SKKN Một số kinh nghiệm đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS Lê Hữu Lập

SKKN Một số kinh nghiệm đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS Lê Hữu Lập

Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng trong giáo dục ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Bởi xã hội luôn phát triển, luôn đổi mới, con người cũng phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Nhưng đổi mới như thế nào để đạt hiệu quả cao? Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: dạy học theo hướng tích hợp, trong đó Tích hợp liên môn và Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường là hai nội dung được áp dụng vào trong giảng dạy tất cả các phân môn trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Môn Địa lý cấp THCS cũng đang chuyển mình bắt kịp với xu thế này .

Vấn đề Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là vấn đề mới mẻ nhưng nó lại luôn là vấn đề nóng và thực sự cần thiết trong mọi thời đại. Thế nên việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường và tích hợp liên môn vào trong giảng dạy là một định hướng đúng đắn - đặc biệt là với môn Địa lý: môn học cung cấp cho con người vốn hiểu biết về cuộc sống của chính họ và thế giới xung quanh họ. Đó chính là nền tảng để xây dựng cuộc sống và xây dựng các môn học khác trong hệ thống giáo dục.

 

docx 23 trang thuychi01 6770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS Lê Hữu Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 
2
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2. Thực trạng của việc dạy học tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THCS Lê Hữu Lập 
4
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề 
5
2.3.1. Một số yêu cầu đối với giáo viên khi đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lí ở trườngTHCS. 
5
2.3.2. Một số hình thức đưa tích hợp liên môn và giáo dục môi trường vào giảng dạy môn Địa lí.
6
2.3.3. Phương pháp đưa tích hợp liên môn và giáo dục môi trường trong môn Địa lí.
6
2.3.4. Một số kĩ thuật dạy học tích hợp góp phần đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lí
13
2.3.5. Vận dụng tích hợp liên môn vào giáo dục bảo vệ môi trường trong thiết kế bài dạy Địa lí.
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
16
3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
19
3.2. Một số đề nghị
19
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng trong giáo dục ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Bởi xã hội luôn phát triển, luôn đổi mới, con người cũng phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Nhưng đổi mới như thế nào để đạt hiệu quả cao? Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: dạy học theo hướng tích hợp, trong đó Tích hợp liên môn và Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường là hai nội dung được áp dụng vào trong giảng dạy tất cả các phân môn trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Môn Địa lý cấp THCS cũng đang chuyển mình bắt kịp với xu thế này . 
Vấn đề Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là vấn đề mới mẻ nhưng nó lại luôn là vấn đề nóng và thực sự cần thiết trong mọi thời đại. Thế nên việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường và tích hợp liên môn vào trong giảng dạy là một định hướng đúng đắn - đặc biệt là với môn Địa lý: môn học cung cấp cho con người vốn hiểu biết về cuộc sống của chính họ và thế giới xung quanh họ. Đó chính là nền tảng để xây dựng cuộc sống và xây dựng các môn học khác trong hệ thống giáo dục.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường trong giáo dục, là giáo viên Địa lý, tôi luôn trăn trở tìm biện pháp đưa nội dung tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào bài dạy sao cho có hiệu quả. Vì vậy tôi mạnh dạn bày tỏ một số quan điểm của mình với sáng kiến: “Một số kinh nghiệm đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS Lê Hữu Lập”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Sáng kiến góp phần giúp các giáo viên có được định hướng cụ thể và một số kinh nghiệm khi đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý sao cho có hiệu quả, được học sinh đón nhận và có tác động tích cực đến môi trường ở địa phương nói riêng và môi trường sống của cộng đồng nói chung. Đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, vượt qua những tình huống, thách thức bất ngờ để hình hành năng lực sống tự lập cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đó là các giáo viên giảng dạy môn Địa lý cấp THCS và cả những giáo viên giảng dạy các bộ môn khác trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu là đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào trong việc giảng dạy các môn học.
- Ngoài ra sáng kiến còn hướng tới đối tượng chủ yếu là các em học sinh, góp phần giúp các em có thêm hiểu biết về các môn học khác để các em có kỹ năng, hướng giải quyết đúng đắn các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Đồng thời, tăng cường thêm khả năng, sự hiểu biết, nhận thức về thực trạng cũng như hướng giải quyết vấn đề môi trường của địa phương – nơi các em sinh sống. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, vận dụng kiến thức liên môn, nghiên cứu tài liệu tham khảo, trải nghiệm thực tế, thuyết trình, vấn đáp, so sánh, đối chiếu tổng kết kinh nghiệm sư phạm...
Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: tiến hành trao đổi, học hỏi từ đồng nghiệp, các tích lũy qua việc dự giờ từ đồng nghiệp, sinh hoạt tổ chuyên môn .
 	Sưu tầm, liệt kê các tình huống yêu cầu học sinh vận dụng nhiều môn để giải quyết cho một số bài dạy cụ thể ở chương trình Địa lí trung học cơ sở và lồng ghép giảng dạy trong các giờ học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tích hợp trong Tiếng Anh có nghĩa là Integration- có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa là xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng, là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Bởi, chúng ta biết: Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động, chuyển hóa qua lại với nhau. Sự thay đổi của sự vật hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, khi nhận thức về một vấn đề chúng ta cần phải đặt chúng trong mối liên hệ với các vấn đề, hiện tượng khác ( cả trực tiếp và gián tiếp) để nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vấn đề cần giải quyết. 
Con người chúng ta là tổng hòa các mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Để tồn tại trong xã hội đòi hỏi con người cần phải có tri thức (cả về Tự nhiên và Xã hội). Có như vậy con người mới có thể phát triển toàn diện. Để có được hệ thống tri thức ấy, một môn học không thể làm được mà đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức của nhiều môn học. Vậy đưa kiến thức liên môn vào một môn học sẽ giúp cho học sinh- những con người mới của thời đại nói chung có được sự hiểu biết phong phú hơn và góp phần làm cho môn học hấp dẫn hơn.
Hơn thế, hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, con người đã tạo ra sự biến đổi to lớn của giới tự nhiên và xã hội góp phần phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng con người lại phải đối diện với các vấn đề về môi trường như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, sự biến đổi trong nhận thức sống của con người. Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Giáo dục tích hợp (tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường) hiện nay trên thế giới đang được rất nhiều các quốc gia áp dụng. Ở Việt Nam hiện nay quan điểm dạy học tích hợp đã và đang được áp dụng ở tất cả các nhà trường trong cả nước.
Giáo dục tích hợp trong từng môn học cũng có sự khác biệt. Với môn Địa lý có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. Có người cho rằng: mỗi một môn học có một đặc thù riêng, một hệ thống kiến thức riêng. Làm sao lồng ghép nội dung kiến thức của môn học này với nội dung kiến thức của môn học khác. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: Người giáo viên cần phải có sự lồng ghép hài hòa, khéo léo để khi học môn Địa lý học sinh không chỉ có hiểu biết về các môn học khác, hiểu biết về môi trường sống của loài người để tăng cường hiểu biết cũng như sự hấp dẫn của môn học.
Từ những quan điểm đó tôi đã mạnh dạn đưa tích hợp liên môn cũng như giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý theo đúng quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình thực hiện tôi đúc rút được một số kinh nghiệm có thể chưa thực sự đầy đủ, hoàn thiện nhưng phần nào đóng góp được cho các đồng nghiệp, học sinh có được những phương pháp giảng dạy và học tập tốt, hiệu quả về việc tích hợp hai nội dung này vào việc giảng dạy.
2.2. Thực trạng của việc dạy học tích hợp liên môn và bảo vệ môi trường ở trường THCS Lê Hữu Lập.
Trường THCS Lê Hữu Lập, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trường chất lượng cao của huyện Hậu Lộc với hệ thống cơ sở vật chất tương đối toàn diện. Vì thế hoạt động dạy học tích hợp cũng đã được đội ngũ giáo viên nhà trường thường xuyên áp dụng trong quá trình giảng dạy. Học sinh trong trường thì có sự đồng đều trong nhận thức nên việc đưa nội dung tích hợp vào giảng dạy khá thuận lợi. Tuy nhiên mặc dù là đơn vị trường học đóng trên địa bàn Thị Trấn là trung tâm của huyện có sự phát triển về kinh tế nhưng đi đôi với sự phát triển là vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường nước do hoạt động chăn nuôi và trồng trọt. Đặc biệt là vấn đề rác thải sinh hoạt của các hộ dân, rác thải của các khu chợ, ô nhiễm môi trường không khí với khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất là vấn đề đáng quan tâm đối với quá trình dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
2.3. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Một số yêu cầu đối với giáo viên khi đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lí.
Cần nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS. 
 Chỉ tích hợp với một số nội dung thực sự liên quan đến các môn học khác và môi trường không gượng ép, không tràn lan, không tích hợp với bài không liên quan.
 Phải đảm bảo đặc trưng của môn học, không biến giờ học Địa lý thành giờ bảo vệ môi trường hay giờ học của các môn khác.
	 Giáo viên cần có kiến thức cơ bản về các môn học có liên quan và kiến thức về môi trường (ở địa phương, trong nước, trên thế giới), các biện pháp bảo vệ môi trường
 Cần chủ động đưa nội dung tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy với những bài liên quan nhưng cần có sự chọn lọc phù hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á” (SGK Địa lý 8) giáo viên cần chủ động tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường như: Dạy về cuộc “Cách mạnh xanh, cách mạng trắng” ở Ấn Độ giáo viên có thể đưa ra một số hình ảnh hoặc video về cuộc cách mạng này, sau đó nêu ý nghĩa của nó với người dân Ấn Độ nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Cách mạng xanh và cách mạng trắng ở Ấn Độ
Cuộc Cách mạng xanh tức là mở rộng và phủ màu xanh lên đất đai. Cuộc cách mạng này được bắt đầu vào những năm 50 và 60 của Thế kỷ XX bằng việc áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật như lai tạo giống cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng. Còn cách mạng trắng tức là tăng cường lượng sữa bằng việc đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa, dêHai cuộc cách mạng này không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo cho một quốc gia đông dân thứ hai thế giới mà cuộc cách mạng trắng còn góp phần làm giảm nguy cơ suy dinh dưỡng cho người dân Ấn Độ (Phần này giáo viên đã Tích hợp với môn Sinh học, môn Công nghệ, môn Lịch Sử, môn Tin học)
2.3.2 Một số hình thức đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào trong môn Địa lý.
- Hình thức dạy học nội khóa.
Đó là việc đưa kiến thức các môn học có liên quan và kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học ở trên lớp. Với mỗi một bài dạy cụ thể, người giáo viên sẽ lựa chọn những nội dung các môn học có liên quan và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với bài học để tác động đến nhận thức của học sinh.
- Hình thức dạy học ngoại khóa. 
Hình thức này được thực hiện thông qua:
Tổ chức thi tìm hiểu về môn Địa lý qua các môn học khác.
Tổ chức tham quan thực tế để tìm hiểu về môn Địa lý trong mối quan hệ với các môn học khác và tìm hiểu về môi trường 
Tổ chức tìm hiểu môi trường ở địa phương (bằng việc sưu tầm tranh, ảnh hay thi viết về môi trường)
Tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học, địa phương thường xuyên hay định kỳ .
 Tổ chức các hoạt động thi vẽ tranh, tuyên truyền, hát múa, diễn kịch với đề tài về môi trường hay với những câu hỏi về môn Địa lý.
2.3.3. Phương pháp đưa tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lý.
- Nhóm phương pháp dùng lời.
+ Phương pháp dùng lời để giảng giải. 
Người giáo viên sẽ dùng lời nói, ngôn ngữ để giảng giải các vấn đề liên quan tới các môn học và các vấn đề về môi trường.
Ví dụ: Khi dạy bài “Môi trường đới lạnh” trong sách giáo khoa Địa lý 7. Để học sinh hiểu vì sao lại gọi là hoang mạc lạnh giáo viên có thể giảng cho học sinh: Chúng ta biết hoang mạc là những vùng có lượng mưa rất ít (không đủ cho thực vật, động vật sinh trưởng và phát triển) nên động vật, thực vật ở đây rất hiếm hoi. Hoang mạc lạnh được hình thành ở đới lạnh, do sự khắc nghiệt của thời tiết (quá lạnh giá nên động vật và thực vật rất ít). Nhưng hiện nay do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải CO2, gây ô nhiễm môi trường, Trái Đất nóng lên. Vì thế diện tích băng ở hoang mạc lạnh tan chảy nên diện tích biển và đại dương mở rộng, thu hẹp diện tích lục địa, ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của con người. (Tích hợp môn sinh học, hóa học)
+ Phương pháp vấn đáp (đàm thoại gợi mở).
 Giáo viên ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể nêu ý kiến, giáo viên sẽ giúp các em giảng giải bằng cách đàm thoại và gợi mở bằng hệ thống câu hỏi nhỏ hơn có quan hệ logic với nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Kinh tế Châu Phi” (SGK Địa lí 7)giáo viên có thể hỏi: ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ dân số đô thị ở Châu Phi? Hậu quả? Giải pháp cho vấn đề này (Để giải quyết được câu hỏi này giáo viên có thể hướng học sinh bằng việc sử dụng kiến thức các môn như: Lịch sử (chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, các tộc người), môn Mĩ thuật, tin học bằng việc sử dụng tranh, ảnh; môn sinh học, hóa học khi nói về nạn đói nghèo, suy dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường hoặc gợi ý học sinh bằng các câu hỏi nhỏ như phần hậu quả của bùng nổ dân số: với tài nguyên thiên nhiên, với môi trường, với chất lượng cuộc sống) (Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường)
- Phương pháp thuyết trình theo quan điểm đổi mới.
Giáo viên mô tả, thuyết trình các sự việc, hiện tượng liên quan tới các môn học và môi trường. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa” (SGK Địa lý 7) Giáo viên có thể thuyết trình để học sinh hiểu được thế nào là thủy triều đen, thủy triều đỏ: Thủy triều đỏ là do sự dư thừa lượng đạm và Ni-tơ từ nước thải sinh hoạt, phân hóa học làm cho loại tảo đỏ có chứa chất độc phát triển rất nhanh chiếm hết lượng ôxi trong nước khiến cho các sinh vật chết hàng loạt, gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường nặng. Thủy triều đen là sự ô nhiễm nghiêm trọng nhất của các vùng biển do váng dầu, do nước thải sinh hoạtlàm giảm lượng PH tăng nồng độ các gốc Axít, Kali, Nitrat làm các sinh vật thiếu ôxi và chết hàng loạt. Ở Việt Nam thủy triều đỏ đã xảy ra ở Bình Thuận vào trung tuần tháng 7 năm 2002, và thủy triều đen ở các tỉnh miền Trung vào tháng 1 năm 2007 (do hiện tượng tràn dầu) (Tích hợp môn sinh học, hóa học, giáo dục bảo vệ môi trường)
- Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Giáo viên cần tạo ra các tình huống có vấn đề. Sau đó học sinh sẽ cùng với sự hướng dẫn của người giáo viên để giải quyết vấn đề. Cuối cùng là giáo viên chốt, kết luận và đưa ra biện pháp.
Ví dụ: Dạy bài: “Vùng biển Việt Nam” (SGK Địa lý 8), giáo viên đưa ra vấn đề. Hiện nay 30% tổng thu nhập GDP của cả nước là do nguồn lợi từ biển mang lại. Nhưng tài nguyên biển đang bị khai thác cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Theo em chúng ta cần có những biện pháp gì để góp phần bảo vệ những tài nguyên quý giá này, bảo vệ môi trường biển đảo nước ta?
Học sinh: Thảo luận và đưa ra ý kiến. Giáo viên kết luận: Cần giữ vững, duy trì nguồn lợi từ biển, để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, nâng cao đời sống của người dân bằng các biện pháp: Khai thác đi đôi với bảo vệ, tăng cường tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của người dân vùng biển và du khách tới tham quan, khai thác có kế hoạch bằng các phương tiện khoa học kĩ thuật tiên tiến, giữ gìn chủ quyền biển đảo, xây dựng các phương án để làm tăng giá trị của biển. (Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường)
- Phương pháp quan sát trực quan.
Phương pháp này nhằm khơi dậy, khích lệ trí tò mò, ham học hỏi, gây hứng thú cho học sinh và phương pháp này có thể áp dụng với hầu hết các bài. Đặc biệt phương pháp này rất phù hợp với những nội dung có tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường.Với môn Địa lý, phương pháp trực quan được thể hiện bằng việc sử dụng các phương tiện trực quan như: 
 Sử dụng bản đồ Sách giáo khoa, Atlat địa lý.
 Sử dụng tranh, ảnh Địa lý.
 Sử dụng băng, đĩa hình.
 Sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê.
Ví dụ: Khi dạy bài 17: “ Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa” giáo viên sử dụng hình ảnh:
Ô nhiễm không khí và nguồn nước ở Hoa Kỳ
Giáo viên: Cho học sinh quan sát tranh và mô tả: Đây là hình ảnh khí thải của một khu công nghiệp ở Hoa Kỳ và đây là hậu quả của ô nhiễm môi trường nước ở quốc gia này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm không khí và nguồn nước ở đới ôn hòa? Hậu quả của vấn đề này? Biện pháp hạn chể? Liên hệ tình trạng ô nhiễm ở địa phương em? (Khi học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi các em đã phải vận dụng kiến thức về môi trường và kiến thức của rất nhiều môn học như: môn sinh học, hóa học, môn công nghệ, môn Giáo dục công dân.., giáo dục bảo vệ môi trường)
- Phương pháp liên hệ thực tế.
Đây là một trong những phương pháp có vai trò cực kỳ quan trọng, bởi nó góp phần đưa nội dung của bài gắn với thực tiễn của cuộc sống nên giúp các em dễ dàng tiếp nhận, hình dung và có những hành động cụ thể, rõ ràng.
 Ví dụ: Khi dạy: Bài 21 “ Đồng bằng sông Hồng” (SGK Địa lý 9)
 Từ thực tế sản xuất nông nghiệp ở huyện Hậu Lộc. Hãy cho biết vai trò của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở đây? Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vụ đông có hiệu quả, người dân nơi đây cần phải làm gì? (Để giải quyết câu hỏi này học sinh cần có sự liên hệ thực tế của địa phương, đồng thời biết vận dụng một số kiến thức trong môn Công nghệ, sinh học, hóa học.. để giải quyết)
- Phương pháp hình thành biểu tượng địa lý.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát một số sự vật, hiện tượng hoặc các sự vật hiện tượng các em quan sát được trong thực tế để rút ra các nội dung kiến thức cơ bản (có liên quan đến nội dung các môn học hay nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường)
VD: Khi dạy bài 13: “Môi trường đới ôn hòa” (SGK Địa lý 7) giáo viên có thể cho học sinh quan sát 3 biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và 3 bức tranh tiêu biểu cho 3 kiểu môi trường ở đới ôn hòa và yêu cầu học sinh phát hiện và phân biệt được đặc điểm cơ bản của 3 môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, ven Địa Trung Hải
 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Rừng lá rộng ở Tây Âu
 Ôn đới hải dương
 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Rừng lá kim ở Liên Bang Nga
 Ôn đới lục địa
 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở ven Địa Trung Hải
Rừng cây bụi gai ở ven 
Địa Trung Hải (Pháp)
- Phương pháp hình thành mối quan hệ nhân quả.
Phương pháp này giúp học sinh phát hiện và thấy được mối quan hệ gắn kết mật thiết của các yếu tố.
Ví dụ: Khi dạy bài 22 “Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh” (SGK Địa lý 7) giáo viên có thể sử dụng sơ đồ quan hệ nhân quả như sau:
Trái Đất nóng lên
Lớp băng ở cực tan chảy càng nhiều
Nước biển dâng, diện tích các đảo bị thu hẹp, nhiều đảo bị nhấn chìm
Ảnh hưởng đến cuộc sống của con người
- Phương pháp sàng lọc.
Tức là giáo viên đưa ra một số thông tin liên quan tới chủ đề của bài học. Sau đó cho học sinh lựa chọn, sàng lọc lấy thông tin đúng. Rồi giáo viên phân tích và làm rõ thông tin.
Ví dụ: Khi dạy bài 27: “Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo)” giáo viên cho học sinh quan sát các bức tranh 1,2,3,4,5 và cho biết: trong các bức tranh trên, bức tranh nào không phù hợp với các kiểu môi trường tự nhiên của Châu Phi. Và bức tranh nào biểu thị cho kiểu môi trường chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Phi?
 Hình 1	 Hình 2	Hình 3	 Hình 4	 Hình 5
- Phương pháp hoạt động nhóm
Giáo viên chia lớp theo từng nhóm nhỏ. Sau đó giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Mỗi nhóm một nhiệm vụ, hoặc tất cả các nhóm cùng chung một nhiệm vụ). Sau đó các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, chốt kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài 11 “Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á” 
(SGK Địa lý 8), giáo viên có thể hoạt động nhóm ở phần cuối bài với nội dung liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và liên quan đến kiến thức một số môn học như: Em hiểu như nào về cuộc cách mạng xanh, c

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_dua_tich_hop_lien_mon_va_giao_duc_ba.docx