gắn với xã hội, gắn với các môn học khác thành dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn học. Ở mức độ lồng ghép, các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, giáo viên có thể tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung của môn học khác và lồng ghép các kiến thức đó vào thời điểm thích hợp.
+ Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó người học cần đến các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Các chủ đề đó được gọi là chủ đề hội tụ.
+ Hòa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này, tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, có nghĩa là nội dung kiến thức trong bài học không thuộc riêng về một môn học nhưng lại thuộc về nhiều môn học khác nhau, do đó, các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy các môn học riêng rẽ. Mức độ tích hợp này dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay nhiều môn học.
I. 2. Cơ sở thực tiễn
 Thực trạng và giải pháp: Thực tế cho thấy việc dạy học môn hóa học ở trường THPT phổ biến vẫn là cách dạy chay, thông báo kiến thức sách vở, kiến thức từng môn có những nội dung kiến thức trùng lặp nhưng vẫn dạy độc lập ở từng môn học. Vì vậy, việc nghiên cứu lồng ghép một số nội dung kiến thức của môn học này vào giảng dạy ở môn học khác có liên quan làm cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình học từ đó học sinh có thể tự mình giải quyết các tình huống thực tiễn. Ở mức độ cao hơn thì một số nội dung kiến thức của nhiều môn học được xây dựng thành các chủ đề tích hợp và giáo viên không phải dạy các môn học riêng rẽ, đồng thời giảm tải được việc học cho học sinh.
CHƯƠNG II: 
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO BÀI HỌC VÀ THIẾT KẾ GIÁO ÁN
II.1. Một số nội dung kiến thức liên môn lồng ghép vào bài học
II.1.1. Một số nội dung kiến thức liên môn lồng ghép vào bài: Phân bón hóa học – Ban cơ bản
* Vận dụng kiến thức môn hóa học 
 + Tính chất vật lí (cách nhận biết một số loại phân bón hóa học bằng màu sắc, độ tan), tính chất hóa học, độ dinh dưỡng và điều chế.
 + Có thể dùng một số biện pháp hóa học để xử lý nguồn nước ô nhiễm như: khử trùng nguồn nước sử dụng bằng clo với lượng thích hợp, sử dụng phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) làm trong nước, sử dụng than hoạt tính
* Vận dụng kiến thức sinh học: 
+ Dùng các loại thực vật thủy sinh như: bèo tây, rau muống(chiếm từ 5 -10% diện tích ao, hồ) nhằm duy trì khả năng tự làm sạch nước của ao, hồ. 
+ Trồng các loài cây lưu niên có tán rễ rộng với số lượng lớn để tránh mưa lũ làm xói mòn đất. 
* Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân
 Tuyên truyền cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của nguồn nước sạch, cách bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường.
II.1.2. Một số nội dung kiến thức liên môn lồng ghép vào bài: Hợp chất của cacbon – Ban cơ bản
* Vận dụng kiến thức môn hóa học: Tính chất vật lí, hóa học của các hợp chất của cacbon: CO, CO2, axit cacbonic, muối cacbonat và cách điều chế các hợp chất của cacbon: Khí CO và CO2.
*Vận dụng kiến thức môn sinh học: Thành phần cơ sở của các tế bào động vật và thực vật, quá trình quang hợp của cây xanh.
*Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh nhằm giảm thiểu một lượng nhất định khí CO2 trong không khí.
II.2. Kế hoạch sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực
Khi thiết kế giáo án tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học chủ đạo sau:
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
- Phương pháp trực quan: sử dụng tranh ảnh, mẫu vật thật, xem phim.
- Phương pháp thuyết trình.
II.3. Thiết kế giáo án
II.3.1. Giáo án tiết 19, bài: Phân bón hóa học
Tiết 19: Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Học sinh biết: - Biết vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng.
 - Tính chất vật lí, tính chất hóa học, thành phần của một số loại phân bón hóa học và cách điều chế chúng trong công nghiệp.
 - Tác hại của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường
2. Kĩ năng: 	
 - Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học. 
 - Vận dụng kiến thức để đánh giá độ dinh dưỡng của các loại phân bón.
 - Kĩ năng tư duy độc lập và làm việc nhóm.
3.Thái độ:
 - Học sinh hứng thú với việc sử dụng kiến thức liên môn như các môn: Hóa học, giáo dục công dân, sinh học để giải quyết một số tình huống cụ thể.
 - Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống.	
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: 
+ Đồ dùng học tập: - Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, môi thủy tinh, cặp gỗ.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam: Nhà máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy supephotphat Lâm Thao. Máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, giấy A4 , máy vi tính. 
+ Hóa chất: Mẫu vật các loại phân bón: amonisunfat, kaliclorua, canxi đihiđrophotphat.
+ Phiếu học tập cho bốn nhóm (chuẩn bị trước ở nhà), cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về phân bón hóa học: Khái niệm, thành phần, tính chất và điều chế.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về cách bón phân hợp lý với loại đất và loại cây trồng.
- Nhóm 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của dư lượng phân bón hóa học cây trồng, với môi trường và con người.
- Nhóm 4: Tìm hiểu về một số nhà máy sản xuất phân bón hóa học, ảnh hưởng của nó với môi trường.
2. Học sinh: Chuẩn bị các phiếu học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 1 học sinh
Nêu tính chất hóa học của H3PO4? Cho ví dụ minh họa?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về phân bón hóa học.
H : Phân bón hóa học là gì? 
HS: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
H: Hãy kể tên một số phân bón hóa học bà con nông dân thường sử dụng?
HS: Có 5 loại phân hóa học thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phức hợp (phổ biến là phân NPK) và phân vi lượng
GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên bảng:
1/ Nhận biết các loại phân hóa học trên bằng màu sắc và thí nghiệm? 
HS lên bảng trả lời và làm thí nghiệm:
Kết quả:
- Phân đạm màu trắng.
- Phân lân nung chảy màu xám.
- KCl màu hồng. 
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm nhận biết các mẫu phân bón: amoni sun phat, phân kali (KCl) và supephotphat kép. Thử tính tan và dùng các hóa chất: dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3. Dùng dung dịch NaOH nhận ra (NH4)2SO4 
(NH4)2SO4 + 2NaOH " 2Na2SO4 + 2NH3#+ 2H2O
Dùng dung dịch AgNO3 nhận ra KCl, còn lại là supephotphat kép: Ca(H2PO4)2.
HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà của HS vào bảng tổng hợp.
GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa.
GV đặt thêm các câu hỏi cho các nhóm.
+ Hãy tính độ dinh dưỡng của đạm urê nguyên chất?
+ Supephotphat được chia làm mấy loại? công thức và cách sản xuất? 
HS: 2 loại: Supephotphat đơn Ca3(PO4)2+2H2SO4"Ca(H2PO4)2+2CaSO4
 * Supephotphat kép được điều chế qua 2 giai đoạn:
Ca3(PO4)2+3H2SO4" 2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 +4H3PO4" 3Ca(H2PO4)2
+ Độ dinh dưỡng của loại supephotphat nào cao hơn? Thành phần của phân hỗn hợp, vi lượng và phức hợp?
HS: Độ dinh dưỡng của supephotphat kép cao hơn supephotphat đơn. Phân hỗn hợp chứa các nguyên tố N, P, K (gọi là phân bón NPK); Phân phức hợp ví dụ amophot; phân vi lượng chứa các nguyên tố Cu, Zn, Mo, Mn, B
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bón phân hợp lý cho từng loại cây trồng.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm 2 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm.
Cụ thể:
+ Phân đạm: Cần nhiều cho các loại rau, thường được bón lúc cây còn non.
+ Phân lân: Cần nhiều cho cây lấy thân, củ, hoa: cây họ đậu, mía dùng khi bón lót.
+ Phân kali: Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: Bưởi, xoài, dưa chuột, khoai tây, cam, quýt. Bón vào lúc cây có quả làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc đẹp.
GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và chỉnh sửa. GV kết luận.
GV hỏi thêm: 
1/ Trong thực tế loại đạm nào được sử dụng rộng rãi nhất? Tại sao?
HS: Đạm urê được sử dụng rộng rãi do hàm lượng N cao (46%), tan nhiều trong nước, cây dễ hấp thụ và có môi trường trung tính phù hợp với nhiều vùng đất.
2/ Có thể bón đạm amoni và urê cùng với vôi bột được không?
HS: - Không được, vì:
 NH4+ + OH- " NH3 + H2O
Làm giảm hàm lượng nguyên tố N dưới dạng ion.
2/ Có nên bón đạm amoni hoặc urê cho đất có môi trường kiềm không? Tại sao?
HS: Không được, vì xảy ra phản ứng:
 NH4+ + OH- " NH3 + H2O
Làm giảm hàm lượng nguyên tố N dưới dạng ion.
4/ Tại sao khi trời rét bà con thường bón tro cho cây?
HS: Vì trong tro có K2CO3 cung cấp K+ cho cây, tăng sức chống chịu rét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường.
GV: Yêu cầu HS nhóm 3 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm.
GV: Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và GV kết luận.
GV bổ sung thêm: Hiện nay, hầu hết nông dân bón quá dư thừa lượng phân đạm dẫn đến hiện tượng như: lúa lốp, cây dễ bị đổ ngã...làm giảm năng suất cây trồng.
Nếu con người ăn phải loại rau hay hải sản chứa lượng phân ure thì có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính. Nếu dùng thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính và dễ gây ung thư. Tương tự, nếu dùng phân vi lượng trong đó có chứa Zn, Cu với lượng nhiều quá mức cho phép sẽ gây độc hại cho con người và gia súc. 
* Cách khắc phục: - Bón phân đúng liều lượng và dùng sau một thời gian sau khi bón phân hợp lý.
- Hải sản: Ướp bằng muối và nước đá giúp bảo quản cá được lâu.
 - Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, tăng cường dùng phân hữu cơ và phân vi sinh...
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về hoạt động sản xuất phân bón, ảnh hưởng của nó đến môi trường?
GV: Yêu cầu nhóm 4 lên trình bày theo nội dung sau:
1/ Kể tên một số nhà máy sản xuất phân bón hóa học ở nước ta?
HS: Một số nhà máy sản xuất phân đạm, lân như : nhà máy đạm Phú Mỹ, đạm Hà Bắc, nhà máy phân lân Ninh Bình, Văn Điển, Lâm Thao
2/ Ảnh hưởng từ sự hoạt động của các nhà máy đó với môi trường, con người?
HS: Quá trình sản xuất phân bón đã thải ra một số hóa chất độc hại như SO2, SO3, H2S, NO2...tích tụ, ngấm vào lòng đất và nước qua nhiều năm làm cho môi trường ở khu vực xung quanh bị ô nhiễm nặng làm con người và sinh vật khác mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
GV: Cho các nhóm nhận xét, bổ sung sau đó giáo viên đưa ra kết luận.
I. Khái niệm: 
 Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
II. Các loại phân bón hóa học: 
 Phân đạm, phân lân, phân kali
1. Phân đạm: Cung cấp nitơ cho đất dưới dạng ion NO3-, NH4+.
Gồm: Đạm amoni, đạm nitrat và đạm ure.
Độ dinh dưỡng tính bằng hàm lượng %N trong loại phân bón đó.
VD: Độ dinh dưỡng của phân ure
2. Phân lân: Cung cấp photpho cho cây dưới dạng PO43-.
Độ dinh dưỡng tính bằng hàm lượng % P2O5 tương ứng với lượng P trong loại phân lân.
+ Supephotphat: Gồm hai loại:
- Supephotphat đơn: Sản xuất qua 1 giai đoạn. 
 Ca3(PO4)2 + 2H2SO4" Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
 - Supephotphat kép: Sản xuất qua 2 giai đoạn:
Ca3(PO4)2+3H2SO4" 2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 +4H3PO4" 3Ca(H2PO4)2
Lưu ý: Độ dinh dưỡng của supephotphat kép cao hơn supephotphat đơn. 
+ Phân lân nung chảy: Ca3(PO4)2
3. Phân kali:
- Cung cấp nguyên tố kali cho cây dưới dạng ion K+ 
- Tác dụng : tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn cho cây.
- Độ dinh dưỡng tính bằng hàm lượng % K2O tương ứng với lượng P trong loại phân bón đó.
* Ngoài ra, có phân phức hợp, phân vi lượng...(SGK)
Phân bón NPK
III – Cách bón phân hợp lý
1. Phân đạm: 
Phân đạm: Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau, thường được bón cây còn non.
2 . Phân lân: 
 Cần nhiều cho cây lấy thân, củ, hoa: cây họ đậu, mía dùng khi bón lót.
3.Phân kali: Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: Bưởi, xoài, dưa chuột, khoai tây, cam, quýt.Bón vào lúc cây có quả làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc đẹp.
III- Ảnh hưởng của dư lượng phân bón hóa học
Nếu bón quá nhiều phân bón hóa học thì gây ra những hậu quả sau:
+ Cây chết hoặc chất lượng cũng như năng suất giảm.
+ Làm chai cứng đất, mất cân bằng hệ vi sinh.
+ Ảnh hưởng không tố đến môi trường và con người.
Hiện tượng lá bị cháy do bón nhiều phân
Ngộ độc cấp tính
IV - Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường
- Một số nhà máy sản xuất phân đạm, lân như : Nhà máy đạm Phú Mỹ, đạm Hà Bắc, nhà máy phân lân Ninh Bình, Văn Điển, Lâm Thao
Nhà máy supephotphat và hóa chất Lâm Thao hằng ngày vẫn thải đầy khói có mùi khó chịu
3. Củng cố bài: Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
1/ Chọn câu trả lời không đúng?
 A. Phân đạm cung cấp N cho cây. B. Phân lân cung cấp P cho cây.
 C. Phân phức hợp cung cấp O cho cây. D. Phân kali cung cấp K cho cây.
Đáp án C.
2/ Loại phân bón hóa học nào sau đây không phải là phân bón hóa học?
 A. Phân đạm. B. Phân kali. C. Phân lân. D. Phân vi sinh.
Đáp án D.
3/ Cho các mẫu phân bón sau: KCl, supephotphat kép, amophot, đạm hai lá. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt các phân bón đó?
 A. Dung dịch Na2CO3. B. Nước vôi trong. 
 C. Dung dịc HCl. D. Dung dịch NH3.
Đáp án B.
4. Bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới:
+ Bài tập về nhà: 
1/ Tìm hiểu thực tế việc dùng phân bón hóa học ở địa phương em? 
2/ Biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
3/ Học sinh làm các bài tập 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa 11 cơ bản trang 58 và bài 2.39 đến 2.42 sách bài tập hóa học 11 cơ bản.
4/ Giáo viên in sẵn phần sản xuất rau an toàn cho học sinh về nhà nghiên cứu thêm.
+ Chuẩn bị bài mới: Học sinh ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản chương nitơ, photpho.
II.2.3. Giáo án tiết 24, bài: Hợp chất của cacbon
Kiểm tra 15 phút sau bài học (Phụ lục 1)
Tiết 24: Bài 16: HỢP CHẤT CỦA CACBON (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: 
 a, Học sinh biết: Tính chất vật lí của CO, CO2.
 b, Học sinh hiểu: CO có tính khử (khử oxit kim loại); CO2 là một oxit axit và có tính oxi hóa yếu (ví dụ: tác dụng với Mg, C
2. Kĩ năng: - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của CO, CO2 , xác định vai trò các chất trong phản ứng.
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau để rút ra kiến thức mới về tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế CO và CO2.
- Phân biệt khí CO và CO2 với một số hợp chất hóa học khác.
3. Thái độ: Ý thức bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với khí CO, CO2, đồng thời biết bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta.
II - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: a, Đồ dùng học tập: 
+ Dụng cụ: - Bình kíp đơn giản, giá để ống nghiệm, ống nghiệm, cặp gỗ, cốc thủy tinh, lọ thủy tinh, muối sắt, đèn cồn.
- Máy chiếu, phiếu học tập, bút dạ, giấy A0, mô phỏng sơ đồ lò gas.
+ Hóa chất: CaCO3, các dung dịch: HCl, Ca(OH)2.
 + Phiếu học tập cho bốn nhóm (chuẩn bị trước ở nhà), cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về cacbon monooxit và cacbon đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_buoc_dau_nghien_cuu_long_ghep_mot_so_noi_dung_kien_thuc.doc