Một số kinh nghiệm huấn luyện bơi tự do cho học sinh trường THPT Cẩm thủy 3

Một số kinh nghiệm huấn luyện bơi tự do cho học sinh trường THPT Cẩm thủy 3

Thể dục thể thao (TDTT) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống con người, trong sự phát triển kinh - tế xã hội của một quốc gia. Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao ”. Thấm nhuần rõ tư tưởng của Bác tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960) khẳng định: “Con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là mục tiêu cao quý của các ngành Y tế và Thể dục thể thao dưới chế độ ta”). Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nền thể dục thể thao (TDTT) nước nhà đã có bước phát triển vượt bậc sánh ngang tầm khu vực và thế giới.

Thanh Hóa là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về phong trào thể dục thể thao. Trong giai đoạn 2011-2015 thể thao thành tích cao Thanh Hóa không ngừng có những tiến bộ vượt bậc: Năm 2014 là mốc son chói lóa của thể thao Thanh Hóa khi đứng thứ 4 tại đại hội thể dục thể thao (TDTT) toàn quốc lần thứ VII, sang năm 2015 thể thao thành tích cao Thanh Hoá lần đầu đạt thành tích cao nhất trong 69 năm qua, đồng thời vinh dự được lựa chọn là 1 trong 5 sự kiện KT-XH tiêu biểu của tỉnh Thanh Hoá.

 Cẩm Thủy là một Huyện miền núi phía tây của tỉnh, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành giáo dục của huyện, phong trào thể dục thể thao (TDTT) trường học của Cẩm Thủy luôn đạt thành tích cao trong các kỳ hội khỏe phù đổng toàn tỉnh. Trong đó nội dung bơi lội đã đóng góp một phần không nhỏ vào bảng thành tích chung của Huyện.

 Trường THPT Cẩm Thủy 3 nằm ở vị trí phía tây của Huyện. Phong trào bơi lội của trường những năm trước đây chưa có thành tích nổi bật trong phong trào của Huyện cũng như Hội khỏe phù đổng toàn tỉnh. Những năm gần đây phong trào bơi lội đã có bước chuyển biến tích cực nhờ có các điều kiện thuận lợi nhất định:

- Được sự quan tâm của lãnh đạo các xã trên địa bàn tuyển sinh về phong trào bơi lội, phòng chống thiên tai, lũ lụt.

 

doc 20 trang thuychi01 5150
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm huấn luyện bơi tự do cho học sinh trường THPT Cẩm thủy 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN BƠI TỰ DO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
 Người thực hiện: Cao Trọng Tấn
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU .
2
1. Lý do chọn đề tài...
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu...
3
4. Phương pháp nghiên cứu..
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..
3
1. Cơ sở lý luận .
3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
5
2.1. Tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh...
5
2.2. Tổ chức thi bơi cấp trường để đánh giá thành tích bơi tự do của học sinh
6
3. Các kinh nghiệm và phương pháp sử dụng để giải quyết vấn đề..
8
3.1. Công tác chuẩn bị cho quá trình tập bơi..
8
3.2. Tổ chức tập luyện bơi..
8
3.2.1. Kế hoạch tập luyện
8
3.2.2. Thực hiện tập luyện..
9
3.2.3. Kết thúc buổi tập
14
3.2.4. Kết hợp xem video các kĩ thuật bơi, cuộc thi bơi trên mạng internet
14
4. Kết quả của thực nghiệm và rút ra những kinh nghiệm, phương pháp trong huấn luyện
15
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
16
1. Kết luận
16
1.1. Kết quả..
16
1.2. Một số hạn chế.
17
2. Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...
18
PHỤ LỤC
19
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 	 Thể dục thể thao (TDTT) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống con người, trong sự phát triển kinh - tế xã hội của một quốc gia. Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao”. Thấm nhuần rõ tư tưởng của Bác tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960) khẳng định: “Con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là mục tiêu cao quý của các ngành Y tế và Thể dục thể thao dưới chế độ ta”). Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nền thể dục thể thao (TDTT) nước nhà đã có bước phát triển vượt bậc sánh ngang tầm khu vực và thế giới.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về phong trào thể dục thể thao. Trong giai đoạn 2011-2015 thể thao thành tích cao Thanh Hóa không ngừng có những tiến bộ vượt bậc: Năm 2014 là mốc son chói lóa của thể thao Thanh Hóa khi đứng thứ 4 tại đại hội thể dục thể thao (TDTT) toàn quốc lần thứ VII, sang năm 2015 thể thao thành tích cao Thanh Hoá lần đầu đạt thành tích cao nhất trong 69 năm qua, đồng thời vinh dự được lựa chọn là 1 trong 5 sự kiện KT-XH tiêu biểu của tỉnh Thanh Hoá.
	Cẩm Thủy là một Huyện miền núi phía tây của tỉnh, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành giáo dục của huyện, phong trào thể dục thể thao (TDTT) trường học của Cẩm Thủy luôn đạt thành tích cao trong các kỳ hội khỏe phù đổng toàn tỉnh. Trong đó nội dung bơi lội đã đóng góp một phần không nhỏ vào bảng thành tích chung của Huyện.
	Trường THPT Cẩm Thủy 3 nằm ở vị trí phía tây của Huyện. Phong trào bơi lội của trường những năm trước đây chưa có thành tích nổi bật trong phong trào của Huyện cũng như Hội khỏe phù đổng toàn tỉnh. Những năm gần đây phong trào bơi lội đã có bước chuyển biến tích cực nhờ có các điều kiện thuận lợi nhất định: 
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các xã trên địa bàn tuyển sinh về phong trào bơi lội, phòng chống thiên tai, lũ lụt.
- Được sự quan tâm của Chi bộ Đảng BGH nhà trường về phong trào rèn luyện thể dục thể thao trong nhà trường.
- Các bậc phụ huynh đã có ý thức và quan tâm hơn về bơi lội cho con em mình, nhằm rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống, phòng chống đuối nước.
- Vị trí nhà trường nằm gần Sông mã, có nhiều suối, ao, hồ, đập nước tưới tiêu thuận lợi cho việc tập bơi.
- Trường nằm trên địa bàn vùng cao, học sinh chủ yếu là con em của đồng bào dân tộc, có tố chất về thể lực tương đối tốt. Theo bản năng tự nhiên và phục vụ cho nhu cầu đời sống thì các em học sinh ở các địa phương đã có những kỹ năng ban đầu về bơi lội. Điển hình trong đó như thôn Nâm (xã Cẩm Thành), Thôn Bẹt (Xã Cẩm Thạch), Thôn An Ninh (Xã Cẩm Liên), Thôn Duồng (xã Điền Hạ). Trong các cách bơi (bơi ếch, bơi bướm, bơi ngửa, bơi tự do) thì đa số các em biết bơi tự do, bơi ngửa, cách bơi còn lại chỉ một số rất ít hoặc chưa được biết đến. Đây cũng chính là tiền đề để phát triển phong trào bơi ở địa phương, phát triển phong trào bơi trong nhà trường, qua đó có cơ sở để lựa chọn các em học sinh có tố chất tốt để tham các giải bơi cấp Huyện, cấp Tỉnh.
	Để chuẩn bị cho năm học 2015-2016 và hướng tới hội khỏe phù đổng (HKPĐ) toàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX. Được sự tin tưởng của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn, tôi đã được phân công nhiệm vụ huấn luyện đôi tuyển bơi lội tham gia hội khỏe phù đổng Tỉnh lần thứ IX năm 2015
	Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ được giao, từ những cơ sở thực tiễn trên tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong huấn luyện bơi và mạnh dạn trình bày đề tài: “Một số kinh nghiệm huấn luyện bơi tự do cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3”
2. Mục đích nghiên cứu
	Nhằm phát triển phong trào bơi lội ở nhà trường, tạo tiền đề phát triển phong trào bơi ở địa phương. Rèn luyện sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, qua đó lựa chọn đội tuyển tham gia thi đấu các giải phong trào.
	Thông qua quá trình nghiên cứu rút ra một số kinh nghiệm và phương pháp đạt hiệu quả trong công tác huấn luyện bơi tự do cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng:
Kinh nghiệm được thực hiện cho đội tuyển bơi từ năm học 2014-2015 sang năm học 2015-2016
- Thời gian:
Kinh nghiệm được thực hiện các tháng: 5, 8, 9 năm 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp điều tra cơ bản
2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
3. Phương pháp thực nghiệm
4. Phương pháp kiểm tra so sánh
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận 
Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội con người, đó là một bộ phận giáo dục nói chung cũng như các ngành giáo dục khác đóng góp vào sự phát triển toàn diện của con người. Trong giáo dục thể chất (GDTC) có hai bộ phận đặc thù cơ bản là giảng dạy các động tác (các hành vi vận động) và giáo dục các tố chất thể lực (các năng lực thể chất). Đặc điểm của giáo dục thể chất là giảng dạy kĩ thuật động tác và bồi dưỡng thể lực cho người học. 
Phương tiện của giáo dục thể chất là các bài tập giáo dục thể chất. Thông qua bài tập, người tập tiếp thu được các kĩ năng, kĩ xảo vận động và các kiến thức có liên quan với chúng cần thiết cho cuộc sống như: chạy, nhảy, ném, bắn, võ, bơi... để có sức khỏe dồi dào phục vụ cho các môn thể dục, thể thao, phục vụ cuộc sống lao động. 
	Trong quá trình học tập của con người thì 12 năm phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển tâm sinh lý, thể chất, lĩnh hội tri thức văn hóa nhân loại.
	Giáo dục thể chất trong nhà trường giúp người học có cơ sở phát triển thể chất toàn diện, tiếp thu các kĩ năng vận động cơ bản, rèn luyện ý chí và hình thành nhân cách, rèn luyện sức khỏe và tham gia vào các hoạt động lành mạnh, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trong học đường. Chính vì vậy GDTC trường học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chuẩn bị tốt cho thế hệ trẻ về thể chất, sức khỏe trí tuệ, kỹ thuật lao động để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
	Giáo dục thể chất nói chung và môn bơi lội nói riêng có tác dụng phát triển toàn diện con người. Thông qua việc tập bơi con người có thể rẻn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cù chịu khó, tinh thần tập thể, củng cố nâng cao được sức khỏe của mình. 
	Lịch sử phát sinh và phát triển của bộ môn bơi lội gắn liền với lịch sử tiến hóa của xã hội loài người. Trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh sinh tồn, con người dần tạo được thói quen vận động đơn giản như leo trèo, chạy, nhảy, ném, bơi, lặn...Biển, sông, ao, hồ chính là môi trường buộc con người phải biết bơi để tồn tại. Cũng từ đó, bơi lội gắn liền với cuộc sống của con người. Ngày nay, ở Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, người ta đã tìm thấy nhiều tranh, tượng, trạm trổ trên các đồ gốm sứ hình người bơi lặn dưới nước. Đây là các báu vật có niên đại cách đây từ 5000 năm trước và hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng London (Anh) và Tua (Pháp). Qua đó, chúng ta có thể thấy, bơi lội đã có lịch sử từ rất lâu đời. Ở mỗi chế độ, mỗi giai cấp sử dụng bơi lội với những mục đích khác nhau.
Do có lợi ích to lớn đối với xã hội mà hiện nay ở nước ta cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đều quan tâm và đầu tư cho bộ môn này. Trong thể thao hiện đại, bơi lội là một trong những môn thể thao có trong chương trình thi đấu chính thức ngay từ Đại hội Olympic lần thứ nhất, được tổ chức ở Athens (Hy Lạp) năm 1896. Cho tới nay, bơi lội luôn là một nội dung thi đấu quan trọng của tất cả các đại hội Olympic. Ngày 19/6/1908 Liên đoàn bơi lội thế giới được thành lập ở London (Anh) viết tắt là FINA (Fédération internationale de natation). Các quốc gia có truyền thống và luôn ở nhóm dẫn đầu về thành tích đỉnh cao trong môn thể thao bơi lội là: Mỹ, Úc, Nga, Trung Quốc...
Ngày nay ở Việt Nam chúng ta cũng có một số vận động viên đỉnh cao như: Nguyễn Hữu Việt (giai đoạn 2008-2012), Hoàng Quý Phước, Trần Duy Khôi, Nguyễn Thị Ánh Viên...Trong số đó, Nguyễn Thị Ánh Viên đang là cái tên nổi bật nhất trong làng bơi lội nước ta hiện nay, Nguyễn Thị Ánh Viên đã và đang làm được cho nền thể thao nước nhà nói chung, bộ môn bơi lội nói riêng rất đáng tự hào.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Tìm hiểu Thực trạng bơi tự do của học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3 năm học 2014-2015. Ngay từ cuối tháng 4 năm 2015 tôi đã tiến hành thực hiện các bước sau:
2.1. Tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh theo 2 tiêu chí: 
Biết bơi
Không biết bơi
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH ( Mẫu )
Lớp
11A1
Họ và tên
Biết bơi
Không biết bơi
Ghi chú
1
Phạm Thị Ngọc Anh
X
2
Hoàng Văn Chiến
X
3
Phạm Văn Chung
X
4
Phạm Phúc Chương
X
5
Bùi Quốc Cường
X
6
Triệu Văn Dần
X
7
Phạm Lê Dung
X
8
Nguyễn Ngọc Duy
X
Qua điều tra thăm dò tôi đã thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng sĩ số học sinh
Số học sinh biết bơi
Số HS không biết bơi
Nữ
Nam
Tổng số lượng
Tỷ lệ %
Nữ
Nam
Tổng số lượng
Tỷ lệ %
10A1
43
2
7
9
20.9%
20
14
34
79.1%
10A2
43
5
8
13
30.2%
20
10
30
69.8%
10A3
43
8
3
11
25.6%
28
4
32
74.4%
10A4
40
3
13
16
40.0%
18
6
24
60.0%
10A5
40
2
11
13
32.5%
19
8
27
67.5%
10A6
40
2
8
10
25.0%
15
15
30
75.0%
11A1
39
2
9
11
28.2%
19
9
28
71.8%
11A2
40
4
9
13
32.5%
16
11
27
67.5%
11A3
41
4
8
12
29.3%
24
5
29
70.7%
11A4
36
2
10
12
33.3%
19
5
24
66.7%
11A5
36
3
3
6
16.7%
15
15
30
83.3%
11A6
44
3
13
16
36.4%
14
14
28
63.6%
11A7
49
3
12
15
30.6%
16
18
34
69.4%
Tổng
534
43
114
157
29.4%
243
134
377
70.6%
Từ những kết quả trên chúng tôi nhận thấy:
- Tỉ lệ học sinh biết bơi tương đối thấp: 157 em chiếm 29.4% (trong đó nữ 43 em chiếm 8.05%, nam 114 em chiếm 21.35%).
- Tỉ lệ học sinh chưa biết bơi khá cao: 377 em chiếm 70.6% (trong đó nữ 243 em chiếm 45.51%, nam 134 em chiếm 25.09%).
- Tỉ lệ học sinh nữ chưa biết bơi cao hơn 5 lần học sinh nữ biết bơi. 
- Tỉ lệ học sinh nam chưa biết bơi chỉ cao hơn 1 lần học sinh nam không biết bơi.
	Như vậy số học sinh biết bơi là ít so với tổng số học sinh được thăm dò ý kiến, trong đó số học sinh nữ ít hơn rõ rệt.
2.2. Tổ chức thi bơi cấp trường để đánh giá thành tích bơi tự do của học sinh:
Được sự đồng ý của BGH Nhà trường và sự ủng hộ giúp đỡ của các đồng chí trong tổ bộ môn. 
- Tôi đã tiến hành cho học sinh các lớp khối 10 và 11 đăng ký dự thi bơi: Tổng đăng ký của 2 khối có 26 học sinh nữ và 51 học sinh nam tham gia.
- Tiến hành khảo sát địa điểm tổ chức thi bơi, chuẩn bị các điều kiện đầy đủ cho việc tổ chức thi như: Sự phối hợp của các đồng chí trong tổ, sự đồng ý của lãnh đạo địa phương tại địa điểm tổ chức thi, các dụng cụ cần thiết như đồng hồ bấm giây, đường bơi, vệ sinh khu vực bơi, lực lượng an ninh bảo vệ trật tự và an toàn khi tổ chức thi.
- Tổ chức thi bơi cho học sinh: Vào đầu tháng 5 năm 2015 chúng tôi đã tập trung học sinh và tổ chức thi cho các em theo danh sách đã đăng ký. Kết quả bơi tự do 100m của 20 em có thành tích cao nhất:
STT
Họ và tên
Giới tính
Lớp
Thành tích
Ghi chú
1
Cao Viết Linh
Nam
11a5
1’35”25
2
Trương Văn Dũng
Nam
10a4
1’37”38
3
Phạm Tuấn Khải
Nam
11a2
1’43”79
4
Phạm Văn Sự
Nam
10a2
1’48”30
5
Hà Văn Hiếu
Nam
11a2
1’53”09
6
Quách Văn Ly
Nam
11a6
1’59”46
7
Lê Minh Quyền
Nam
11a5
2’05”28
8
Cao Văn Tùng
Nam
10a4
2’11”54
9
Phạm Văn Duy
Nam
10a4
2’13”73
10
Đỗ Xuân Quý
Nam
10a3
2’16”34
STT
Họ và tên
Giới tính
Lớp
Thành tích
Ghi chú
1
Phạm Thị Thương
Nữ
11a6
2’01”26
2
Trương Thị Tuyển
Nữ
11a7
2’03”67
3
Phạm Thúy Định
Nữ
10a3
2’11”43
4
Phạm Linh Thiện
Nữ
11a5
2’17”86
5
Phạm Thị Ngọc Ánh
Nữ
10a3
2’23”16
6
Bùi Ngọc Ánh
Nữ
10a2
2’26”84
7
Trương Thị Triệu
Nữ
11a5
2’31”39
8
Phạm Thị Tâm
Nữ
11a4
2’35”48
9
Hà Thùy Dung
Nữ
11a7
2’41”54
10
Phạm Thị Soan
Nữ
10a3
2’48”09
Với những thành tích ban đầu sau khi tổ chức thi cho các em thì trong đó một số em có khả năng bơi tự do tương đối tốt, bơi hết cự ly. Vẫn còn một số em chưa bơi hết cự ly và bỏ cuộc do thể lực còn yếu hoặc chưa có kĩ thuật bơi tự do cơ bản. Đây cũng chính là cơ sở để lựa chọn nhân tố cho đội tuyển tham dự các kỳ thi bơi.
	Kết quả thi bơi của đội tuyển trường THPT Cẩm Thủy 3 tại các kỳ thi thời gian trước cũng chưa có thành tích nổi bật:
Tại Đại hội thể dục thể thao Huyện Cẩm Thủy:
TT
Năm học
Số VĐV tham gia
Số giải
Tổng giải
Nhất
Nhì
Ba
KK
1
2009-2010
8
0
0
1
2
3
Tại các kỳ Hội khỏe phù đổng toàn tỉnh: Chưa có thành tích
3. Các kinh nghiệm và phương pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
- Thực nghiệm một số phương pháp huấn luyện bơi tự do cho đội tuyển
- Căn cứ vào thực trạng học sinh, tôi đã tiến hành xây dựng và áp dụng một số phương pháp huấn luyện cho các em trong đội tuyển
3.1. Công tác chuẩn bị cho quá trình tập bơi
- Lựa chọn địa điểm tập bơi phù hợp cho quá trình tham gia tập luyện do vị trí của từng em ở mỗi thôn, xã khác nhau. Em có khoảng cách xa nhất là 12km.
- Địa điểm bơi phải đảm bảo về vệ sinh, cự ly, độ sâu của nước.
- Thời gian tập được tổ chức vào các buổi chiều và một số buổi sáng khi học sinh được nghỉ
- Động viên các em tham gia tập luyện đầy đủ, đúng giờ. Thông báo cho phụ huynh các em biết về kế hoạch tập và nhờ sự tạo điều kiện của phụ huynh.
- Trang phục khi tham gia tập bơi phải đảm bảo gọn gàng, ít cản nước, dễ bơi, nếu có kính bơi thì càng tốt.
- Chuẩn bị dây phao bơi dài đủ cự ly: Làm bằng các miếng xốp buộc vào dây hóa học hoặc dây thừng.
- Phao bơi hỗ trợ cho tập kĩ thuật động tác đập chân: Làm bằng tấm xốp to được cắt ra.
- Không cho các em tham gia tập nếu có sử dụng chất kích thích (bia, rượu), sau khi ăn no, đói hoặc sức khỏe không đảm bảo.
3.2. Tổ chức tập luyện bơi
3.2.1. Kế hoạch tập luyện
Sau khi kiểm tra, đánh giá khả năng bơi của học sinh, tôi đã xây dựng kế hoạch tập luyện như sau:
Giai đoạn 1:
- Tổ chức tập luyện ban đầu cho học sinh vào 2 tuần đầu tháng 5 năm 2015 (từ 4/5/2015 đến 17/5/2015)
- Giao các bài tập bổ trợ cho học sinh tập khi về nghỉ hè vào tháng 6, tháng 7: Tập xuất phát, tập đập chân, tập quạt tay, tập thở, tập phối hợp đập chân, quạt tay và thở, tập thể lực trên cạn bằng bài tập chạy bền vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
Tùy vào điều kiện thời gian của học sinh, động viên các em tập luyện theo thời gian có thể sắp xếp, yêu cầu đảm bảo an toàn khi tập.
Giai đoạn 2:
- Tổ chức tập luyện cho học sinh sau thời gian nghỉ hè (từ 01 tháng 8 đến 15 tháng 9 năm 2015)
- Căn cứ vào thể lực và khả năng của từng học sinh để lựa chọn các cự ly phù hợp:
Tiến trình tập luyện các bài tập bổ trợ:
TT
Tên bài tập
Số
Buổi
Tuần
1
2
3
4
5
6
1
Xuất phát
12
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
2
Quay vòng
5
x
x
x
x
x
3
Đập chân lướt nước với phao xốp
4
x
x
x
x
4
Lướt nước quạt tay có người đỡ chân, đỡ bụng
4
x
x
x
x
5
Phối hợp chân, tay không thở
4
x
x
x
x
6
Phối hợp chân, tay có thở
5
x
x
x
x
7
Phối hợp bơi chậm kết hợp thở và định hướng bơi theo đường thẳng hết cự ly
6
x
x
x
x
x
x
8
Bơi tốc độ nhanh với cự ly 25m
6
x
x
x
x
x
x
9
Phối hợp bơi ngược dòng chảy với tốc độ nhanh, cự ly dài hơn thi đấu 10m
6
x
x
x
x
x
x
10
Trò chơi “bơi tự do tiếp sức”
6
x
x
x
x
x
x
3.2.2. Thực hiện tập luyện
* Trước khi vào tập luyện
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực bơi
- Khởi động trước khi vào tập:
+ Khởi động kĩ các nhóm cơ vận động: Tay, chân, lườn, lưng, bụng, cổ
+ Khởi động các khớp, ép dây chằng đề phòng chuột rút
* Tiến hành tập luyện
Để tổ chức tập luyện tôi đã tham khảo ý kiến của các đồng chí trong tổ chuyên môn lựa chọn một số bài tập phù hợp với khả năng của học sinh:
- Các động tác bổ trợ trên cạn:
+ Ngồi đập chân: Mũi chân, đầu gối duỗi thẳng, gót chân không chạm đất, chủ yếu dùng cơ bụng, cơ đùi.
+ Động tác thở: Khi hít vào mặt không ngửa, đầu không ngả sang bên, người không vặn vẹo
+ Quạt tay trườn xấp:
Chuẩn bị: Chân đứng rộng bằng vai, người cúi, một tay duỗi thẳng phía trước, một tay chống hông.
Động tác: Tay duỗi phía trước quạt theo hướng vào trong (khuỷu tay hơi cong) xuống dưới – ra sau, lòng bàn tay gần như luôn vuông góc với hướng tiến, ngón tay khép.
+ Quạt tay kết hợp với thở:
Chuẩn bị: Chân đứng rộng bằng vai, người cúi, một tay duỗi phía trước, một tay chống gối, mặt hướng xuống đất.
Động tác: Tay duỗi phía trước làm động tác tay quạt nước đến ngang hông (giai đoạn đẩy nước) thì nghiêng đầu, hít vào, khi tay vung lên không, đưa về trước, vào nước, bắt đầu quạt nước (kéo nước hoặc ôm nước) thì úp mặt vào nước, thở ra.
- Các động tác bổ trợ dưới nước:
+ Làm quen với nước: Ngâm mình trong nước, úp mặt xuống nước thả lỏng người, hít vào và lặn xuống thở ra trong nước bằng miệng.
Hình ảnh đội tuyển bơi Cẩm Thủy 3 tập luyện tại thôn Dùng, Xã Cẩm Liên
+ Tập xuất phát: Từ dễ đến khó (ngồi lên thành bể vào nước, quỳ lên thành bể vào nước, đứng xuất phát vào nước ở khoảng cách thấp, đứng xuất phát vào bể ở khoảng cách cao). Hoàn thiện kĩ thuật xuất phát (tư thế chuẩn bị, bật nhảy, trên không, vào nước và lướt nước) đảm bảo thứ tự các bộ phận cơ thể khi vào nước từ bàn tay, đầu, thân đến chân.
Ngồi lên thành bể vào nước
Quỳ lên thành bể vào nước
Đứng xuất phát khoảng cách thấp vào nước
Phối hợp xuất phát ở khoảng cách cao và hoàn thiện
Hình ảnh đội tuyển bơi Cẩm Thủy 3 tập xuất phát
+ Tập quay vòng: Khi gần đến thành bể có thể cho các em xoay một vòng kết hợp đạp chân mạnh vào thành bể và nhanh chóng lao người về phía trước theo hướng ngược lại hoặc khi tay chạm vào thành bể nhanh chóng đưa hai chân đạp mạnh vào thành bể và lao người về trước theo hướng ngược lại.
Hình ảnh đội tuyển bơi Cẩm Thủy 3 tập xoay vòng
+ Đập chân lướt nước với phao làm bằng tấm xốp: hỗ trợ đập chân
Hình ảnh đội tuyển bơi Cẩm Thủy 3 tập lướt nước với phao xốp
+ Quạt tay tì người lên thành bể. Lướt nước, quạt tay có người hỗ trợ đỡ bụng.
Hình ảnh đội tuyển bơi Cẩm Thủy 3 tập quạt tay
+ Phối hợp chân, tay không thở
+ Phối hợp chân, tay có thở theo chu kỳ 6:2:1 (6 lần đập chân, 2 lần quạt tay, 1 lần thở) làm quen với toàn bộ kĩ thuật bơi.
- Các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích học sinh:
Hình ảnh đội tuyển bơi Cẩm Thủy 3 tập các bài tập bổ trợ:
+ Phối hợp toàn toàn bộ kĩ thuật bơi chậm hết cự ly kết hợp thở và định hướng đường bơi theo đường thẳng.
 Phối hợp bơi chậm định hướng đường bơi
+ Phối hợp bơi tốc độ nhanh cự ly 25m theo chu kỳ bơi 4:2:1 hoặc 2:2:1 theo khả năng của từng học sinh.
 Bơi nhanh cự ly 25m
+ Phối hợp bơi ngược dòng chảy với tốc độ nhanh, cự ly dài hơn cự li thi đấu của học sinh 10m.
 Bơi ngược dòng, dài hơn cự li thi đấu 10m
+ Tổ chức trò chơi “Bơi tự do tiếp sức 4x100m”: 4 em một đội 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_huan_luyen_boi_tu_do_cho_hoc_sinh_truong.doc