SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh tại trường THCS Tiến Nông

SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh tại trường THCS Tiến Nông

Với kinh nghiệm hơn mười năm giảng dạy môn mĩ thuật tại trường THCS Tiến Nông, từ học kì II năm học 2011 - 2012 tôi được phân công điều động làm công tác giảng dạy liên trường tại trường THCS Nông Trường, huyện Triệu Sơn; do được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh của cả 2 trường tôi cũng rút ra được cho bản thân mình những kinh nghiệm quý báu. Trong môn học mĩ thuật ở cấp THCS ngay từ những bài học đầu tiên tôi luôn hướng dẫn, định hướng cho học sinh phân biệt 4 phân môn trong môn mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật; vẽ theo mẫu, vẽ tranh, vẽ trang trí. Thường thì phải đến gần giữa học kì I hoặc hết học kì I năm lớp 6 học sinh mới có thể nắm bắt chắc chắn về các phân môn được, với học sinh khối 7, 8, 9 thì các em đã hiểu và phân biệt được. Trong các dạng bài học này ngay tiêu đề của bài cũng đã định hướng cho học sinh các nhiệm vụ của mình trong giờ học, qua từng phân môn, cụ thể là:

* Phân môn thường thức mĩ thuật:

Học sinh phải nắm bắt được các kiến thức cơ bản của một giai đoạn, thời kì, xu hướng, trào lưu nghệ thuật hay những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của một giai đoạn mĩ thuật nào đó. phân môn này còn yêu cầu học sinh có kĩ năng tư duy vận dụng kiến thức một cách có hệ thống, khoa học, biết cách xâu chuỗi, so sánh nhiều kiến thức có liên quan và áp dụng vào với thực tế đời sống của địa phương hay có ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống.

 

doc 16 trang thuychi01 7390
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh tại trường THCS Tiến Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ CHO HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG THCS TIẾN NÔNG
 Người thực hiện: Trương Văn Cường
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Tiến Nông
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mĩ thuật 
 THANH HOÁ NĂM 2017
1. Mở đầu:
1.1 Lí do chọn đề tài:
	Với kinh nghiệm hơn mười năm giảng dạy môn mĩ thuật tại trường THCS Tiến Nông, từ học kì II năm học 2011 - 2012 tôi được phân công điều động làm công tác giảng dạy liên trường tại trường THCS Nông Trường, huyện Triệu Sơn; do được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh của cả 2 trường tôi cũng rút ra được cho bản thân mình những kinh nghiệm quý báu. Trong môn học mĩ thuật ở cấp THCS ngay từ những bài học đầu tiên tôi luôn hướng dẫn, định hướng cho học sinh phân biệt 4 phân môn trong môn mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật; vẽ theo mẫu, vẽ tranh, vẽ trang trí. Thường thì phải đến gần giữa học kì I hoặc hết học kì I năm lớp 6 học sinh mới có thể nắm bắt chắc chắn về các phân môn được, với học sinh khối 7, 8, 9 thì các em đã hiểu và phân biệt được. Trong các dạng bài học này ngay tiêu đề của bài cũng đã định hướng cho học sinh các nhiệm vụ của mình trong giờ học, qua từng phân môn, cụ thể là:
* Phân môn thường thức mĩ thuật: 
Học sinh phải nắm bắt được các kiến thức cơ bản của một giai đoạn, thời kì, xu hướng, trào lưu nghệ thuật hay những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của một giai đoạn mĩ thuật nào đó... phân môn này còn yêu cầu học sinh có kĩ năng tư duy vận dụng kiến thức một cách có hệ thống, khoa học, biết cách xâu chuỗi, so sánh nhiều kiến thức có liên quan và áp dụng vào với thực tế đời sống của địa phương hay có ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống... 
* Phân môn vẽ tranh: 
Học sinh hiểu nhiệm vụ của mình là phải vẽ tranh theo một đề tài chung, ví dụ: Vẽ tranh: đề tài bộ đội, vẽ tranh: đề tài mẹ của em, vẽ tranh: đề tài ngày nhà giáo Việt Nam, vẽ tranh: đề tài lễ hội ...ở phân môn này tuy học sinh phải vẽ theo 1 đề tài đã cho sẵn nhưng tính sáng tạo của các em lại rất đa dạng được thể hiện ở cách lựa chọn hình thức thể hiện như: Bố cục, hình ảnh, cách sử lí không gian, sử dụng màu sắc và dùng nét... 
* Phân môn vẽ theo mẫu: 
Học sinh hiểu công việc của mình là phải vẽ theo một, hai hay nhiều mẫu vật được bày trên bàn mẫu: Vẽ theo mẫu: Cái ấm tích và cái bát; Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu; Lọ hoa và quả... Phân môn này học sinh cũng có hứng thú vì được nhìn thấy mẫu vật với màu sắc đa dạng ngay trước mắt chứ không phải tưởng tượng hay thụ động nghe kiến thức. 
* Phân môn vẽ trang trí:
 Học sinh cũng được đặt trong 1 yêu cầu giống nhau như: Trang trí đĩa tròn, trang trí hình vuông, trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật, trang trí đường diềm... Trong phân môn này tuỳ từng khối lớp mà học sinh vận dụng các nguyên tắc vào trang trí; ví dụ như nguyên tắc xen kẽ, nguyên tắc đối xứng, nguyên tắc nhắc lại... tính sáng tạo của học sinh còn được thể hiện ở việc lựa chọn màu sắc và tìm các hoạ tiết thích hợp như hoa, lá, chim muông hay sóng nước... 
Tôi đã có một cuộc khảo sát nhanh thì thấy rằng trong 4 phân môn học sinh yêu thích 2 phân môn hơn là phân môn vẽ tranh và phân môn vẽ trang trí. Nếu như trong phân môn vẽ tranh muốn có tác phẩm đẹp phải cần nhiều bước, yếu tố đòi hỏi nhiều đến năng khiếu thì phân môn vẽ trang trí cốt yếu là học sinh phân biệt được 2 loại hình (2 dạng) của trang trí: Trang trí cơ bản và Trang trí ứng dụng. Phân môn vẽ trang trí đòi hỏi yếu tố cơ bản là sự phù hợp giữa họa tiết, màu sắc, chỗ đặt hoạt tiết với hình, đồ vật trang trí. 
Trong 1 tiết học phân môn vẽ trang trí ngoài việc gây hứng thú cho học sinh bằng cách sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt và hợp lí giáo viên còn phải có khả năng diễn đạt gợi mở, khả năng đặt học sinh vào các tình huống “có vấn đề” một cách tự nhiên, khả năng thị phạm trên bảng và một số hình ảnh so sánh, đối chiếu sinh động, các giáo cụ trực quan cho các bài vẽ trang trí do giáo viên được cấp hoặc sưu tầm, tự làm để sử dụng trong giảng dạy... Nói như vậy để thấy để đạt được mục tiêu bài học cần rất nhiều yếu tố.
 Để làm rõ thêm một số vấn đề, giúp học sinh phân biệt nhanh, rõ về 2 dạng chính của phân môn vẽ trang trí là trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng, nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, chất lượng các bài vẽ trang trí của học sinh, giúp các em có thể áp dụng kiến thức để trang trí một số đồ dùng, đồ vật, tham gia có ích vào các công việc của lớp, của trường hoặc tại gia đình mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh tại trường THCS Tiến Nông”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
	Học sinh hiểu hệ thống kiến thức khoa học, đầy đủ và chính xác về nội dung bài học, các kĩ năng được luyện tập trong bài học, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng cùng sự sáng tạo của mình để tạo ra các sản phẩm trong các bài thực hành. Biết phương pháp, cách thức để lĩnh hội kiến thức; thêm yêu quý, trân trọng những sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật của tinh hoa văn hoá của dân tộc và các giá trị nghệ thuật của nhân loại, biết phân tích, tổng hợp và nhìn nhận, đánh giá qua các hình ảnh, vật mẫu, ví dụ ... Qua từng bài học học sinh biết tích lũy kinh nghiệm để dần dần hình thành cho mình thói quen khi tiến hành bài vẽ, hình thành những tông màu riêng cho từng bài thực hành riêng biệt.
	Học sinh phân biệt được dạng bài bằng cách tự đặt và trả lời được các câu hỏi trước khi làm bài: Trang trí cơ bản hay trang trí ứng dụng? Trang trí ứng dụng dựa trên các hình cho sẵn hay tự tạo dáng rồi mới trang trí? Trang trí hình cơ bản thì dựa trên những nguyên tắc như thế nào?, áp dụng các nguyên tắc ấy ra sao?, trang trí ứng dụng đồ vật này thì nên chọn họa tiết nào?, Màu sắc sử dụng nên dùng tông nào cho phù hợp?... 
	Với việc triển khai đề tài tất cả các học sinh sẽ đạt được yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của phân môn:
- Tất cả các bài thực hành vẽ trang trí đều được xếp loại đạt yêu cầu, có nhiều bài đẹp, sáng tạo.
- Giúp học sinh khối 6 phân biệt nhanh, rõ, chính xác 2 dạng bài của phân môn: Dạng bài trang trí ứng dụng và dạng bài trang trí cơ bản. Vận dụng linh hoạt, hợp lí các nguyên tắc trang trí cơ bản, hoàn thành tốt các bài trang trí cơ bản: Trang trí hình tròn, hình vuông, đường diềm ...
- Giúp học sinh khối 7, 8, 9 nắm bắt, vận dụng tổng hợp kiến thức về họa tiết, màu sắc, bố cục, trọng tâm trong dạng bài trang trí ứng dụng, phân biệt sâu hơn, chính xác hơn về 2 dạng bài trang trí ứng dụng:
+ Dạng bài trang trí ứng dụng trên cơ sở các hình cơ bản: Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa, trang trí đĩa tròn, trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật ...
+ Dạng bài tạo dáng và trang trí ứng dụng: Tạo dáng và trang trí lọ hoa, tạo dáng và trang trí chậu cảnh, tạo dáng và trang trí thời trang ...
- Nâng cao hơn một bước chất lượng đào tạo mũi nhọn thông qua việc giáo viên giao cho học sinh trong đội tuyển HSG các dạng trang trí ứng dụng yêu cầu cao.
- Rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn nữa những ưu điểm và khắc phục tối đa các nhược điểm của các phương pháp dạy học. 	
- Bước đầu đưa các kiến thức về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và kiến thức về xây dựng chương trình dạy học áp dụng trong đề tài ở một số thời điểm trong khi nghiên cứu đề tài.
- Sau khi nghiên cứu đề tài, nếu khả thi đề tài sẽ được áp dụng từ năm học 2017 – 2018 và các năm học tiếp theo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh trường THCS Tiến Nông. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Sưu tầm các bài vẽ mẫu, bài vẽ của họa sĩ, bài vẽ của học sinh các khóa trước về trang trí hình tròn, hình vuông, đường diềm, hình chữ nhật... để làm phong phú kênh hình ảnh đến với học sinh. Ngoài ra tùy theo nội dung bài dạy, điều kiện cụ thể mà giáo viên chuẩn bị đồ dùng trực quan phù hợp như: Chuẩn bị các kiểu khăn để đặt lọ hoa (lớp 6: Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa), chuẩn bị một số cái đĩa tròn với họa tiết (lớp 7: Trang trí đĩa tròn), màu sắc khác nhau, chuẩn bị một số đồ vật hình chữ nhật: khăn, khay, thảm... được trang trí đa dạng (lớp 8: Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật), chuẩn bị 4 đến 5 cái túi xách với các vật liệu, họa tiết, màu sắc khác nhau (lớp 9: Tạo dáng và trang trí túi xách) .v.v.
- Sưu tầm các bài dạy mẫu về phân môn vẽ trang trí của các đồng nghiệp trong Tỉnh, trong Huyện hoặc trên mạng Internet
- Phối hợp cùng cán bộ phụ trách thư viện - Thiết bị trường học.
- Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm; cán bộ lớp.
- Tự kiểm tra, đánh giá chất lượng thường xuyên, chủ yếu dùng kiểm tra vẽ trang trí thực hành trên lớp (trong các tiết bồi dưỡng đối với học sinh giỏi), qua việc giao bài tập về nhà...
- Phối hợp cùng Đội TNTP nhà trường trong các hoạt động: Thi báo tường, làm băng rôn, khẩu hiệu, thi vẽ tranh cổ động hoặc các cuộc thi vẽ tranh...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nhiều năm qua vấn đề đổi mới phương pháp luôn là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về đổi mới phương pháp và tất cả đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Theo tôi đổi mới phương pháp là vấn đề cần thiết nhưng đổi mới như thế nào là vấn đề quan trọng. Với môn mĩ thuật - môn học đặc thù, là nghệ thuật của thị giác. Cũng như nhiều môn học khác quá trình áp dụng kiến thức có thể ngay lập tức sau giờ học như việc thực hành ngôn ngữ (môn ngữ văn), việc nữ công gia chánh, việc nhà giúp đỡ bố mẹ (môn sinh học, công nghệ...), việc tính toán (môn toán, vật lí...) hay việc rèn luyện thân thể (môn thể dục)... môn mĩ thuật cũng có thể giúp học sinh áp dụng kiến thức được ngay sau khi học bài như việc học sinh biết lựa chọn những đồ dùng, vật dụng phù hợp với bản thân mình, việc sắp xếp góc học tập, nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, “có bố cục”. Riêng phân môn trang trí sau khi được cung cấp kiến thức học sinh ngoài việc làm được bài thực hành theo ý thích các em còn vận dụng vào thực tế để giải quyết các công việc như: Cùng nhóm/lớp trang trí được 1 tờ báo tường, tự mình trang trí được 1 cái thiệp chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11, tự tay mình trang trí được những chiếc nhãn vở xinh xắn, phù hợp với bản thân mình hoặc tự tạo dáng và trang trí được 1 số bộ trang phục mặc ở nhà... 
	Dạy học là một nghệ thuật nhất là dạy học mĩ thuật nếu người giáo viên không sử dụng nghệ thuật đúng lúc và đúng chỗ thì không những không mang lại hiệu quả gì mà còn có khi vừa mất thời gian vừa không thu được hiệu quả mong muốn. Điều đó được chứng minh khi giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh nhưng học sinh không phân biệt được kiến thức, không xử lí được thông tin, yêu cầu của giáo viên. Với mục tiêu rút ngắn thời gian giảng dạy lí thuyết, dành thời gian trên lớp nhiều cho học sinh thực hành để giáo viên quan sát hết được quá trình làm việc của từng học sinh, nâng cao hiệu quả các bài thực hành không còn cách nào khác là giáo viên phải truyền đạt kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu. Học sinh có thể hiểu, triển khai được bài vẽ thực hành ngay trong phân môn vẽ trang trí thể hiện ở chỗ: nếu là bài trang trí cơ bản các em vận dụng các nguyên tắc trang trí vẽ được bài vẽ có trọng tâm, cân đối, hài hòa, màu sắc tươi sáng... nếu là bài trang trí ứng dụng thì hình vẽ, họa tiết, màu sắc đều phù hợp với đồ vật được tạo dáng và trang trí.
	Cơ sở lí luận chung nhất khi tôi chọn và giải quyết đề tài nghiên cứu này như đã giới thiệu ở phần đặt vấn đề chính là nhận thức đúng đắn đặc điểm của môn học: “Mĩ thuật là cách tạo ra cái đẹp”[3], “Mĩ thuật là nghệ thuật của thị giác”[3] (theo lời danh họa Nguyễn Phan Chánh) nên cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu này chính là kích thích vào thị giác của học sinh bằng kênh hình trong quá trình lên lớp. Với trang trí hình cơ bản: Điểm cốt yếu là dạy cho học sinh sử dụng thành thục, linh hoạt các cách sắp xếp, cho học sinh quan sát nhiều ví dụ về đối xứng, xen kẽ, lặp lại, mảng hình không đều ... qua các bài mẫu của họa sĩ, của học sinh khóa trước... (chủ yếu dùng cho học sinh lớp 6). Với trang trí ứng dụng: Cho học sinh tiếp xúc với nhiều hình ảnh thực tế các đồ dùng, vật dụng... song song với việc cung cấp kiến thức để học sinh có thể tự tạo ra các sản phẩm ứng dụng mang đậm dấu ấn bản thân.
 Trong bố cục 1 bài dạy phân môn vẽ trang trí có 5 bước thì có tới 4 bước có thể sử dụng kênh hình đó là các bước: Kiểm tra bài cũ, quan sát nhận xét, cách vẽ, củng cố kiến thức trọng tâm. Nếu giáo viên biết phát huy tối đa tác dụng và hiệu quả của kênh hình trong giảng dạy theo tôi đó là con đường ngắn nhất để có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tư duy của học sinh trong phân môn vẽ trang trí. 	
 Trong trang này: Đoạn từ “ Trong bố cục ... đến ... kiến thức trọng tâm” được tham khảo từ TLTK số 4. Đoạn tiếp theo tác giả tự viết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Nhiều năm học qua với thực tế giảng dạy phân môn vẽ trang trí trong trường THCS tôi nhận thấy nhờ kinh nghiệm tích lũy, phương pháp, kĩ thuật dạy học hợp lí và cách tiếp cận ngày càng tốt hơn của giáo viên đã giúp học sinh có nhiều tiến bộ nhanh và rõ ràng hơn nhiều. Về mặt nhận thức đây là một phân môn quan trọng của môn mĩ thuật bởi trong thực tế đời sống có rất nhiều điều liên quan đến phân môn này từ việc sinh hoạt hàng ngày của học sinh đến lựa chọn trang phục, đồ dùng, sắp xếp nhà cửa, không gian sống, tham gia các hoạt động ngoại khóa của Đội TNTP Hồ Chí Minh tại trường, trang trí lớp học... Có nhiều bài kiểm tra định kì và kiểm tra học kì ở phân môn này ... Thực trạng kết quả các bài thực hành của học sinh thuộc phân môn vẽ trang trí tuy ngày càng được cải thiện nhưng điều mà giáo viên mong mỏi thực sự là sự sáng tạo trong khi vẽ trang trí còn ít. Ở các bài trang trí cơ bản vẫn là họa tiết hoa 4 cánh đơn giản xuất hiện thường xuyên, chưa nhiều bài có nhiều lớp, mảng. Ở các bài trang trí ứng dụng vẫn có nhiều học sinh chọn phương án sao chép trong sách giáo khoa, sao chép phần thị phạm của giáo viên, sao chép bài mẫu, thậm chí là chép lại các đồ vật trong gia đình mình. Chưa có nhiều bài có tiếng nói riêng của cá nhân, có sự sáng tạo triệt để.
	Trong sách giáo khoa mĩ thuật ở các bài vẽ trang trí thường có rất nhiều hình ảnh minh họa cho bài học (có nhiều bài vài chục hình: tạo dáng và trang trí chậu cảnh, túi xách...) điều đó vô tình làm cho 1 số em nhác thêm khi sẵn có chép sang bài thực hành của mình nên đa phần sau khi vẽ trang trí các bài vẽ thường có bố cục nghèo nàn, họa tiết cẩu thả, màu sắc đơn điệu.
	Đội tuyển học sinh giỏi của trường trong thời gian tập trung ôn luyện hay khi giáo viên giao bài tập về nhà thường ôn với phân môn vẽ tranh. Khi có bài vẽ trang trí học sinh chưa chủ động trong chọn họa tiết, bố cục, màu sắc. Đây là một thực trạng dễ hiểu khi các em đang quen phong cách phóng túng, tự do, thoải mái khi vẽ tranh đến khi gặp bài tạo dáng - trang trí ít nhiều cần sự tỉ mỉ, chính xác, cân đối, cẩn thận khiến các em cảm thấy ngại. Giải quyết thực trạng của vấn đề này chính là giải bài toán phương pháp làm bài thực hành vẽ trang trí để thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh, tăng cường hứng thú với một phân môn rất thú vị trong môn mĩ thuật.
	Học sinh khối 6 chưa phân biệt được thế nào là trang trí cơ bản và thế nào là trang trí ứng dụng. Thường thì tới giữa hoặc cuối năm học học sinh mới nhận ra sự khác nhau nhưng cách giải quyết 2 dạng bài này còn chung chung, chưa có dấu ấn riêng với từng dạng bài.
	Học sinh khối 7, 8, 9 còn chưa phân biệt rõ ràng giữa trang trí ứng dụng theo các hình có sẵn: Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật (Trang trí chiếc khăn đặt lọ hoa, trang trí đĩa tròn, trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật...) với tạo dáng và trang trí các đồ vật (Lọ họa, chậu cảnh, thời trang ...)
2.2.1. Thực trạng của giáo viên khi nghiên cứu đề tài:
- Là giáo viên được đào tạo chính quy, được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận và thực tiễn đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy; hoàn thành chương trình BDTX các năm học theo quy định. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề do phòng GDĐT Triệu Sơn tổ chức và được tham dự chuyên đề “Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” hè năm 2014; Tập huấn “Xây dựng chương trình nhà trường” tháng 12/2016 do Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ chức với các kiến thức rất mới mẻ và hữu ích.
- Được tham gia dự thi trong các kì thi giáo viên giỏi các cấp.
- Được tham gia chấm thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi trong nhiều năm học nên có dịp tiếp xúc, học hỏi với nhiều đồng nghiệp cùng giảng dạy môn mĩ thuật trong các hội thi, được tiếp xúc với các đối tượng học sinh của nhiều trường trên địa bàn huyện Triệu Sơn.
	- Được sự chỉ bảo dìu dắt tận tình của các đồng chí chuyên viên và cốt cán bộ môn Mĩ thuật của phòng GD&ĐT Triệu Sơn trong công tác chuyên môn.
- Trong các năm học vừa qua năm học nào tôi cũng tham gia viết SKKN, và đã có 06 SKKN xếp loại A, 02 SKKN xếp loại B, 01 SKKN xếp loại C cấp trường, 01 SKKN được HĐKH cấp Huyện xếp loại C (năm học 2012 - 2013).
	- Được ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình.
	- Thường xuyên sưu tầm các hình ảnh, tài liệu có liên quan và có thời gian để làm một số giáo cụ trực quan, cập nhật các dạng phiếu học tập ...
+ Nhược điểm:
	- Nhiều năm học vừa qua Phòng GD&ĐT Triệu Sơn, Sở GD&ĐT Thanh Hóa không tổ chức thi học sinh giỏi nên sự tích luỹ, giao lưu chuyên môn và học hỏi đồng nghiệp còn hạn chế. 
	- Nhà trường chưa có phòng học chức năng, trong thư viện không có các thiết bị, đồ dùng dạy học như yêu cầu của môn học; chủ yếu là do giáo viên, học sinh tự làm nên vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu và không đồng bộ.
	- Do nhiều lí do khách quan nên giáo viên chưa sưu tầm được nhiều đồ dùng dạy học hoàn hảo cho giờ dạy và học sinh chưa có điều kiện để thực sự tham gia vào các hoạt động làm đồ dùng dạy học. Một số đồ dùng dạy học đòi hỏi đầu tư công phu và tốn kém không có điều kiện đáp ứng.
2.2.2. Thực trạng của Học sinh khi nghiên cứu đề tài:
+ Ưu điểm:
	- Học sinh của nhà trường (đối tượng nghiên cứu đề tài) đa số là những học sinh ngoan, lễ phép, rất ham thích môn học mĩ thuật, có ý thức, tự giác trong học tập, rèn luyện và làm bài tập ở nhà.
	- Có đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ học tập, vở thực hành mĩ thuật theo chuẩn kiến thức, kĩ năng... đủ đáp ứng nhu cầu học tập. 
+ Nhược điểm:
- Một số ít học sinh còn nghịch và nhác làm bài tập ở nhà, cẩu thả trong việc bảo quản đồ dùng học tập, nhiều học sinh còn có tâm lý xem nhẹ môn học.
- Học sinh gặp khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu trong môn học do điều kiện sống còn khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
- Do chưa có phòng học chức năng nên học sinh chưa được học đúng quy trình dạy học mới; nhiều khi còn mất tập trung bởi các yếu tố ngoại cảnh.
2.2.3. Thực trạng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khi nghiên cứu đề tài:
	- Giáo viên sưu tầm được nhiều tài liệu tham khảo có giá trị sử dụng cao trong việc nghiên cứu đề tài.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ học tập theo quy định nhưng sách tham khảo không có.
2.2.4. Thực trạng chỉ đạo của cấp trên khi nghiên cứu đề tài:
	- Ban giám hiệu nhà trường, công đoàn và tổ khoa học xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để giáo viên và học sinh có thể dạy và học trong điều kiện nhà trường chưa có phòng học chức năng. Ngoài ra do đây là môn học đặc thù nên lãnh đạo nhà trường rất quan tâm tới các cuộc thi vẽ tranh, các bài thực hành của học sinh. Môn học mĩ thuật được tạo mọi điều kiện tốt nhất trong dạy và học.
2.2.5. Thực trạng đối tượng nghiên cứu đề tài:
	Cuối năm học 2015 - 2016 toàn trường chỉ có 1 học sinh xếp loại chưa đạt. Đa số học sinh đều đủ khả năng để tự làm bài tập và được xếp loại đạt yêu cầu.
Phấn đấu đến cuối năm học 2016 - 2017 có 100% học sinh được xếp loại đạt yêu cầu. 100% hoàn thành các bài thực hành thuộc phân môn vẽ trang trí hiệu quả, đạt mục tiêu giáo viên đề ra.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh tại trường THCS Tiến Nông”. tôi xin nêu một số giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp đối với Gi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giang_day_phan_mon_ve_trang_tri_cho.doc