SKKN Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 THCS

SKKN Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 THCS

Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được thay đổi, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội đang phát triển. Người thầy đã và đang vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Ngữ văn.

Ở nhà trường THCS, Tập làm văn là phân môn khó bởi cần đến khả năng thực hành tổng hợp và sáng tạo, đòi hỏi học sinh phải huy động, vận dụng tất cả những gì mà các em đã biết từ môn khác chứ không chỉ mình môn Ngữ văn. Vì thế, các em luôn cảm thấy bài làm văn là một gánh nặng chứ không phải là một niềm vui sáng tạo, một sự đam mê văn chương. Chương trình Tập làm văn lớp 7 đặt trọng tâm ở thực hành, nhận biết, làm văn bản. Làm văn nghị luận là một kỹ năng cơ bản, cần thiết và quan trọng giúp các em học văn tốt hơn. Trong đó, nghị luận giải thích là kiểu bài trọng tâm của học kỳ II lớp 7. Biết cách làm và thành thạo bài làm văn nghị luận giải thích sẽ tạo nền tảng căn bản cho học sinh làm văn nghị luận sau này.

Tạo lập một bài văn nghị luận là công việc cần thiết, tạo nền tảng vững chắc cho học sinh trong quá trình làm văn sau này. Đặc biệt, nghị luận giải thích là một trong những kiểu bài khó nhất của chương trình ngữ văn 7. Đây cũng là kiểu bài có tính chất tiền đề cho học sinh học tập dạng bài nghị luận xã hội ở các lớp tiếp theo. Trước yêu cầu đó, người thầy luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp, phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Trong đó, rèn kỹ năng làm kiểu bài là khâu then chốt. Việc tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp hình thức để rèn kỹ năng, cách làm bài văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 đã và đang trở thành một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Chọn đề tài: Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ hiểu biết và công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng làm văn của học sinh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THCS.

 

doc 17 trang thuychi01 34282
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU............
I. Lý do chọn đề tài:.........
II. Mục đích nghiên cứu:......
III. Đối tượng nghiên cứu........................................................................
IV. Phương pháp nghiên cứu:......
V. Những điểm mới của SKKN...............................................................	2
B. PHẦN NỘI DUNG....................................	
I. Cơ sở lí luận......
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến............................
1. Thực trạng..
1.1. Về học sinh.  
1.2. Về giáo viên....................................................................................
2. Kết quả của thực trạng......................................................................
III. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề .................................
1. Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm chung của văn nghị luận
2. Rèn cho học sinh nắm vững yêu cầu, bố cục của bài văn nghị luận giải thích......
3. Rèn cho học sinh các phương pháp kỹ năng làm bài văn giải thích
3.1. Rèn kỹ năng tìm hiểu đề trong bài văn nghị luận giải thích.
3.2. Rèn kỹ năng xác lập luận điểm cho bài văn nghị luận giải thích.
3.3. Rèn kỹ năng lập dàn bài
3.4. Rèn kỹ năng viết đoạn...
3.4.1. Rèn kỹ viết đoạn văn giải thích. 3.4.2. Rèn kỹ năng đưa dẫn chứng trong bài văn lập luận giải thích...
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận..
2. Kiến nghị ..
Tài liệu tham khảo..
Các đề tài SKKN đã được Hội đồng đánh giá xếp loại cấp Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT
1
2
2
2
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
6
6
 6
8
8
8
10
12
12
13
14
15
15
15
16
17
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được thay đổi, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội đang phát triển. Người thầy đã và đang vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Ngữ văn. 
Ở nhà trường THCS, Tập làm văn là phân môn khó bởi cần đến khả năng thực hành tổng hợp và sáng tạo, đòi hỏi học sinh phải huy động, vận dụng tất cả những gì mà các em đã biết từ môn khác chứ không chỉ mình môn Ngữ văn. Vì thế, các em luôn cảm thấy bài làm văn là một gánh nặng chứ không phải là một niềm vui sáng tạo, một sự đam mê văn chương. Chương trình Tập làm văn lớp 7 đặt trọng tâm ở thực hành, nhận biết, làm văn bản. Làm văn nghị luận là một kỹ năng cơ bản, cần thiết và quan trọng giúp các em học văn tốt hơn. Trong đó, nghị luận giải thích là kiểu bài trọng tâm của học kỳ II lớp 7. Biết cách làm và thành thạo bài làm văn nghị luận giải thích sẽ tạo nền tảng căn bản cho học sinh làm văn nghị luận sau này.
Tạo lập một bài văn nghị luận là công việc cần thiết, tạo nền tảng vững chắc cho học sinh trong quá trình làm văn sau này. Đặc biệt, nghị luận giải thích là một trong những kiểu bài khó nhất của chương trình ngữ văn 7. Đây cũng là kiểu bài có tính chất tiền đề cho học sinh học tập dạng bài nghị luận xã hội ở các lớp tiếp theo. Trước yêu cầu đó, người thầy luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp, phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Trong đó, rèn kỹ năng làm kiểu bài là khâu then chốt. Việc tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp hình thức để rèn kỹ năng, cách làm bài văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 đã và đang trở thành một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Chọn đề tài: Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ hiểu biết và công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng làm văn của học sinh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THCS.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp người dạy Văn tìm ra một con đường gần nhất và hiệu quả nhất đến với kĩ năng viết bài của học trò. Đối với môn Ngữ văn, học tập là để hướng đến năng lực cơ bản là nói và viết. Kĩ năng viết được xem là sản phẩm quan trọng của người học văn. Đó chính là công cụ cho bất kì ai thuộc bất kì lĩnh vực nào trên hành trình cuộc sống của mỗi người. Đề tài hướng đến giúp học sinh xác định rõ cách thức tiến hành, nội dung cơ bản cần có trong một bài văn nghị luận. Vận dụng đề tài vào thực tiễn giúp học sinh tự tin trước mỗi đề văn. Học trò sẽ tự tin, chủ động hơn khi đã có câu trả lời cho câu hỏi: viết thế nào? 
Giải quyết một đề tài cũng là một quá trình không ngừng học hỏi, tìm tòi và sáng tạo của người dạy. Trải qua thử nghiệm, thay đổi để cuối cùng vận dụng vào thực tế dạy học có kết quả cũng là một cách tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hướng đến rèn các kĩ năng kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7.
Đề tài tập trung nghiên cứu ba nội dung:
- Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm chung của văn nghị luận.
- Rèn cho học sinh nắm vững yêu cầu, bố cục của bài văn nghị luận giải thích.
- Định hướng cho học sinh các phương pháp, kĩ năng làm bài văn giải thích.
 IV. Phương pháp nghiên cứu:
 Các phương pháp tôi đã sử dụng: 
 - Phương pháp quan sát khoa học: Là phương pháp quan sát đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin. Có 2 cách quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.
 - Phương pháp điều tra: Là phương pháp mà giáo viên khảo sát đối tượng học sinh trong nhà trường THCS Thành Vân để phát hiện những đặc điểm, cách học, khả năng làm bài.
 - Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp giáo viên chủ động vào đối tượng học sinh và quá trình diễn biến mà học sinh tham gia học để thực hiện theo mục tiêu, dự kiến của mình.
 - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu, xem xét lại những thành quả thực tiễn để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn.
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong năm học 2016- 2017, tôi tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài: “Rèn kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 7”mà bản thân đã nghiên cứu, vận dụng năm học 2008-2009.
 Những điểm mới so với đề tài tôi đã từng vận dụng:
 Đối tượng áp dụng: Đề tài cũ tôi áp dụng đối với học sinh lớp 7 trường THCS Vân Du. Đề tài này, tôi áp dụng cho học sinh lớp 7 trường THCS Thành Vân, huyện Thạch Thành.
 Thay đổi nội dung kiến thức: Trong đề tài cũ, nội dung kiến thức mà tôi rèn luyện cho học sinh là kiểu bài làm văn nghị luận nói chung. Trong bài viết này, tôi chủ yếu hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài văn nghị luận giải thích.
 Để đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp trong dạy học môn Ngữ văn cấp THCS, tôi đã bổ sung, đưa ra các giải pháp để rèn học sinh kỹ năng viết đoạn văn giải thích, kỹ năng đưa dẫn chứng khi giải thích, kỹ năng lập dàn bài, kỹ năng xác định và triển khai luận điểm cho bài làm văn nghị luận giải thích. 
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, người thầy phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Dạy học Ngữ văn rất cần chú trọng dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp. Một trong ba mục tiêu của môn Ngữ văn là: “Trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học, phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cụ thể hơn, mục tiêu môn Ngữ văn trong thời đại mới là "biết để làm". Môn Ngữ văn không chỉ là môn "bồi dưỡng tâm hồn" mà quan trọng hơn là môn "công cụ" để học sinh có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học ứng dụng vào trong cuộc sống. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ra văn bản (nói và viết). Nhờ vậy, phân môn này đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học. [1] 
 Dạy phương pháp làm văn thực chất là luyện cho các em một số kĩ năng tương ứng với các giai đoạn của quá trình xây dựng bài văn. Kĩ năng là khả năng có thể hoàn thành một công việc nào đó để thu được một hiệu quả nhất định. 
 Bản chất của dạy học làm văn trong nhà trường là thực hành tổng hợp, hình thành và nâng cao các kĩ năng viết văn. Trong quá trình đó, giáo viên phải giúp học sinh rèn luyện các thao tác, biến các thao tác thực hiện các kĩ năng làm văn thành kĩ xảo. 
Với đề tài này, người viết tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể trong những giờ dạy Tập làm văn về kiểu bài nghị luận giải thích. Đó là những biện pháp hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất, yêu cầu, phương pháp của bài văn nghị luận giải thích. Người dạy rèn một số kĩ năng cơ bản cho học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận giả thích. Bước đầu nâng cao chất lượng môn học, dần dần cải thiện những tồn tại trong cách làm bài văn nghị luận của học sinh.
 II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
 1. Thực trạng
 Luyện làm văn nghị luận là một vấn đề cần được chú trọng rèn luyện cho học sinh lớp 7, 8, 9. Các em có một chuỗi bài kiểm tra trong khối THCS về văn nghị luận. Vì vậy, vai trò của người giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng hành văn nghị luận cho các em từ lớp 7 là rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên tình yêu, tâm huyết với nghề. 
 Tuy nhiên, thực tế việc rèn kỹ năng làm văn nghị luận ở các nhà trường THCS, nhất là ở lớp 7 còn nhiều lúng túng.
 1.1.Về học sinh: 
 Lần đầu tiên các em được làm quen với văn nghị luận và là kiểu bài văn khó, nặng đối với học sinh lớp 7. Các em phải học nhiều môn và chỉ chú trọng việc học trên lớp cho xong chương trình. Việc chuẩn bị cho giờ luyện nói, luyện tập lập luận học sinh thường chuẩn bị sơ sài, hời hợt, chỉ mang hình thức đối phó.
 Mỗi khi nhận đề kiểm tra, học sinh còn lúng túng. Những lúc đó các em thường dựa dẫm, lệ thuộc vào tài liệu tham khảo mà không chú ý đề văn đó yêu cầu như thế nào.
 Ở bài làm văn của các em còn lan man, chưa biết xác định luận điểm chính, chưa biết chia đoạn và lập luận cho bài văn, dẫn chứng chưa sát với yêu cầu đề bài. Đặc biệt, bài văn nghị luận giải thích của học sinh chưa có sức thuyết phục vì các em chưa nắm được bản chất, phương pháp giải thích.
 Trên thực tế, ở địa bàn nông thôn và miền núi, do điều kiện chủ quan và khách quan, khả năng làm bài văn nghị luận của các em còn nhiều hạn chế. Thực tế giảng dạy tôi thấy: Chỉ được 30% học sinh biết triển khai, giải thích, lập luận vấn đề nghị luận, viết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức. Số còn lại, các em viết sơ sài, lủng củng, có bài viết rất dài thì sa vào lan man, nhớ gì viết nấy. Nguyên nhân sâu xa là các em chưa có ý thức suy ngẫm, liên hệ, giải thích vấn đề nghị luận.
 Hiện nay, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới đã chú ý đến tiết luyện tập, điều này, tạo cho học sinh khả năng lập ý, lập luận ở nhà. Nhưng việc chuẩn bị bài của học sinh chỉ qua loa, chiếu lệ. Đến lớp giáo viên lại phải dành thời gian định hướng lại cách lập ý cho học sinh, chưa có nhiều thời gian để rèn kĩ năng, hướng dẫn học sinh thực hành nên mục tiêu dạy học chưa được đáp ứng.
 1.2. Về giáo viên: 
 Người dạy chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng cho học sinh. Thông thường, giáo viên nghĩ: Học sinh làm văn nghị luận yếu là do khó, có thể tiến bộ dần ở lớp 8, 9 .
 Giáo viên chưa có kinh nghiệm dạy phân môn Tập làm văn, bởi phân môn này rất khó. Nhiều giáo viên có quan điểm là coi trọng giờ đọc hiểu hơn phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn, cho nên việc đầu tư còn bị coi nhẹ.
 2. Kết quả của thực trạng:
 Kết quả chấm bài Tập làm văn số 6 (văn nghị luận giải thích) Lớp 7A, 7B trường THCS Thành Vân năm học 2014 - 2015 như sau:
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
7A
27
02
7,4%
5
18,5%
16
59,3%
4
14,8%
0
0
7B
22
0
0
1
4,5%
11
50%
9
40,9%
1
4,5%
 Nhìn vào bảng số liệu khảo sát ta thấy: Số học sinh làm được và làm tốt bài văn nghị luận giải thích rất ít. Những bài làm chưa đạt yêu cầu, các em thường mắc những lỗi cơ bản sau:
 - Bài văn chưa sát với đề bài, lập luận chưa chặt chẽ, giải thích vấn đề còn sơ sài.
 - Bài làm lan man, chưa đủ ý.
 - Hành văn còn lủng củng, chưa có sức thuyết phục.
 - Sau giải thích, học sinh chưa biết liên hệ, đánh giá.
  Vì vậy, để rèn tốt kĩ năng làm bài nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 đòi hỏi giáo viên phải sắp xếp thời gian để hướng dẫn, rèn kĩ năng cho học trò; tranh thủ thời gian của các giờ tự chọn, các giờ ôn luyện, phụ đạo; lên phương án khoa học để cùng với học sinh khám phá, giải quyết các dạng đề cơ bản một cách bài bản và đúng hướng.
 III. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
 1. Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm chung của văn nghị luận.
 Trước hết, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm sau của văn nghị luận.
 Nghị luận là loại văn bản viết ra nhằm phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Nếu tác phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ đối với cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm thì văn nghị luận diễn đạt bằng những mệnh đề, phán đoán, những khái niệm có lôgic thuyết phục. [2]
 Luận điểm, luận cứ, lập luận là các yếu tố then chốt của một bài văn nghị luận. Cần hướng dẫn cho học sinh nắm vững đặc điểm và bản chất của ba yếu tố này. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. Luận cứ là lý lẽ và dẫn chứng được đưa ra làm cơ sở của luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới lôi cuốn người đọc. [2]
 Trước khi bắt tay làm một đề văn nghị luận nói chung, bài văn giải thích nói riêng, học sinh phải hiểu rõ, nắm chắc các vấn đề lí thuyết có tính chất then chốt đó. Con đường để nắm vững lí thuyết này là cho học sinh học theo mẫu và thực hành từng phần. Các văn bản mẫu được lựa chọn ngay trong sách giáo khoa như Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của Đặng Thai Mai, Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng. Đây là những văn bản được tích hợp phần Đọc - hiểu đồng thời cũng là nhưng bài văn nghị luận mẫu mực đáng để học sinh học tập.
2. Rèn cho học sinh nắm vững yêu cầu, bố cục của bài văn nghị luận giải thích.
 Yêu cầu này áp dụng cho cả người dạy và người học vì những mục đích nhất định: Hiểu đúng kiểu bài nghị luận và viết đúng nghị luận giải thích. Lập luận giải thích cần hiểu ở các khía cạnh: Giải thích là giảng giải cho cặn kẽ, chú thích thêm sáng tỏ. Kiểu bài nghị luận giải thích là kiểu bài trình bày các lí lẽ để giảng giải có kèm theo dẫn chứng cần thiết cho lí lẽ thêm vững chắc, giúp người đọc hiểu rõ thêm vấn đề đã nêu ra
 Trong chương trình, tiết học 104 tuy có lí thuyết chung cho nghị luận giải thích nhưng còn rất đơn giản, chung chung. Ngoài những điều sách giáo khoa trình bày về nghị luận giải thích như: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại của vấn đềlàm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất, quan hệ giáo viên cần giới thiệu thêm một số điều cần lưu ý khi làm văn nghị luận giải thích( nên dạy ở những buổi học ôn) để các em nắm rõ hơn vấn đề, trước khi thực hiện tạo lập văn bản.
Vậy, yêu cầu trước khi làm bài văn nghị luận giải thích là gì? người dạy cần giúp học sinh cần nắm được:
Trước hết, phải xác định đúng vấn đề cần giải thích, tránh tình trạng nói chung chung quanh đề bài. Muốn vậy, cần phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích cho phù hợp.
Phải phát hiện vấn đề của đầu bài có những khía cạnh cần giải thích (hoặc có những từ, khái niệm nào cần giảng giải) mối quan hệ giữa các khía cạnh đó
Có một hệ thống lí lẽ kèm theo dẫn chứng cần thiết để giảng giải cho cặn kẽ vấn đề cần giải thích. Bài văn giải thích phải mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điểu người ta chưa hiểu. 
 Trong phép lập luận giải thích, dẫn chứng khác với lập luận chứng minh ở chỗ:
+ Về mục đích và mức độ, dẫn chứng chỉ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung, làm nổi bật một số lí lẽ.
+ Về số lượng, nó ít hơn hẳn và không cần liên tục, thường xuyên, liền mạch.
+ Trong giải thích thường có chứng minh và ngược lại, trong chứng minh, cũng cần phải giải thích.
Người dạy cần tìm hiểu kĩ vấn đề giải thích cho kĩ hơn, phải đi từ cái sâu xa đến cái cụ thể, rõ ràng. Những tri thức này có lẽ chưa thể có được ở học sinh. Chúng ta dùng hai ví dụ sau đây để làm rõ mục đích, yêu cầu của văn giải thích.
Ví dụ 1: Giải thích thế nào là Liêm ( Trong Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư): Liêm là trong sạch, không tham lam [3]
Nhưng giáo viên phải giảng giải cặn kẽ hơn ở các khía cạnh sau: Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét của nhân dân gọi là liêm ( Nghĩa hẹp). Còn ngày nay, chữ liêm rộng nghĩa hơn nhiều, có nghĩa là mọi người cần phải hiểu, chữ liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm mới liêm được vì sự xa xỉ sẽ nảy sinh tham lam. Tham tiền của, địa vị, danh tiếng có nghĩa là bất liêm [4]
Ví dụ 2: Cho đoạn văn: “ Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp cảu ánh sáng, của thiên nhiênCó lẽ tiếng Việt của chúng ta bởi vì tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp” ( Phạm Văn Đồng ) [2]
Đây là một đoạn văn giải thích rất hay, đặc sắc. Vấn đề cần giải thích là vẻ đẹp của tiếng Việt. Là vấn đề trừu tượng, rất khó làm rõ. Bởi vậy, tác giả chọn cách giải thích gián tiếp từ nguồn gốc, từ những nguyên nhân tạo ra vẻ đẹp đó. Đó là cách giải thích rất thông minh, sáng tạo. Phạm Văn Đồng đúng là bậc thầy trong việc giải thích
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra kết luận về yêu cầu của giải thích: Người ta có thể giải thích bằng nhiều cách, có thể giải thích bằng trực tiếp, có thể bằng gián tiếp. Có những vấn đề có thể dùng tư liệu có sẵn để giải thích, nhưng cũng có những vẫn đề trừu tượng( như đoạn văn của Phạm Văn Đồng) thì cần sự thông minh, đưa ra lí lẽ phù hợp để giải thích vấn đề. 
3. Rèn cho học sinh các phương pháp, kĩ năng làm bài văn giải thích.
3.1. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề. 
Tìm hiểu đề và tìm ý là việc làm không thể thiếu được trong mỗi quá trình tạo lập văn bản. Nếu không tìm hiểu đề, người viết sẽ thường rơi vào tình trạng lạc đề, xa đề hoặc thiếu nội dung đề yêu cầu. Nếu hiểu chưa hết ý đề bài ra, hiểu tường tận từng câu chữ có trong đề bài, e rằng bài viết sẽ non kém ý. Với kiểu bài nghị luận giải thích, việc tìm hiểu đề và tìm ý cần thận trọng, kĩ hơn, xác định đúng hướng hơn đối với các kiểu bài khác.
Ví dụ 3: Nếu với đề bài giải thích câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mà chỉ giải thích tập trung làm cho người đọc hiểu rõ việc đi của con người thì sẽ chỉ nêu được một mặt của vấn đề. Vì hiểu đúng nghĩa của từ đi ở đây là việc ra đi, thoát khỏi luỹ tre làng để tìm hiểu, tìm tòi, học hỏi những điều hay, việc làm tốt cho gia đình, xã hội. Hay, với đề bài giải thích ý nghĩa câu nói của nhà văn lớn M.Go-Rki “ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” như thế nào cho rõ vấn đề cốt lõi là “ Tác dụng của việc đọc sách” không phải là dễ. Người làm cần xác định tư liệu cần có để giải thích ngay trong việc tìm hiểu đề và tìm ý. Vậy, chúng ta cần xác định xem trong đề bài vấn đề nghị luận cần hiểu đúng là gì? Có nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_kieu_bai_lam_van_nghi_luan_giai.doc